Hiển thị các bài đăng có nhãn Tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Nợ công của Việt Nam đích thực là bao nhiêu?

Theo Tuổi trẻ ngày 26/04/2013 tại cuộc hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với VN” do Viện hàn lâm Khoa học VN tổ chức ngày 25-4 đã được nghe trình bày hai cách tính nợ công, Đó là 128,9 tỉ USD (theo thông lệ thế giới);và  66,8 tỉ USD (theo cách tính của Việt Nam)
Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 - gần gấp đôi mức VN công bố chính thức.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch - đầu tư), cũng đồng tình và chỉ ra rằng năm 2011, ước tính theo quốc tế thì nợ công của VN là 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP. Nhưng con số mà Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ USD và bằng 55% GDP.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nên trưng dụng đội tàu sắt rĩ của Vinashin để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Theo các nguồn tin chính thức hiện đang có gần 100 con tàu vận tải có tải trong lớn và rất lớn của Việt Nam đang nằm bất động tại các cảng trong và ngoài nước làm phát sinh nhiều phí tổn về phí bảo trì, bảo hiểm, thuê bến đỗ v.v...Hầu hết các con tàu này đã không thể trả lương cho thủy thủ của mình trong nhiều tháng. Tình trạng này đã kéo dài từ  năm 2009 khi Vinashin đổ vỡ, đến nay bản thân những con tàu đó đang xuống cấp nghiêm trọng, muốn bán cũng khó có người  mua, bán được cũng không đủ để trả nợ.
Tàu đóng dở, người lao động lay lắt Ảnh: Thu Hằng
Một con tàu đang đóng bỏ dỡ của Vinashin

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Đã tham nhũng còn lãng phí !

Vài tuần trước tôi có đăng một "chuyện thường ngày ở huyện" tại đây  http://trankinhnghi.blogspot.com/2013/01/cchuyen-binh-thuong-cua-mot-xa-hoi.html

Và chuyện đó chưa chấm hết...Hôm nay một nhóm thợ (mặc đồ thường dân) lại đến phố Tô Hiệu đào bới vỉa hè....Và họ đã làm vỡ một ống nước khiến nước tuôn ra ào ào suốt hơn một tiếng đồng hồ.  Người dân rất xót của nhìn giòng nước trôi xuống cống và tràn ngập lòng đường. Nước tạo ra bùn bẩn và cản trở giao thông. Tấm ảnh dưới đây được chụp sau khi giòng nước đã được tạm thời bịt lại chờ xử lý.
 
Hỏi ra mới biết mấy người "thợ không chuyên" đó đang tìm chỗ để cắt bỏ vĩnh viễn cái đường ống nước đã được thay thế hồi trước Tết! Không có sơ đồ đường ống, họ chỉ biết mò mẫm dò tìm hú họa dọc theo tuyến phố, không trúng chỗ này thì đào chỗ khác. Khi ống nước vỡ họ cứ loay hoai tìm cái họ gọi là "mối nối" gì đó... mà không quan tâm đến việc bịt chỗ ống nước vỡ, mặc kệ nước cứ chảy. Chỗ nước thất thoát ước tính mất hàng nghìn mét khối. Không biết ai chịu thất thoát này, nếu không phải là người tiêu dùng?

Qua đó cho thấy, cái gọi là "Dự án di dời đồng hồ nước từ trong nhà ra ngoài nhà" nghe đã vô lý. Và những việc làm khuất tất sớm muộn cũng phơi bày ra, trong đó có vụ vỡ ống nước hôm nay. Tuy nhiên, như thường lệ, mọi dự án đều "hoàn thành xuất sắc" và những kẻ vụ lợi đã cao chạy xa bay. Bây giờ chỉ thấy mấy người thợ thường dân được thuê để khắc phục hậu quả...; họ có nhỡ làm vỡ ống nước cũng là chuyện bình thường. Nước chảy, bèo càng dễ trôi mà ! Đó là thứ triết lý đơn giản ở  một xã hội mà tham nhũng đã trở thành "cơ chế". Bọn tham nhũng ăn một phá mười, lãng phí nước chỉ là chuyện vặt so với những vụ tầy đình như PMU, Năm Cam, Vinashin, Vinalines, Vietnam Airlines, v.v...../.        
       

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Tư liệu: Quân đội làm Kinh tế

Hiện tại, Bộ quốc phòng đang quản lý hơn 110 doanh nghiệp, hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh như: Cơ khí, hóa chất; Nông, lâm và hải sản; Điện, điện tử, viễn thông; Dệt may, da giày; Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm; Thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng, Vật liệu xây dựng…

Thiếu tướng là cấp bậc cao nhất cho Tổng giám đốc Tổng Công ty
Thiếu tướng là cấp bậc cao nhất cho Tổng giám đốc Tổng Công ty.

Trực thuộc và chịu sự quản lý của Bộ Quốc Phòng, các doanh nghiệp quân đội tùy theo quân số (số lượng quân nhân, công nhân viên, nhân viên), tính chất và nhiệm vụ sẽ đóng vai trò tương đương một Quân khu/Quân chủng (Tập đoàn Viettel), Quân đoàn/Binh chủng (Các Tổng công ty), hoặc Sư đoàn (Các công ty).
Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5-4-2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam:

(Các quân hàm Chuẩn đô đốc/Phó Đô Đốc/Đô Đốc dùng cho binh chủng hải quân)
(Các quân hàm Chuẩn đô đốc/Phó Đô Đốc/Đô Đốc dùng cho binh chủng hải quân) .

Theo đó, Tập đoàn Viettel - tập đoàn kinh tế duy nhất của quân đội - cũng là doanh nghiệp quân đội duy nhất có TGĐ giữ quân hàm Trung tướng, đó là Trung tướng Hoàng Anh Xuân - Tổng giám đốc Viettel.
Quân hàm này tương tương ứng với chức vụ Tư lệnh Quân khu/Quân chủng/Chủ nhiệm tổng cục. Quân số Viettel hiện có hơn 30.000 người, cũng tương đương 1 quân đoàn.
Hai lãnh đạo khác của Tập đoàn Viettel đã được phong quân hàm Thiếu tướng là các Phó Tổng giám đốc: Dương Văn Tính (Bí thư Đảng ủy) và ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Tại các Tổng công ty Quân đội (tương đương các Quân đoàn/Binh chủng), chức vụ Tổng giám đốc (tương đương Tư lệnh) và Bí thư Đảng ủy (tương đương Chính ủy) của các đơn vị này, cấp bậc quân hàm cao nhất được trao là Thiếu tướng.
Các Tổng giám đốc (~ Tư lệnh) và Chính ủy kiêm Phó Tổng giám đốc của Các Tổng Công ty đã được phong hàm cấp Thiếu tướng gồm:
Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12):
- Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung, Tổng Giám đốc (Tư lệnh)
- Thiếu tướng Trần Thanh Hải, Chính ủy Binh đoàn 12 kiêm Phó Tổng giám đốc.
Tổng Công ty 15 (Binh đoàn 15): Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang, Tổng Giám đốc (Tư lệnh)
Tổng Công ty Đông Bắc: Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, Tổng Giám đốc (Tư lệnh)
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: Thiếu tướng Nguyễn Đăng Nghiêm, Tổng Giám đốc (~Chuẩn Đô đốc)
Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (VNH): Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Chủ tịch kiêm TGĐ
Tại các Công ty Quân đội (tương đương các Sư đoàn/Vùng hải quân/Vùng cảnh sát biển), Tổng giám đốc (tương đương Tư lệnh) và Chính ủy của các đơn vị này, cấp bậc quân hàm cao nhất được trao là Đại tá.
Theo quy định, việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với lãnh đạo này là do:
- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại.
Theo cấp tổ chức, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn), Cấp cao nhất là Quân đoàn (Binh đoàn).
Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc.
Ngày 26-6-1980, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 27, về việc Quân đội thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng kinh tế, sau đó, ngày 27-9-1980 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 579/QĐ-QP chuyển nhiệm vụ của các đơn vị lực lượng vũ trang từ huấn luyện quân sự sang nhiệm vụ xây dựng kinh tế, dưới hình thức các Công ty trong quân đội (tiền thân là các Sư đoàn/Binh đoàn).
Ngày 19-8-2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 1455/TTg-ĐMDN về việc thành lập các Tổng Công ty hoạt động theo hình thức Công ty mẹ – Công ty con trên cơ sở tổ chức lại các Công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ Quốc phòng, nhiều công ty đã chuyển đổi thành Tổng công ty.
Năm 2012, khối doanh nghiệp quân đội (100% vốn nhà nước) đạt doanh thu hơn 221 nghìn tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2011), lợi nhuận đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2011), nộp ngân sách hơn 17 nghìn tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2011), tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 195 ngàn người, thu nhập bình quân người lao động 8,5 triệu đồng/người/tháng...
Theo Kỳ Anh CafeF/Tranhungo9


Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Ban Nội chính TƯ chính thức ra mắt

 

Toàn cảnh nhân sự Ban Nội chính Trung ương
Dự kiến ngày 4-2, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chính thức ra mắt. Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương gồm 1 trưởng ban và 3 phó ban.
Ngày 28-12-2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư.

Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh (sinh năm 1953) là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Thanh quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Học vị: Tiến sĩ. Chức vụ hiện tại: Trưởng ban Nội chính Trung ương, trước đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 2 năm 1980.
Ông từng là Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn, Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, sau đó là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1996 ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 2003, sau khi ông Nguyễn Đức Hạt được điều động làm Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Bá Thanh thay ông Nguyễn Đức hạt giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Thanh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá IX, XI và XII.
Phó Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc
Ông Phan Đình Trạc – Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An vừa được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Phó Ban nội chính T.Ư Phan Đình Trạc
Phó Ban nội chính T.Ư Phan Đình Trạc.
Ông Phan Đình Trạc sinh ngày 25-8-1958, quê xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu; chuyên môn nghiệp vụ: Đại học An ninh Nhân dân (ngành điều tra tội phạm); Lý luận chính trị: Cử nhân.
Ông Phan Đình Trạc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XVII vào tháng 10-2010, sẽ tiếp nhận trọng trách mới tại Ban Nội chính trung ương.
Chia sẻ về việc được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban này chính thức đi vào hoạt động được một ngày, ông Phan Đình Trạc cười nói: “Không, tôi không bất ngờ về quyết định này của Bộ Chính trị. Là người của Đảng thì luôn sẵn sàng, bảo đi là đi, bảo ở là ở thôi”.
Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn
Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Ban Nội chính Trung ương. Ông Tuấn là tiến sĩ luật.

Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn
Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn.
Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ. Tháng 12-2008, ông Tuấn sang làm phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ

Khi ra Trung ương nhận nhiệm vụ, ông Thanh điều động theo 5 cán bộ ở Đà Nẵng, gồm ông Phan Văn Tâm, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; ông Lê Hồng Minh, Chánh văn phòng HĐND TP Đà Nẵng; 2 trợ lý và một lái xe.
Theo Người Lao Động
Theo Ông Phạm Anh Tuấn – Phó Ban Nội chính Trung ương, ngày mai (4-2) là ngày chính thức ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và cũng là ngày ra mắt cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là Ban Nội chính Trung ương. Trong phiên họp đầu tiên, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định những định hướng công tác năm 2013.
Ngày 31-1, đã chuyển 86 cán bộ, nhân viên của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sang Ban Nội chính Trung ương.
Chiều ngày 1-2, đã chuyển giao 22 cán bộ, công chức của Vụ Nội chính và Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Trung ương Đảng về Ban. Về mặt cơ học, Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ, công chức không tính lãnh đạo Ban.

Nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương gồm 6 nhóm:
Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Thứ hai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ ương về PCTN giao.
Thứ ba, thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ tư, tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp.
Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN.
Thứ sáu, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Nguồn: TiềnPhong

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong tuyên b sáng ngày 4/2:

 'Ban chỉ đạo chống tham nhũng không ngại lực cản nào....Thành viên Ban chỉ đạo phải là tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào"

> 'Cả dân tộc chống tham nhũng thì không sợ trù dập'/ 'Tham nhũng nghiêm trọng, gây bất bình trong xã hội'

Sáng 4/2, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã ra mắt. Ban chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã trình bày dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên của Ban; dự kiến chương trình công tác năm 2013 và một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đốc đốc giải quyết. Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban và các thành viên; dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên; chương trình công tác.
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Việc thành lập Ban chỉ đạo lần này với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, vừa kế thừa những cái đã có trước, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN.
Tổng bí thư đã phân tích những điều kiện thuận lợi như: toàn Đảng, toàn dân quyết tâm rất cao; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, có nghĩa là Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, các cấp, các ngành, trong cả hệ thống chính trị. Thành phần Ban Chỉ đạo lần này gồm đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, trong số này nhiều người đã tham gia Ban Chỉ đạo trước đây, có kinh nghiệm công tác. Cơ quan Thường trực là Ban Nội chính Trung ương, do Bộ Chính trị thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có vị thế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng, không chỉ có chống mà cả phòng. Tuy nhiên, hoạt động của Ban cũng đứng trước khó khăn, sức ép rất lớn, phải tạo chuyển biến rõ nét, phải làm tốt hơn trước đây, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
* 9 nhiệm vụ của Ban chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng

Tổng bí thư lưu ý, Ban chỉ đạo cần tổ chức công việc chặt chẽ, làm việc trách nhiệm, không thể tùy tiện. Mỗi thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch mới chống được tham nhũng.
"Tất cả 16 đồng chí thành viên Ban chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. Chúng ta phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan, nếu không dân không tin", Tổng bí thư nhấn mạnh.

Tổng bí thư yêu cầu Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cần gương mẫu, đi đầu, sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, hiệu quả; xây dựng nội quy, quy chế làm việc rõ ràng. Đối với những vụ án lớn, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng không sa vào xử lý từng vụ án cụ thể, không làm thay chức năng của cơ quan nhà nước; chỉ giám sát việc xử lý các vụ việc; phối hợp với các ngành, các cấp, đôn đốc làm đúng chức năng nhiệm vụ, theo quy định của pháp luật; cho định hướng chỉ đạo đối với một số vụ trọng điểm, phức tạp, để kéo dài, hoặc có ý kiến khác nhau.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gồm 16 thành viên. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. 5 Phó ban gồm các ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban bí thư; Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Các ủy viên gồm các các ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao; Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện KSND tối cao; Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Theo TTXVN

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Chuyện bình thường của một xã hội không bình thường

Suốt tuần qua từng tóp công nhân xưng danh "công ty cấp nước" thay nhau đào bới vỉa hè cả tuyến phố Tô Hiêu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội  nói là "để chuyển đồng hồ nước từ trong nhà ra ngoài". Nghe đơn giản vậy, nhưng thực ra đó là cả một mưu đồ tính toán của một nhóm lợi ích. Sao lúc khác không làm, lại nhè lúc sắp Tết ? Dân đã quen với đồng hồ nước đặt bên trong nhà và đồng hồ mới lắp còn tốt sao phải thay thế?   Đã thế vừa thông báo xong là thực hiện liền khiến dân không kịp chuẩn ai cũng sợ bị cắt nước mất ăn Tết! Dân đùa: "Lại dự án đến hẹn giải ngân đây mà!" Năm nào họ đào bới vỉa hè vào dịp cuối năm khi thì lắp lại gạch, khi thì lắp đặt các loại cáp điện, ống nước ....  

Nhưng , điều tồi tệ hơn thế đã diễn ra khi mọi người nhận ra rằng cùng với việc mắc lại đồng hồ nước,  người ta đã cắt bỏ luôn toàn bộ hệ thống ống cấp nước cũ vốn có đủ áp lực mạnh chảy lên các tầng cao giúp tuyến phố này thoát cảnh "tự cung tự cấp" với những đường ống chằng chịt cùng bể ngầm, bể treo và máy bơm, thật là sướng! Những tưởng đó là niềm tự hào dù nhỏ nhoi của phố Tô Hiệu. Nhưng niềm tự hào đó đã không tồn tại được bao lâu! Giờ thì  xin mời quý ông, quý bà hãy dùng một đường nước bình thường chỉ đủ chảy vào tầng I thôi nhé! Các công đoạn còn lại xin mời quý vị "tùy nghi di tản"! 
Bằng động tác "độc quyền" bất ngờ này, phía công ty cấp nước đã "hô biến" mấy trăm hộ dân trở lại với thời kỳ  "tự cung tự cấp" của thế kỷ 20 khiến nhà nhà chỉ còn cách khẩn trương  mua sắm thiết bị , vật tư để xây lại bể chứa , lắp lại máy bơm.... Tất cả diễn ra như thể trên thế gian này không hề có chuyện Nhà cung cấp nước có nghĩa vụ phải cung cấp nước lên tầng cao cho phố phường!  

Có người thắc mắc : Lẽ nào công ty cấp nước không nhân ra sự lãng phí (của cả người dân và Nhà nước) qua việc cắt bỏ một hệ thống cấp nước đang yên lành như vậy ?  Lẽ nào họ không biết rằng hệ thống cấp nước hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu thất thoát nước, tiết kiệm điện năng và các loại chi phí không cần thiết và cũng để đảm bảo mỹ quan đô thị ? Nếu biết thì tại sao họ hành động như những "con kiến leo cành đa" và hát mãi "bài ca xây-phá -xây" như thế? Sự thể đơn giản là , để đối lấy một món tiền nhỏ nhoi làm "quà Tết", họ sẵn sàng cho xóa sổ một hệ thống cấp nước đang vận hành tốt và coi đó như một "sáng kiến cải tiến". Nhưng thực ra đó là hành động phá hoại với đầy đủ những tội danh của nó. Trớ trêu thay, tại đất nước này, những hành động phá hoại như vậy lại được coi là thành tích góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng cao!
 
Biện pháp khác thường nói trên của cơ quan cấp nước tại Thủ đô chắc chắn không phải là một việc làm tự phát nhỏ lẻ (?) Nó cho thấy một tình trạng chung  đã ăn sâu bám rể trong toàn bộ hệ thống công quyền, đặc biệt các tổ chức kinh tế độc quyền nhà nước. Đối với họ, đó là một mánh lới kinh doanh được coi là bình thường nhằm đưa lại  những khoản "thu nhập thêm" để "động viên cán bộ công nhân viên hăng hái hoàn thành nhiệm vụ" .... Và tất cả đều được che đậy dưới những cái tên gọi là "dự án"....  Nhưng cái mất lớn hơn là ở sự xuống cấp về tư cách và đạo đức của toàn bộ đội ngũ công chức, đế một ngày kia họ không biết mình đang làm việc cho ai và vì ai. Đó là lúc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước lâm nguy khi lòng tin của nhân dân không còn nữa./.
 

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Khi công tác quản lý phố phường như quản lý làng xã

Suốt đêm qua và cả ngày hôm nay mất điện. Không nét, không TV, di động hết pin không sạc được, đọc xong mấy tờ báo giấy đành ra phố. Vừa bước ra cửa gặp ngay một công trường với hàng chục công nhân  đang tháo nắp cống, thiết bị dụng cụ để bừa bộn chắn hết một đoạn phố . Hình như họ đang lắp đặt đường giây cáp điện. Lại điện! Đúng là điên nặng điện ! Nhưng tội nghiệp cho họ, ban ngày phố quá đông không thi công được họ phải làm đêm. Nhiều đêm trước họ đã làm như vậy. Trong đêm thanh tịnh tiếng máy ầm ì nhức óc, chốc chốc lại ầm lên một tiếng như thời  bom B 52 oanh tạc thủ đô khiến nhiều người tỉnh giấc. Cũng tội nghiệp cho các cụ già khi đã tỉnh giấc thì khó mà ngủ lại được, đành mở mắt  chờ sáng .

Từ ngày có tuyến phố mới được đặt tên Tô Hiệu này, tuy chỉ gần mười năm nhưng đã mấy chục lần người dân chứng kiến cảnh đào bới, khi thì giữa lòng đường , khi thì bên lề đường, khi thì trên vỉ hè, hết bên trái sang bên phải ...Ừ thì phải có lý do gì đó người ta mới đào bới!. Nhưng thực sự không thể hiểu tại sao người ta đào lên lấp lại quá nhiều lần lãng phí công của như vậy ? Người bảo vì đó là lề lối làm việc không khoa học, kẻ bảo đơn giản là vì dốt, người khác quả quyết rằng đó là một trong những cách để rút "tiền chùa"! Có dự án là có tiền mà! 

Góc phố Tô Hiệu và Làng Quốc tế Thăng Long
Định  bụng thoát ra khỏi đoạn đường ồn ào bụi bậm để đến công viên Nghĩa Đô cho thoáng... Nhưng không phải dễ ! Hai  bên vỉa hè chặt cứng xe máy. Các hàng quán cố tình dùng xe máy và chậu kiểng để chắn người qua lại phần vĩa hè trước cửa hàng của họ. Phần đường tiếp giáp vỉa hè thì ô tô đỗ san sát. Vậy nên người đi bộ không có cách nào khác phải bước xuống lòng đường, đúng hơn là đi giữa đường, nhưng không được "thênh thang ta bước" như thời  Tố Hữu đâu nhé, trái lại, luôn  nơm nớp lo sợ bị xe tông vào người từ bốn phía . Phải mất quãng 45 phút để thoát khỏi đoạn đường không đầy 300 mét. Ra đến công viên giờ này cũng đông nghịt người. Không khí cũng rất nặng mùi nước hồ bị ô nhiễm quyện với mùi của mấy quán nhậu sát rào công viên tỏa ra . Thôi thì, dù sao cũng còn một nơi mà ở đó người ta có thể đi bộ không sợ bị xe cộ tông vào. đó chính là công viên !     

Không muốn nghĩ ngợi cho đỡ mệt óc. Nhưng rồi cũng phải nghĩ: Phải chăng khu phố mới hình thành này của Thủ đô Hà Nội mở rộng chính là một hình mẫu phát triển kiểu Việt Nam? Ai bảo kinh tế Việt Nam đang chết thì hãy đến phố Tô Hiệu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội sẽ thấy nó không bao giờ chết, thậm chí còn rất sinh động nữa kia!  Này nhé, phố phường rất đông đúc tấp nập, nhà dân hai bên phố và các ngõ, ngách đều biến thành cửa hàng; quán nhậu, cà fê đèn sáng, đèn mờ... Chúng mọc ra nhanh hơn cả nấm rừng sau cơn mưa. Dân lao động tứ xứ đổ về đây đông vô kể. Họ làm đủ thứ nghề,  từ nhân viên bán hàng, tiếp thị, hàng rong đến đánh giầy, thu mua đồng nát, v.v...Mọi góc phố, lề đường đến ngõ, ngách đều có thể biến thành nơi hành nghề gì đó, chợ cóc mọc lên tại bất cứ nơi nào có thể .... Tất nhiên cũng có những chú bảo vệ mặc đồng phục đứng ngồi la liệt trước các hàng quán dưới bóng đèn xanh đỏ nấp nháy đủ kiểu thật vui mắt. Đây đó thấp thoáng bóng các cô váy ngắn chân dài mắt xanh mỏ đỏ lượn phố trông như Hà Nôi thời Tây hay Sài Gòn thời Mĩ vậy!

4 căn biêt thự đang được xây chen lán vỉa hè tại rìa Làng Quốc tế Thăng Long
 Điều đáng nói là mật độ dân số tại khu vực này quá cao so với cơ sở hạ tầng, giao thông, dịch vụ và môi trường sống, đặc biệt thiếu trầm trọng các cơ sở công cộng như phòng họp, thư viện, nhà trẻ, sân chơi , v.v... Nhưng không hiểu vì lý do gì, chính quyền vẫn cho phép các dự án xây chen nhà ở tại một vài lô đất kẹt hiếm hoi còn sót lại trong khu vực? Trong số này có 4 căn biệt thự sắp hoàn thành bên mép Làng Quốc tế Thăng Long (ảnh trên) và đang định xây một dãy nhà 5 tầng liền kề chạy dài khoảng 400mét giữa Làng này và Phố Tô Hiệu. Nhân dân kháo nhau rằng dãy nhà này nếu được tiến hành sẽ như một bức tường "kỳ quan" của ngành xây dựng Hà Nội. Điều khó hiểu là, trong lúc thị trường bất động sản Hà Nội ế ẩm không có người mua, nhưng vẫn có một công ty tên là INDECO rất sốt sắng phối hợp cùng các cơ quan Phường, Quận trong một dự án nhà ở theo phương thức "xã hội hóa". Liệu nhà đó để bán cho ai và ai là người có lợi mà họ bất chấp lợi ich lâu dài của cộng đồng?. Qua các cuộc tiếp dân cho thấy kể cả một số vị quan chức cũng quan niệm rằng  hễ chỗ nào còn đất trống đều nên xây nhà ở hoặc giao cho các công ty kinh doanh để thu tiền phục vụ các công trình  "xã hội hóa" vốn là phương thức mơ hồ khó kiếm soát. Có vị còn viện dẫn tình trạng nhà cửa chen chúc tại các làng cũ trong Quận để nói rằng dân ở khu phố mới này còn sướng chán!. Thì ra họ vẫn mang quan niệm quản lý làng xã vào quản lý đô thị. Với đà này, e rằng chẳng mấy chốc khu phố mới xung quanh Phố Tô Hiệu và Làng Quốc tế Thăng Long  sẽ biến thành một ngôi làng thực thụ giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến./.    


Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Công viên Nghĩa Đô đang biến dạng

Công viên Nghĩa Đô được xây dựng từ 10 năm trước theo định hướng "công viên cây xanh". Hàng ngày có hàng trăm người đến đây từ các khu dân cư lân cận, thậm chí xa vài ba cây số, để đi bộ, tập dưỡng sinh hoặc đơn giản là nghĩ ngơi, đọc sách… Sáng chiều là những giờ cao điểm thường chứng kiến cảnh "quá tải" không chỉ trên các lối đi bộ mà cả các bãi cỏ và sân tập...  Vị trí giữa khu dân cư đông đúc, bốn bề tiếp giáp các  tuyến đường có hồ nước, quanh hồ có đường đi bộ, cây cối rợp bóng mát, chính là thế mạnh của công viên này. Nếu được sự quan tâm đúng hướng của các cơ quan chức năng Công viên Nghĩa Đô hoàn toàn có thể trở thành  một công viên cây xanh kiểu mẫu của Thủ đô tránh được tình trạng bị “địch vụ hóa” như  đang thấy tại hầu hết các công viên mới và cũ của Hà Nội .

Dự án khu vui chơi trẻ em xây chồng lên vườn hoa cây cảnh
Tuy nhiên, đáng tiếc là, thời gian gần đây,  không hiểu vì lý do gì, Quận Cầu Giấy đang cho phép thi công một số công trình bên trong hoặc sát hàng rào  của Công viên dẫn đến tình trạng ô nhiễm và nguy cơ thay đổi toàn bộ diện mạo và công năng của Công viên này.

Mới đây Quận đã cho xe ủi san bằng khu vườn hoa cây cảnh đang tươi tốt rộng gần 5.000 m2 tại vị trí đẹp nhất bên trái cổng chính của Công viên để thay vào bằng một khu vui chơi giành cho trẻ em. Đồng thời một khu nhỏ hơn giành cho người lớn cũng được xây lên bên cổng phụ . Khi dư luân xôn xao, thì thấy trương  lên sơ đồ "Dự án khai thác quỷ đất" theo phương thức xã hội hóa. tổng kinh phí dự toán là 5 tỷ đồng. Công trình này đã hoàn thành khá chóng vánh chỉ sau 2 tháng đưa vào sử dụng với những phản ứng lẫn lộn từ công chúng. Người thì hoan nghênh khi nhìn thấy sự mới mẽ, người thì phê phán cách làm dự án thiếu minh bạch với lối quan niệm sai lệch, lẫn lộn giữa  công viên  cây xanh và  khu vui chơi giải trí, nên đã  phá vỡ cấu trúc ban đầu của một công viên cây xanh - nơi cần  không gian yên tĩnh, mát mẽ với không khí trong lành, để biến thành nơi ồn ào, náo nhiệt; thoạt nhìn tưởng là thuận tiện, nhưng thực chất sự xô bồ, chơi không ra chơi, nghĩ ngơi không ra nghĩ ngơi; mới đưa vào sử dụng đã cho thấy một số hạng mục kém chất lượng và sự bất cập trong quản lý. Mấy ki-ốt mới mọc lên bên cạnh gây cảm giác chật chội và lộn xộn mất mĩ quan. Nhiều ý kiến cho rằng số tiền đó đáng ra nên dùng để sửa chữa nhiều hạn mục đã bị xuống cấp của Công viên; các khu vui chơi nên xây tại các khu đất còn trống, không nên thay vào vị trí trung tâm Công viên đã ổn định.
Nhiều ki-ốt mọc lên 

Có một hiện tượng đáng nói là, ngay sau khi hoàn thành hai khu vui chơi nói trên, người ta thấy có ít nhất là hai “dự án” khác đang diễn ra trên đất Công viên hoặc giáp sát hàng rào Công viên.  Cụ thể, đó là lô đất rộng khoảng hơn 3.000 m2 thuộc góc trái của Công viên giáp đường Nguyễn Văn Huyên  vừa  được quây tường bao, để làm gì chưa thấy công báo (Xem ảnh dưới)

Quay tường chiếm đất (bên góc trái Công viên)
Cổng vào lỡ lói lâu ngày  không tu sửa










Một điểm nhậu nữa đang "mọc ra" trên đất cây xanh gipá  Công viên


Đồng thời một dự án khác đang diễn ra tại lô đất hình tam giác bên phải Nhà Văn Hóa Phường Dịch Vọng giáp đường Chùa Hà  cũng khá rộng vốn là "đất kẹt" đang trồng cây xanh. Mấy tháng trước có người vào trong chặt cây, san nền nhà và mở cổng giống như để xây một khu “ăn nhậu” thì phải(?). Vì lý do nào đó công việc  đã tạm ngừng một thời gian, nay lại tiếp tục với nhịp độ nhanh hơn. Họ xây  cả tường che chắn áp sát hàng rào sắt  của Công viên trông rất chướng mắt. Như vậy, cùng với khoảnh "đất kẹt" đắc địa bên trái Nhà Văn hóa Dịch Vọng lâu nay đã được "khai thác” làm quán bia gây ô nhiễm nguồn nước hồ, làm chết cá và ô nhiễm không khí, nếu khu ăn nhậu mới này hoàn thành thì gần như toàn bộ Công viên phía đường Chùa Hà sẽ bị vây hãm bởi hai “tổ hợp ăn nhậu”; nguyên nhân ô nhiễm chắc chắn sẽ tăng hơn nhiều cả đối với không khí, nguồn nước và cả văn hóa nữa!  
Động nhậu thải nước bẩn xuống hồ làm chết cá, gây ô nhiễm  
 
Thiết nghĩ những việc làm  khuất tất trên đây nếu không có sự “bật đèn xanh” từ một cơ quan công quyền thì không ai dám làm.  Dư luận nhân dân bất bình, khó hiểu trước cách thức quản lý đất công mà chính quyền địa phương đang áp dụng tại khu vực Công viên Nghĩa Đô. Thiết nghĩ Chính quyền Quận Cầu Giấy hoàn toàn có đủ thẩm quyền để thu hồi những phần “đất kẹt” hai bên Nhà Văn hóa Phường Dịch Vọng và sáp nhập vào Công viên Nghĩa Đô thành một công viên hoàn chĩnh, nhưng lại không làm như vậy. Những lô đất đắc địa đó đang trôi nỗi vào tay ai? Đó là dấu hỏi mà nhân dân muốn chính quyền làm rõ. Chậm còn hơn không, nhân dân khẩn thiết đề nghị các cơ quan hửu trách  hãy vào cuộc nhằm ngăn chặn những hoạt động xây dựng sai trái để bảo vệ Công viên Nghĩa Đô cho hôm nay và mai sau./.
  


Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Một trận bóng đầy kịch tính

Tại Việt Nam trong tháng qua gan 90 triệu khán giả đã nóng lòng chờ đợi một trận cầu “ fair play” giữa hai đội lâu nay vẫn thay nhau đứng đầu bảng quốc gia .Đó là trận đấu giữa đôi Cung Vua -CV do Đội trưởng mang áo số 4 (Tư) và đội Phủ Chúa-PC do Đội trưởng mang áo số 3 ( Ba ). Trọng tài chính điều khiển trận đấu là người có nhiều lý thuyết  nhưng thiếu thực tiễn và đây là trận rất khó khăn gay cấn đối với ông. Được cái ông rất tự tin.

Sau hơn 70 phút  trình đấu tẻ nhạt với những chiến thuật đã cũ rích không bên nào ghi điểm. Mãi đến phút thư 78, đội CV (Đội trưởng mang áo số 4) tân công liên tục không ngừng nghỉ, khiến cho dàn cầu thủ đội PC (Đội trưởng mang áo số 3) lúng túng,  nhiều lúc đã phải phạm lỗi thô bạo, thấm chí đích thân Đội trưởng đã phải hiúyt khủyu tay thẳng  vào mặt một cầu thủ của đội chủ nhà. Trọng tài chính đưng rất gần đó có thể dễ dàng quan sát hành động chơi xấu này trong khi khán giả cả sân la ó ... Nhưng mặc kệ ! Trọng tài đã không rút thẻ đỏ mà vẫy tay cho trận đấu tiếp tục. Đội CV nhân cơ hội này đã vận dụng chiến thuật "hồi mã thượng" chơi phòng ngự phản công cực kỳ linh hoạt bằng cách  phát môt đường bóng dài từ sân nhà sang khu cấm địa của  Đội PC . Đường bóng độc chiêu này đã bất ngờ hạ gục thủ môn đội PC. Tỷ số là 1-0 tạm thòi nghiêng về  Đội của CV. 

Những phút tiêp sau đó trôi qua vô cùng nặng nề và hồi họp đối với cả cầu thủ lẫn khán giả. Tuy nhiên do trận đấu đã được ngầm thỏa thuận dàn tỷ số chung cuộc phải  là HÒA . Trong một pha bất ngờ ở  phút 89,  Đội truởng đội PC đã chuyền bóng cho đồng đội ào lên phía khung thành đối phương, kẻ đá người đội đầu chuyền qua đưa lại  rất lộn xộn  để cuối cùng quả bóng lăn nhẹ vào lưới đội CV nâng tỷ số lên MỘT ĐỀU . Bàn thắng gây bất ngờ cho cả khán giả bên trong và ngoài sân, thậm chí không biết đích xác cầu thủ nào đã thực sự đưa bóng vào khung thành.  Trọng  tài  lúc này thở phào nhẹ nhõm ra bộ đĩnh đạc kéo hồi còi dài chấm dứt trận đấu.

Trận đấu dù sao cũng đã khá hấp dẫn ở những phút cuối khiến khán giả bớt tiếc tiền và công đã vào sân xem . Các khán giả theo dõi qua truyền hình chờ đợi chiếu lại pha ăn bàn cuối cùng, nhưng không rõ vì lý do gì  không thấy đài truyền hình đưa lại (?) 

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Trung ương thật sáng suốt!



Trái với mọi sự suy đoán, suy diễn của nhân dân và  giới nghiên cứu trong và ngoài nước, sau 15 ngày làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và toàn thể Ban chấp hành TW đã kết thúc thắng lợi đợt kiểm điểm với một sự dàn xếp cực kỳ hợp tình, hợp lý. Đó là, mặc dù Bộ Chính trị đã thống nhất đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng Ban Chấp hành Trung ương, sau khi thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay, đã đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.... 
(Xem đầy đủ nội dung tổng kết của Tổng Bí thư Ngyễn Phú Trọng tại đây http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/92724/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-be-mac-hoi-nghi-tu-6.html)

Hay thiệt! Như vậy là hoàn toàn đúng với phương châm và truyền thống của Đảng ta là đấu tranh phê và tự phê với tinh thần đoàn kết thương yêu lẫn nhau,  đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người quay lại! Biết đóng cửa dạy bảo, đùm bọc nhau như vậy thật phúc cho nước, may cho dân quá! Nhưng qua đây cũng thấy rõ hơn sự lợi hại của Trung ương - nơi  hội tụ tinh hoa trí tuệ của  các nhóm lợi ích!

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

15 ngày kiểm điểm TW đã hết?

Sáng nay ngồi cafe với mấy người bạn nghe được một tin "hơi hót": Tại phiên họp tối hôm qua, thứ  Bảy (ngày 13/10)  Hội nghị Trung ương 6 đã chính thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với kết quả lên tới 3/4 thành viên TW !.  Phải nói tin này hơi bất ngờ vì mới hôm qua vẫn còn dự luận khá phổ biến cho rằng ông Dũng sẽ bị hạ bệ...

TW làm việc ròng rã không ngơi nghĩ..., lẽ nào phó thường dân như  mình lại tiếc ngày CN (?) Vậy nên về nhà  mở máy search internet và gọi điện thoại hỏi thêm một số bạn bè.... Kết quả  thấy thông tin trên đang được loan truyền khá nhanh... Tuy chưa thể khẳng định, nhưng thấy nhiều khả năng tin đó là có thật,. Có nguồn tin còn dẫn ra số phiếu cụ th là 129/175 (tức khoảng 73,71% ý kiến ủng hộ). Trong số  hơn 20 ý kiến công khai ủng hộ có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Kim Ngân và các nhân vật cấp bộ /thứ trưởng khác.  Những người ủng hộ còn lên án và bác bỏ "trò mèo" của những người muốn lật đổ Thủ tướng  Dũng. Điều khá lạ lẫm là, số ý kiến công khai chống ông Dũng  tại Hội nghị TW lần này đếm không quá ngón của một bàn tay và lại là của những nhân vật ít quan trọng như  Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tuấn Khanh  và vài người khác.

Đến lúc này còn hơi sớm để "bình loạn". Nhưng nếu tin trên là đúng thì đó là điều đáng thất vọng. Chỉ khổ cho các  bác Tổng và Chủ cùng đại đa số lớp cán bộ hưu trí cũng như tất cả nạn nhân của  nạn  tham nhũng và các nhóm lới ích mà nhân dân và đất nước phải chịu đựng trong những năm qua . Phong trào phê và tự phê của  Bác Tổng coi như đã kết thúc mà không đem lại kết quả mong đợi. Không những thế nó giống như một gáo nước lạnh dội lên đầu những người hâm mộ và dân chúng nói chung khiến họ như đang khát nước mà không uống được hớp nào!  Đó là chưa kể không biết điều tai ương gì sẽ đến với họ sau đợt "trâu bò đánh nhau" lần này mà rốt cuộc trâu vẫn là trâu, bò vẫn là bò ?; và nền kinh tế đang èo uột của đất nước sẽ đi về đâu; cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ nghiêng sang hướng nào?  Thế mới biết thêm thế nào là vai trò của Trung ương  và các ủy viên của nó - nơi tập hợp tinh hoa của dân tộc (!). Thế mới biết thế nào  là sự khác nhau giữa các tầng nấc và nhóm lợi ích trong xã hội nước ta thời kỳ  'hậu cách mạng giải phóng dân tộc" và đang tiến thẳng lên CNXH.  

Liệu còn gì để hy vọng nữa không? Coi như Hội nghị đã kết thúc trước thời hạn, và việc còn lại có thlàm là hãy đón nghe bài tổng kết của Tổng Bí.thư xem sao./.    


Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Thấy gì qua những cột điện ở Việt Nam

Đây là một vài trong hàng trăm ngàn cột điện tại các thành phố Việt Nam lâu nay. Trên thân chúng thường nặng triễu những cuộn giây các loại chen lấn nhau trong mạng lưới điện chằng chịt ngang dọc vừa rối rắm vừa nguy hiểm!!!. Từ dưới lên trên thân cột là những họp kĩ thuật các loại trông như lính thủy đánh bộ Mỹ ra trận, trong đó có những họp đựng công tơ điện vốn là "sáng kiến" nhằm chống mất trộm điện từ thời bao cấp đến nay vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Nhiều cột điện xiêu vẹo nghiêng ngã như chực đổ quỵ bất cứ lúc nào. Chúng không chỉ cho thấy sự khác biệt bề ngoài so với cột điện trên thế giới mà còn nói lên cung cách quản  lý kinh tế-xã hội của đất nước này. Luôn đổ lỗi cho người tiêu dùng "thiếy ý thức trách nhiện" nhưng các nhà chức tránh dường như còn vô trách nhiệm hơn khi họ bất lực để tình trạng ngày càng xấu thêm .

Một trong những điều khó hiểu là những cuộn giây điện các loại treo lơ lững trong nắng mưa không biết để làm gì ? Người bảo để "dự trữ"... nhưng chẳng thấy sử dụng bao giờ ; kẻ khác bảo đó là "mẹo" để khai khống chi phí DA lấy tiền chia nhau,v.v....Chẳng biết thật hư ra sao (?). Có lẽ cái giá trị duy nhất của chúng (nếu có) là tạo nên sự hiếu kỳ đối với du khách ngoại quốc; dù sao, giữa phố phường đơn điệu những cột điện như thế là những "kỳ quang" !. Chỉ có các bác nông dân từ quê ra tĩnh nhìn thấy là tiếc ngẫn ngơ liền quy ra thóc xem được bao nhiêu...

Những cột điện với những mạng giây nhợ rối rắm như thế phơi bày ra giữa phố ai cũng thấy . Nhưng các khâu quản lý còn rối rắm hơn nhiều do sự chồng chéo giữa các ngành điện lực, viễn thông và giao thông công chính thì không phải ai cũng thấy. Chỉ khổ cho những đường phố cùng người dân mỗi khi các cơ quan nói trên đào bới lòng đường và vĩa hè để tiến hành "cải tạo" hệ thống của họ, mà trong quá trình đó luôn xảy ra tình trang tranh chấp lãnh địa giữa các cơ quan với nhau. Chỉ có người đi đường và người tiêu thụ điện, nước và dịch vụ viễn thông lãnh đủ mọi hậu quả . Tình trạng quản lý "chồng lấn" rối rắm càng kéo dài, những kẻ hở quản lý càng tăng lên và tất nhiên dẫn đến nhiều thất thoát trong kinh doanh là điều dẽ hiểu . Chẳng hay đã có cơ quan nào tiến hành  kiểm kê toàn bộ những công tơ điện, nước được mắc theo "thỏa thuận ngoài luồng" chưa? Với những công tơ như vậy điện, nước của nhà nước vẫn được "bán" nhưng không bao giờ thấy phiếu thu. Có nhiều trò ăn cắp tinh quái của người tiêu dùng mà nhiều trường hợp đều có sự câu kết của người trong ngành. Đó là lý do gây thất thoát lãng phí điện năng và nguồn nước khiến cho các ngành chủ quản dù liên tục tăng giá vẫn không bao giờ cắt được lỗ. Giá điện, nước và dịch vị viễn thông bán cho dân  thì cao chót nhưng chất lượng dịch vụ thì ngày càng kém hơn ! Điện có thể "mất" bất cứ lúc nào không một lời xin lỗi. Chẳng cơ quan nào đứng ra thống kê xem bao nhiêu thiết bị điện của người dân bị hư hại do cúp điện bất ngờ . Cũng chẳng ai bồi thường cho người kinh doanh bị thua thiệt vì mất điện giữa chừng. Các dịch vụ truyền hình, viễn thông, internet cũng cùng chung cảnh ngộ. Tình trạng  bấp bênh của nguồn cung điện, nước khiến người dân phải  lắp đặc các thiết bị dự phòng vừa tốn kém vừa mất mĩ quan và cũng rất huy hiểm. Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có tình trạng nhà nhà có bể ngầm, bể treo và bơm áp, máy phát điện, bình ác quy...như ở Việt Nam. Đó là một sự lãng phí rất lớn xét trên quan điểm kinh tế-xã hội./.  


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Khi lòng yêu tiền thế chỗ lòng yêu nước

Nhìn hàng hóa, máy móc thiết bị, đồ chơi, văn hóa phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, trong đó đa số là hàng nhập lậu hoặc có độc tố nguy hiểm, những người Việt Nam ít nhiều có hiểu biết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp chắc không khỏi phân vân: Lòng yêu nước và ý chí tự cường của người Việt Nam đi đâu mất rồi?
 
Còn nhớ, suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, VÙNG TỰ DO  (tức là  lãnh thổ của nhà nước kháng chiến VNDCCH) đã rất thành công với chủ trương "tẩy chay hàng ngoai hóa" (tức là hàng hóa từ vùng tạm chiếm của quân Pháp). Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ thời bấy giờ, nhân dân đã kiên quyết không tiêu thụ hàng hóa của địch. Tuy thiếu thốn, quân dân vùng tự do vẫn tự giác thiêu hủy tất cả các loại hàng hóa bắt được của bọn buôn lậu hoặc hàng "tâm lý chiến" do máy bay địch thả dù xuống. Đồng thời chính phủ thúc đẩy phát triển một nền kinh tế tự cung tự cấp khá hoàn chỉnh tồn tại độc lập với nền kinh tế vùng tạm chiếm của quân Pháp. Có được kết qủa đó là do chủ trương đúng đắn kịp thời của Hồ Chủ tịch và được quân dân đồng lòng hưởng ứng. 
Giờ đây hơn nữa thế kỷ đã trôi qua, tình hình tuy khác nhau, nhưng bản chất của vấn đề hàng ngoại vẫn như nhau. Sự khác nhau trong cách ứng xử của chính phủ và người dân mới là điều đáng nói. Nó  cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong quan niệm sống và lòng yêu nước của người Việt Nam giữa hai thời kỳ. Điều gì khiến mọi người trở nên vô cảm và bất lực trước sự tràn ngập hàng hóa các loại từ phương Bắc mà trong thâm tâm ai cũng biết là kẻ thù mới của dân tộc? Chẳng lẽ người Việt chỉ yêu nước khi nước mất nhà tan; và không cần yêu nước nữa khi đã là chủ nhân của đất nước ? 

Để có thêm cơ sở bàn luận về điều này, ta hãy điểm lại những khái niệm cơ bản về lòng yêu nước. Trong từ điển tiếng Anh có một định nghĩa ngắn gọn: "Patriotism is love for or devotion to one's country" (tạm dịch: Yêu nước là tình yêu hoặc sự phụng sự cho đất nước của một người). Nhưng văn hào Nga Êrenbua nói về lòng yêu nước một cách cụ thể như sau: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất , yêu cái cây trồng ở trước nhà , yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông , yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu , hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh…" Người Việt Nam thì có cách ví von sinh động:  "Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày; ...là đường đi học...; là con diều biếc v.v...và kết luận: "Nếu ai không nhớ sẽ không lớn nỗi thành người!". 

Quả vậy, với người Việt, quê hương thiêng liêng biết nhường nào, vì đó là "nơi chôn rau cắt rốn" của mỗi người. Chính tình yêu nước cụ thể, thiết thân, gần gụi như thế là động lực để người Việt chiến đấu chống bất cứ kẻ thù nào âm mưu chiếm đoạt quê hương của họ, từ quy mô làng xã đến quốc gia. Quê hương là nền tảng của lòng yêu nước mà mỗi khi được kích hoạt bởi các thủ lĩnh chân chính nó sẽ nhân lên thành sức mạnh tổng hợp và vô địch.
  
Phải chăng sự khác biệt bắt nguồn từ đặc điểm của hai thời kỳ với những người thủ lĩnh của nhân dân- đó là thời kỳ Hồ Chí Minh và thời kỳ hiện nay? Trong thời kỳ Hồ chí Minh với sự nghiệp chính  là đấu tranh giành độc lập dân tộc, lòng yêu nước thật rõ ràng và dứt khoát. Đó là việc lựa chọn đứng về phía đại đa số nhân dân, không làm tay sai cho đế quốc-thực dân nước ngoài; mỗi người với hoàn cảnh và điều kiện của mình có thể trực tiếp tham gia hoặc hoặc gián tiếp ủng hộ cách mạng . Ở thời kỳ đó, cái chết kiêu hãnh không khuất phục kẻ thù được coi là biểu hiện cao cả nhất của lòng yêu nước. Đối lập với nó là sự đầu hàng, cầu vinh  được gọi là "phản quốc". Yêu nước và phản quốc là hai thái cực của thước đo nhân cách. Thời kỳ đó, cái chết được coi là chỉ dấu cao thượng nhất của lòng yêu nước, và không có chỗ cho sự đầu hàng hoặc thậm chí khi nó chỉ là một ý định hay một mánh lới nhằm thoát khỏi cái chết. Lại càng không có chỗ cho sự cầu vinh.


Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách thực dân nước ngoài, cụ thể là sau 1975, biểu tượng của lòng yêu nước đã dần thay đổi khi chính những người giải phóng trở thành chủ nhân của đất nước. Họ dần quên đi nỗi sợ hãi sống chết và trở nên ham sống sợ chết, ham muốn  vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhiều người muốn vươn tới  giàu sang phú quý càng nhanh càng tốt. Trong thời kỳ này sự sống và khả năng sống tốt hơn là thước đo của lòng yêu nước. Sự phức tạp và dễ nhầm lẫn về lòng yêu nước cũng bắt đầu từ đó. Người ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì có lợi cho mình , thậm chí để hưởng lợi từ sự hy sinh của các thế hệ đi trước, có thể đơn giản bằng cách khai man lý lịch để truy công, truy thưởng hoặc bằng cách núp bóng tiền nhân nhằm kéo dài quyền lực của bản thân, gia tộc và của "nhóm lợi ích". Những hành vi này không chỉ bởi từng cá nhân mà đôi khi cả một tập thể; không chỉ tự phát mà còn  được thể chế hóa. Ấy là lúc mà "một bộ phận không nhỏ" những kẻ có quyền lực tự tách mình ra khỏi đông đảo quần chúng nhân dân. Ranh giới khác biệt về khái niệm lòng yêu nước cũng bắt đầu từ đó. Đó là lúc lòng yêu tiền và quyền lực len lõi vào đời sống xã hội, thậm chí chế ngự lòng yêu nước. Khái niệm yêu nước tưởng chừng đơn giản trước đây, giờ trở nên mơ hồ khó hiểu, khó phân biệt. Thật không đơn giản để mọi người cùng nhìn về một hướng trong khi lợi ích đã an bài ở nhiều hướng và các tầng nấc xã hội khác nhau, được phân chia và kiểm soát bởi các nhóm lợi ích khác nhau. Đó là cái khó của người thủ lĩnh khi phải xác định đứng  ở vị trí nào trước sức cám dỗ của quyền lực và tiền tài dưới sức ép của các nhóm lợi ích. Mặc khác tình hình mới cũng thuận tiện hơn để họ biện luận cho sự phản bội đối với lợi ích của quốc gia dân tộc bằng những lập luận mơ hồ, thậm chí được sự hậu thuẫn của các thế lực nước ngoài. Họ có thể lập luận rằng chỉ có những kẻ dại khờ mới chối từ quan hệ với những đối tác nước ngoài chào thầu với giá rẽ,  và rằng tẩy chay hàng hóa từ một nước bạn láng giềng là không phù hợp với thời đại toàn cầu hóa! Vân vân và vân vân... Họ có quá đủ những lập luận kiểu này để bảo vệ những lợi ích đã được thiết lập của họ. 

Tóm lại, ngày nay giới lãnh đạo đất nước (cũng là thủ lĩnh của dân tộc) khác với thời kỳ Hồ Chí Minh ở chỗ họ đều có  lợi ích riêng tư và bị ràng buộc bởi những mối quan hệ lợi ích của giai tầng thống trị. Nói cách khác họ là đại diện của hệ thống lợi ích đã được thiết lập, và lợi ích  tối cao của họ là phải bảo vệ hệ thống lợi ích đó bằng bất cứ giá nào. Từ quan điểm này họ đưa ra những quyết sách chính trị, quốc phòng và dân sinh. Mọi chủ trương đối phó với Trung Quốc cũng phụ thuộc vào sự tính toán như vậy. Có điều là, khi chưa có chủ trương từ cấp trên thì các doanh nghiệp vẫn đua nhau tranh thủ kiếm lời bằng những thủ đoạn buôn gian bán lận, thậm chí tiếp tay cho âm mưu phá hoại của kẻ thù, trong người dân không thể "cầm đèn chạy trước ô tô" và bản chất dân chúng không bao giờ đồng nhất nếu không có vài trò dẫn dắt của thủ lĩnh. Đó là lý do tại sao cứ kéo dài tình trạng người và hàng Trung Quốc ngày càng tràn ngập lãnh thổ Việt Nam như ta thấy gần đây.

Có lẽ chưa bao giờ người yêu nước trở nên lạc lỏng như bây giờ. Nếu ai đó lên tiếng kêu gọi lòng yêu nước thì có thể bị dư luận cho là "vô công rồi nghề", thậm chí bị soi mói bởi nhà chức trách . Có một nhóm người khác cũng hay nói đến lòng yêu nước, đó là những người đang sống ở nước ngoài; họ yêu nước theo theo đúng nghĩa yêu quê hương. Thỉnh thoảng ta có thấy lòng yêu nước "tái hiện" bởi một số người giàu có qua những hoạt động từ thiện hay hoạt động tuyên truyền vận động chính trị. Ai cũng biết, trong bối cảnh Việt Nam, hầu hết những người này đã giàu lên bằng cách vi phạm các hành vi  tham nhũng hay câu kết và phản bội. Đối với họ, mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền, nên họ cho rằng có thể mua lại lòng yêu nước sau khi đã có rất nhiều tiền. Nhiều kẻ khác cũng đang định làm thế. Nhưng trong khi chưa có nhiều tiền, họ tự cho phép mình quên đi lòng yêu nước, đó là điều dẽ hiểu. Đó cũng là lý do của tình trạng khá phổ biến hiện nay khi một số kẻ thường giả ngô giả ngọng khi nói về lòng yêu nước hoặc thậm chí không phân biệt được những người yêu nước thật với các "thế lực thù địch". Đó là một trong những sự thật đầy tính bi hài của đất nước ta ngày nay./.   


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này