Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Một lựa chọn khả thi cho đường sắt Bắc - Nam

Lời giới thiệu của chủ blog
Là ngươi quê miền Nam nhưng hầu hết cuộc đời sống và làm việc ở Hà Nội, bản thân tôi và gia đình đã từng  nhiều lần đi Tàu Thống nhất, từ những chuyến tàu nhếch nhác nhất  trong những năm sau 1975 đến những chuyến tàu tuy chưa đẹp và chưa thuận tiện nhưng khá an toàn ngày nay, tôi thấy hoàn toàn đồng cảm với nội dung của bài viết dưới đây của tác giả người Nhật Pi Uy đăng trên báo Asahi Shimbun và được đưa lại trên Dân trí hôm nay.

May mắn thay, sau rất nhiều tranh cãi tại Quốc hội và trong công luận, cái gọi là "Dự án Tàu cao tốc Bắc -Nam " đã tạm hoãn vô thời hạn. Lúc đó tôi nghĩ  "Ông Trời đã cứu Việt Nam khỏi một bàn thua trông thấy!" Và tôi cũng rất lấy làm thú vị khi đường hầm Đèo Hải Vân được khánh thành, nhưng đường sắt vẫn còn chạy trên con đường cũ của nó vắt vẻo trên đĩnh Đèo mà mỗi lần có dịp đi qua tôi vẫn thầm khen là "báu vật" của ngành du lịch Việt Nam chỉ tiếc rằng chưa được khai thác...

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Cuộc hội ngộ sau 40 năm của nhóm cựu sinh viên VN tại Ấn Độ

Có lẽ ít người biết Ấn Độ đã từng là nước đầu tiên trong số các quốc gia Anh ngữ nhận đào tạo cán bộ tiếng Anh cho Việt Nam. Và điều này xảy ra vào năm 1973 khi Mỹ vừa ngừng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân chống miền Bắc và Hội nghị Paris bắt đầu chuyển sang giai đoạn cuối. Suốt thời kỳ chiến tranh cả Chính phủ VNDCCH và Chính phủ CMLT đều rất cần nguồn nhân lực tiếng Anh nhưng chưa bao giờ có thể cử sinh viên sang các nước mà ở đó tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, để đào tạo, lý do chính là vì không quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào trong số đó dám làm trái lệnh phong tỏa của Mỹ đối với Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đã là cánh cửa đầu tiên mở ra, và sau đó một số năm lần lượt Úc, Anh, Tân Tây Lan cũng làm như vậy.  Sở dĩ tôi nói dong dài về điều này để thấy không phải đơn giản khi chính phủ Ấn Độ đã đi đầu trong việc phá rào cản của Mỹ đặt ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Và nếu nói về quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời Việt -Ấn thì đây là một dẫn chứng rất đáng kể, và nhóm sinh viên VN tại Đại Học J Nehru năm 1973-1974 (gọi tắt "Nhóm JNU") có một ý nghĩa rất đặc biệt.

Nhóm sinh viên JNU tham quan một đền cổ ở miền Bắc Ấn Độ mùa  Đông 1973  (Ảnh tư liệu của tác giả)

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

5 quốc gia nhỏ nhất thế giới

1. Công quốc Monaco: diện tích: 1,95km2
Nằm lọt trong lòng nước Pháp và bên cạnh bờ biển Địa Trung Hải, Monaco là quốc gia độc lập với diện tích nhỏ thứ hai trên thế giới. Được thành lập từ năm 1927, Monaco nổi tiếng với những ngôi nhà chọc trời san sát, những khu vui chơi giải trí sầm uất và sự xuất hiện dày đặc của những siêu xe đắt tiền trên đường phố.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Sách lược hay chiến lược?

Có ít nhắt là 3 thực tế liên quan đến tình hình Việt Nam trong vòng 1 tháng qua kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trung Quốc.

Một là, tình trạng sản xuất tiếp tục sa sút, nguồn thu ngân sách không đủ chi, giá ngoại hối USD tăng, giá vàng nhảy múa trong khi các mặt hàng đều tăng, đặc biệt giá điện tăng đột biến do ngành điện lạm thu của khách hàng (tham khảo tại đây). Hoàn toàn không khó khăn gì để bất cứ ai cũng nhận ra những hiện tương tương tự. 

Đó là gì nếu không phải là biểu hiện của tình trạng lộn xộn trong kinh doanh với những hình thái "chụp giựt", "tự cung tự tiêu"... trên quy mô cả nước. 

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Trung Quốc đùa với lữa (*)

(*) Đó là tên của bài viết của tác giả người Mỹ David Brown- một nhà báo tự do đã từng sống ở cả miền Nam và Bắc Việt Nam, từng là nhà ngoại giao Mỹ (từ thời chế độ Sài Gòn), và trong những năm gần đây đã quản lý dự án bảo tồn môi trường, biên tập báo chí và dạy học ở Việt Nam. Hiện nay ông Brown đang sinh sống ở California, Hoa Kỳ. Bài viết này được đăng tải lần đầu tiên trên số tháng 6, 2013 của tạp chí điện tử China Economic Quarterly, do công ty Gavekal Dragonomics (Hương Cảng) xuất bản.
 
Bài báo được nhà báo Huỳnh Phan dịch ra tiếng Việt, rồi lại được "hiệu đính bởi tác giả David Brown (có nghĩa là nội dung hoàn toàn chuẩn xác...khỏi phải lo"tam sao thất bản" nhé!). Hơn nữa, người Việt Nam đã nói và viết quá nhiều về quan hệ Việt-Trung, và có lẽ trở nên nhàm chán, thường bị cho là "thiếu khách quan", thậm chí bị quy chụp là "phản động".... Vậy ta hãy nghe người ngoài nói về cùng chủ đề cho nó khách quan!

Bản dịch được giới thiệu trên trang Anh Basam ngày 6/7/2013 và đã nhận được một số lời bình đàu tiên  nên Bách Việt xin mạn phép đăng lại toàn bộ để mọi người tiện tham khảo luôn thể và  thảo luận tiếp.
 
http://basam.info/wp-content/uploads/2013/07/H5.png  

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Đất công vào túi ai?



Có thể nói, tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam ngày nay đã trở thành một căn bệnh nan y, trong đó tham nhũng đất công là chứng bệnh rất khó phát hiện và khó điều trị. Bởi lẽ đất công có ở mọi nơi; trừ một số nơi "khỉ ho cò gáy", còn lại thường bị sử dụng sai muc đích, thậm chí bị tranh cướp giữa các nhóm lợi ích trong sự quản lý đầy sơ hở của các cơ quan chính quyền. Riêng tại Quận Cầu Giấy là địa bàn phát triển nóng nhất trong quá trình mở rộng Thủ Đô, có rất nhiều hình thái xâm phạm đất công, và một trong những thủ đoạn phổ biến là núp bóng những "dự án" với những cái tên mĩ miều như "xã hội hóa","khai thác quỹ đất" và "đổi đất lấy công trình" v.v...Chúng không chỉ gây nên tình trạng thất thoát công của mà còn gây ra những hậu quả khôn lường đối với môi trường sống. Bài viết này trước hết nói về tình trạng tại Công viên Cây xanh Nghĩa Đô mà bản thân người viết đã từng tham gia lao động để xây dựng nhiều năm về trước.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này