Hiển thị các bài đăng có nhãn TG đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TG đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Trung Quốc đối mặt với sự giận dữ của các nước láng giềng

clip_image001                                                                                                                                                                          
Boxit VN,15/12/2001 – Trung Quốc đang đối mặt với thái độ ngoại giao ngày càn cứng rắn hơn của các nước láng giềng: 4 nước – Nepal, Myanmar, Hàn Quốc và Nhật Bản – cho phép phản kháng ở nhiều mức độ khác nhau đối với những gì được   coi là thái độ gây chiến của Trung Quốc

Một cảnh sát biển Hàn Quốc đã bị đâm chết trên biển sau khi lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc ngăn chặn một tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển Hàn Quốc trong một vụ việc được truyền thông Hàn Quốc gọi thẳng là “cướp biển Trung Quốc”. Thuyền trưởng tàu Trung Quốc bị buộc tội giết người và 17 ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ. Tình hình giữa hai nước càng căng thẳng hơn sau khi cửa sổ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh dường như bị bắn vào chiều thứ Ba.
Dự kiến, Tokyo sẽ gửi kháng nghị sau khi Trung Quốc gửi tàu tuần duyên trang bị vũ khí mới và lớn nhất đến vùng biển và đảo được coi là đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, bao gồm vài mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi và nhiều khu phát triển chung Trung-Nhật.
Cũng trong những động thái bất thường, cà hai chuyến thăm Nepal và Myanmar của Thủ tướng Ôn Gia Bảo vào tuần tới đã bị hủy bỏ. Myanmar, nước đang đón tiếp ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton, gần đây đã hủy bỏ dự án của Trung Quốc xây đập trên sông Irrawady. Không lý do nào được đưa ra đối với việc hủy bỏ chuyến thăm Nepal.
Trung Quốc gần đây cứng rắn hơn với việc từ chối rút lui ở những vùng biên giới đang bị tranh chấp, và tỏ ra quá quyết liệt trong việc giành giật các dự án bằng sức mạnh tài chính và thương mại. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng lãnh thổ vùng biên giới với Ấn Độ, tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh cũng như một phần của Ladakh và Kashmir, từ lâu đã chọc giận Ấn Độ. Trong khi đó, nỗ lực tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cộng với một phần biển Hoa Đông và Hoàng Hải cũng đã được đẩy mạnh. Trang mạng 2point6billion [tên trang mạng đăng bài này – người dịch] biết rằng các viên chức của Đại sứ quán Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới đang chú ý đặc biệt tới các nhà buôn đồ cổ chuyên về các bản đồ cổ và các di vật về bản đồ tương tự, mua sạch những gì họ có thể tìm được, có lẽ để chứng minh chủ quyền hoặc hủy bỏ các mẫu vật không phù hợp với mục tiêu họ đã tuyên bố. Viên chức của các nước bị tác động bởi những tranh chấp lãnh thổ như trên có thể muốn xem xét đến tầm quan trọng của các thứ có liên quan đến chứng cứ cả về bản đồ và về giai thoại trong các tài liệu lịch sử và thư tịch cổ.
Hoàng Phương dịch.
từ nguồn  2point6billion.com





Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Cuôc trường chinh viết lại lịch sử của đảng CS Trung Quốc

Tác giả: Andrew Higgins - Washington Post http://newstrust.net/stories/6430125?ref=rss
Người dịch: Trần KinhNghị
       Học sinh tham dự một lễ  kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng CS TQ tại một trường tiểu học ngày 28/3 năm 2011 
 Bắc Kinh:  — Đảng Công sản Trung Quốc cuối cùng đã nắn lại lịch sử của mình. Mất 16 năm hiệu đính và bốn năm miệt mài viết lại. Mặc dù trong thời gian đó  các nhà lãnh đạo đã quá bận với trách nhiệm nặng nề quản lý một cường quốc đang nỗi lên.
    “ Tôi đã không nghĩ sẽ mất nhiều thời gian như vậy”. Shi Zhongquan nói. Ông là người giúp chỉnh sửa lần cuối cái mà đảng hy vọng sẽ là lời cuối cùng của những câu chuyện chính trị nhậy cảm nhất và đẫm máu nhất của lịch sử cận đại Trung Hoa - câu chuyện kể dài 1.074 trang mới tinh về những thập kỷ nắm quyền đầu tiên của đảng.  
Khi nước Trung Hoa tiến bước vào tương lại , Đảng Cộng sản kỷ niệm ngày thành lập lần thứ 90  của mình vẫn rất coi trọng quá khứ , đặc biệt quá khứ của riêng mình.  Là một nhà nghiên cứu lịch sử đảng kỳ cựu Shi nói: “Viết lịch sử không dễ” .
  Nó đặc biệt khó khi phải đề cập không chỉ hai trong số nhiều thảm họa tàn bạo nhất do con người  gây ra trong thế kỷ vừa qua – cuộc Đại nhảy vọt và cuộc Cách mạng văn hóa- mà còn phải đề cập đến sự thật đau đớn từ năm 1962 đến giờ vẫn chưa nguôi ngoi — sự làm nhục đối với Xi Zhongxun, cha đẻ của Tập Cận Bình (Xi Jinping), Phó Chủ tịch hiện nay và sẽ  là nhà lãnh đạo nay mai của đất nước Trung Hoa.
“ Một câu đùa của những người cộng sản xưa kia nói rằng những người maxist có thể tiên đoán tương lại, nhưng quá khứ lại khó đoán hơn”. Đó là nhận xét của Roderick Macfarquhar, một học giả của Đại học Harvard và là tác giả hàng đầu về nền chính trị Trung Hoa dưới thời Mao trạch đông, người đã qua đời năm 1976. “Quá khứ là quan trọng vì nó pháp lý hóa hiện tại, và những gì sai trái trong quá khứ thì giờ đây phải  được bào chữa”,  Macfarquhar nói thêm.
Đảng này đã phát hành quyển lịch sử chính thức đầu tiên của mình cách đây 20 năm nhưng phần kết là câu chuyện chinh phục Trung Quốc của Mao trạch đông vào năm 1949.Giờ đây đảng dấn thân vào lãnh địa xảo trá hơn nhiều bằng việc phát hành “Tâp 2 Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (1949-1978)” History of the Chinese Communist Party, Volume 2 mà trong đó tiếp tục câu chuyện đến năm ông Đặng Tiểu Bình xóa bỏ phần lớn di sản của Mao Trạch Đông.      
Trong khi Trung Quốc khởi động việc kỷ niệm ngày thành lập đảng năm 1921 vào tháng Bảy này thì ngành lịch sử đã trở thành một ngành công nghiệp phát đạt. Không ai ngoài một nhóm nhỏ những kẻ trung thành Mao-ít  lại muốn làm sống lại công xã, đấu tranh giai cấp và  những cuộc thanh trừng tàn bạo. Nhưng đảng đang phát ra một thông điệp mà nó cho là sống còn đối với sự bám giữ quyền hành của mình: Nền kinh tế đang trỗi dậy và uy tín quốc tế đang tăng lên của Trung Quốc tất thảy đều là thành quả của sự thống trị không ngưng nghĩ của một đảng.
Nhà nước đã rót gần 400 triệu đô la cho một Viện bảo tàng quốc gia  mới đầy ắp những ký ức cách mạng, và rót nhiều triệu đô la cho cuốn phim nhan đề “Sự ra đời của Đảng” The Founding of a Party dự định ra nay mai. Trong khi đó các đài truyền hình trong nước  được chỉ đạo cắt bỏ những buổi chiếu thông thường thay vào bằng việc tập trung phát sóng những vở kịch về lịch sử đảng.
Hình thành lịch sử là đặc biệt quan trọng đối với cái gọi là các “cô cậu hoàng” của Trung Quốc, đó là con cháu của các đồng chí của Mao. Vốn đã giành được ảnh hưởng, và thường cả của cải, trên cơ sở các mối quan hệ gia đình , các thành viên của cái nhóm nhỏ nhưng đầy thế lực này kỷ niệm một phiên bản không hoàn hảo của quá khứ mà nhờ nó địa vị của họ được đề cao, gác sang bên vai trò của ông cha họ như những người buộc phải làm thế và trở thành nạn nhân của sự tàn bạo của đảng.   
“Xuyên tạc và bôi nhọ”  
Tập Cận Bình, ủy viên Bộ chính trị, người  sẽ tiếp quản vị trí lãnh đạo đảng vào năm tới và là người có bố đã bị Mao Trạch Đông thanh trừng năm 1962, đã đặc biệt tích cực trong việc nhấn mạnh sự cần thiết phải nắn thẳng lại lịch sử . Trong một bài nói tại một “hội nghị về công tác lịch sử”  keynote address at a “history work conference”  mùa hè năm ngoái, ông ta đã kêu gọi toàn thể đảng viên  — gần 80 triệu  — “kiên quyết chống xu hướng sai lầm xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử của đảng” (nhưng không đả động gì đến người bố của mình)./.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Thật hư "chiêu lừa" New 7 Wonders?

Chủ blog Nguyễn Quang Vinh vừa up lên một entry với nhiều thông tin rất đáng đọc. Bằng lối viết trào phúng pha chút "tếu táo" tác giả có lẽ đã làm thỏa mãn những người lâu nay không đồng tình hoặc hoài nghi về "chiêu lừa" New 7 Wonder . Chủ blog tôi trộm nghĩ vậy nên cũng  xin đưa lại bài viết  để phổ biến cùng  bạn đọc, đồng thời  đề nghị Ban tổ chức bình chọn New7 Wonder của Việt Nam vốn  đã vất vã làm việc trong thời gian qua hãy bình tâm suy ngẫm về những gì sẽ làm tiếp theo trong thời gian tới. 

Gay rồi các bác ơi, tổ chức New7Wonders: ĐƯỢC VOI ĐÒI…HAI BÀ TRƯNG

Tác giả: Nguyễn Quang Vinh 

image Dạo này thấy tuổi đã cao sức lại khỏe nhưng đầu lú, nghĩ mãi không ra đầu bài cho Entry thì vớ phải tập “ SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ”, cướp luôn câu ĐƯỢC VOI ĐÒI HAI BÀ TRƯNG về, áp với nội dung chuẩn bị viết, không sai chút nào.
Vào nội dung luôn cho nó máu.
24 triệu tin nhắn của quân ta bầu chọn cho Vịnh Hạ Long ta và đã mang tới một kết quả rất chi là tự hào: Vịnh Hạ Long ta đã được quân ta bầu chọn để lọt vào 7 kỳ quan mới của Thế giới.

Nhưng chỉ là kết quả tạm thời.
Vì trong thư gửi nước ta, lão trưởng ban tổ chức New7Wonders cài một câu hơi bị lưu văn manh: đây chỉ là kết quả bầu chọn tạm thời, danh sách chính thức sẽ công bố sau 3 tháng và chúng tôi sẽ rất lấy làm tiếc và không mong muốn nếu Vịnh Hạ Long không lọt vào 7… cái ấy. Đại khái thế.
Thôi, chuyện đó không sao. Được hay không thì cũng lỡ dại có bầu… Bộ dại thì bà con… mang (là nói theo câu: Con dại cái mang). Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, đừng càu nhàu, cằn nhằn, hằm hằm, lằng nhằng chuyện bầu bán vớ vẩn này nữa. Thôi. Cho qua. Tương lai mới quan trọng.
Ô hô.
Nhưng mà tương lai ? Tương lai thuộc về 3 tháng nữa để công bố chính thức kết quả 7 cái ấy (tức 7 kỳ quan mới của thế giới).
Trong quá trình bình chọn, tổ chức New 7 này chia chác bộn tiền, với Việt Nam thì cũng kiếm được trên 14 tỷ rồi còn gì.
Mà bao nhiêu nước ta? 220 quốc gia nha, mỗi quốc gia muốn được đăng ký bầu chọn phải nộp ngay 199 USD nha. Rồi doanh thu từ tin nhắn, từ Email… lại được New 7 thò tay chia tiếp nha (chỉ như ở Việt Nam là trên 14 tỷ), thế là ôm cả con voi rồi còn gì nữa. Một cuộc thi mà Tổ chức UNESCO loại ra khỏi sự công nhận, chỉ là chơi cho vui trên mạng mà ôm được cả con voi tiền thì đã quá ha.
Nhưng không.
Bây giờ là giai đoạn hai, sặc mùi tiền.
Dù đã tạm lọt vào 7 cái ấy nhưng để được công nhận chính thức, nghĩa là các kỳ quan giờ thì không lọt, sau này có thể lọt, là vì còn lệ thuộc vào việc phờ i phi là phi sắc phí các bác ạ.
Quá trình tổ chức, chúng nó không nói có phí, giờ xong rồi, tòi tiếp.
“Chúng nó” – Ban tổ chức New 7 ấy – ra bố cáo bá cáo với các nước rằng phải nộp phí quảng bá kỳ quan. Bé nhỏ như đất nước Maldives mà cũng yêu cầu nộp cho New7 các khoản: 350.000 USD phí đăng ký tài trợ Bạch kim (xin tài trợ áp đặt luôn từng quốc gia, Việt Nam ta không biết bị áp đặt Bạch gì); phí chi phí đi lại cho các phái đoàn thăm cái nước được lọt, 500.000 USD là khoản nộp cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tham gia chiến dịch bình chọn (ta nộp hơn 14 tỷ), phí nộp cho một Hãng hàng không gắn logo là 1 triệu đô… đại loại nhiều thứ.
Việt Nam ta chưa công khai cho dân ta biết các khoản phí này nha, hàng triệu đô la nha, giấu không được đâu nha.
Nhưng nếu không nộp? Thì đây. Tổ chức New 7 dọa Indonesia: Công viên quốc gia Komodo có thể bị bỏ khỏi danh sách cuối cùng sau khi “chính phủ từ chối trả một khoản phí đăng ký 10 triệu USD và phí công bố giải thưởng 35 triệu USD để tổ chức lễ công bố những kỳ quan giành chiến thắng”.
Lừa rồi.
Buôn rồi.
Và vì lừa được rồi nên mới được voi đòi Hai Bà Trưng rồi.
Hỡi các bác ở Bộ Văn Du Thao - Hãy cảnh giác.
Các bác ở Bộ Văn Du Thao mà cứ cố đấm ăn xôi, tốn tiền thuế của dân là nhà em nỏ chơi đâu nha.

--------------

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Vụ đàn áp khoa học sai lầm nhất của thời Xô viết


Vũ Cao Đàm


Trong thế hệ thanh niên Việt Nam trưởng thành sau 1954, cả người từng học ở LX trở về cũng như người học ở trong nước và công tác tại miền Bắc, hình ảnh LX đều để lại trong tâm hồn rất nhiều ấn tượng đẹp (những bài hát Đôi bờ, Thùy dương, Khúc hát nàng Solveg, Chiều Mascơva... bộ phim Đàn sếu bay, những bà mẹ Nga chất phác và nồng hậu, những tính cách Nga cực kỳ thẳng thắn dễ thương...). Nhưng phía sau mặt phải dễ nhìn thấy kia lại cũng có một mặt trái của LX mà ít người nhìn thấy. Dưới đây là hồi ức của GS Vũ Cao Đàm, người từng có dịp chứng kiến cái phía ít người nhìn thấy đó; mục đích của ông là muốn tâm sự vớichúng ta m
ột vài điều mà chính chúng ta phải tự rút ra bài học để tránh cho mình những tổn thất, bởi chúng ta đang sống trong chính cái cơ chế mà Liên Xô đã trải qua và với trí thức nước họ, nay... chỉ còn là một dĩ vãng
                                                                                   Bauxite Việt Nam 

Trong các nước XHCN, khoa học là do Đảng Cộng sản (ĐCS) lãnh đạo.
Vụ án di truyền học ở Liên Xô do Lưxenko, Chủ tịch Viện Hàn lâm Nông nghiệp, đã nhân danh Đảng CSLX chủ xướng có thể xem là một vụ đàn áp khoa học đẫm máu nhất thế kỷ XX, đáng xem là một bài học đắt giá về sự lãnh đạo của ĐCS đối với khoa học.
Câu chuyện được bắt đầu khi thuyết Mendel-Morgan được truyền bá vào Liên Xô với Vavilov là một đại biểu của trường phái này.
Vavilov khi đó là Viện trưởng Viện Di truyền học thuộc Viện hàn lâm Nông nghiệp Liên Xô, cũng chính là người thành lập và lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp từ trước năm 1935. Năm 1938, sau khi hai vị Chủ tịch kế nhiệm của Vavilov là Muralov và Meister bị bắt và bị tử hình thì Lưxenko đã giành ngay được chức vụ này. Năm 1940 Vavilov cũng bị bắt, và đầu năm 1943 ông bị chết trong tù. Lưxenko đã giành nốt chức Viện trưởng Viện di truyền học cũng do Vavilov thành lập. Lưxenko nhanh chóng lợi dụng chức Viện trưởng của chính Viện nghiên cứu về di truyền học để mở chiến dịch tấn công di truyền học. Nhiều nhà sinh học lỗi lạc như Viện sĩ Zhebrak, Zavadovski, Zhukovski, Nemtchinov và Rapoport đã lên tiếng bảo vệ cho sự tồn tại của trường phái khoa học này.
Tuy nhiên, Lưxenko đã dùng quyền lực trong Đảng và trong khoa học tuyên bố chỉ cho phép tồn tại một trường phái mà ông chủ trì trong ngành sinh học Xô viết. Đó là trường phái non-Mendel, đồng thời trực tiếp chỉ đạo việc đàn áp những nhà di truyền học đi theo Mendel và Morgan, gán cho họ tội danh "truyền bá chủ nghĩa duy tâm tư sản phản động".
Làn sóng khủng bố lan rộng. Hàng loạt nhà khoa học bị gọi tới cơ quan để viết kiểm điểm và buộc tuyên bố từ bỏ "trường phái khoa học phản động". Ai không chấp nhận thì bị đuổi khỏi cơ quan. Những người là đảng viên thì bị yêu cầu phải thừa nhận sai lầm trước Đảng. Nhiều người đã không làm như vậy, chẳng hạn Rapoport đã đến cơ quan Đảng để trả thẻ đảng và xin ra Đảng; Nhà sinh lý học thực vật Sabinin bị đuổi khỏi Đại học Matxcơva, bị chuyển đến Krưm, và đã tự sát; Hiệu trưởng Đại học Gorki đã gọi Chủ nhiệm Bộ môn Di truyền học Tchetverikov yêu cầu thay đổi quan điểm, nhưng ông không chấp nhận và đã bị sa thải; Bộ trưởng Bộ Giáo dục cao đẳng cách chức Nemtchinov, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Matxcơva; Zhebrak cũng bị cách chức Viện trưởng và Viện của ông bị giải thể. Nạn đại dịch khủng bố di truyền học lan tràn trong hàng loạt trường đại học có các ngành nông nghiệp, y, sư phạm, lâm sinh, công nghiệp thực phẩm và nhiều trường đại học khác. Toàn Liên Xô đã có gần ba ngàn nhà sinh học bị sa thải ngay trong thời điểm đó (*).
Kết quả là Liên Xô đã để mất những vị trí rực rỡ đã giành được trong lĩnh vực di truyền học, bước vào thời kỳ tụt hậu cả trong di truyền học, cả trong các khoa học ứng dụng về chọn giống, cả trong việc chữa các bệnh mang tính di truyền và trong công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh. Liên Xô đã bị loại hoàn toàn khỏi cuộc chạy đua với các cường quốc sinh học trong lĩnh vực quan trọng nhất, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa quân sự. Kết quả đau buồn là ngành di truyền học ở Liên Xô đã bị gạt sang bên lề của thế giới, nhiều nước đã vượt lên trước, thậm chí cả những nước mới vừa trước đó còn chưa dám nghĩ tới chuyện chạy đua với Liên Xô về di truyền học trong các lĩnh vực nghiên cứu bản chất và cấu trúc của tính di truyền.
Vào những năm 1970, đúng vào lúc Viện hàn lâm Liên Xô vẫn đang được xem là cơ quan khoa học "cao nhất", được hưởng những đặc quyền lớn nhất trong xã hội, thì các nhà điện ảnh Xô Viết đã cho ra đời bộ phim trào phúng có tên tiếng Nga là "Pienư". Bộ phim đả kích tệ sùng bái tước vị và khoa bảng trong cộng đồng khoa học Xô viết, một tệ nạn dẫn đến bị lũng đoạn bởi các công ty ma gồm những chuyên gia không hàm vị, chuyên viết thuê luận án cho các vị có chức quyền muốn giành ghế Viện sỹ Viện hàn lâm. Phim đã được chiếu dài ngày vào năm 1978 tại Hà Nội với nhan đề được dịch sang tiếng Việt là "Bèo bọt".
Ngày nay ở nước Nga vị trí của Viện hàn lâm đang thay đổi, từng bước được đặt vào vị trí “bình thường” trong mạng lưới tổ chức khoa học. Không những thế, ở nước Nga ngày nay còn xuất hiện thêm hàng loạt tổ chức khác cũng được đặt tên là Viện hàn lâm. Điều này khiến nhiều đại biểu của tư tưởng học phiệt phản ứng quyết liệt. Họ đã tìm cách gây ảnh hưởng để các nhà lãnh đạo ký sắc lệnh cấm sử dụng tên "húy" của Viện hàn lâm; một số Viện sỹ già nua còn viết bài đả kích trên công luận, xem đó là một thứ "ngụy khoa học". Nhưng xu thế dân chủ trong khoa học đã như luồng gió lành quét sạch tư tưởng phong kiến. Tất cả các tổ chức có tên là Viện hàn lâm ở nước Nga đều đang tồn tại như sự thách thức trước các nhóm học phiệt và hồi chuông cáo chung của chủ nghĩa học phiệt lỗi thời.
Ngay sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, tôi có dịp viếng thăm nước Đức thống nhất. Trước cảnh vắng lạnh trong khuôn viên của Viện hàn lâm Đông Đức cũ, tôi bùi ngùi nuối tiếc Viện hàn lâm, nơi tôi vừa đến làm việc mấy tháng trước đó. Người bạn Đức đã nhận bằng Tiến sỹ tại Viện hàn lâm Liên Xô cũ, vốn lãnh đạo một viện thuộc Viện hàn lâm Đông Đức, hiểu ý, vừa chia sẻ tình cảm với tôi, vừa nói: "Sau ngày thống nhất, trong khi tất cả các trường đại học ở miền Đông nước Đức vẫn được giữ lại nguyên vẹn, thì Viện hàn lâm theo mô hình Xô viết đã bị giải thể hoàn toàn; công việc nghiên cứu khoa học được trả lại cho các trường đại học". Ông nhắc lại một lần nữa như sợ tôi không hiểu hết ý: "trả lại cho các trường đại học", và tiếp: "Tuy là người đã mất quyền lãnh đạo khoa học, và hiện đang mất việc làm, tôi vẫn khẳng định: Quyết định đó của Nhà nước Đức là đúng đắn”.
*
Lịch sử đàn áp khoa học của Liên Xô không phải chỉ diễn ra có một lần trong lĩnh vực Di truyền học. Cho đến tận những năm 1960, nhiều tư tưởng khoa học tiến bộ cũng vẫn chịu số phận như di truyền học. Chúng ta có thể kể đến hàng loạt lĩnh vực hiện đại đưa vào Liên Xô đều đã bị phê phán gay gắt, trước hết là từ giới triết học marxist-leninist, sau đó là giới chính trị gia và các thế lực học phiệt bám đuôi giới chính trị gia.
Chúng ta có thể kể đến hàng loạt lĩnh vực, như Điều khiển học (Cybernetics), Lý thuyết hệ thống (Systems Theory), Toán kinh tế (Mathematical Economics), và ngay cả John Bernal, nhà vật lý học, một đảng viên cộng sản người Anh, khi viết cuốn The Social Function of Science (1939) cũng đã bị đả kích gay gắt, khi ông đưa ra khái niệm thất nghiệp vì công nghệ (technological unemployement), vì đã đưa ra một luận đề mới về sự thất nghiệp do đổi mới công nghệ gây ra, trái với Marx, thất nghiệp chỉ có thể là do tư bản bóc lột.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, xem lại những bài học về quan hệ giữa chính trị và khoa học sẽ vô cùng cần thiết để hoạch định một chính sách đúng đắn cho sự phát triển khoa học của đất nước.
            
(*) Viết theo số liệu công bố trong Tạp chí Tia lửa nhỏ (Ogonjok) Số 8&9 năm 1987
Ghi chú: Bài do tác giả gửi trực tiếp đăng trên BauxitVn; tiêu đề và hình minh họa của Bách Việt 

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Nợ "chúa chổm" nhưng vẫn đẹp!(*)

(*)Đây là "cảm nhận nông nỗi" của chủ blog tôi ... Nhưng chắc ai cũng biết: "con nợ" cũng có nhiều loại, và khi đã mắc nợ là mất tự chủ..., nên chớ mơ hồ cứ xách rổ đi vay về tiêu xài xả láng như một số nước đang phát triển (trong đó chắc có cả VN?)
Ghi chú: Danh sách 20 quốc gia có nợ nước ngoài cao nhất thế giới dưới đây được trích từ Báo cáo về 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới để xem nước nào có tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP cao nhất. Báo cáo sử dụng số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) kết hợp số liệu về GDP từ World Factbook của CIA, được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/2009; cho đến nay tình hình có thể khác.

1. Ireland
- Nợ nước ngoài/GDP: 1.382%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,38 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 172,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 566.756 USD


2. Anh
- Nợ nước ngoài/GDP: 413,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 8,98 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,17 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 146.953 USD


3. Thụy Sỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 401,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,3 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 324,5 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 171.528 USD


4. Hà Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 376,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,55 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 676,9 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 152.380 USD


5. Bỉ
- Nợ nước ngoài/GDP: 335,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,32 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 394,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 127.197 USD



6. Đan Mạch
- Nợ nước ngoài/GDP: 310,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 626,1 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 201,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 113.826 USD



7. Thụy Điển
- Nợ nước ngoài/GDP: 282,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 1 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 354,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 110.479 USD



8. Phần Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 271,5%
- Tổng nợ nước ngoài: 505,06 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 186 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 96.197 USD


9. Áo
- Nợ nước ngoài/GDP: 261,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 867,14 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 332 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 105.616 tỷ USD


10. Na Uy
- Nợ nước ngoài/GDP: 251%
- Tổng nợ nước ngoài: 640,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 255,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 137.476 USD



11. Hồng Kông
- Nợ nước ngoài/GDP: 250,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 815,65 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 325,8 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 115.612 USD



12. Pháp
- Nợ nước ngoài/GDP: 250%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,37 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,15 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 83.781 USD


13. Bồ Đào Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 223,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 552,23 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 247 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


14. Đức
- Nợ nước ngoài/GDP: 185,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,44 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,94 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


15. Hy Lạp
- Nợ nước ngoài/GDP: 182,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 579,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 318,1 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 53.984 USD


16. Tây Ban Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 179,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,46 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,37 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 60.614 USD


17. Ý
- Nợ nước ngoài/GDP: 146,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,6 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,77 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 44.760 USD


18. Australia
- Nợ nước ngoài/GDP: 138,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,23 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 882,4 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 57.641 USD


19. Hungary
- Nợ nước ngoài/GDP: 120,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 225,24 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 187,6 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 22.739 USD


20. Mỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 101,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 14,83 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 14,66 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 48.258 USD

 


Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

"Phái yếu" đang lên trên chính trường?


 Bà Helle Thorning-Schmidt sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên tại Đan Mạch sau khi khối trung tả giành chiến thắng sát nút trong cuộc tổng tuyển cử hôm 15/9.

Bà Helle Thorning-Schmidt sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Đan Mạch.
Với gần toàn bộ số phiếu được kiểm, khối trung tả do lãnh đạo Dân chủ Xã hội Helle Thorning-Schmidt đứng đầu đã giành đa số sít sao tại quốc hội.
Theo đó, khối trung tả đã giành 89 ghế trong quốc hội hồm 179 ghế của Đan Mạch, so với 86 ghế của phe trung tả. Số cử tri đi đi bầu cao, lên tới 87,7%.
“Chúng ta đã làm được điều đó… Hôm nay, chúng ta đã viết lên lịch sử”, bà Thorning-Schmidt nói trước những người ủng hộ.
Bà Thorning-Schmidt, 44 tuổi, dự kiến sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên tại Đan Mạch. Thủ tướng Lars Lokke Rasmussen sắp mãn nhiệm đã thừa nhận thất bại.
Bà Thorning-Schmidt đã vận động tranh cử dựa trên cương lĩnh tăng thuế và tăng chi tiêu công. Bà cũng cam kết điều chỉnh luật nhập cư chặt chẽ được đề xuất bởi một đối tác nhỏ trong liên minh cầm quyền hiện thời.
Ông Rasmussen đã gọi điện cho bà Thorning-Schmidt để chúc mừng chiến thắng của bà, nhưng nói thêm: “Tối nay, tôi chuyển giao chìa khoa văn phòng thủ tướng cho Helle Thorning-Schmidt. Và bà Helle thân mến, hãy giữ chìa khóa cẩn thận. Bà chỉ đang mượn chúng thôi”.
Khối trung tả do ông Rasmussen đứng đầu đã nắm quyền tại Đan Mạch trong một thập niên.
Đan Mạch đã chứng kiến sự suy giảm kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Mặc dù Đan Mạch là thành viên của EU nhưng nước này đã lựa chọn việc không sử dụng đồng tiền chung euro.
Bà Thorning-Schmidt kết hôn với con trai với cựu lãnh đạo Công đảng Anh Neil Kinnock, Stephen Kinnock, người bà gặp tại Bỉ.
Hiện bà Thorning-Schmidt sống cùng 2 con gái ở Copenhagen, trong khi chồng bà công tác tại Thụy Sĩ với cương vị giám đốc Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Nguồn: Dân tri ngày 16/9/1011 đưa lại tin của AP và BBC

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này