Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Một hiện tượng độc đáo trong làng văn chương Việt

Đó là “Giải văn chương trannhuong.com”  được tổ chức ngày sáng 28.9.2011 tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, 49 Nguyễn Du, Hà Nội.
Nó diễn ra trong bối cảnh có thể nói là “lạm phát giải thưởng văn học” gần đây tại  Việt Nam. Tuy nhiên, được biết  sự kiện trên đây hoàn toàn theo sáng kiến riêng của nhà văn Trần Nhương nhưng được đông đảo giới văn chương hưởng ứng; và lần trao giải được coi là lần thứ nhất này chỉ trao cho 2 tác phẩm, đó là bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải(*) và tiểu thuyết Thời của thánh thần của nhà văn Hoàng Minh Tường(**). Điều thú vị là, giá trị cao nhất của giải chỉbằng 1.000 VND!
Dưới đây xin trích đăng lại một số bình luận và hình ảnh trên mạng về sự kiện độc đáo này.  


P.T.: Với phương châm, lấy sự “hâm mộ” của bạn đọc làm tiêu chí để trao thưởng, hai cuốn sách này hoàn toàn nổi trội để được nhận giải.
Tại buổi trao giải, có đông đảo các bạn văn thơ, các nhà văn hóa tiểu biểu đang công tác tại Hà Nội đến dự. Trong đó có Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Văn Như Cương, đạo diễn Trần Văn Thủy, nhà văn Tạ Duy Anh, Nguyễn Khắc Trường, Phạm Viết Đào, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Thành, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Vân Long, Nguyễn Giang, Trần Quang Quý, nhà phê bình Văn học, GSTS Vũ Nho, và rất nhiều các nhà nổi tiếng khác.
Sự thành công rực rỡ của giải thưởng văn chương trannhương.com lần thứ nhất, chính là có sự hiện diện của những nhà này và sự đúng đắn trong việc lựa chọn tác phẩm để trao giải.
Đạt Ma:  Hôm nay 28/9, tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng văn chương trannhuong.com
Hàng trăm cây đại thụ văn chương của Việt Nam đã có mặt trong khuôn viên rất đẹp của Trung tâm, toàn những tên tuổi, những người – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy, khiến nhà văn Trần Nhương hết sức xúc động và bối rối, không thể giới thiệu hết các quan khách. Ông đành chỉ giới thiệu hai vị cao tuổi nhất là nhà thơ Vân Long và Giáo sư Văn Như Cương.
Theo Nhà văn Trần Nhương: “Giải thưởng Văn chương trannhuong.com” tôn vinh tác phẩm chỉ theo một tiêu chí duy nhất là sự yêu mến của bạn đọc và sức lan tỏa của tác phẩm trong công chúng. Giải thưởng không trao định kỳ, không có hội đồng bình xét, và Chủ nhiệm trang trannhuong.com tuyên bố hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Như quý vị đã biết, trannhuong.com đã đạt con số truy cập 7 triệu lượt người, là một trong những trang web chiếm được sự tin tưởng, quan tâm và yêu mến của bạn đọc.
Giải Văn chương Gôngcua của Pháp cũng chỉ có giá trị 1franc nhưng vẫn là một giải thưởng danh giá được thế giới công nhận. Còn ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên có một giải thưởng như vậy được trao. Vì vậy, giá trị của Giải thưởng văn chương trannhuong.com dù chỉ là 1 đồng bạc Việt Nam, một ngôi sao pha lê nhưng chắc chắn đó vẫn là một Giải thưởng rất nhiều nhà văn mơ ước, bởi đó chính là sự công nhận giá trị tác phẩm của đông đảo bạn văn.
Hai tác phẩm được trao giải lần này là Bão táp Triều Trần của Nhà văn Hoàng Quốc Hải. Tác phẩm đã dựng lại một thời kỳ rực rỡ của Nhà nước phong kiến Việt Nam, thời kỳ mà vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức xây nên một Vương triều hiển hách, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa. Triều đại đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, thắp lên niềm kiêu hãnh hào khí Đông A còn chói sáng đến giờ. Tác phẩm Bão táp Triều Trần đã được tái bản 8 lần với hàng chục vạn đầu sách, riêng năm 2011 được tái bản 2 lần.
Tác phẩm Thời của thánh thần của Nhà văn Hoàng Minh Tường dù chưa tái bản lần nào, nhưng là một tác phẩm được các đầu nậu sách coi là một miếng mồi béo bở để khai thác. Số lần in lậu và số lượng tác phẩm đã lưu hành gần như không thể thống kê được. Phát biểu tại buổi lễ, Nhà văn Hoàng Minh Tường mong muốn độc giả hãy nói “Không” với các ấn phẩm in lậu, bởi ngoài sự thiệt thòi cho tác giả, nội dung sách còn bị cắt xén, thêm bớt khiến tư tưởng của tác giả gửi gắm vào tác phẩm bị sai lệch.
Hai Nhà văn Hoàng Quốc Hải và Hoàng Minh Tường đã vinh dự và cảm động nhận phần thưởng văn chương do website trannhuong.com trao tặng. Cả một rừng hoa và máy ảnh đã ghi lại giây phút đáng nhớ này. Rất nhiều nhà văn và độc giả nhiều thế hệ đã lên phát biểu, chia sẻ ấn tượng do hai tác phẩm mang lại cho mình.

Ngồi bên Nhà văn Hoàng Quốc Hải trong bữa tiệc chay tại Nhà hàng của chị Như Anh – người yêu của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc trong tác phẩm Sống mãi tuổi hai mươi – tôi thấy rất nhiều người đến chào và xin phép nhà văn Hoàng Quốc Hải cho cầm tận tay, nhìn tận mắt Giải thưởng. Trang trọng mở chiếc túi gấm đỏ, nâng đồng bạc trên tay, nhà văn Hoàng Quốc Hải cảm động: “Đối với tôi, đây là một giải thưởng của tình người, vì vậy nó là vô giá”.
Tranh thủ khai thác nhà văn Trần Nhương về dự định trao giải cho những tác phẩm tiếp theo, ông chỉ cười sảng khoái. Tiếng cười ấm mà vang của ông tiễn chúng tôi về trong nắng chiều thu…
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Nhà văn sư tử và giải thưởng tí hon 1 đồng bạc
Cụ Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Nguyễn đã từng có ý kiến “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Chúc đồng nghiệp, các nhà văn, nhà thơ hãy vững tay bút vì con người mà phục vụ…

Sáng 28/9/2011 tại Trung tâm văn hóa Hàn Quốc, 49 phố Nguyễn Du – Hà Nội đã diễn ra buổi lễ trao giải thưởng khá đặc biệt trong đời sống văn học nghệ thuật. Đó là giải thưởng trannhuong.com cho 2 nhà văn Hoàng Quốc Hải với bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần và Hoàng Minh Tường với tiểu thuyết Thời của thánh thần.
Hết sức lạ vì trong thời buổi rào rào “gạo châu củi quế” thông tin thì thời gian và địa điểm lễ trao giải thưởng lại được bí mật đến phút chót để tạo bất ngờ và độ “nóng”. Mọi chi tiết về giải thưởng thấy bảo là “to lắm” và sẽ được trao cho những tác phẩm của hai nhà văn “phân khối lớn”. Thậm chí, trước khi trao giải thưởng khoảng 1 tiếng, thông tin cũng chỉ vầy vậy, chẳng có gì khá khẩm hơn.
Hồi hộp quá khi bạn bè văn chương chỉ được rỉ tai nhau hoặc qua tin nhắn, điện thoại… cũng chẳng thấy rùm beng loan báo trên các trang mạng (ngay cả chính chủ giải trannhuong.com), ngoài một bài của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo giới thiệu vào sát giờ trao giải thưởng.
Cái lạ nữa là giải thưởng có giá trị đúng 1 đồng bạc cộng với một cúp Ngôi sao pha lê trannhuong.com mà đông đảo các văn nghệ sĩ trí thức vẫn ùn ùn kéo đến để dự và đòi phát biểu chúc mừng và ôm hôn các nhà văn đoạt giải thưởng tôn vinh có một không hai.
Hà Nội sau mấy ngày ảnh hưởng của bão, sáng nay nắng đẹp. Mới 8h00’ sáng đã thấy nhiều nhà văn, nhà thơ đang bắt tay, kéo áo nhau lại để đọc thơ trong khu vườn rất đẹp phía trong tòa nhà Trung tâm văn hóa Hàn Quốc.
Có thể thấy được nhà văn già vẫn chưa già, họ có nhiều cách để gặp gỡ, trò chuyện, tôn vinh nhau một cách văn hóa, sang trọng, ấm áp tình bè bạn mà vẫn tinh tế và lãng mạn đến khó ngờ. Cái chưa già này còn rõ hơn ở Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII, đi mấy trăm cây số, hầu như ngày nào cũng ở trên xe ô tô, thế nhưng các nhà văn già vẫn tỏ ra sung sức không thua lớp trẻ. Đêm Văn nghệ trung thu trên tầng 10 tại Nhà khách Kim Bình (Tuyên Quang) có mặt đầy đủ các nhà văn, nhà thơ già như Định Hải, Tô Đức Chiêu, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phương, Nguyễn Xuân Khánh,… để chia vui cùng lớp trẻ và động viên “chúng tôi hoàn toàn yên tâm về hành trình của các bạn” như nhà văn Hoàng Quốc Hải trò chuyện. Nhà thơ Bằng Việt, nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa, nhà thơ Đỗ Hàn, Vũ Hồng, nhà văn Võ Thị Xuân Hà… thức đến 0h đêm để nghe các nhà văn trẻ đọc thơ, hát và trình diễn thơ, rồi cùng hòa mình bình chọn danh hiệu gương mặt nam tính, rồi gương mặt khả ái, hoa khôi của Hội nghị. Nhà thơ Văn Công Hùng đã hài hước nói rằng “chịu đựng” nhau đến giờ phút này như thế cũng là quá giỏi.
Các nhà văn già quả là có những cách chuyển động mà ngay đến cả những người viết trẻ cũng phải phục lăn và sửng sốt.
Đến dự buổi lễ trao giải thưởng có rất nhiều trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi. Đại diện các cơ quan thông tin truyền thông như tạp chí Nhà văn, báo Văn nghệ, báo Người cao tuổi, báo Thanh niên, quỹ hỗ trợ Văn chương và Cuộc sống, các Website: Vannghequandoi.com.vn, nguoihanoi.com.vn, micronet.vn, Lucbat.com….
Đã thấy thấp thoáng “ngài râu đẹp” – Giáo sư Văn Như Cương, đạo diễn “Hà Nội trong mắt ai” NSND Trần Văn Thủy, nhà thơ – NSND Lê Huy Quang, nhà văn Châu Diên, nhạc sỹ - thi sỹ Nguyễn Trọng Tạo, TS Phạm Thị Như Anh (Hội bảo trợ và truyền bá văn hóa truyền thống các nước ASEAN – Cửu Long), nhà văn Nguyễn Khắc Phục, Tô Đức Chiêu, Tạ Duy Anh, Minh Chuyên, Phạm Xuân Nguyên, Y Ban, Lê Hoài Nam, Phùng Văn Khai, nhà thơ Trần Ninh Hồ, Đỗ Hàn, Đặng Vương Hưng, Lê Quang Sinh, Trần Quang Quý, Vũ Từ Trang, Bùi Hoàng Tám, Nguyễn Việt Chiến, Bành Thanh Bần, dịch giả Đoàn Tử Huyến, Lê Bá Thự, Vũ Nho… và hàng trăm khách quý, độc giả yêu mến văn chương tham dự.
Tại buổi lễ, nhà thơ Vân Long cho rằng: Đây là một sự kiện văn hóa thứ hai, sau cuộc mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ra đời do bạn bè tự tổ chức tôn vinh. Giải thưởng cao nhất chính là giải thưởng của công chúng và ông khẳng định có lẽ chỉ với 1 đồng bạc mà sao thấy đồng tiền Việt Nam chưa bao giờ có giá trị như ngày hôm nay.
Đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy thì đầy ca ngợi nhưng cũng đầy suy tư: Giải thưởng trannhuong.com đó là một sáng kiến, một sự đột phá để nó mở ra rất nhiều những tiềm năng khác trong lĩnh vực văn chương và văn học nghệ thuật, nó khích lệ những tấm lòng, những trách nhiệm công dân và những người còn đang do dự. Cách hành xử này, sự hiện diện của quý vị ở đây nói lên nhiều điều, đó là chúng ta phải tìm đến giá trị đích thực của cuộc sống… Chúng ta khởi xướng lên, rồi sung sướng với nhau. Theo quy luật của trời đất anh Trần Nhương cũng đã già, chúng tôi cũng đã già, cái tôi quan tâm rồi ai sẽ là người kế tiếp những công việc thầm lặng đó. Tôi lo lắm, nhưng nhìn những gương mặt trong ngày hôm nay, tôi lại thấy tin tưởng. Tại sao chúng ta lại không tin tưởng vào tương lai bởi những tấm lòng như thế, những trái tim như thế?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải xúc động khi phát biểu: Cảm ơn mọi người, tôi cảm thấy sâu lắng và ngọt ngào vì tình bạn, tình văn son đỏ của đồng nghiệp khắp nơi. Thấy tấm lòng của độc giả và hạnh phúc dù giải thưởng mang tính biểu tượng chỉ là 1 đồng bạc kèm cúp Ngôi sao pha lê. Cụ Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Nguyễn đã từng có ý kiến “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Chúc đồng nghiệp, các nhà văn, nhà thơ hãy vững tay bút vì con người mà phục vụ.
Có một giải thưởng Goncourt ở Việt Nam?
Qua trao đổi nhanh nhà văn Trần Nhương cho biết: Giải thưởng văn chương Trannhuong.com dựa trên tiêu chí hay và được bạn đọc đón nhận. Giải này không có Hội đồng, không có bỏ phiếu, chủ yếu là tác phẩm ấy có sức sống và nhanh chóng được bạn đọc đón nhận đã tự bỏ phiếu giúp cho Trannhuongcom làm việc tôn vinh. Giải thưởng cũng không định kì 5 năm hay 3 năm mà thấy có tác phẩm hay và được bạn đọc đón nhận là trao giải. Giải không lấy tiền thưởng làm thước đo giá trị mà lấy sự yêu mến của người đọc là sự vinh quang của tác giả.
Cuối buổi trao giải, nhà văn Trần Nhương đã mời tất cả khách quý tham dự ra nhà hàng cơm chay 72, Nguyễn Du để thưởng thức với lời mời rất dễ thương “mời mọi người đi bộ 500 mét, xe cộ cứ để ở đây đã có người trông nom, chúng ta cùng ăn cơm kiểu nhà chùa nhưng không phải tiền chùa”. Tiếng cười và tiếng vỗ tay rào rào không dứt.
Chợt não thần thoáng lên, trong khi dư luận vẫn chưa hết “thôi xao” về giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh, thậm chí gia đình nhà văn anh hùng lao động Sơn Tùng còn có đơn đề nghị xin rút khỏi giải thưởng vì những chuyện bên lề đến khó tin. Người thì hậm hực vì tuyển tập dày cỡ gang tay mà không vào giải, người thì kỳ công “đẽo mắt” (chữ Thuận Nghĩa) đọc hàng trăm tác phẩm để chứng minh một số tác giả và tác phẩm đận này y phục còn chưa xứng kỳ đức.
Lạ thay việc trao giải thưởng “1 đồng bạc và cúp Ngôi sao pha lê” lần thứ nhất của trannhuong.com cho bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn – “sử quan” Hoàng Quốc Hải và tiểu thuyết Thời của thánh thần của nhà văn Hoàng Minh Tường lại được hầu hết văn giới Hà thành ủng hộ, chia sẻ và tin tưởng chúc mừng. Có người còn ví như một giải thưởng Goncourt trong văn học rất uy tín và danh giá của Pháp, dù giải thưởng của nó chỉ mang tính biểu tượng. Thế giới văn chương quả là có “lối công bằng kỳ quặc” (Chế Lan Viên).
Tôi bâng khuâng ngắm tòa nhà Trung tâm Văn Hóa Hàn Quốc (49 Nguyễn Du, Hà Nội), có tiếng chim lích chích trong cây xanh bóng lá, có bụi tre um tùm như những kỷ niệm quá vãng, phía ngoài bờ tường hoa tigon vẫn tận tụy tượng hình nở hồng dáng tim những hy vọng.
Thời gian sẽ trôi đi, phù sa sẽ ở lại. Giải thưởng lớn nhất thuộc về nhân dân lựa chọn, độc giả lựa chọn và đó cũng là vinh quang lớn nhất, bừng sáng nhất. Nhà văn Trần Nhương với sáng kiến của mình đã trồng được một cột mốc giải thưởng độc đáo trong văn học sử. Hãy tin rằng ông đã cung tiến một giọt chuông thơm vào trong ngôi đền thiêng văn chương dân tộc.
Cơ mà người Việt mình dù ở đâu, lúc nào ai chẳng có những suy nghĩ, những việc làm vì lẽ phải - vì dân tộc, phải không? Đ.M.


Chi chú:
(*)Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần gồm 6 cuốn được nhà văn Hoàng Quốc Hải viết trong nhiều năm, đã tái bản hàng chục lần với số lượng phát hành cả chục vạn bản, và hiện là cuốn sách gối đầu giường của các tướng tá Việt Nam. Tinh thần của bộ tiểu thuyết này là nêu tinh thần yêu nước, bảo vệ biên cương lãnh thổ của quân dân Đại Việt trong thời Trần với 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng, Vạn Kiếp nổi tiếng. Đây là cuốn sách luôn được in một cách hợp pháp với số lượng lớn.
(**)Tiểu thuyết Thời của thánh thần, dày hơn 600 trang, được tác giả viết trong 4 năm, là một biên niên sử của dân tộc Việt Nam trong suốt thế kỷ XX với những bão tố của thời cuộc mà tác giả đã phải cay đắng, nát lòng thốt lên: “ Đất Việt lưng còng, dáng Mẹ / Xót xa muôn kiếp Lạc Hồng”. Tác phẩm đã được độc giả trong và ngoài nước ngưỡng mộ. Nhiều nơi còn thành lập Câu lạc bộ “Thời của thánh thần” để mạn đàm về cuốn sách; có người mua tới hơn 200 cuốn để tặng bạn bè. Sách in lần đầu 1.000 cuốn và không được phép tái bản trong hệ thống các nhà xuất bản do Nhà nước quản lý. Vì vậy, cuốn sách đã và đang tiếp tục nối bản, in lậu với số lượng lớn.


--------------
*****

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

“Mượn” tài năng người Việt ở nước ngoài

TT - GS Dave Ulrich (ĐH Michigan, Mỹ) - một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng lớn nhất thế giới, đồng thời là một tên tuổi luôn ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và nhân tài trên thế giới - đã gợi ý VN có thể “mượn các tài năng người Việt ở nước ngoài để giúp giải quyết vấn đề trong nước, thay vì mời họ về làm việc toàn thời gian” khi ông nói chuyện tại TP.HCM về chuyên đề “Tư duy lại nhân lực và nhân tài” ngày 29-9.

GS Dave Ulrich  - Ảnh: M.ĐỨC


Theo nhận định của GS, “mượn” là một kỹ năng quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nhân tài của cấp quản lý, bên cạnh nhiều kỹ năng khác như “mua”, “xây dựng”, “thúc đẩy”, “sa thải” và “ràng buộc”. Ông cho rằng không nên nghĩ việc người VN không trở về sau khi học tập ở nước ngoài là chảy máu chất xám, mà hãy nhìn đó là mạng lưới chất xám.
“Trí tuệ là thứ không thuộc sở hữu và có thể tiếp cận được, nhất là trong thời buổi kết nối dễ dàng như hiện nay” - ông nói.
GS Dave Ulrich cũng đưa ra một “công thức” tài năng là: tài năng = khả năng thực hiện công việc + cam kết và sự dấn thân, hi sinh trong công việc + đóng góp vào sự phát triển. Tài năng không còn là năng lực và sự tỏa sáng của một cá nhân nữa, mà là khả năng đó được phát triển và hòa hợp trong một tập thể ra sao để tạo ra giá trị và sức mạnh của tập thể đó.
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nhận định những quan điểm của GS Dave Ulrich là “một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa chiến lược về nguồn nhân lực và đối xử với tài năng”.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 30/9/1011,  Phómg viên thực hiện: K. Loan 

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Ngư trường VN bị thu hẹp nghiêm trọng trước sự lấn chiếm của "ông bạn bốn tốt"

Theo Hiệp hội chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), từ đầu năm đến tháng 6/2011 đã có 147 doanh nghiệp (DN) ngưng chế biến, xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác. Nguyên nhân do các DN này không thể tìm đủ nguyên liệu để sản xuất và các chi phí đầu vào tăng cao. Bên cạnh hiện tượng lượng cá mà ngư dân đánh bắt được chưa đến tay DN trong nước đã bị thương lái Trung Quốc (TQ) tranh giành, đón mua ngay trên biển hoặc tại các cảng cá; còn một lý do đơn giản hơn: sản lượng cá đánh bắt giảm xuống vì phía TQ cấm biển (2).
Diện tích vùng biển Việt Nam lớn gấp 3 lần đất liền. Hiện tại, trên giấy tờ đội tàu đánh cá Việt Nam có khoảng 130.000 chiếc, trong đó có khoảng 64.000 chiếc có công suất trên 20 mã lực (CV) và khoảng 52.000 chiếc trên 90 CV. Lượng tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ có khoảng 23.000 tàu. Với số lượng tàu không nhỏ như vậy, nhưng Việt Nam đang đứng trước thực trạng là hàng loạt đoàn tàu đánh cá nhà nước bị phá sản. Không thể đổ lỗi cho biên chế đơn vị quá công kềnh ban bệ, bởi ngay những DN tư nhân cũng lâm vào tình trạng sụp đổ tương tự. Một trong những nguyên nhân công bố được cho là quan trọng nhất: ngư trường gặp nhiều khó khăn. Nhưng không có dòng thông tin chính thức nào nói rõ về mức độ khó khăn ấy… Các đội tàu của Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long, Tổng Công ty Hải sản Biển Đông… đã biến mất trên ngư trường Việt Nam. Hoặc như đội tàu xã Đức Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) có gần 300 chiếc là tàu đánh bắt xa bờ, được Hội Nghề cá Việt Nam đánh giá là đội tàu mạnh nhất miền Bắc. Mỗi năm đội tàu này từng thu hút hàng ngàn lao động đi bạn từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa; vậy mà nay cũng là xã có hơn 90% hộ dân phải cầm cố sổ nhà đất (sổ đỏ) vào ngân hàng (3). Họ ngại ra biển, mặc dù không phải biển ít cá. Họ sợ những va chạm, rượt đuổi…
Số phận những hải âu gãy cánh
Đường đến Hoàng Sa xa ngàn trùng, nguy hiểm nhấp nhô theo từng con sóng. Nhớ năm xưa chẳng phải vô tình, các thủy binh trước khi lên đường trực chiến Hoàng Sa đều được tế sống. Trước tình trạng hàng loạt ngư trường truyền thống miền Trung và miền Bắc bị TQ tấn công, ngư dân ta vẫn tiếp tục ra khơi. Việc này dẫn đến tình trạng bị TQ bắt giữ. Từ năm 1989 – 2009, riêng tỉnh Quảng Ngãi tính trên giấy có đến 242 tàu với 2.399 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; 3 ngư dân bị bắn chết và 1 bị thương. Còn số lượng trong thực tế lớn hơn rất nhiều. Từ năm 2007, nhiều ngư dân Việt Nam bị TQ giam giữ hàng năm trời, tịch thu toàn bộ tàu không thấy công bố cụ thể. Chẳng hạn như cuộc tiếp đón ông Mai Phụng Lưu cùng 8 người khác được TQ thả vô điều kiện hồi tháng 10/2010 được báo chí trong nước đưa tin rầm rộ – nhưng không hề thấy nhắc đến số phận 89 ngư dân và 21 con tàu khác (tính riêng tỉnh Quảng Ngãi) còn đang bị giam giữ. Ngoài việc quảng cáo về “lòng nhân đạo” của TQ, chẳng hiểu hệ thống báo chí nhà nước có suy nghĩ gì về số phận những đồng bào thiếu may mắn khác của chúng ta. Có bao nhiêu người được TQ thả sau tháng 10/2010 và số phận những người này hiện nay như thế nào… Tất cả đều cố ý tỏ ra thiếu minh bạch.
Không riêng gì tàu cảnh sát biển, tàu ngư chính kể cả tàu thăm dò địa chấn của TQ cũng tự ban cho mình cái quyền đàn áp ngư dân Việt. Bằng tay chân, báng súng và dùi cui điện, TQ đã đánh văng ngư dân ta xuống biển. Sau đó chúng trấn lột hàng tấn cá và mực khô trên các tàu này. Ngư dân ta có người bị TQ bắt đến 4 lần như ông Mai Phụng Lưu, ông Tiêu Viết Là. Để được thả ra, ngư dân phải đóng tiền chuộc từ 50.000 – 70.000 nhân dân tệ/tàu, tương đương từ 150 – 210 triệu đồng. Ngay sau lần bị bắt thứ 2, gia đình ông Lưu đã sa chân vào nợ nần. 3 lần trước để được thả về, mỗi lần gia đình ông phải bỏ ra 70.000 nhân dân tệ. Cộng dồn các lần nợ trước, ông Lưu đành bị chủ nợ xiết tàu sau khi TQ thả về lần thứ 4. Ngoài chuyện đem được cái thân trở về, ông Lưu còn mang theo di chứng những trận đòn đẫm máu của TQ. Để từ đó mỗi lúc mưa nắng trở trời, lưng ông Lưu cũng trở thế dăm phen để vượt qua những cơn đau nhức thấu xương của mình. Đằng sau cuộc tiếp đón ồn ào tháng 10/2010, một đồng tiền hỗ trợ tàu ông Lưu bị nạn cũng không có, với lý do tăng công suất tàu mà không đăng ký.
Từ năm 2009 còn có nhiều con tàu bị TQ đâm chìm, với số người bị nạn lên đến hàng trăm người. Chiếc tàu là toàn bộ tài sản của ngư dân, nên ngay sau khi bị tàu TQ đâm phải, chủ chiếc tàu đó trở thành người trắng tay. Số tiền hỗ trợ của chính quyền đương thời thì người được nhận, người không; song ngay cả những người được nhận tiền cũng không thể mua sắm lại chiếc tàu cho mình, vì nó quá ít ỏi. Tuy nhiên, không phải con tàu nào bị TQ đâm chìm cũng may mắn được cứu sống. Số phận con tàu QNg 66192 cùng 6 thủy thủ mất tích đến nay vẫn còn là một bí ẩn, người ta nhìn thấy lần cuối cùng con tàu xấu số này tại đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sau 4 tháng tìm kiếm vô vọng, gia đình họ đành nặn hình nhân bằng đất sét, lập mộ gió mà tưởng niệm cha anh mình. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có con số thống kê chính thức về số lượng tàu và người bị TQ tấn công bỏ mạng trên biển. Có thể đối với ai đó, sự thật về nguyên nhân gãy cánh cũng không làm sống lại những hải âu xứ Việt; nhưng những đứa trẻ mồ côi và phụ nữ bạc đầu ngóng chồng miền Trung rất muốn biết tại sao cha/chồng họ đã gặp sự cố gì trên biển Đông mà không thấy trở về.
Hiện nay lực lượng cảnh sát biển Việt Nam chỉ đáp ứng được từ 30 – 40% yêu cầu trong tình trạng thời tiết bình thường, còn khi có bão thì mức đáp ứng còn thấp hơn nữa. Cả nước chỉ có 2 tàu kiểm ngư thuộc Chi cục Vịnh Bắc bộ. Hiện tượng ngư dân bỏ nghề không thể cho ngư dân không có lòng với biển mà phải thấy rằng chế độ độc tài đã không có lòng với dân. Ngư dân ta không hèn nhưng vì đơn độc nên không đủ tự tin để bám biển.
Mãi đến tháng 8/2011 vừa rồi, ông Mai Phụng Lưu lại ra khơi bằng chiếc tàu mua bằng vốn vay ngân hàng. Trong 13 ngày lênh đênh trên biển, ông Lưu lại liên tục bị tàu Trung Quốc xua đuổi. Đến ngày 13/8/2011, một tàu quân sự Trung Quốc tống vào mũi tàu ông Lưu rồi bỏ đi, rất may tàu ông Lưu không bị hư hại nhiều. Liệu trong tương lai, sói biển Mai Phụng Lưu sẽ tránh tàu TQ được bao nhiêu lần nữa, một khi phần lớn sống sót là nhờ vào may mắn. Loay hoay lại sắp vào vụ mùa chính câu cá ngừ hàng năm (bắt đầu từ tháng 10 – tháng 3 âm lịch), có bao nhiêu con tàu sẽ tiếp tục ra khơi trên ngư trường Hoàng Sa… Tình hình này xuất hiện vòng lẩn quẩn: ngư trường bế tắc nên ngư dân phá sản, ngư dân càng phá sản ngư trường càng tiêu vong.
Theo  nguồn tin trên mạng internet

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Tổng thống Philippines: TQ nên biết điều

Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc hôm qua bày tỏ trông đợi Trung Quốc "biết điều" trong căng thẳng liên quan đến bất đồng chủ quyền ở Biển Đông mà vẫn giữ được thể diện.

Ông Aquino, người mới có chuyến thăm chính thức Trung Quốc hồi đầu tháng này trong nỗ lực làm giảm căng thẳng ở Biển Đông, cho rằng điều cốt yếu hiện nay là cố gắng hiểu được quan điểm của bên khác trong tranh chấp và nhận diện những lĩnh vực có thể đạt thoả thuận.
"Trong trường hợp riêng của họ (Trung Quốc), khái niệm giữ thể diện rất quan trọng. Chúng tôi nghĩ rằng họ sẽ biết điều, nhưng họ cũng cần có một số cách thức để giữ thể diện cho mình", AFP dẫn lời Tổng thống Philippines Aquino phát biểu tại Hội châu Á (Asia Society) ở New York, nơi ông đang có mặt để tham dự khóa họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Dù tỏ ra hiểu tình thế của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Aquino vẫn khẳng định quan điểm rằng Bắc Kinh nên đạt một thoả thuận với cả 10 nước thành viên ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông. "Nếu chúng ta làm việc này theo nguyên tắc song phương thì chúng ta sẽ chỉ thổi phổng và làm trầm trọng vấn đề tranh chấp chủ quyền mà thôi", ông Aquino nói thêm.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố giữa các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và đang hướng tới xây dựng một bộ quy tắc mang tính ràng buộc hơn. Tuy nhiên mục tiêu này vẫn chưa đạt nhiều kết quả và một trong những nguyên nhân theo một số nhà ngoại giao là do Bắc Kinh ngày càng muốn giải quyết bất đồng với từng nước, chứ không phải với chung khối ASEAN.
Căng thẳng tại Biển Đông bùng phát từ đầu năm nay sau khi Trung Quốc liên tiếp có các hành động gây hấn và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, như các vụ quấy rối ngư dân và cắt cáp tàu thăm dò dầu khí.
Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino luôn tận dụng các diễn đàn và chuyến thăm quốc tế của mình để nêu rõ với các nước về vấn đề Biển Đông. Ngoài chuyến thăm Trung Quốc diễn ra từ 30/8 đến 3/9, ông Aquino cũng sẽ đề cập đến chủ đề này khi tới thăm Nhật Bản từ ngày 24 tới 29/9 tới.
Phát ngôn viên của ông Aquino cho biết trước chuyến đi rằng vấn đề bất đồng chủ quyền và những căng thẳng ngày một gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông nên được phía Nhật Bản quan tâm, vì Tokyo cũng là một bên liên quan trong việc tìm kiếm hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hơn nữa Nhật có lợi ích trong việc đảm bảo tự do hàng hải tại Biển Đông.
Ngay sau đó, Đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe hôm qua tuyên bố quan điểm của Tokyo là ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử chặt chẽ để ràng buộc các bên trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ông khẳng định Nhật Bản cũng sẽ đề cập tới vấn đề Biển Đông khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino tới thăm Tokyo.
Ngoài việc tích cực đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn quốc tế, Philippines cũng đang tìm kiếm thêm nhiều sự hỗ trợ quân sự và thắt chặt hơn mối quan hệ với Mỹ. Tổng thống Aquino mới đây cũng quyết định phân bổ 11 tỷ peso (252 triệu USD) để nâng cấp hải quân Philippines với sự hỗ trợ của Mỹ.

Nguồn: VN-Express 21/9/2011 - Đình Nguyễn

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

ASEAN xích lại gần nhau vì Biển Đông

Ảnh minh họa của chủ blog


 
ASEAN và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển đi qua Đông Nam Á đang đến gần nhau vì mối lo chung trước các hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
>> Philippines muốn Nhật quan tâm vấn đề Biển Đông
>> Bình Nhưỡng tăng cường hoạt động tàu ngầm

Nhà quan sát quân sự Michael Richardson viết trên báo Straits Times (Singapore) hôm 19.9 rằng: “Để bảo vệ quyền lợi của mình trong vùng biển rộng 3,5 triệu km2 bao gồm tuyến hải hành quốc tế quan trọng, vùng trời rộng lớn và hệ thống cáp viễn thông huyết mạch, các quốc gia bên ngoài khu vực đã đồng thuận với nhau về sự cần thiết phải duy trì hòa bình và quyền tự do đi lại trên biển, mà không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp biển Đông”. Và, “Đối mặt với những tuyên bố xâm lấn và ngày càng hung hăng, đòi kiểm soát đến 80% biển Đông của Trung Quốc, các nước ASEAN và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào lưu thông đường biển đang xích lại gần nhau”, ông Richardson viết.

Theo ông, nhiều cường quốc kinh tế và quân sự có lý do chính đáng để quan ngại trước các hành động của Trung Quốc. Trước hết là Mỹ. Biển Đông và eo Malacca chạy ngang Singapore là con đường ngắn nhất mà Mỹ có thể đưa lực lượng hải quân từ hạm đội Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương để vào Trung Đông, Tây Á trong những tình huống cần kíp. Hai đồng minh châu Á của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cần sự hỗ trợ của hải quân Mỹ để đảm bảo hoạt động nhập khẩu nhiên liệu bằng đường biển của mình được trơn tru. Đồng minh thuộc châu Đại Dương của Mỹ là Úc trao đổi thương mại với châu Á chủ yếu qua đường biển Đông.

Gần đây, quốc gia với hơn 1 tỉ dân, Ấn Độ, cũng “gia nhập danh sách các nước lớn quan ngại trước hậu quả của những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”, ông Richardson nhận định. Hồi tuần trước, New Dehli đã thẳng thừng bác bỏ phản đối của Trung Quốc về việc Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ, ONGC Videsh Ltd, hợp tác thăm dò dầu khí tại lô 127 và 128 của VN. Gọi phản đối đó là “không có cơ sở pháp lý”, Dehli khẳng định các lô này hoàn toàn nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của VN theo Luật biển quốc tế. Hồi tháng 7, tàu chiến Ấn Độ thăm VN cũng phớt lờ tín hiệu cảnh cáo từ một nguồn tự xưng là “Hải quân Trung Quốc”, và tiếp tục hành trình đi qua biển Đông theo đúng kế hoạch.

Trong bài viết với tựa đề Các tuyên bố chủ quyền trên biển gây phân cực của Trung Quốc (China’s polarising maritime claims), ông Richardson cũng nhắc lại bài viết của giáo sư Tommy Koh, một nhà ngoại giao và học giả nổi tiếng của Singapore, đăng trên Straits Times hôm 13.9. Là người chủ nhiệm việc soạn thảo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS, 1982), ông Koh khẳng định trong bài viết của mình rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là “không phù hợp”, và UNCLOS “không công nhận những tuyên bố chủ quyền như thế”. Ông Koh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc đã đồng ý phê chuẩn Công ước thì phải “có trách nhiệm pháp lý trong việc đưa ra luật lệ và quy tắc ứng xử phù hợp với Công ước”.

Ông Richardson nhìn nhận: “Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn những dự án năng lượng và thủy sản của các nước khác trong vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán của mình”. Và, “Điều đó dẫn tới những hệ lụy quốc tế và có thể khiến Trung Quốc đứng vào thế đối đầu với các công ty dầu khí quốc gia và tư nhân của nhiều nước, không chỉ Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei hay Indonesia”.

“Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển sẽ khiến Mỹ và các đồng minh trở nên tích cực hơn trong cuộc tranh chấp. Và Ấn Độ có thể cũng tham gia”, ông Richardson cảnh báo.

Minh chứng cho nhận định trên, ông chỉ rõ: “Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đã thống nhất lập trường của họ về biển Đông và có kế hoạch nêu ra trước Trung Quốc trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 tới ở Indonesia”. Và gần đây nhất, hôm 15.9, trong lễ kỷ niệm 60 năm đồng minh tại San Francisco, Mỹ và Úc đã tuyên bố họ cùng cả cộng đồng quốc tế có “lợi ích quốc gia” về một nền thương mại hợp pháp không bị ngăn trở trong vùng biển Đông. Hai bên cũng nói họ “phản đối việc cậy mạnh để đoạt lợi hoặc ngăn trở các hoạt động kinh tế chính đáng” ở biển Đông. Ông Richardson nói Washington và Canberra rõ ràng có chủ đích gửi thông điệp này đến Bắc Kinh.

Ấn - Trung cạnh tranh
Ngày 19.9, Báo The Times of India loan tin ngay sau khi Ấn Độ tuyên bố tiếp tục hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí ở biển Đông, Trung Quốc thông báo sẽ mở rộng khu vực thăm dò tới 10.000 km2 đáy biển ở vùng tây nam Ấn Độ Dương. Đây là một phần trong chính sách phát triển đại dương cho giai đoạn 2011-2015 của Trung Quốc. “Chúng ta sẽ mở rộng độ sâu, phạm vi nghiên cứu đại dương và nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về đại dương, đặc biệt tập trung vào những vùng địa cực và vùng biển sâu”, Tân Hoa xã dẫn lời ông Lưu Tứ Quý, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc. The Times of India nhận định động thái này của Trung Quốc sẽ có những hàm ý về an ninh.

Hồi tháng 7, Trung Quốc đã được Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế cho phép thăm dò và khai thác khoáng sản ở đáy Ấn Độ Dương. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Ấn Độ lập tức bày tỏ quan ngại, cho rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng quyền này để triển khai tàu chiến trong khu vực, theo Báo The Indian Express. Hội đồng Tình báo Hải quân Ấn Độ thì cảnh báo sự kiện này có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng đối với Ấn Độ vì “Trung Quốc có thể đưa ra những lý do để duy trì sự hiện diện liên tục trong khu vực” và “điều này sẽ cho Trung Quốc có cơ hội thu thập các dữ liệu hải dương học và thủy học hợp pháp”.

Ngoài khu vực Ấn Độ Dương, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã có vài lần va chạm về biển Đông. Nhà phân tích Harsh V. Pant tại trường King’s College ở Anh, nhận định trên Báo Japan Times rằng Ấn Độ có quyền phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển Đông. Theo ông Pant, Ấn Độ nên phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các nước khác trong khu vực để đối phó Trung Quốc.

Nguồn: Báo Thanh Niên 20/9/2011- phóngviên Thục Anh từ singapore 

Trần Kinh Nghị

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

"Phái yếu" đang lên trên chính trường?


 Bà Helle Thorning-Schmidt sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên tại Đan Mạch sau khi khối trung tả giành chiến thắng sát nút trong cuộc tổng tuyển cử hôm 15/9.

Bà Helle Thorning-Schmidt sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Đan Mạch.
Với gần toàn bộ số phiếu được kiểm, khối trung tả do lãnh đạo Dân chủ Xã hội Helle Thorning-Schmidt đứng đầu đã giành đa số sít sao tại quốc hội.
Theo đó, khối trung tả đã giành 89 ghế trong quốc hội hồm 179 ghế của Đan Mạch, so với 86 ghế của phe trung tả. Số cử tri đi đi bầu cao, lên tới 87,7%.
“Chúng ta đã làm được điều đó… Hôm nay, chúng ta đã viết lên lịch sử”, bà Thorning-Schmidt nói trước những người ủng hộ.
Bà Thorning-Schmidt, 44 tuổi, dự kiến sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên tại Đan Mạch. Thủ tướng Lars Lokke Rasmussen sắp mãn nhiệm đã thừa nhận thất bại.
Bà Thorning-Schmidt đã vận động tranh cử dựa trên cương lĩnh tăng thuế và tăng chi tiêu công. Bà cũng cam kết điều chỉnh luật nhập cư chặt chẽ được đề xuất bởi một đối tác nhỏ trong liên minh cầm quyền hiện thời.
Ông Rasmussen đã gọi điện cho bà Thorning-Schmidt để chúc mừng chiến thắng của bà, nhưng nói thêm: “Tối nay, tôi chuyển giao chìa khoa văn phòng thủ tướng cho Helle Thorning-Schmidt. Và bà Helle thân mến, hãy giữ chìa khóa cẩn thận. Bà chỉ đang mượn chúng thôi”.
Khối trung tả do ông Rasmussen đứng đầu đã nắm quyền tại Đan Mạch trong một thập niên.
Đan Mạch đã chứng kiến sự suy giảm kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Mặc dù Đan Mạch là thành viên của EU nhưng nước này đã lựa chọn việc không sử dụng đồng tiền chung euro.
Bà Thorning-Schmidt kết hôn với con trai với cựu lãnh đạo Công đảng Anh Neil Kinnock, Stephen Kinnock, người bà gặp tại Bỉ.
Hiện bà Thorning-Schmidt sống cùng 2 con gái ở Copenhagen, trong khi chồng bà công tác tại Thụy Sĩ với cương vị giám đốc Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Nguồn: Dân tri ngày 16/9/1011 đưa lại tin của AP và BBC

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Bạn có nghĩ Trung Quốc đã thành công trong âm mưu chia rẽ Việt Nam và Philipine?

Với tiêu đề "Việt-Trung cam kết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua đàm phán" Báo Tuổi trẻ hôm nay 30/9/2011 đưa tin:

Theo tin Tân Hoa Xã và Mạng Chính phủ Trung Quốc, ngày 29-8 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tham dự diễn đàn thảo luận an ninh quốc phòng lần thứ năm giữa Bộ quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.
Hai bên đã cam kết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua tham vấn và đàm phán.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định: "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để bảo vệ những lợi ích chiến lược chung của hai nước và mối quan hệ toàn diện cũng như hòa bình và ổn định trên Biển Đông thông qua việc tăng cường trao đổi thông tin và tham vấn".
Về phần mình, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, bày tỏ hy vọng tiếp tục tăng cường hợp tác trao đổi thông tin cũng như hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa hai nước và quân đội hai nước để bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực.

Báo này cũng cho hay: Hôm nay Tổng thống Philipine B. Aquino  đã dẫn đầu mọt phái đoàn cấp cao trong đó có 300 doanh nhân của nước này trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày đến Trung Quốc.

Trọng tâm của chuyến thăm là tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước với những thỏa thuận ước đạt tổng giá trị 7 tỷ USD và dự kiến sẽ thu hút khoảng 50 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc vào Philipine.
Đồng thời trước đó cũng đã có tin nói  Chính phủ Philippines vừa trấn an người dân rằng nước này sẽ đạt “lợi ích tương xứng với Trung Quốc” trong dự án cùng thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đài truyền hình GMA News dẫn lời phát ngôn viên Phủ Tổng thống Edwin Lacierda cho hay hai bên còn phải thảo luận thêm nhưng nhấn mạnh kế hoạch này sẽ không “xâm phạm quyền lợi của Philippines”.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Philippines Cristino Panlilio cho hay Manila và Bắc Kinh đồng ý lập một liên doanh giữa các công ty dầu khí của hai bên để thăm dò dầu khí ở biển Đông. Ông Panlilio khẳng định phía Trung Quốc sẽ “tuân thủ luật pháp Philippines” khi hoạt động ở Trường Sa.
Tuy nhiên, động thái này của hai bên rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Theo ông Panlilio, dự án hợp tác trên là một phần trong Chương trình phát triển Trung Quốc - Philippines sẽ được ký trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 30.8 - 3.9 của Tổng thống Benigno Aquino III. Tân Hoa xã đưa tin chuyến công du Trung Quốc của ông Aquino nhằm tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa dù hai bên có những bất đồng về tranh chấp trên biển.
Chính phủ Philippines vừa trấn an người dân rằng nước này sẽ đạt “lợi ích tương xứng với Trung Quốc” trong dự án cùng thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
--------------
*****

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Sau Tuyên bố chung...dân chài Việt Nam lại bị bắt nạt

Chỉ vài tuần lễ sau Tuyên bố chung cấp thứ trưởng Việt-Trung được đưa ra với những lời cam kết này nọ...,  thì lại có tin dưới đây (Nguồn Báo Thanh niên này 14/7/2011).     Thử hỏi người Việt Nam bình thường nào lại có thể không "bức xúc"?

Tàu cá báo cáo bị hải quân nước ngoài bắt giữ, tịch thu hải sản

Chiều 14.7, ông Võ Mưa (83 tuổi, ở P.6, TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết qua máy ICOM, anh Võ Văn Sỹ (27 tuổi, ở cùng P.6, thuyền trưởng tàu cá PY-90369TS) đã điện báo tin là tàu cá PY-90368TS do anh Võ Văn Tú (31 tuổi, con ông Mưa, làm thuyền trưởng) cùng với 8 ngư dân trên tàu bị hải quân nước ngoài bắt giữ vào lúc 15 giờ ngày 13.7, trong lúc đánh bắt ở ngư trường Trường Sa.
Hiện nay gia đình chưa có thông tin gì thêm về vụ việc trên. Ông Mưa đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ để các ngư dân trên tàu cá PY-90368TS sớm trở về. Chiều cùng ngày, đại tá Nguyễn Văn Thắm - Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết đang tiến hành xác minh nguồn tin báo của ngư dân về việc tàu cá PY-90368TS bị hải quân nước ngoài bắt giữ.
* UBND xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hôm qua cho biết tàu cá QNg-98868TS do ngư dân Nguyễn Thừa (38 tuổi, ở xã Phổ Quang) làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân khác đã bị tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 rượt đuổi, lấy hải sản và đánh đập trong khi đang hành nghề lưới cản tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa vào hôm 5.7.
Theo thông tin ban đầu, sau một hồi rượt đuổi, tàu chiến Trung Quốc đã thả ca-nô gồm 10 người có trang bị súng, dùi cui xông lên tàu cá, đánh đập thuyền trưởng Thừa và lục soát khắp tàu lấy khoảng 1 tấn cá; sau đó đuổi không cho các ngư dân tiếp tục hành nghề tại vùng biển này nữa. Hiện tàu cá QNg-98868TS và các ngư dân vẫn chưa trở về địa phương.
Đức Huy - Hiển Cừ

 

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

'Cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu, máy bay hiện đại'

Đó là một tin vui mà chủ blog tôi tìm thấy trên



Trao đổi với báo chí ngày 7/7, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết, thời gian tới, lực lượng cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu có trọng tải trên 2.000 tấn, hoạt động liên tục 40 ngày đêm trên biển cùng máy bay hiện đại. - Nhiều năm qua, ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tàu nước ngoài đe dọa về tính mạng và tài sản khi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền. Trách nhiệm của lực lượng cảnh sát biển được thể hiện ra sao?
- Chúng tôi tổ chức phương thức hoạt động trên cơ sở duy trì sự có mặt cảnh sát biển càng nhiều ngày trên biển càng tốt đặc biệt ở vùng biển giáp ranh, chồng lấn. Những năm gần đây cảnh sát biển Việt Nam đã tăng cường hoạt động để ngư dân thấy có lực lượng cảnh sát biển thì yên tâm hơn nhất là khi có tình huống phức tạp. Đồng thời, nếu bà con ngư dân vượt sang biển nước khác thì chúng tôi cũng thông báo, ngăn chặn việc vi phạm vùng biển nước bạn.
Tuy nhiên, do diện tích vùng biển nước ta lên tới 1 triệu km2, phương tiện hạn chế nên các vùng biển xa thì chưa thể đi thường xuyên. Các phương tiện chưa bảo đảm đi trong thời tiết phức tạp, sóng gió cấp 9-10 hoặc dài ngày trên biển. Hiện tại lực lượng cảnh sát biển chỉ đáp ứng được 30-40% so với yêu cầu.
Còn về vấn đề khai thác thủy sản trên biển thì theo tôi chỉ khi nào giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quốc gia trong khu vực có văn bản ký hợp tác khai thác thủy sản thì bà con mới thực sự yên tâm đánh bắt.
- Cảnh sát biển là một trong các cơ quan đầu mối hợp tác chung về nghề cá với Trung Quốc. Hiện nay việc hợp tác như thế nào?
- Hợp tác với các lực lượng của Trung Quốc trên biển thì cảnh sát biển là một cơ quan đầu mối, cùng phối hợp với hải quân, bộ đội biên phòng và Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Hàng năm hai nước đều duy trì việc rà soát vùng đánh cá chung, trong quá trình đó kiểm tra cả tàu Việt Nam và Trung Quốc. Nhìn chung, việc hợp tác đã có kết quả tốt, góp phần chấn chỉnh hoạt động đánh bắt thủy sản.
Chúng tôi đã đề nghị Chính phủ cho phép lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc. Nếu chưa triển khai được toàn bộ thì thực hiện trước ở một số tỉnh miền biển.
- Ngoài việc hợp tác, chúng ta cần chủ động trang bị phương tiện như thế nào để đảm bảo việc duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển chủ quyền?
- Về mặt phương tiện, dù kinh tế nhiều khó khăn nhưng Chính phủ rất quan tâm tới các lực lượng bảo vệ, giữ gìn trật tự, an ninh trên biển. Tới đây cảnh sát biển sẽ được tập trung đầu tư tàu và sẽ có tàu trên 2.000 tấn, đảm bảo hoạt động liên tục 40 ngày đêm trong thời tiết phức tạp gió cấp 12 sóng cấp 9; tàu cứu nạn, sân bay trực thăng, buồng quân y cấp cứu được 120 người... Ngoài ra, cảnh sát biển cũng được trang bị máy bay để tuần thám toàn bộ vùng biển thềm lục địa Việt Nam.
- Trong trường hợp quốc gia khác thực hiện thăm dò dầu khí, đặt giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế thì thì cảnh sát biển sẽ bảo vệ chủ quyền như thế nào?
- Bảo vệ vùng biển chủ quyền phải là sức mạnh tổng hợp chứ không thể chỉ do một lực lượng mà có thể làm được. Trên biển, tất cả lực lượng có tàu thuyền đều phải tham gia bảo vệ chủ quyền. Trong đó hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt.
Nếu nước ngoài đến thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa - tức là vùng biển chủ quyền của ta thì phải bảo vệ đến cùng. Đây là biển của Việt Nam chứ không phải là vùng biển chồng lấn. Việt Nam là thành viên của công ước Luật biển 1982 nên sẽ làm đúng trách nhiệm và điều khoản của Công ước, đồng thời, yêu cầu các nước khác thực hiện đúng như thế.
Còn nếu nước nào đặt giàn khoan thì rõ ràng đã vi phạm quyền chủ quyền của chúng ta. Chúng ta cương quyết không để xảy ra việc này. Tuy nhiên, chúng ta luôn tuân thủ nguyên tắc giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở hòa bình và độc lập chủ quyền, đó là quan điểm xuyên suốt của Việt Nam.
Nguyễn Hưng ghi

--------------
*****

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Tin mới: Hacker đột nhập nhiều web Trung Quốc khẳng định chủ quyền HS, TS của Việt Nam!

 Tuổi trẻ thứ Sáu ngày 03/6/2011 đưa tin nguồn của TTXVN:
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động tại Biển Đông.
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt Nam.
TTXVN
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động tại Biển Đông.
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt Nam.
TTXVN


 

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Giàn khoan khổng lồ Trung Quốc định đưa vào Biển Đông

                          Hinh ảnh  giàng khoan CNOOC 981 đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng 

Theo tin tức báo chí Trung Quốc, nước này đã nghiên cứu, chế tạo được một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu và đã bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào cuối tháng 5 vừa qua. Giàn khoan được đặt tên CNOOC 981, có tổng đầu tư khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (923 triệu USD), dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m, tương đương tòa nhà 45 tầng và nặng 31.000 tấn.
Giàn khoan có khả năng hoạt động ngoài khơi ở vùng biển sâu tối đa 3.000 m, khoan sâu khoảng 12.000 m dưới đáy biển. CNOOC 981 được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, có thể chịu được những rung chấn do bão siêu cấp gây ra. Theo CNOOC, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí từ tháng 7 tới.
Cho đến nay chưa có tin chính thức về vị trí nào trên Biển Đông mà giàn khoan sẽ hoạt động. Cũng có thể giàn khoan sẽ di chuyển và hoạt động tại các vị trí khác nhau. Nhưng điều này đang gây ra mối quan ngại rất lớntừ phía các nước ven bờ Biển Đông cũng như các nước có lợi ích hàng hải tại đây. Rất có thể đấy sẽ là một nhân tố tiếp theo gây căng thảng thêm tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực.   
--------------
*****

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này