Hiển thị các bài đăng có nhãn TG đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TG đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Đảng CSTQ sẽ từ bỏ cả CN Mác lẫn tư tưởng Mao?

Nguồn trực tiếp: Bản tiếng Việt © Ba Sàm ngày 5/11/2012
THÔNG CÁO PHIÊN HỌP TOÀN THỂ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC KHÔNG NHẮC ĐẾN CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG MAO TRẠCH ĐÔNG LÀ CÓ Ý BỎ MAO?
4.11.2012
Tác giả:  Diệp Binh
Người dịch:  XYZ
Washington  –  Chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc trong bản Thông cáo chính thức phiên họp toàn thể lần thứ 7 khóa 17 của Đảng lần này đã bỏ đi những câu chữ giáo điều “chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông” vẫn luôn được bảo lưu từ mấy chục năm qua. Việc “bỏ Mao” trong văn bản này đã làm dấy lên mối quan tâm cao độ của những người quan sát. Có nhà phân tích cho rằng, điều này có nghĩa là Đảng cộng sản Trung Quốc có sự thay đổi quan trọng trong lĩnh vực hình thái ý thức, nhằm giải quyết những mâu thuẫn đang gây trở ngại và trói buộc lý luận tư tưởng đã quá lỗi thời đối với hiện thực phát triển xã hội.  

Thông báo chính thức không thấy có Marx-Le-Mao
Bản Thông cáo phiên họp toàn thể lần thứ 7khóa 17 vừa kết thúc của Đảng cộng sản Trung Quốc nói, “Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, quán triệt toàn diện tinh thần của Đại hội lần thứ 17 và các phiên họp toàn thể lần thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6 của Đảng, lấy lý luận và tư tưởng quan trọng “ba đại diện” của Đặng Tiểu Bình làm chỉ đạo, đi sâu quán triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa học, đoàn kết dẫn dắt toàn đảng toàn quân và nhân dân các dân tộc trong cả nước kiên trì lấy phát triển khoa học làm chủ đề, lấy đẩy nhanh chuyển biến phương thức phát triển kinh tế làm chủ đạo…, tạo điều kiện tốt cho việc triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 18 của Đảng”.    
Bản thông báo này cũng giống như tin đưa từ mấy tờ báo chính thống mới đây, đã một lần nữa không nhắc đến chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông vốn để trước lý luận Đặng Tiểu Bình theo như thông lệ trong các văn kiện tương tự, nhưng vẫn bảo lưu và làm nổi bật địa vị lý luận tư tưởng đề cao cải cách của Đặng Tiểu Bình cùng các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc sau này. Cách nhập đề chưa từng thấy trong văn kiện chính thức này của Đảng cộng sản Trung Quốc dường như muốn làm rõ hơn rằng, Đảng cộng sản Trung Quốc có ý quẳng bài vị tổ tông được cho là không còn hợp thời luôn được cung phụng suốt bấy lâu nay.

Bước ngoặt chuyển đổi hình thái ý thức?
 Vị sĩ quan nghỉ hưu Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Học viện quân sự Tân Tử Lăng nói với VOA, chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông không xuất hiện trong bản Thông cáo phiên họp toàn thể lần thứ 7 là một sự biến đổi quan trọng.  
Ông nói:  Bởi Trung Quốc chỉ thay đổi kinh tế, không thay đổi kiến trúc thượng tầng, hình thái ý thức này không được cải cách, cứ đi tới đi lui cải cách kinh tế mãi mà đi không nổi. Đây là một bước ngoặt muốn cải cách hình thái ý thức”. 
 Tân Tử Lăng là người theo dõi nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc suốt một thời gian dài nói, từ rất lâu trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc đã từng bắt đầu nung nấu việc bỏ Marx-Le và Mao trong cải cách hình thái ý thức, bởi phát hiện thấy hình thái ý thức đã gây trở ngại nặng đến sự thúc đẩy và phát triển các chính sách kinh tế.
 Ông nói:  “Cải cách mở cửa của Trung Quốc, nói trắng ra, chính là sự phát triển sản xuất, kinh doanh sản xuất và làm kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, dựa theo phương thức kinh doanh của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều này lại không ăn nhập với Marx-Le và Mao. Cho nên, cần gọi chính sách vừa qua là “bật đèn trái rẽ sang phải”.  
 Tân Tử Lăng nêu rõ, ở thập kỷ 50, Mao Trạch Đông đã lãnh đạo Trung Quốc tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, nhưng cuộc cải cách mở cửa bắt đầu từ hơn 30 năm trước lại thực hành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, rất nhiều chính sách đã không còn ăn nhập với tư tưởng Mao Trạch Đông nữa, khiến cho sự phát triển của Trung Quốc với cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc (thực ra là chủ nghĩa tư bản) bị rơi vào tình cảnh vô cùng mắc mớ. Ông cho rằng, phải bỏ đi những thứ giáo điều chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông này, nếu như không cải cách hình thái ý thức, thì không chỉ cải cách kinh tế làm không nổi, mà cả cải cách chính trị cũng lại càng không có cách gì làm nên.   
 Tân Tử Lăng nói, cả Bạc Hy Lai làm “xướng hồng đả hắc” ở Trùng Khánh lẫn những nhân vật phản đối cải cách mở cửa đều giương cao ngọn cờ Mao Trạch Đông để ám chỉ công kích chủ nghĩa xét lại trong ban lãnh đạo Trung ương đương nhiệm. Ông còn nói, Trung Quốc muốn cải cách tiến tới thì phải triệt để thoát khỏi cái bóng của Mao Trạch Đông, thoát khỏi sự ngộ nhận về chủ nghĩa cộng sản.  
Nhà sử học xuất thân từ quân nhân này cho rằng, Đảng cộng sản Trung Quốc phải cân nhắc thời thế để thoát khỏi sự trói buộc của của nghĩa giáo điều vẫn được tôn thờ trước đây, để thuận ứng được với trào lưu của lịch sử, từng bước thực hiện nền chính trị lập hiến dân chủ, nếu không thì sẽ bị người dân phỉ nhổ, sẽ bị lịch sử đào thải.  
Bào Đồng:   Thoát khỏi sự trói buộc tư tưởng không nên chỉ thay đổi câu chữ
Nguyên Ủy viên trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Bào Đồng từng là thư ký chính trị của Triệu Tử Dương, nhà lãnh đạo được cho là nghiêm túc đã quá cố. Ông nói với VOA, nếu như Đảng cộng sản Trung Quốc bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông hoặc bất cứ một thứ nào trong các tư tưởng chỉ đạo như lý luận, 3 đại diện và quan điểm phát triển khoa học của Đặng Tiểu Bình trong Điều lệ Đảng của mình, thì đều có thể được coi là bước tiến bộ thoát khỏi sự trói buộc của những tư tưởng cứng nhắc trước đây.
Ông nói:  “Từ có đến không có, từ vốn là một, hai, ba, bốn, năm, nói cả 5, đến bây giờ một không nói nữa, hai cũng không nói nữa, chỉ còn nói có ba, bốn, năm, đó đương nhiên là một sự thay đổi. Thay đổi có nghĩa là gì, tôi thấy còn phải theo dõi xem. Chắc hẳn sẽ  không chỉ vẻn vẹn là một sự thay đổi về câu chữ. Ý nghĩa của nó không chỉ vẻn vẹn nằm trên câu chữ, mà theo tôi, nó hẳn phải có ý nghĩa về thực chất ở một chừng mực nào đó”.   
Bào Đồng nói một cách dè dặt, trong lý luận Đặng Tiểu Bình cũng bao hàm cả nội dung giương cao ngọn cờ vĩ đại của Mao Trạch Đông, vì thế, thế hệ lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp theo do Tập Cận Bình đứng đầu liệu có thực sự bắt đầu bỏ Mao trong quá trình cầm quyền của mình hay không, điều này vẫn còn khó đoán định nếu chỉ dựa đơn thuần vào câu chữ của văn kiện chính thức, cần phải xem xem ảnh Mao Trạch Đông trên Thiên An Môn và Kỉ niệm đường Mao Trạch Đông trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh liệu có thay đổi gì không thì mới có thể xác định được.  
 Sau khi các sự kiện Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai lần lượt nổ ra vào tháng 2, tháng 3 năm nay, chính quyền Trung Quốc bắt đầu phong tỏa hoặc đóng các trang diễn đàn rất có ảnh hưởng đến những người ủng hộ phái bảo thủ trong Đảng cộng sản Trung Quốc như Ô hữu chi hương, Ngọn cờ Mao Trạch Đông…   
Theo chương trình nghị sự đã được công bố chính thức, Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc được bắt đầu vào tuần tới sẽ sửa đổi Điều lệ Đảng hiện hành. Nhìn chung người ta cho rằng, việc Điều lệ mới của Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ xử lý những lý luận tư tưởng quyền uy luôn được hưởng địa vị chí tôn trong Đảng là chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông này ra sao sẽ là một trọng điểm để theo dõi.  
(*) Tiêu đề của Bách Việt


Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Vì sao Nhật bất ngờ thay cùng lúc 3 đại sứ tại Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc?

Đó là tên một bài viết của hãng thông tấn AP ngày 21/8 được đưa lại trên tờ Petrotimes (VN) ngày  22/08/2012 . Bài báo đưa tin kèm theo những bình luận rất đáng tham khảo về việc Nhật Bản đã cùng lúc công bố thay 03 Đại sứ của mình tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ (Xem nội dung bài báo  dưới đây).  Thay đổi đại sứ là một động thái ngoại giao thông thường trong quan hệ quốc tế. Nhưng sự kiện thay đổi lần này của Nhật Bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của quốc gia.

Cũng sáng nay trong một tin khác trên báo Tuổi trẻ  trích báo Sankei  viết: "Nếu TQ dùng vũ lực chiếm Senkaku, Nhật Bản sẽ phản ứng theo hai bước: Nếu chỉ có dân quân và lính TQ, Nhật sẽ dùng lực lượng  hải-lục-không quân bảo vệ đảo. Nếu TQ dùng lực lượng lớn chiếm đảo, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ phối hợp với quân Mĩ đang đồn trú ở Nhật tấn công chiếm lại đảo". Mẫu tin ngắn này do  hãng thông tấn chính thức phát ra nghe có vẽ khác thường, thậm chí có thể bị coi là nhậy cảm hoặc khiêu khích nguy hiểm theo quan niệm của người Việt.  Nhưng người Nhật đã làm như thế đấy!

Nếu kết hợp cả hai thông tin nói trên với nhau, ta có thể thấy Nhật Bản tuy là một cường quốc  ngang ngữa với TQ nhưng không ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ và can thiệp của cường quốc số I  nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trước mối đe dọa của cường quốc số II. Họ cần đoan chắc về một sự hậu thuẩn cụ thể và đủ mạnh  và qua đó phát ra một thông điệp rõ ràng và dứt khoát đối với đối phương: Hãy đừng liều lĩnh tấn công chúng tôi! Đó là biện pháp khôn ngoan mà người Nhật có thể làm trước khi quá muộn nhằm  đảm bảo rằng tốt hơn hết là đừng để chiến tranh nỗ ra. Trước một nước TQ đang trỗi dậy đầy tham vọng với thái độ kiêu căng, ngạo mạn thì  người quân tử nào cũng nên biết cách "phòng bị gậy" là tốt nhất . Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng chiến tranh hơn là để nó nổ ra rồi mới kêu "làng ơi cứu tôi với".

Đó là trường hợp của Nhật Bản với TQ. Còn Việt Nam thì sao? Vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiểng, nhưng hy vọng đây là một bài học cụ thể và  thiết thực nữa mà Việt Nam có thể học tập từ quốc tế: Việt Nam đã mất quá nhiều thời gian để lưỡng lự với những toan tính luẩn quẩn, liệu giờ đây có thể "đơn thương đọc mã" trong cuộc tranh chấp Biển Đông?     
  

Ba quan chức cấp cao được dự kiến sẽ trở thành tân Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc

" Điều này -việc cùng lúc thay đổi 3 đại sứ(chú thích của Bách Viêt) cho thấy những điều chỉnh lớn trong quan hệ giữa Nhật Bản với các nước này và sự thay đổi các ưu tiên chính sách đối ngoại của Nhật Bản nhằm khôi phục chỗ dựa truyền thống là liên minh với Mỹ.
Báo chí Nhật Bản đưa tin Chính phủ Nhật Bản dự kiến bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Kenichiro Sasae làm Đại sứ ở Mỹ, thay cho ông Ichiro Fujisaki; bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Shinichi Nishimiya làm Đại sứ ở Trung Quốc và Thứ trưởng Ngoại giao Koro Bessho làm Đại sứ ở Hàn Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên, diễn ra việc triệu hồi đại sứ từ các nước mà Nhật Bản có căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ. Năm 2010, sau chuyến thăm đảo Kunashir của tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu hồi và sau đó là thay đại sứ mới ở Matxcơva.
Theo đánh giá của các nhà quan sát, việc thay cùng lúc đại sứ ở cả ba nước quan trọng đối với Nhật Bản sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Tokyo. Sau khi giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Quốc hội năm 2009, đảng Dân chủ Nhật Bản đã tuyên bố đường lối đối ngoại mới, hướng đến phát triển các mối quan hệ với các nước Viễn Đông và thiết lập quan hệ đối tác với các nước này ngang bằng với Mỹ. Tuy nhiên, các diễn biến mới đây đã cho thấy chiến lược này không khả thi.
Khởi đầu là vụ bê bối xung quanh căn cứ thủy quân lục chiến Futenma đã làm nguội lạnh quan hệ Nhật-Mỹ, dẫn tới việc Thủ tướng Yukio Hatoyama từ chức. Tiếp sau đó là căng thẳng gia tăng trên các vùng lãnh thổ tranh chấp với Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Minh chứng gần đây nhất là việc Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là Takeshima tại biển Nhật Bản, khiến quan hệ hai nước xuất hiện rạn nứt mới. Nhật Bản đổ lỗi cho Đại sứ nước này tại Hàn Quốc đã không áp dụng các biện pháp ngoại giao cần thiết để ngăn chặn chuyến thăm không mong đợi đó.
Dư luận Nhật Bản đang chĩa mũi dùi vào Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh Uichiro Niwwa sau kế hoạch của Thị trưởng Tokyo mua quần đảo đang bị tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Ông Uichiro Niwwa không phải là nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà xuất thân từ giới doanh nhân. Việc bổ nhiệm ông làm Đại sứ ở Trung Quốc trước hết nhằm mục đích nâng cao quan hệ kinh tế.
Trao đổi với báo “Độc lập” (Nga), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện phương Đông Viện Hàn lâm Khoa học Nga Valeri Kistanov nhấn mạnh việc thay ba đại sứ trên là hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngành ngoại giao Nhật Bản hiện đại. Có ý kiến cho rằng đảng Dân chủ đang bị đẩy vào ngõ cụt trong quan hệ với Mỹ và bị Trung Quốc lợi dụng thời cơ này để gia tăng áp lực.
Ông Valeri Kistanov lưu ý rằng năm 2009, đảng Dân chủ Nhật Bản cũng đã tuyên bố không kỳ vọng vào các quan chức quan liêu mà trông chờ các chính trị gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, "thí nghiệm" này đã thất bại. Đại sứ Nhật Bản hiện nay tại Trung Quốc bị cáo buộc nhượng bộ Bắc Kinh quá mức. Nền ngoại giao của đảng Dân chủ bị đánh giá là không hiệu quả và đã đến lúc Nhật Bản phải chiến đấu trên cả ba mặt trận.
Chuyên gia trên nhận định người Nhật Bản đang lùi một bước khi thay các công chức bằng các chính trị gia. Trong bối cảnh đó, Tokyo sẽ phải có một đường lối mới bởi hai yếu tố: Thứ nhất, Nhật Bản phải đạt được sự gắn kết ở trong nước, trước hết là trong giới chính trị nếu không muốn bị các nước láng giềng lợi dụng điểm yếu này. Thứ hai, phải nhanh chóng củng cố lại liên minh quân sự với Mỹ vì đây là phương thức duy nhất để Nhật Bản chống lại Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ít khả năng việc thay đổi các đại sứ sẽ làm giảm nhẹ phần nào vấn đề lãnh thổ. Hơn thế, biểu hiện dường như cho thấy nhược điểm trong quan điểm chính trị của Nhật Bản, đẩy quốc gia vào những tình huống thêm khó gỡ. Chuyên viên về Nhật Bản Valery Kistanov nhận định: “Nói chung đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử ngoại giao Nhật Bản, và có lẽ của cả các nước khác, khi lập tức triệu hồi đại sứ từ ba nước vốn là các đối tác lớn của Nhật Bản, để chỉ định những nhân vật thay thế. Ở đây theo ý kiến của tôi, có vài nguyên nhân. Trước hết như bản thân các chuyên gia Nhật Bản thừa nhận, thực tế chính sách đối ngoại Nhật Bản ở giai đoạn này đang trải qua những thất bại. Điều này được quan sát thấy trong quan hệ của Nhật Bản với các đối tác chủ chốt như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, và khá kỳ quặc, với cả đồng minh hàng đầu là Mỹ. Trong khi đó, quan hệ ngoại giao với bốn hướng này luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Thực tế đặt Nhật Bản vào vị thế đầy phức tạp, bởi quốc gia buộc phải cùng lúc thực hiện "hành động chiến tranh ngoại giao" trên ba mặt trận: với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga”.
Chuyên gia Nga Valery Kistanov đánh giá: “Những người chỉ trích chính sách đối ngoại của chính phủ hiện nay cho rằng, chính sách của đảng cầm quyền Dân chủ Nhật Bản đang đi vào bế tắc: thất bại này tiếp nối thất bại khác, quan hệ với tất cả các nước trở nên xấu đi. Việc làm có thể duy nhất là tăng cường liên minh quân sự - chính trị với Mỹ, dựa vào Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ”. (Phóng viên: Th.Long (Theo AP)"



Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Việt Nam khẩn trương kẻo lại "nhỡ tàu" !

Đó là cảm nhận của chủ blog tôi sau khi đọc bài (được đăng lại nguyên văn dưới đây) từ Thời báo Đại kỷ nguyên (Epoch Times ) số ra ngày 02/5/2012. Epoch Times phát hành bằng 29 ngôn ngữ, cả báo giấy và báo mạng. Có thể tham khảo nguồn trực tiếp tại đường link:  *http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/beijings-leader-said-to-reach-four-consensuses-before-18th-congress-230394.html

Vẫn biết,  đây là một kênh thông tin đối lập với nhà nước Trung Quốc, và mọi thông tin bao giờ cũng chỉ có một phần sự thật; tin hay không còn phụ thuộc vào quan niệm và khả năng phán đoán của mỗi người . Nhưng điều có thể thống nhất chung là, mọi thông tin đều có giá trị của nó; và trong thời đại thông tin đa chiều ngày nay, sẽ là khiếm khuyết nếu không tham khảo các nguồn tin khác nhau, kể cả cái  gọi là "đối lập"hay "lề trái", "phản động"... 

Trong trường hợp cụ thể của thông tin này,  nó thật đáng để suy ngẫm. Sao không (?) khi mà chính trường thế giới  đang trong thời kỳ đầy biến động, nhất là đối với đất nước Trung Quốc khổng lồ  sau bao biến cố  và giờ đây như một con rồng đang lột xác. Sao không (?) sau khi đã chứng kiến đất nước này quay ngoắt từ chủ thuyết cách mạng cực đoan của Mao Trạch Đông (extremist Maoism) sang chủ thuyết "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột"của Đặng Tiểu Bình. Và sao không (?) nếu biết rằng người Trung Quốc khét tiếng là thực dụng? Đặc biệt nếu đặt thông tin đó trong bối cảnh đầy mâu thuẫn và bế tắc của xã hội Trung Quốc hiện nay. Và thực ra, câu chuyện "từ bỏ chủ thuyết cộng sản"  đã nhiều lần được bàn đến bởi chính những người cộng sản Trung Quốc . Vấn đề còn lại chỉ là thời gian và cách thức như thế nào. Nếu những người  lãnh đạo đương thời  biết thức thời và nắm lấy quyền chủ động, tình hình thay đổi nhất định sẽ tốt hơn là đợi đến khi hoàn toàn rơi vào thế bị động. Đó cũng là bài học có thể rút ra từ trường hợp Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Có gì quá xa lạ đâu!  

Bất luận thật/ hư, gợi ý 4 điểm xem ra khá hợp lý cho một quá trình chuyển tiếp ít đau đớn hơn và  tránh được cú shock đột ngột đối với đảng CSTQ.  Và dù sao,  tin này cũng nên được coi như một sự cảnh báo nữa đối với những người cộng sản và nhân dân Việt Nam nói chung vốn đã và đang đồng hành cùng Trung Quốc với tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em"trong nhiều thập kỷ nay. Trong quá trình đó đã bao phen Việt Nam phải "nuốt hận vào lòng"  mỗi khi ông bạn lớn trái gió trở trời hoặc dở chứng bành trướng.... Sự trung thành với lý tưởng và "bạn vàng" là một sợi giây  ràng buộc khiến Việt Nam để tuột khỏi tầm tay không ít những thời cơ phát triển và giành độc lập tự chủ thật sự (như đã được ông Nguyễn Trung, NguyễnVăn An và nhiều vị nhân sĩ phân tích khá rõ rồi) . Điều gì sẽ xảy ra nếu ông "bạn vàng" kia bổng dưng từ bỏ  lý tưởng cộng sản cao cả, kể cả CNXH mang màu sắc gì gì đi nữa? Việt Nam sẽ ra sao và làm gì? Tại sao không thể một lần vượt lên chính mình bằng cách nhìn thẳng vào sự thật và chọn con đường đi thực sự phù hợp cho mình trước khi quá muộn? Để làm điều này, vai trò chính tất nhiên thuộc về giới lãnh đạo đảng và nhà nước. Nhưng nhân dân luôn là nguồn  động lực.  Hãy hình dung điều gì sẽ xảy ra khi trên bến phà qua sông chỉ còn lại một mình Việt Nam (?). Mọi người hãy bình tâm  đọc thông tin dưới đây và ngẫm nghĩ, thưa quý vị!








Lãnh đạo Bắc Kinh có thể tuyên bố sự Cáo chung nền Cai trị của Cộng sản Đảng

Tác giả: Li Heming - Epoch Times    
Thứ tư, 02 Tháng 5 2012 00:16
A sunset in Beijing. (Teh Eng Koon/AFP/Getty Images)
Buổi hoàng hôn ở Bắc Kinh (Teh Eng Koon/AFP/Getty Images)
Theo một nguồn tin cấp cao từ Bắc Kinh, Bộ Chính trị Lãnh đạo chủ chốt trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đạt đươc bốn điểm đồng thuận sẽ được công bố vào ngày hoặc trong những ngày gần Đại hội Đảng thứ 18. Phương hướng chung của quyết định là Trung Quốc sẽ đi theo con đường dân chủ. Thông tin này đã được lưu hành một cách vội vàng nhanh chóng ở Bắc Kinh.
Theo nguồn tin, bốn điểm nhất trí của sự đồng thuận là:
1. Mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, các đảng phái chính trị, tổ chức xã hội nên cử đại diện để thành lập một ủy ban chuẩn bị cho một hiến pháp mới. Họ sẽ soạn thảo một hiến pháp mới bảo vệ các quyền của công dân tự do lập hội và các đảng phái chính trị.
2. Sẽ có thông báo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó như là đảng cầm quyền. Đảng viên Đảng sẽ cần phải được tái đăng ký, với sự tự do lựa chọn vào lại Đảng hoặc bỏ đảng.
3. "04 tháng Sáu" Pháp Luân Công, và tất cả các nhóm người bị đàn áp sai lầm trong quá trình cống hiến bản thân để thực hiện dân chủ cho Trung Quốc sẽ được phục hồi và được bồi thường.
4. Quân đội sẽ được quốc hữu hoá.
Tuyên cáo từ nguồn tin không có thể được xác minh, nhưng được cho là một vấn đề thảo luận giữa các lãnh đạo cấp cao. Nguồn tin cũng cho biết rằng một Đảng Dân Chủ đã được thành lập tại Học viện Khoa học Bắc Kinh, và hơn 30 học giả tại Học viện đã tham gia vào phong trào, tạo thành một "Đảng Dân chủ Tự Do của các Khoa học gia Trung Quốc."
Bốn điểm của sự đồng thuận nhất trí dự định phải được công bố vào ngày hoặc gần ngày Đại hội Đảng lần 18, theo nguồn tin. Đại hội sẽ được tổ chức vào mùa thu này, tháng 10 hoặc tháng11, mặc dù đã có tin đồn rằng nó sẽ được hoãn lại trong bối cảnh bất ổn chính trị hiện nay gắn liền với sự sụp đổ của Bạc Hy Lai.
Shi Cangshan (Thạch Tàng Sơn), một nhà phân tích độc lập Trung Quốc tại Washington đã phản ứng trước tin tức: "hiệu ứng domino của sự cố Wang Lijun vẫn còn xảy ra, và những hoạt động sau bối cảnh hậu trường của Đảng đang được phơi bày".
Ông Thạch nói rằng lý do các nhà lãnh đạo Đảng muốn công bố bốn điểm của sự đồng thuận như trên là để có những sáng kiến ​​trướcsự suy sụp không thể tránh khỏi của nó. "Nhóm đã tham gia vào cuộc đàn áp khổng lồ người dân Trung Quốc, bao gồm cả cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đang được phơi bày , và điều này liên quan chặt chẻ với  sự diệt vong của ĐCSTQ. Tốt hơn cả là họ nên chủ động, điều đó sẽ đem lại lợi ích cho bản thân mình và thế giới./.





.   





 





Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Tại sao Mỹ cần Đài Loan?


Đồng tác giả: Mark Stokes là Giám đốc Điều hành của Viện Dự án 2049. Russell Hsiao là nghiên cứu viên cao cấp ở viện này.
Người dịch: Đỗ Quyên
Nguồn: Basamnews ngày 19/4/2012
Tác chiến trên không và trên biển không nên chỉ là việc của nước Mỹ. Hợp tác chặt chẽ với Đài Loan có thể mang lại lợi ích và góp phần bảo đảm thế cân bằng quân sự ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương.
Một bài viết của nghị sĩ Mỹ, ông Randy Forbes (thuộc Đảng Cộng hòa, bang Virginia) trên báo The Diplomat tháng trước, tựa đề “Tầm nhìn của Mỹ về chiến tranh trên không và trên biển Thái Bình Dương”, kêu gọi Quốc hội ủng hộ chiến lược của Lầu Năm Góc về “Tác chiến trên không và trên biển” – một khái niệm được tạo ra để tăng cường khả năng phối hợp giữa các lực lượng không quân và hải quân trong việc thể hiện sức mạnh trước những thách thức ngăn cản quyền đi lại trong khu vực (nguyên văn: anti-access, area denial, viết tắt A2/AD, nghĩa là “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực”). Cụ thể hơn, Nghị sĩ Forbes chỉ ra rằng, Mỹ nên hành động để “lôi kéo các đồng minh của chúng ta vào kế hoạch này”. Quả thật, để Mỹ có thể thể hiện quyền lực của họ một cách hiệu quả trong môi trường A2/AD, mạng lưới các đồng minh và đối tác liên minh lâm thời sẽ là những yếu tố thiết yếu giúp Mỹ thể hiện sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương được mềm dẻo hơn và thích ứng hơn với các thế lực, bên trong cũng như bên ngoài, đang trỗi dậy thách thức an ninh khu vực.
Chắc chắn là Mỹ đang phải đương đầu với một loạt khó khăn trong việc thực thi những cam kết an ninh của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài tính bất định, phức tạp, thay đổi nhanh chóng, các khó khăn đó còn bao gồm cả sự hạn chế ngày càng to lớn về nguồn lực và một nước Trung Hoa ngày càng hung hãn hơn mà lại có năng lực hơn. Ít nhất cũng có một động cơ để phải nghĩ lại về chiến lược quốc phòng Mỹ, đó là năng lực đang gia tăng của lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), năng lực đó gây khó khăn cho Mỹ trong việc thể hiện sức mạnh và trong các hoạt động của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Khả năng chống tiếp cận và phong tỏa khu vực của PLA không chỉ khiến Mỹ khó thực thi những năng lực của họ, mà còn gây nguy hiểm cho các siêu cường khu vực khi họ phản đối ưu thế vượt trội trên không và quyền kiểm soát trên biển của PLA. Những biện pháp đe dọa nhằm “chống tiếp cận”, được thiết kế để ngăn chặn lực lượng đối kháng đặt chân vào một vùng hoạt động nào đó, bao gồm cả hệ thống tấn công chính xác tầm dài – vốn có thể được sử dụng để đánh vào các căn cứ và các mục tiêu di động trên biển như những nhóm tàu sân bay.
Còn biện pháp phong tỏa khu vực thì bao gồm các hoạt động tầm ngắn hơn và các sức mạnh được tạo lập để khiến lực lượng đối kháng gặp khó khăn, không thể tự do hành động trên mọi lĩnh vực (tức là trên đất liền, trên không, ngoài không gian, trên biển, và trên mạng).
Chiến lược Tác chiến trên không và trên biển và Mô hình Tiếp cận Hoạt động Chung (Joint Operational Access Concept, JOAC) đi xa hơn hành động thuần túy, vượt quá chức năng của các hoạt động này, để bao gồm cả việc hợp tác với các đồng minh và những đối tác liên minh lâm thời trong khu vực – đây là điều quan trọng sống còn để đảm bảo thành công của Tác chiến trên không và trên biển và khả năng tiếp cận để hoạt động. Như cựu Chủ tịch, Tổng tham mưu trưởng Liên quan Hoa Kỳ, Đô đốc Michael Mullen, đã nói, Tác chiến trên không và trên biển là “ví dụ rõ rệt nhất cho thấy chúng ta cần đến mức nào việc phải phá vỡ những cái ống nằm cản giữa các lĩnh vực hoạt động quân sự, giữa các cơ quan liên bang và thậm chí giữa các quốc gia”. Ông nói thêm rằng Tác chiến trên không và trên biển và JOAC cần “tích hợp cả các nỗ lực giữa chúng ta với nhau và giữa chúng ta với các đối tác dân sự”, và “hợp tác nhuần nhuyễn với các đồng minh cũ, các bạn hữu mới”. Tác chiến trên không và trên biển và JOAC (quy mô lớn hơn) hỗ trợ việc ngăn chặn và thể hiện cho các đồng minh và đối tác của Mỹ thấy rằng Washington cam kết và có khả năng chống lại hành động áp chế quân sự của Trung Quốc.
Giải quyết những khó khăn đó đòi hỏi hợp tác sâu rộng hơn không chỉ trong hệ thống quốc phòng của Mỹ, và cả việc nâng cấp một cách hiệu quả năng lực của các đồng minh và đối tác liên minh lâm thời trong khu vực. Có tin Mỹ đã bắt đầu xem xét làm thế nào để đa dạng hóa quan hệ với các đồng minh truyền thống ở khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Tuy nhiên, dường như họ ít tính đến vai trò đáng kể mà Đài Loan có thể có trong một chiến lược phát triển quốc phòng của Mỹ, kể cả JOAC và Tác chiến Không-
Biển. Tương lai của Đài Loan và lợi ích của Mỹ trong an ninh khu vực là hai yếu tố liên quan mật thiết. Quả thật, Đài Loan là một lợi ích cốt lõi của Mỹ và có vai trò mấu chốt để làm đối tác liên minh lâm thời trong Tác chiến trên không và trên biển, JOAC, và cân bằng chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ nhất, Đài Loan nên là điểm hướng dẫn trung tâm của kế hoạch quốc phòng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong việc đánh giá JOAC và các yêu cầu liên quan đến tác chiến trên không và trên biển, cần phải nhấn mạnh nhiều nhất vào việc lập kế hoạch liên tiếp, chuẩn bị cho việc PLA đổ bộ xâm lược Đài Loan mà hầu như không có cảnh báo gì. Căn cứ vào một giả định hấp tấp và sai lầm rằng mậu dịch và đầu tư xuyên eo biển tất yếu sẽ đưa đến việc Đài Loan dân chủ nộp mình cho nền toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân tích xuất sắc đã khẳng định rằng trọng tâm của kế hoạch quốc phòng Mỹ nên dịch chuyển về Biển Đông và về việc bảo vệ các giá trị chung của toàn cầu.
Mặc dù tự do hàng hải rất quan trọng, nhưng dịch chuyển trọng tâm hoàn toàn, sang những khoảnh đất không người ở và đường đi vào những vùng biển được ưa dùng cho hoạt động mậu dịch, thì không quan trọng bằng bảo vệ nền dân chủ đồng minh và bảo vệ điểm sống còn trong hệ thống giao thương toàn cầu. Chắc chắn là tình thế không ổn định của Đài Loan không nên bị xem như một sự cô lập họ trên Biển Đông. Bên cạnh tầm quan trọng tương đối của Đài Loan, luật pháp Mỹ, Đạo luật Quan hệ với Đài Loan, còn quy định rằng Mỹ có lợi ích trong việc “duy trì khả năng chống lại bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào, hoặc các hình thức cưỡng chế nào, nhằm phá hoại an ninh, hoặc hệ thống kinh tế xã hội, của nhân dân Đài Loan”. Cái giai thoại cho rằng Đài Loan tất yếu sẽ rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh chắc chắn là phục vụ lợi ích của CCP. Dự đoán có vẻ đầy tự mãn này cần được theo dõi sát sao. Do đặc thù cố hữu là khó bị tấn công bằng một cuộc đổ bộ, cho nên Đài Loan đang và sẽ tiếp tục được bảo vệ.
Tuy nhiên, định hướng chiến lược chủ đạo của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Chính Đài Loan mới là nỗi ám ảnh đối với CCP. Tranh chấp với các nước láng giềng về Biển Đông có thể được điều chỉnh nếu muốn. Mặt khác, Đài Loan và nền dân chủ của họ là một mối đe dọa hiện hữu đối với CCP, và PLA chưa hề giảm nhẹ thái độ của mình đối với hòn đảo này. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng tên lửa của PLA đã phát triển cùng với việc các đơn vị mới được đưa vào hoạt động, và thêm nhiều tên lửa đạn đạo tân tiến được tung ra. Nếu các nhà hoạch định chiến lược phải lựa chọn giữa tự do hàng hải trên Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của quân đội Mỹ, người ta có thể hy vọng rằng Tổng thống Obama sẽ không bỏ rơi Đài Loan.
Đài Loan với tư cách đối tác JOAC
Đài Loan có thể có những đóng góp gì? Đối với những kẻ mới xuất phát, Đài Loan là đối tác an ninh quan trọng trong khu vực, sẵn sàng và có khả năng phát triển loại hình quân đội cần thiết cho hoạt động đánh chặn có phối hợp sâu rộng trong một môi trường bị hạn chế tự do đi lại. Kinh nghiệm của Đài Loan về các điểm chết (nguyên văn: single points of failure, nghĩa là những điểm tối quan trọng trong một hệ thống, không có phương án thay thế, mà nếu chúng bị đánh phá thì toàn bộ hệ thống sẽ bị vô hiệu hóa – ND) trong hệ thống phòng thủ tên lửa và trên không của PLA sẽ có thể cứu sống rất nhiều nhân mạng, một ngày nào đó. Duy trì khả năng đánh chặn của Đài Loan vào các điểm chết trong hệ thống A2/AD của PLA có thể giải phóng Hoa Kỳ phần nào khỏi gánh nặng vận hành và giảm nguy cơ leo thang (về quân sự). Đối với Đài Loan, tự vệ đầy đủ đòi hỏi họ phải có năng lực đánh chặn và trung lập hóa các cao điểm quan trọng trong đội Trọng pháo số 2 của PLA và các hệ thống vận hành ngày càng có tính tích hợp cao khác chống lại Đài Loan.
Đài Loan ở một vị trí độc nhất có thể góp phần vào nhận thức chung tình hình trong khu vực về hoạt động trên không, trong không gian, trên biển và trên mạng. Có thể kết hợp dữ liệu giám sát từ trên không trong thời bình với các nguồn thông tin khác để hiểu rõ hơn về các kỹ thuật và lý thuyết của lực lượng không quân PLA. Dữ liệu radar cảnh báo sớm, siêu cao tần, tầm xa, có thể lấp đầy khoảng trống trong hoạt động giám sát trên không trong khu vực. Hải quân Đài Loan nắm rất vững về địa lý độc nhất vô nhị dưới mặt biển và môi trường thủy văn của tây Thái Bình Dương. Trong không gian mạng, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể tận dụng chuyên môn của Đài Loan – mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của các hoạt động mạng của Trung Quốc. Vị trí địa lý của Đài Loan, cùng với mong muốn đóng góp cho bức tranh hoạt động chung trong khu vực, gồm cả nhận thức về hàng hải, giám sát trên không, giám sát và truy tìm trong không gian, có thể sẽ rất có giá trị cả cho mục đích phản ứng trước thảm họa lẫn mục đích quân sự.
Cần chú ý nhiều hơn vào việc xây dựng tường lửa để đảm bảo rằng các thế lực thù địch tiềm tàng sẽ không thể thâm nhập vào hệ thống mạng của Mỹ thông qua mạng của các đồng minh và đối tác. Hơn thế nữa, giao hệ thống không gian mạng cho Đài Loan, gồm cả truyền thông băng thông rộng và vệ tinh cảm ứng từ xa, có thể góp phần tăng cường hạ tầng nhận thức của khu vực không chỉ cho mục đích quân sự mà còn cho việc chuẩn bị, đề phòng các thảm họa dân sự và cách đối phó với chúng. Sự tham gia của Đài Loan vào hạ tầng nhận thức của khu vực về hàng hải cũng đáng được xem xét.
Rồi tới vấn đề hợp tác công nghiệp quốc phòng. Bộ Quốc phòng cũng có thể cân nhắc mở rộng hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D) với Viện Nghiên cứu Công nghệ Sản xuất Đài Loan (ITRI), Viện Khoa học và Công nghệ Chungshan (CSIST) và/hoặc công nghiệp của tư nhân. Đài Loan đứng đầu thế giới về sáng tạo công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin ứng dụng và công nghệ truyền thông – hai lĩnh vực nên được tận dụng vì lợi ích chung. Cô lập CSIST – nơi sở hữu một kho đáng kể nghiên cứu về quốc phòng và nhiều tài năng về kỹ thuật – là phản tác dụng.
Nhánh hành pháp cũng nên khen ngợi những cam kết được thực hiện từ thời chính quyền Bush nhằm hỗ trợ Đài Loan đóng được tàu ngầm điện tử chạy diesel. Nhu cầu của Đài Loan về tàu ngầm điện tử chạy diesel đã được xác nhận là vì mục đích quốc phòng, và có thể đóng một vai trò mấu chốt trong việc ngăn chặn tàu đổ bộ transit từ lục địa Trung Hoa nằm phía tây bắc và tây nam Đài Loan, trong các chiến dịch phản phong tỏa, và giám sát. Tàu ngầm là một vũ khí ngăn chặn đáng tin cậy và có thể bảo vệ được.
Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng Mỹ và đối tác Đài Loan của họ nên xem xét việc hình thành một nhóm làm việc có năng lực sáng tạo, có thể bao gồm cả đại diện từ các viện tư tưởng (think tank) và các ngành quốc phòng của cả hai Mỹ và Đài Loan. Các lĩnh vực trọng tâm chú ý có thể gồm cả phòng thủ tên lửa hành trình, vũ khí chống tàu ngầm (ASW), kiến thức đa lĩnh vực, và vai trò trung tâm của Đài Loan trong việc tái thiết lập thế cân bằng của Mỹ ở châu Á.
Thực tế là không một xã hội tự do và cởi mở nào hiểu rõ Trung Quốc như Đài Loan. Thật không may là rất ít sĩ quan quân đội Mỹ tham gia hoạt động huấn luyện ở Đài Loan, và chưa từng có học viên nào theo học Đại học Quốc phòng Đài Loan (NDU) hay các trường quân sự trung/cao cấp khác. Cần thêm nhiều trao đổi giáo dục giữa các cơ sở đào tạo quốc phòng này, đặc biệt dành cho các sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan. Ngay cả khi Lầu Năm Góc chủ động xúc tiến quan hệ quân sự sâu rộng hơn với PLA, số lượng hội nghị Mỹ-Đài về PLA vẫn đã giảm đi.
Nghịch lý chính trị ở Eo biển Đài Loan
Hiện có một nghịch lý đặc trưng cho quan hệ xuyên eo biển Đài Loan (tức là quan hệ Trung Quốc-Đài Loan – ND). Một mặt, sự độc lập về kinh tế giữa hai bên làm giảm nguy cơ xung đột. Tuy nhiên, bởi vì hệ thống chính quyền dân chủ của Đài Loan – một lựa chọn thay thế cho mô hình toàn trị của Trung Quốc – là hiện thân của một thách thức hiện tồn đối với CCP, cho nên Trung Quốc tiếp tục dựa vào hành động áp chế quân sự để đòi Đài Loan phải nhượng bộ về chủ quyền. Thực tế khách quan của vấn đề là Đài Loan, trong khuôn khổ thể chế hiện nay của họ, tồn tại như một nhà nước độc lập, có chủ quyền. Từ giờ cho tới khi CCP chấm dứt việc sử dụng vũ lực để giải quyết các bất đồng về chính trị ở Eo biển Đài Loan, đồng thời giảm nhẹ đáng kể lập trường quân sự của họ đối với Đài Loan, thì Mỹ nên tăng cường quan hệ quốc phòng sâu rộng với Đài Loan, Thừa nhận vai trò chủ chốt của Đài Loan trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ là một xuất phát điểm phù hợp.
Về phần mình, Đài Loan – với sự trợ giúp từ nước ngoài ở mức họ cần – có thể tiến hành các giải pháp chi phí thấp để đối chọi lại với thách thức quân sự phức tạp nhất thế giới hiện nay, và có thể được xem là một môi trường thử nghiệm nhiều thay đổi để những nước khác cạnh tranh. Hoạt động quốc phòng của Đài Loan có thể đóng một vai trò nào đó trong việc nuôi dưỡng sự sáng tạo và triển khai những ý tưởng hành động mới. Đài Loan đối mặt với thách thức quân sự phức tạp nhất thế giới – nếu các khó khăn đối với Đài Loan có thể được giải quyết (ví dụ tích hợp không quân/tên lửa và ASW) thì chúng sẽ được giải quyết ở tất cả mọi nơi trên thế giới.
Đồng thời, Đài Loan và Mỹ có thể tìm ra những cách theo đó đôi bên cùng có lợi, để tích hợp các nỗ lực của họ, gồm cả hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan tới quốc phòng và các linh kiện điện tử chất lượng cao mà sẽ làm giảm chi phí cho hệ thống vũ khí của Mỹ. Đài Loan là một trong những khách hàng lớn nhất thế giới của Chương trình bán hàng quân sự ra nước ngoài (FMS) của Mỹ, và cho đến nay thì hợp tác về công nghiệp và công nghệ vẫn còn bị hạn chế. Doanh số bán vũ khí góp phần vào tác chiến trên không và trên biển thông qua việc đẩy mạnh khả năng tương tác và tiết kiệm chi phí của Không quân và Hải quân Mỹ, bằng việc sản xuất nhiều hơn để đạt tới lợi thế kinh tế theo quy mô. Tương tự, ít nhất cũng là trên lý thuyết, Đài Loan càng làm nhiều thì lực lượng vũ trang Mỹ càng ít phải hành động. Tuy nhiên, tầm quan trọng tương đối được đặt vào việc bán vũ khí thông qua các kênh FMS bộc lộ một mối quan hệ bầu chủ-thân thuộc. Tái cân bằng quan hệ quốc phòng Mỹ-Đài Loan để nó trở thành một mối quan hệ đối tác thực sự, chắc chắn là sẽ bền vững hơn.
Cùng với việc Đài Loan nỗ lực để trở nên tự lực tự cường hơn trong quốc phòng, và Mỹ cân nhắc ý tưởng tác chiến trên không và trên biển, thì phát triển các công nghệ vượt trội sẽ là điều quan trọng nhất, cũng như phát triển một nền kinh tế vững mạnh, mà từ đó có thể rút ra những nguồn lực để hiện đại hóa quân đội, nhân lực, cũng như sự sẵn sàng tác chiến. Một mục tiêu ngầm của tác chiến trên không và trên biển là làm nhiều hơn nhưng với ít nguồn lực hơn, trong thời kỳ ngân sách bị hạn chế. Tương tự, một sáng kiến khác nữa, là thúc đẩy quan hệ hợp tác về công nghiệp quốc phòng giữa Mỹ và Đài Loan theo cách nào hiệu quả về chi phí, mang lại thiết bị quốc phòng tân tiến, làm lợi cả cho nền tảng công nghiệp của Đài Loan lẫn các yêu cầu của Mỹ. Ngoài ra, có thể tập trung đánh giá sơ bộ về việc làm thế nào để tận dụng tốt hơn năng lực sáng tạo của Đài Loan trong các lĩnh vực như thông tin với chi phí hiệu quả, thiết kế công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nghiên cứu và phát triển, và sản xuất. Cũng cần cả những chương trình hợp tác phát triển hệ thống vũ khí, như tàu ngầm điện tử chạy diesel, loại nhỏ, và máy bay có thể cất cánh, hạ cánh nhanh với chi phí thấp.
Trong các nhà nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đài Loan có lợi ích lớn nhất nếu chương trình tác chiến trên không và trên biển thành công. Chính sách quốc phòng của Mỹ được thiết kế để đương đầu với chiến lược của Trung Quốc là làm gia tăng chi phí của các hoạt động của Mỹ ở biển tây Thái Bình Dương, đến con số cao tới mức không thể chịu nổi, từ đó ngăn chặn mọi ý định của Mỹ nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc phòng đối với đồng minh và bạn hữu trong khu vực, trong đó có cả Đài Loan. Như một bản báo cáo quan trọng của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Ngân sách đã đánh giá, tác chiến trên không và trên biển phải tính đến các yếu tố địa chiến lược, như là các công ước của Mỹ, các nghĩa vụ pháp lý của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh thể thức và bạn hữu trong khu vực. Thậm chí bản báo cáo còn nhấn mạnh một điểm quan trọng hơn thế nữa: “Tác chiến trên không và trên biển không phải là ý tưởng của một mình Mỹ. Các đồng minh như Nhật Bản và Australia, và có lẽ cả các nước khác nữa, phải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thế quân bình ổn định về quân sự”. Trong số tất cả các đối tác liên minh, không đối tác nào có tiềm năng quan trọng bằng Đài Loan.
Nguồn: The Diplomat


Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Bloggers: Viết không lách


Tiếng Việt có cách ghép từ rất độc đáo mà nhiều thứ tiếng khác không có. Một trong những từ đó là ”viết lách”. Nó gồm 2 từ vốn hoàn toàn riêng biệt : “viết” là hành động cầm bút (hay gõ bàn phím) để nói lên ý nghĩ trong đầu; ”lách” là hành động khó khăn trong thế chật hẹp hoặc bị kiểm soát.  Không biết từ thời ông tổ nào đã có sáng kiến ghép hai từ với nhau thành “viết lách” hết sức thâm thúy như vậy! Để tồn tại và phát triển người viết phải biết lách. Để lách người viết phải đánh đổi sự thật. Nếu bán đứng sự thật thì gọi là ”bồi bút”.
Nhân loại vẫn tranh đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp viết mà không lách. Riêng ở Việt Nam xưa nay tình trạng “viết lách” rất phổ biến; nó không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là lẽ sống. Đơn giản là vì nếu viết mà không biết đường lách (hoặc không chịu lách) thì bài vở của anh sẽ chẳng được ai sử dụng và anh sẽ chết đói nếu là người sống bằng nghề viết;  hoặc bị phê bình, mất việc, thậm chí bị tù đày.
Tuy nhiên, tình trạng nói trên đã bắt đầu thay đổi từ khi xuất hiện hình thái “văn đàn mạng” thông qua  internet, trong đó các blogger là chủ nhân chính. Nếu trước đây, các nhà văn, nhà chính trị, nhạc sĩ họa sĩ  hoặc bất cứ người viết nào khác muốn phát hành tác phẩm của mình đều phải thông qua các cơ quan kiểm duyệt. Nhưng giờ đây người ta có thể tự phát hành sản phẩm của mình lên mạng internet . Đây là một bước phát triển mang tính "đột phá",  nó giúp tạo ra những diễn đàn tự do, bình đẳng trên bình diện quốc gia và toàn cầu . Quan trong hơn, nó giúp thay đổi cách tư duy viết lách của nhân loại, trong đó có Việt Nam.
Nếu ta bỏ chút thời gian  dạo qua  làng blogger Việt sẽ thấy đa số họ là các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, v.v... đương chức hay đã nghĩ hưu, sống trong nước hay sống ở hải ngoại. Cũng có khá đông đảo những người chỉ đơn giản là thích “nói bằng bàn phím”.  Tất cả họ họp thành cái gọi là “cộng đồng mạng”. Cộng đồng này ngày càng đông đảo và tạo nên nhiều nguồn thông tin đa dạng, đa chiều bên cạnh các nguồn thông tin truyền thống là sách báo viết hoặc sách báo mạng do nhà nước quản lý.
Điều đáng nói là, giới blogger không  sống lệ thuộc vào tiền nhuận bút, nên họ có thể viết mà không cần lách. Điều này giúp họ không bị gò bó trong sáng tác cũng như phát hành. Bằng cách này  giới blogger đang thực sự tạo ra cho xã hội những thông tin quý giá không mất tiền mua. Nói cách khác họ là những "tình nguyện viên" làm việc không đòi hỏi thù lao. Đây có thể được coi là một loại nghề nghiệp mới thêm vào danh các nghề nghiệp của nhân loại- nghề tự do không đòi hỏi trả công .
Điều gì khiến giới blogger làm việc nguyện thiện như vậy? Đó có lẽ là do bản chất nhiệt thành và bản năng nghề nghiệp cộng với một chút tính cách cá nhân nào đó, như tính  hào phóng, thích giao tiếp với cộng đồng,  thích được người khác để ý, v.v…Nhưng điểm chung nhất của họ có lẽ là lòng yêu nghề và ý thức dấn thân vì sự nghiệp tiến bộ của xã hội và sự phát triển lành mạnh của đất nước. Trừ một số ít những blogger cực đoan với tâm tính đố kị, hiềm khích, còn lại đa số blogger đều có chính kiến rõ ràng với tinh thần dấn thân vì sự nghiệp chính nghĩa và yêu nước. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc họ luôn bám sát diễn biến tình hình , đặc biệt những vấn đề thiết thân như an sinh xã hội, bảo vệ môi trường , chống tham nhũng, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ… Nhiều blogger "làm việc" chăm chỉ và nhiệt thành hơn cả người trong biên chế nhà nước. Nhiều trường hợp họ sưu tầm và cung cấp những thông tin tư liệu qúy hiếm mà hệ thống thông tin chính thống không làm được.  Họ làm mọi việc có thể mà không chờ đợi bất cứ sự trả công nào, trái lại đôi khi  còn có thể bị hiểu nhầm, thậm chí bị đàn áp.Có kẻ đứng ngoài không hiểu cho rằng họ làm việc bao công "ăn cơm nhà và tù và hàng tổng"...Nhưng với giới blogger, đó chỉ đơn thuân là một công việc ưa thích như đánh cờ, chơi golf, đi du lịch...   Nếu có vụ lợi thì cái lợi ích duy nhất của họ có lẽ là việc có thể “viết mà không phải lách”. Dĩ nhiên, để làm được điều đó, họ  trước hết  phải tự đấu tranh với bản thân để vượt qua chính mình. Cùng một bài viết, nếu họ “cắt tỉa” bỏ đi những ý tứ gay góc hoặc  “trái chiều” thì có thể được đăng  tải trên kênh thông tin nhà nước và nhân một khoản nhuận bút kha khá. Nhưng họ chọn cách  giữ nguyên bài viết với chính kiến của mình để post lên blog cá nhân mà không nhận được một  xu nào từ bất cứ ai. Đó là điều đáng trăn trở lắm chứ!  Có người bảo viết cho "lề phải" khó. Nhưng thực ra không thể so sánh đơn giản như vậy. Cái chính là lương tâm của người viết đối với sự thật. Cùng một nội dung , nếu tự nguyện chấp nhận từ bỏ nguyên tắc sự thật, anh ta hoàn toàn có thể viết , thậm chí viết hay, để được đăng trên các báo chính thống. 
Cũng cầnthấy rằng, tự do không bị kiểm duyệt là thế mạnh, nhưng cũng là yếu điểm của giới blogger nếu họ không có ý thức tôn trọng những nguyên tắc được hình thành trong quá trình phát triển dưa trên cơ sở đồng thuận và hoàn toàn tự nguyện. Đó là tính trung thực, khả năng tư duy sáng tạo độc lập và giá trị của thông tin. Blogger cũng cần có tính cách hiệp sĩ, cụ thể là sự cao thượng , lòng bao dung, thái độ cầu thị , không hiềm khích và ý thức trách nhiệm trước thông tin của mình . Có lẽ đó là những  tiêu chí quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi blogger và của cả cộng đồng mạng.
Ở Việt Nam hiện nay có 3 hình thức blog  chính: a) tin tức; b) bình luận; và c) kết hợp tin tức và bình luận; với 3 thể loại phổ phổ biến: a) chính trị-xã hội ;b) văn học–nghệ thuật, lịch sử ; và b) phím đàm và nhàm đàm. Về quy mô thì rất khác nhau; có blog chỉ như quyển nhật ký, có blog nhỏ như là một cái lều chỏng..., trong khi có blog đồ sộ như một hãng thông tấn thực thụ. Nhưng bí quyết sức mạnh của thế giới blog nằm ở khả năng liên thông, liên kết trên cơ sở tự nguyện, tự do không rào cản của nó. Điều này được thể hiện rất rõ trong qquá trình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và tiêu cực xã hội, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của tổ quốc..., gần đây nhất là vụ Tiên Lãng.
Cũng như đối với báo chí chính thống, công chúng là người phán xét công bằng nhất đối với giới blogger.  Tuy không hoàn toàn chính xác, uy tín của blog thường được thể hiện  qua số lượng người truy cập, nội dung comment và sự hưởng ứng của công chúng.  Đến nay dư luận chung đánh giá cao một số blogger hàng đầu như Anhbasam , Bauxitvn, Quechoa, v.v…Trong đó, có lẽ AnhBasam vượt trội hơn cả. Cũng đang thấy hiện tượng bạn đọc dần chuyển sang tham khảo các trang mạng tự do và xa rời các báo chí chính thống đã từng một thời là nguồn thông tin duy nhất của họ như báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân …Nó cho thấy một xu hướng lành mạnh hóa thông tin ở Việt Nam mà trong đó không thể thiếu vắng vai trò của các blogger- những người viết mà không cần lách. Có thể nói, thông tin mạng đang đóng một vai trò không thể thiếu được trong đời sống chính trị-xã hội của đất nước. /.


Trần Kinh Nghị

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Cẩm nang sống

Tài liệu sưu tầm trên mạng, nhận trực tiếp từ nick Bagialan: 

Hình minh họa

Life Handbook 2012 Cẩm nang sống 2012
                                                        
Health
Sức khỏe:1. Drink plenty of water.
Uống nhiều nước.

2. Eat breakfast like a king, lunch like a prince and dinner like a beggar. -

Ăn sáng như vua, ăn trưa như ông hoàng và ăn tối như kẻ ăn xin.
3. Eat more foods that grow on trees and plants and eat less food that s manufactured in plants. -

Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong nhà máy.
4. Live with the 3 E's -- Energy, Enthusiasm and Empathy. -

Sống với 3 N – Năng lực, Nhiệt thành và Nhân ái
5. Make time to pray..

Tìm ra thì giờ mà cầu nguyện.
6. Play more games.

Chơi trò chơi nhiều hơn.
7. Read more books than you did in lát year. -

Đọc nhiều sách hơn năm cũ.
8. Sit in silence for at least 10 minutes each day. -

Ngồi yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày.
9. Sleep for 7 hours.

Ngủ 7 giờ.
10. Take a 10-30 minutes walk daily. And while you walk, smile. -

Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày. Và mỉm cười trong khi bước đi.
Personality
Nhân cách:

11. Don't compare your life to others'. You have no idea what their journey is all about. -

Đừng so sánh cuộc đời của bạn với cuộc đời của những người khác. Bạn không biết cuộc hành trình của họ như thế nào đâu.
12. Don't have negative thoughts or things you cannot control. Instead invest your energy in the positive present moment. -

Đừng có những tư tưởng tiêu cực hoặc có những thứ mà bạn không thể làm chủ. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của bạn vào khoảnh khắc hiện tại tích cực.
13. Don't over do. Keep your limits. -

Đừng làm quá mức. Giữ giới hạn của bạn.
14. Don't take yourself so seriously. No one else does. -

Đừng quá coi trọng bản thân bạn. Không ai để ý bạn ‎đâu.
15. Don't waste your precious energy on gossip. -

Đừng phí năng lực quý ‎ báu vào chuyện ngồi lê đôi mách.
16. Dream more while you are awake. -

Hãy mơ nhiều hơn khi bạn còn đang thức.
17. Envy is a waste of time. You already have all you need.. -

Ghen tỵ là phí thì giờ. Bạn đã có tất cả những gì bạn cần rồi.
18. Forget issues of the past. Don't remind your partner with His/her mistakes of the past. That will ruin your present happiness. -

Hãy quên đi những chuyện quá khứ. Đừng nhắc cho vợ/chồng của bạn nhớ lại những lỗi lầm của họ trong quá khứ. Việc này sẽ làm hỏng hạnh phúc hiện tại của bạn.
19.. Life is too short to waste time hating anyone. Don't hate others. -
Cuộc sống quá ngắn để mà phí thì giờ vào việc ghét người nào. Đừng ghét những người khác.
20. Make peace with your past so it won't spoil the present. -
Hãy làm hòa với quá khứ của bạn để nó không làm hỏng hiện tại.
21. No one is in charge of your happiness except you. -
Không ai lãnh trách nhiệm về hạnh phúc của bạn ngoài bạn.
22... Realize that life is a school and you are here to learn. - Problems are simply part of the curriculum that appear and fade away like algebra class but the lessons you learn will last a lifetime.. -
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
23. Smile and laugh more.. -

Mỉm cười và cười nhiều hơn.
24. You don't have to win every argument. Agree to disagree. -

Bạn không buộc phải thắng mọi cuộc tranh luận đâu. Hãy đồng ‎ ý với việc không đồng ý.
Society
Xã hội:
25. Call your family often. -
Hãy thăm viếng gia đình bạn thường xuyên.
26. Each day give something good to others. -

Mỗi ngày, hãy mang lại điều gì tốt cho người khác..
27. Forgive everyone for everything. -
Hãy tha thứ cho mọi người về mọi sự..
28. Spend time with people over the age of 70 & under the age of 6. -

Hãy dành thì giờ cho những người ngoài 70 và dưới 6 tuổi.
29. Try to make at least three people smile each day. -
Hãy cố gắng làm cho ít ra ba người mỉm cười mỗi ngày.
30. What other people think of you is none of your business. -
Không cần biết những điều người khác nghĩ về bạn.
31. Your job won't take care of you when you are sick. Your friends will. Stay in touch. -
Việc làm của bạn sẽ không săn sóc bạn khi bạn đau ốm đâu. Bạn bè mới làm việc ấy. Hãy liên lạc với nhau luôn.
Life
Đời sống:
32. Do the right thing! -
Hãy làm chuyện đúng!
33. Get rid of anything that isn't useful, beautiful or joyful. -

Loại bỏ bất cứ thứ gì không ích lợi, không đẹp hoặc không vui.
34. GOD heals everything... -
Trời  chữa lành mọi sự…
35. However good or bad a situation is, it will change. -

Cho dù một hoàn cảnh tốt hay xấu, nó sẽ thay đổi.
36. No matter how you feel, get up, dress up and show up. -
Mặc cho bạn có cảm thấy thế nào, hãy ra khỏi giường, chưng diện lên và khoe thiên hạ.
37. The best is yet to come. -
Điều tốt nhất sẽ đến.
38. When you awake alive in the morning, thank GOD for it. -

Mỗi sáng thức dậy mà còn sống, hãy cám ơn Trời về điều ấy.
39. Your Inner most is always happy. So, be happy. -
Thâm tâm bạn luôn luôn hạnh phúc. Thế thì, hãy sống hạnh phúc đi.Last but not the least / Điều cuối cùng nhưng không phải là nhỏ nhất:40. *Please Forward this to everyone you care about.* -Xin vui lòng chuyển cẩm nang này đến tất cả những người mà bạn quan tâm, quý mến hoặc thương yêu*

--------------
*****

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Hiểm họa đối với các quốc gia độc tài

Vì sao độc tài được dân chấp nhận?   
Các bài học luân lý Đông-Tây xưa nay đều cho rằng các chế độ độc tài dù ở bất cứ hình thức nào đều là xấu xa , và vì vậy sớm muộn cũng bị nhân dân vùng lên đánh đổ. Cũng đã có rất nhiều dẫn chứng về vấn đề có tính quy luật này, đó là sự sụp đổ của các thể chế cũ kĩ, lỗi thời trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, gần đây nhất là trường hợp Saddam Hussein ở I rắc, Mubarak ở Ai Cập và Gadhafi ở Libya.
Tuy nhiên còn có một thực tế khác, đó là nhiều thể chế độc tài chuyên chế vẫn trường tồn, thậm chí với sự ngưỡng mộ và thần phục của đông đảo dân chúng. Đó là trường hợp các vương triều như ở Bhuttan,  Botswana, Bruney, và cả các thể chế chính trị hiện đại nơi mà đói nghèo luôn đeo bám người dân, như Zimbabwe và Bắc Triều Tiên, v.v...Ở một số nước phát triển vẫn duy trì hình thức vua chúa vì nó còn hấp dẫn đối với dân chúng. Trước cảnh tượng người dân Bắc Triều Tiên than khóc như mưa sau cái chết của "lãnh tụ vĩ đại" Kim Jong-Il mới đây nhiều người không tin đó là khóc thật. Nhưng dù khóc thật hay giả, đó là một cách hành xử thường thấy trong cộng đồng các nền độc tài chuyên chế. Nó cho thấy những chế độ độc tài vẫn có cơ sở để tồn tại một cách vững chắc, thậm chí còn lâu hơn một số thể chế không độc tài.
Phụ nữ Botswana khoe sắc để được nhà vua chọn làm thê thiếp  
Vậy ra, không hẳn cứ là độc tài thì ắt sẽ bị quần chúng nhân dân đứng lên đánh đổ(?). Và điều này thể hiện khá rõ ngay cả ở trường hợp Sadam Husein và Gadhafi trong suốt thời kỳ cầm quyền của họ; lại càng rõ với trường hợp Bắc Triều Tiên, I-ran và một số quốc gia độc tài chuyên chế khác nơi mà mãi vẫn chưa thấy một phong trào quần chúng thật sự lớn mạnh lật đổ; trái lại còn được dân chúng một lòng ủng hộ. Trên thực tế hầu hết các vương quốc ngự trị bởi chế độ cha truyền con nối hoặc các chính thể độc tài chuyên chế không hề gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ nào từ dân chúng, trái lại ở đó kẻ thống trị còn được người dân sùng bái hơn nhiều so với những gì mà các nguyên thủ ở các quốc gia dân chủ nhận được từ nhân dân của họ.
Người dân Bắc Triều Tiên vật vã tiếc thương Kim Jong Il
Người ngoài cuộc thường dễ dãi kết luận rằng đó là do sự đàn áp và bưng bít thông tin. Kết luận này đúng nhưng chưa đủ; còn phải tính đến đặc điểm tư duy của con người bị chi phối bởi yếu tố tinh thần mơ hồ về đạo đức, tín ngưỡng và quyền lợi....  Mặc khác, khách quan mà nói, ngay cả bản thân khái niệm độc tài cũng chưa hẳn nhất thiết phải như nhau giữa các dân tộc tùy trình độ phát triển và hoàn cảnh lịch sử, văn hóa-xã hội. Tất cả những điều đó dù muốn hay không đều góp phần tạo nên mãnh đất màu mỡ cho các chế độ độc tài chuyên chế sinh tồn. Chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có trường hợp công khai, lộ liễu, thậm chí được tuyên bố; có trường hợp trá hình dưới những tên gọi mĩ miều với những chiêu bài chính trị, tôn giáo thần bí. Điểm chung nhất của chúng là tệ sùng bái cá nhân, tham quyền cố vị và tham nhũng bất chấp lợi ích của dân chúng. Để tồn tại chúng thường sử dụng các thủ đoạn tuyên truyền đạo đức giả kết hợp với các thủ đoạn đàn áp.    

Xu hướng sử dụng can thiệp bên ngoài để đánh đổ độc tài và hệ quả của nó
 
Nhìn lại hầu hết trường hợp sụp đổ của các chế độ độc tài gần đây tại Trung Đông và Bắc Phi ta thấy đều nhờ có sự can thiệp trên quy mô lớn của quân đội nước ngoài. Đó là sự can thiệp công khai, thậm chí trắng trợn, của một nước hoặc nhóm nước. Vẫn biết đó là cái giá mà những kẻ độc tài phải trả, nhưng khách quan mà nói, hầu hết các trường hợp can thiệp quân sự từ bên ngoài trong thời gian qua đều dẫn đến chiến tranh tàn khốc kéo dài, và nạn nhân chính là nhân dân ở các nước bị can thiệp.
Nguy cơ nội chiến kéo dài ở Libya


Có thể còn quá sớm để thế giới ngồi lại đặt vấn đề một cách nghiêm túc về câu hỏi nói trên. Nhưng trước mắt có thể thấy nguyên nhân từ hệ quả của trào lưu toàn cầu hóa cao độ đang xóa bỏ tình trạng biệt lập hoặc khác biệt quá xa giữa các quốc gia, đồng thời sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã tạo ra những hiệu ứng trực tiếp giúp con người mau chóng truyền đạt thông tin và tri thức xuyên quốc gia trên quy mô toàn cầu, trong đó internet là phương tiện hầu như không bị ngăn cách bởi biên giới hay chế độ chính trị-xã hội. Nói cách khác, bức tường ngăn cách thông tin giữa các quốc gia đã bị phá vỡ. Đó là cơ sở để nhanh chóng hình thành mối liên kết giữa các cá nhân và các nhóm chính kiến từ bên trong các quốc gia độc tài chuyên chế với thế giới bên ngoài và tạo nên tình huống cho sự hỗ trợ của các lực lượng từ bên ngoài . Phương cách can thiệp như vậy dường như đang tìm thấy lý do chính đáng và được hoan nghênh đơn giản vì vì nó có thể đánh sập nhanh một chế độ độc tài . Đó là những gì đã và đang diễn ra khi Mỹ và Đồng minh được cả LHQ chấp thuận sử dụng biện pháp chiến tranh để lật đổ các chế độ độc tài chuyên chế của các quốc gia có chủ quyền như ta thấy gần đây tại Trung Đông và Bắc Phi.

Vẫn biết các chế độ độc tài là xấu xa và cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt, và trước sự cố kết để bám giữ của chúng thì sự can thiệp từ bên ngoài là cần thiết. Song cái gì cũng có ít nhất là hai mặt của nó. Trước hết cần khẳng định lại nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đó là mọi sự can thiệp quân sự  từ bên ngoài vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền đều là phi pháp. Thực tiễn cho thấy cách thức can thiệp như vậy suy cho cùng chỉ có lợi cho các nước lớn mạnh, và cũng được các nhóm lợi ích kình chống nhau trong nội bộ mỗi quốc gia lợi dụng, nhưng đại đa số nhân dân các nước bị can thiệp cũng như các nước đi can thiệp đều không có lợi ích gì, trái lại phải hứng chịu những hậu quả khôn lường .  Về mặt này cũng nên nhắc lại nguyên lý  "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Sự can thiệp của bên ngoài chỉ có thể chấp nhận một khi quần chúng bên trong một quốc gia đồng lòng kêu gọi. Nói cách khác, xấu-tốt, sớm-muộn, thành công hay thất bại, đều nên để nhân dân mỗi nước quyết định vận mệnh của họ. Khốn nỗi đó là một khái niệm mơ hồ, dễ nhầm lẫn giữa phong trào quần chúng thực sự với những nhóm lợi ích hay sắc tộc hoặc tôn giáo cố tình lợi dung sự can thiệp của bên ngoài. Mọi sự can thiệp dựa trên cơ sỡ "nhầm lẫn" như vậy đều không thể chấm dứt được nguồn gốc  độc tài  mà chỉ thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác hoặc gây ra một quá trình nội chiến và nạn nghèo đối kéo dài, thậm chí nguy cơ mất độc lập chủ quyền đối với các quốc gia bị can thiệp. Nguy cơ này đang thể hiện khá rõ trong trường hợp I-rắc sau Saddam Hussein,  Libya sau Gadhafi và cả Ai cập, Afghanistan cũng như đối với các nước khác đang trong quá trình của cái gọi là "cách mạng màu".

Tóm lại, các thể chế độc tài, chuyên chế và phi dân chủ là trở ngại phải loại bỏ để mở đường cho nhân dân tiến lên ấm no hạnh phúc. Nhưng cách thức đánh đổ chúng và hậu quả sau đó đối với quốc gia bị đánh đổ là một vấn đề đặt ra đối với thế giới hiện đại. Đây là bài học đối với mọi quốc gia dân tộc không may đang bị các chế độ độc tài chuyên chế ở các mức độ khác nhau thống trị. Bài học nhãn tiền là đất nước có thể rơi vào tình trạng bạo loạn và nội chiến, thậm chí mất cả độc lập tự chủ. Không phải dân tộc nói chung mà trước hết những kẻ độc tài chuyên chế phải nhận thức được điều này. Họ cần biết rằng ngày nay dân chúng có điều kiện tốt hơn để hiểu biết và giác ngộ về quyền lợi chính đáng của mình để nổi dậy. Và đó là cơ sở để bên ngoài can thiệp dù muốn hay không. Do đó, giải pháp ít xấu hơn là  họ phải tự thay đổi  hoặc chuyển giao quyền lực khi chưa quá muộn. Trường hợp Vua Nêpan đã tự nguyện thoái vị để nhường bước cho cho chế độ dân chủ hồi năm 2006 và mới đây giới quân sự Myanma cũng đã chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho giới dân sự khiến thế giới hết sức ngưỡng mộ. Sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu những năm cuối thế kỷ trước dù sao cũng là một dạng chuyển giao quyền lực thành công một cách hòa bình  mà không cần sự can thiệp quân sự  từ bên ngoài. /.       


Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

5 điểm du lịch đáng đến trong dịp Tết âm lịch năm này

1. Hà Giang
Nằm ở Cực Bắc của Tổ Quốc, Hà Giang là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp cuốn hút rất nhiều khách du lịch. Đến đây du khách sẽ được tham quan những cảnh đẹp hoang sơ, với núi đá trải dài hai bên đường đi, không khí trong lành và thoáng đãng như tuyến đường Bắc Quản Bạ - Yên Minh – Đồng Văn – Mèo Vạc. Các cảnh đẹp sẽ đi qua theo thứ tự là Núi Đôi (Quản Bạ) - Đồi Thông và Ruộng Bậc Thang ở Yên Minh - Cực Bắc Lũng Cú - Chợ phiên Đồng Văn - Đèo Mã Pì Lèng. Khi tới Hà Giang bạn sẽ được đến thăm cột cờ Lũng Cú.


Nếu đi bằng xe máy thì nên chú ý chọn xe tốt, được bảo dưỡng cẩn thận và nên đưa theo các dụng cụ cần thiết để sửa những lỗi trên đường đi. Nếu đi vào trời mưa hoặc sương mù nên cẩn thận. Một số người đã từng đi Hà Giang đưa ra lời khuyên có thể đi ô tô tự lái thì tiện hơn xe khách, vì các điểm du lịch nằm rải rác ở nhiều tuyến đường khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn lái xe có kinh nghiệm, kiểm tra xăng đầy đủ vì đường núi nên để tìm được trạm xăng không phải dễ dàng.

Một vài chỗ ở gợi ý: Mèo Vạc có KS Hoa Cương, Đồng Văn có Hoàng Ngọc, Cao Nguyên Đá, TP Hà Giang có Khách sạn Huy Hoàn.

Phương tiện đi lại: Nếu đăng ký tour với các công ty du lịch thì sẽ có xe đưa đón

Nếu tự tổ chức đi thì bạn có thể chọn xe khách khởi hành từ Bến xe Mỹ Đình vào lúc sáng (6, 7, 9, 11h), chiều (1h, 2h), tối (8h30, 9h) với mức giá giường năm khoảng gần 180.000 đồng/người, nếu ghế ngồi khoảng 140.000 đồng/người.

Nếu chọn ô tô có lái xe kèm theo thì nên thuê xe từ 16 – 24 chỗ.


2. Biển Ninh Chữ (Ninh Thuận)

Ninh Chữ trải dài khoảng 10km, thuộc thôn Bình Sơn, xã Văn Hải, tỉnh Ninh Thuận. Nơi đây có biển xanh, bãi cát trắng. Đến đây, các bạn sẽ được trải nghiệm khi tham quan vịnh Vĩnh Hy. Đặc biệt không thể bỏ qua làng gốm bàu Trúc, suối Lồ Ô…Thưởng thức đặc sản Phan Rang ngoài nho, táo, tỏi, hành tím còn có con dông, mực một nắng ... các loại trái cây như sầu riêng, chôm chôm, mít... các loại trái cây này trồng ở khu vực Lâm Sơn - Sông Pha.

Còn về nhà hàng, nếu chọn phong cách miệt vườn có Song Yến, Chốn Quê, Hoa Phượng vừa ẩm thực vừa câu cá thư giãn. Còn các quán trong thành phố có các nhà hàng Hoa Thiên Lý, Hương Đồng, Bồ Câu quán, Đông Dương .v.v. Ngoài ra còn có cơm gà Khánh Kỳ, Hải Nam...

Phương tiện đi: Nếu đi từ Hà Nội có thể bay vào sân bay Cam Ranh sau đó đi ô tô đến Ninh Chữ hoặc đi tàu vào ga Tháp Chàm sau đó đi taxi hoặc ô tô đến resort của bạn.
Nếu đi từ TP.HCM có thể đi ô tô Đường Lê Hồng Phong Quận 5 có các hang xe: Tuấn Tú, Liên Thành, Hoàng Anh. 

Ngã 4 Lê Hồng Phong , Trần Phú có hãng Quốc Trung. Các hãng xe này xuất phát từ 17h00 là chuyến đầu tiên. Với mức giá vé từ 80.000 đồng – 100.000 đồng.


3. Phú Yên
Phú Yên nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, cách Hà Nội 1.160km, cách TP.HCM 561 km. Đây là nơi có biển và nhiều thắng cảnh đẹp. Ngoài biển, ở đây có khu sinh thái Sao Việt, Bãi Tràm, Mũi Điện, Vịnh Vũng Rô, Đá Bàn, suối nướng nóng, lạnh, Đập Đồng Cam, Nhất Tự Sơn, Vịnh Xuân Đài, Đồi Thơm… Đặc biệt, khi đến Phú Yên không quên thăm gành Đá Đĩa và đầm Ô Loan, tham quan Vũng Rô, Núi Đá bia, ngọn hải đăng mũi Đại Lãnh.





Các khách sạn cho bạn có thể lựa chọn là Kaya (238 Hùng Vương) 4 sao, khách sạn Hương Sen, KS Ái Cúc, KS Công đoàn sát biển... và rất nhiều nhà khách, nhà trọ giá bình dân Ngoài ra, ở Tuy Hòa còn có khách sạn 5 sao Cendeluxe. Bạn có thể chọn nhà hàng tại khu sinh thái Thuận Thảo, nhà hàng Gió Chiều, Hoàng Gia…

Ở Phú Yên có rất nhiều đặc sản biển, bạn có thể đến cảng cá Phường 6 (TP Tùy Hòa) để thưởng thức hải sản. Ngoài ra, còn có các đặc sản như bánh canh Tuy Hòa, sò huyết Ô Loan, gà nướng Sông Cầu..... Phương tiện đi lại ở Phú Yên là có  Taxi ( Mai Linh, Thuận Thảo, Ái Cúc...), xe máy và xe bus (Anh Tuấn, Cúc Tư). Để chủ động bạn có thể thuê xe máy để đi tham quan.

Phương tiện đi lại: Để tới Phú Yên bạn có thể bay từ Hà Nội – Phú Yên hoặc TP.HCM – Phú Yên
Với du khách đi từ TP.HCM còn có thêm lựa chọn là ô tô, còn du khách ở Hà Nội cũng có thể đi bằng ô tô nhưng không tiện bằng đi máy bay.

Ngoài ra, du khách có thể chọn đi bằng tàu hỏa từ Hà Nội – Phú Yên hoặc TP.HCM – Phú Yên.

4. Duyên hải Bắc Trung Bộ

Năm 2012 sẽ là năm du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ. Với chủ đề “Du lịch Di sản” sẽ được thực hiện với chuỗi hoạt động xuyên suốt năm với sự tham gia của 8 tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Vườn


quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên - Huế), di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An (Quảng Nam).

 Khu vực này cũng là nơi có nhiều đặc sản như: cháo lươn Vinh, cu đơ (Hà Tĩnh), các món ăn như cơm hến (Huế), bánh canh, bánh bèo và rất nhiều loại bánh khác.

Ngoài ra, ở đây nếu đi vào mùa hè, bạn sẽ được tắm các biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Cửa Tùng, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương và một số bãi biển của các tỉnh Nam Trung Bộ. Một số khu vực đã có thương hiệu như Phong Nha- Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Bạch Mã, Lăng Cô.
Phương tiện đi lại: Có thể đi bằng máy bay tới Vinh (Nghệ An) rồi tiếp tục thuê xe đi dọc các tỉnh Bắc Trung Bộ. Hoặc đi máy bay tới Huế, Quảng Nam, Quảng Bình.

Hoặc bạn có thể chọn đi tàu, dừng ở ga Thanh Hóa để bắt đầu hành trình các tỉnh hoặc chọn phương tiện di chuyển là tàu sau khi hoàn thành tham quan ở mỗi tỉnh.

Ngoài ra, với các du khách từ Hà Nội có thể chọn đi bằng ô tô. Để về các tỉnh Bắc Trung Bộ, bạn đến bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) để mua vé và chọn điểm đến trong hành trình của bạn.


5. Phú Quốc
Biển Phú Quốc còn gọi là Đảo Ngọc, thuộc huyện Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang. Tới đây du khách được chìm đắm với những bãi biển tuyệt đẹp như bãi Dài, cát trắng lấp lánh tại bãi Sao, hòa mình vào không khí trong lành. Thích khám phá tự nhiên có thể đi lặn xuống biển, ngắm san hô. Vào rừng nguyên sinh khám phá suối Tranh, đi thăm trại nuôi chó xoáy lưng. Về thị trấn Dương Đông thăm Dinh Cậu…




Để khám phá toàn bộ đảo thì nên chọn xe máy với giá 120.000 đồng -150.000 đồng/ngày ( khu vực đường Trần Hưng Đạo – Thị trấn Dương Đông nhiều chỗ thuê). Hoặc thuê ô tô với loại xe jeep giá khoảng 400.000 đồng/ngày. Ở đây cũng có dịch vụ cho thuê ô tô tự lái giá khoảng 600.00 đồng/ngày, xe từ 7-8 chỗ (nhưng nhớ trước khi khởi hành mang theo các loại giấy tờ như bằng lái xe, chứng minh thư nhân dân…).

Ngoài ra, bạn có thể đi câu cá ban ngày, câu mực ban đêm lênh đênh trên thuyền. Ẩm thực ở đây chủ yếu là món ăn làm từ hải sản như gỏi cá trích hoặc bánh canh hải sản ở gần Blue Galoon, cá măng, nước mắm Phú Quốc nức tiếng gần xa ngon miễn chê, rượu vang sim được chế biến từ trái sim chín, hồ tiêu Phú Quốc. Đi du lịch bụi cần cẩn trọng với những bụi cây trên đá, bởi trong đó có thể có những tổ ong nếu không cẩn thận trẻ em hoặc người lớn đều dễ bị ong đốt.

Phương tiện đi lại: Khởi hành từ TP.HCM có thể đi xe ô tô hoặc chọn máy bay đến Rạch Giá rồi đi tàu ra Phú Quốc. Đi từ Hà Nội thì chọn chặng bay Hà Nội – Phú Quốc./.
Nguồn :  phuonglp | DU Lich Snoop Blogs


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này