Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Có gì mới trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc?


Để biết có gì mới trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong thời gian tới, chí ít trong năm 2014, xin mời đọc tài liệu tham khảo đặc biệt của của TTXVN ngày 31/3/2014 dưới đây (bản gốc tại đây)

Thay cho lời bình luận dài, chủ blog Bách Việt mạn phép tô đỏ và gạch dưới một số điểm đáng lưu ý, qua đó rút ra 5 ý chính: 
1) Bắc Kinh sử dụng chiêu bài "duy trì thành quả sau thế chiến II" để xác lập cho được tư thế bá quyền nước lớn trên quy mô toàn cầu bất chấp sự (chưa thích ứng) của cộng đồng quốc tế; 
2) Tiếp tục đề cao biện pháp dùng sức mạnh và không nhân nhượng trong trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo với các nước láng giềng; 
3) Dùng chiến thuật tìm đối tượng "điểm phát lực" để tập trung giải quyết trước qua đó cảnh báo uy hiếp các đối tượng còn lại; 
4) Để ngỏ khả năng đối đầu quân sự với Nhật Bản đồng thời chuẩn bị cho thời kỳ hòa dịu  tiếp sau;     
5) Riêng về quan hệ Trung-Việt, ta thấy không hề có một chữ Việt nào được nhắc đến (trong khi Myanma được được nhắc lại nhiều lần). Điều này kết hợp với với 2 ý : "tuyệt đối không chấp nhận yêu cầu vô lý của các nước nhỏ" và  "hiệu ứng cảnh báo và uy hiếp . Từ đó có thể suy ra thái độ coi thường của Bắc Kinh đối với Việt Nam, thậm chí không coi Việt Nam như một đối tác cần tranh thủ (so với Myanma) mà chỉ là một trường hợp riêng tư muốn làm gì thì làm. Do đó Việt Nam không thể mơ hồ về bất cứ khả năng thỏa hiệp song phương (đi đêm) nào trong giải quyết tranh chấp biển đảo, trái lại rất dễ bị chọn để gây "hiệu ứng cảnh báo và uy hiếp" hoặc ngược lại. 

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Tàu lạ, máy bay quen


Hai ngày qua cùng lúc có hai thông tin với nội dung căn bản hoàn toàn giống nhau: một về vụ mất tích của chiếc máy bay hành khách của hãng hàng không Malaysia; và một về "tàu lạ" khống chế, cướp phá tàu cá của Việt Nam xem thêm tại đây . Cả hai vụ việc đều xảy ra trên biển Đông, đều mang nội dung nhân đạo và có yếu tố khủng bố. Vụ máy bay mất tích gây thiệt hại lớn và mang tính chất quốc tế nhưng không thiết thân đối với Việt Nam trong khi vụ tàu cá hoàn toàn xảy ra trong vùng biển của Việt Nam gây thiệt hại nặng nề trực tiếp đối với dân chài Việt Nam, và đây chỉ là vụ mới nhất trong hàng ngàn vụ đã xảy ra.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Trung Quốc có đánh Việt Nam nữa không?

35 năm nay cứ vào dịp 17/2 hàng năm không chỉ người Việt Nam mà người Trung Quốc và thế giới không khỏi phân vân: Liệu Trung Quốc lại đánh Việt Nam (?), nếu có thì bao giờ, khởi chiến từ đâu và như thế nào...(?) Mối lo này sẽ mãi còn đó chừng nào tư tưởng Đại Hán bành trướng vẫn còn, ít nhiều chỉ phụ thuộc vào thế mạnh yếu của nó trong mối tương quan lực lượng mà thôi. 

Tàu cá Trung Quốc dàn hàng ngang với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tiến ra biển Đông

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu

Việt Nam cần phải có những hành động, hoặc ủng hộ hoặc tự mình làm, để chứng minh cho thế giới biết là Việt Nam đấu tranh để bảo vệ an ninh và luật pháp quốc tế.
>>40 năm Hải chiến Hoàng Sa: Khi nước lớn quyết ra tay
Ngô Vĩnh Long, Hoàng Sa, Biển Đông, chủ quyền lãnh thổ, Harvard, hải chiến Hoàng Sa
GS Ngô Vĩnh Long
>> Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?
>> Sau 40 năm nhìn lại hải chiến Hoàng Sa
LTS: Ngày 11.1.1914, nhân kỷ niệm 40 năm Hải Quân Trung Quốc cưỡng chiếm phần còn lại của Hoàng Sa từ tay Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một nhóm học giả Mỹ đã đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo tại không viên Đại học Harvard. Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn GS Lịch sử Ngô Vĩnh Long của Đại học Maine (Hoa Kỳ), người có bài tham luận lại hội thảo này.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Lệnh cấm mới của Bắc Kinh tại Biển Đông: Cần sự phản đối tập thể của ASEAN

H2
Nhà cầm quyền Trung Quốc mới công bố lệnh cấm đối với tàu các nước vào Biển Đông (xem sơ đồ vùng cấm bên). Theo sơ đồ này, đường cấm mới áp sát lãnh thổ các nước ven Biển Đông, chỉ cách Đà Nẵng của Việt Nam khoản 50 km. Đây là một bước leo thang mới có tính toán kĩ lưỡng của nhà cầm quyền Trung Quốc.  Bước leo thanh "đòi chủ quyền"này đang bị đầu  dư luận khu vực và quốc tế lên án. Ngày 9-1 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố: “Việc hạn chế hoạt động đánh cá của các nước khác trên vùng biển tranh chấp ở biển Đông là hành vi khiêu khích và có thể gây nguy hiểm. Trung Quốc không hề đưa ra lời giải thích hay cơ sở luật pháp quốc tế nào đối với những yêu sách này. Quan điểm của chúng tôi luôn là các bên cần tránh những hành động đơn phương gây căng thẳng và hủy hoại cơ hội giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao và hòa bình”.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

'VN không hai lòng trong quan hệ với TQ' (*)

(*) Đây là tiêu đề  bài viết vừa đăng trên Vietnam net mà có lẽ ai đọc cũng  thấy lạ vì nó như một lời thanh minh  hoặc là "không khảo mà xưng vậy! Chủ blog tôi xin đăng lại ngyên văn bài báo đồng thời thử gợi ý rằng, nếu thêm dấu huyền vào chữ "hai" thì đúng với sự thật hơn chăng(?). Bởi vì ai cũng biết trong quan hệ với TQ,  VN chưa bao giờ chủ trương thay lòng đổi dạ, nhưng hiếm khi được hài lòng với ông bạn láng giềng phương Bắc (Bách Việt).
Xin mời đọc nguyên văn nội dung dưới đây.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Hợp tác hữu nghị...như thế này sao?

Theo một số nguồn tin, trong đó có báo Tuổi trẻ, Tiền Phong, đã đưa tin về vụ việc  tàu cá mang số hiệu Qng - 92046 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm khi đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa hôm 1/12 gặp trục trặc do lưới cá bị dính vào chân vịt khiến ngư dân Nguyễn Văn Xiện đã bị chân vịt cứa vào cổ bị mất nhiều máu và bất tỉnh. Ông Lâm sau đó đã liên lạc và được Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (có trụ sở tại Đà Nẵng) hướng dẫn cho tàu chạy vào đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa để cấp cứu.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Di sản Hán-Việt

   
Thầy Thích Nhuận Pháp được VietKings công nhận là “ông đồ nhỏ nhất”
Hình ảnh chỉ có tính minh họa

Vẫn biết mọi quốc gia dân tộc đều phải chấp nhận quy luật ngôn ngữ là sinh ngữ và mọi ngôn ngữ đều chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau với cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Nhưng xấu tốt còn do bản thân chọn lọc, và nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa. Phải chăng tiếng Việt là một trong những trường hợp đáng báo động? 

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức

Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.
LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.
Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.


Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Việt Nam được mất gì từ quan hệ với Trung Quốc?

http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/476_312/2013/14f83fdce4fb26.img-d6f1c.jpgThủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đến Việt Nam ngày 13/10 trong một chuyến thăm chính thức cấp cao nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979. Sự trùng hợp ngẫu nhiên của chuyến thăm vào thời gian quốc tang của vị Tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, biểu tượng cuối cùng của thế hệ chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam khiến người ta liên tưởng đến một điềm báo trong quan hệ Việt-Trung. Sự trùng hợp này có thể gây ra một vài khó khăn trong việc thu xếp nghi thức sao cho phù hợp và tránh gây hiểu nhầm, nhưng là một thời điểm chín mùi để người Việt Nam nhìn lại quá trình đã qua và định hình mối quan hệ với nước lớn láng giềng phương Bắc trong tương lại. Bài viết ngắn này không có tham vọng trình bày cặn kẻ toàn bộ chủ đề rộng lớn này mà chỉ đề cập một khía cạnh thiết thực: Việt Nam được-mất gì từ quan hệ với Trung Quốc?

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Cẩn thận khi ăn "Nấm Hoàng Tử"

Thông tin dưới đây lấy từ mailbox  chủ blog  chưa kịp kiểm chứng nhưng cảm thấy có cơ sở để tin nên xin mạn phép đưa lại  để ít nhiều cũng có tác dung cảnh báo người tiêu dùng (Bách Việt)
 
Ăn thịt ăn cá thì chết Từ Từ ...

Ăn chay chết lẹ Cấp Kỳ....

Đây là  nấm  " Hoàng Tử"  người VN  cho  là  bổ  béo  lắm,  lại  bị  bọn Tàu  lừa. Chúng  đang  đầu  độc  cả  thế  giớiCác loi nm trng bng hóa cht


image
Đây là các loại nấm ươm ủ bằng hóa chất độc hại bán la liệt tại các chợ Tàu Việt.Nấm cũng từ hóa chất, giá đỗ cũng từ hóa chất. Và 2 loại này được làm thành nhiều loại thức ăn chay ngon miệng!


Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Diễn biến đáng chú ý liên quan Biển Đông

Theo VNTTX, chiều 2/9 tại Nam Ninh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp TQ Lý Khắc Cường nhất trí cho rằng hai nước cần cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thoả đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình.


Phát biểu tại cuộc hội đàm nhân dịp sang tham dự hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và hội nghị thượng đỉnh đầu tư - thương mại ASEAN-Trung Quốc (CABIS) tại Nam Ninh (Quảng Tây), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước là chính sách lâu dài và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng đi vào chiều sâu.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: VGP

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Bóng đen của chủ nghĩa diệt chủng đang trở lại Cămpuchia?

Sam Rainsy
Sam Rainsy và các đảng viên đối lâp đang vận động bầu cử tại
Theo BBC, chủ nhật, 4 tháng 8, 2013, thì trang mạng Hoa ngữ Hoa Thương Thời Báo phát hành tại Campuchia hôm 2/8 cho hay: Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia, đã phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng.
Ông cũng tỏ rõ sự ủng hộ dành cho Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Nhà lãnh đạo đối lập Campuchia cũng gửi những thông điệp hữu nghị đến với Chính phủ và người dân Trung Quốc.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Sách lược hay chiến lược?

Có ít nhắt là 3 thực tế liên quan đến tình hình Việt Nam trong vòng 1 tháng qua kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trung Quốc.

Một là, tình trạng sản xuất tiếp tục sa sút, nguồn thu ngân sách không đủ chi, giá ngoại hối USD tăng, giá vàng nhảy múa trong khi các mặt hàng đều tăng, đặc biệt giá điện tăng đột biến do ngành điện lạm thu của khách hàng (tham khảo tại đây). Hoàn toàn không khó khăn gì để bất cứ ai cũng nhận ra những hiện tương tương tự. 

Đó là gì nếu không phải là biểu hiện của tình trạng lộn xộn trong kinh doanh với những hình thái "chụp giựt", "tự cung tự tiêu"... trên quy mô cả nước. 

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Biển Đông: Lật tẩy chiêu độc Trung Quốc dùng văn hóa xâm phạm chủ quyền Việt Nam(*)

(*) mới đây. Bài báo chỉ ra những thủ đoạn tuyên truyền trắng trợn đầy dụng ý nham hiểm của  nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng vẫn còn thiếu một vụ việc nghiêm trong khi họ cho in hình "lưởi bò" trên hộ chiếu Trung Quốc hồi năm ngoái (ảnh dưới). Và tấm hộ chiếu này đã bị VN, Philipine và nhiều nước khác tẩy chay.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Vấn đề Biển Đông theo cách nhìn của phía Trung Quốc (*)

(*) Gần đây trên mạng quân sự Trung Quốc đang tải 2 bài viết của học giả nước này bình luận về quan hệ Trung - Việt và vấn đề Biển Đông. Chủ blog Bách Việt muốn đưa lại 2 bài viết vào cùng một entry để bạn đọc tiện theo dõi đối chiếu.    

Bài I:   Đại sứ TQ: "Duy nhất còn tồn tại vấn đề trên biển"

chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Trung Quốc, Tập Cận Binh, Biển Đông
    
                    Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu.Ảnh: TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp nhà nước Trung Quốc từ ngày 19-21/6. Nhân dịp này, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam về ý nghĩa chuyến thăm, tiềm năng, triển vọng quan hệ hai nước, việc xử lý thỏa đáng vấn đề tồn tại, cũng như các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt - Trung.
Đại sứ Khổng Huyễn Hựu cho biết:
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng là cuộc tiếp xúc đầu tiên của nguyên thủ hai nước sau khi Quốc hội Trung Quốc bầu ra ban lãnh đạo khóa mới.
Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức chung trong quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt. Hiện nay, quan hệ Trung - Việt đã đạt được những bước phát triển to lớn, bên cạnh những cơ hội quan trọng còn có những vấn đề cần phải giải quyết. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng, hai bên sẽ xuất phát từ toàn cục mối quan hệ Trung - Việt và đại cục sự nghiệp phát triển của mỗi nước.
Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu.Ảnh: TTXVN
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, đồng thời đạt được thỏa thuận trong các vấn đề tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác hiệu quả và giải quyết thỏa đáng những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển lên tầm cao mới. Hy vọng rằng với sự nỗ lực chung của hai bên, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thành công tốt đẹp.
- Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Việt - Trung hiện nay?
Trong năm nay, dưới sự nỗ lực chung của hai nước, quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục có những bước phát triển mới.
Thứ nhất, lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp xúc thường xuyên hơn. Tháng 3 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tháng 5, Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Dương Khiết Trì đồng chủ trì hội nghị phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tháng 6, trong khuôn khổ chuyến thăm Vân Nam, dự lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ nhất và Hội chợ Côn Minh lần thứ 21, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã hội kiến với ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc Mã Khải. Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng trong việc tăng cường tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác và giải quyết các bất đồng, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt.
Thứ hai, đưa việc giao lưu đã được cơ chế hóa đi vào chiều sâu. Hai nước triển khai sâu rộng trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước, trong năm nay sẽ tổ chức hội thảo lý luận lần thứ 9, Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam bồi dưỡng cán bộ Đảng. Cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh... hai nước tiếp tục hoạt động hiệu quả, mới đây hai nước đã tổ chức cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 7. Giao lưu hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt là giữa các tỉnh, khu vực biên giới.
Thứ ba, hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng mở rộng. Kim ngạch thương mại hai nước tăng với tốc độ cao qua các năm, Trung Quốc 9 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Sau khi kim ngạch thương mại song phương năm 2012 đạt 40 tỷ USD, kim ngạch 5 tháng đầu năm 2013 đạt 18,9 tỷ USD, tăng 37.3% so với cùng kỳ năm ngoái, hai nước hứa hẹn sẽ hoàn thành đúng thời hạn mục tiêu đưa kim ngạch thương mại năm 2015 đạt 60 tỷ USD mà lãnh đạo hai nước đặt ra. Hai bên đã ký kết bản ghi nhớ về danh mục các dự án hợp tác trọng điểm của “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Trung - Việt giai đoạn 2012-2016” và “Bản ghi nhớ hợp tác thương mại nông sản Trung - Việt”, tích cực thúc đẩy xây dựng khu hợp tác thương mại Trung Quốc tại Việt Nam, thúc đẩy bền vững quan hệ hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế”, nghiên cứu phương thức hợp tác cho dự án đường quốc lộ cao tốc Bằng Tường - Hà Nội.
Thứ tư, giao lưu nhân dân sôi nổi. Hàng loạt hoạt động có tầm ảnh hưởng rộng rãi như diễn đàn nhân dân, gặp gỡ hữu nghị thanh niên, liên hoan thanh niên, liên hoan thanh niên biên giới... đạt được kết quả tốt đẹp. Hàng năm có hàng triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, Trung Quốc là thị trường khách du lịch quan trọng nhất của Việt Nam. Mỗi năm Trung Quốc cấp 150 suất học bổng chính phủ cho Việt Nam, năm 2012 số lượng du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đạt trên 16.000 người, Việt Nam trở thành nước có nhiều du học sinh thứ tư tại Trung Quốc. Hai bên đã thống nhất việc mở trung tâm văn hóa tại hai nước.
Thứ năm, hai bên cùng nỗ lực duy trì ổn định trên biển, thúc đẩy đàm phán phân định và cùng nhau khai thác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ, và hợp tác về lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, đồng thời lần lượt thiết lập các cơ chế công tác phù hợp tại hai nước, nhất trí các dự án ưu tiên hợp tác như phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc...
- Theo ông, tiềm năng và triển vọng phát triển mối quan hệ hai nước Việt - Trung như thế nào?
Việt Nam và Trung Quốc là các nước láng giềng quan trọng của nhau, núi sông liền một dải, văn hóa tương đồng, mối tình hữu nghị của nhân dân hai nước đời đời bền vững, đây là cơ sở quan trọng để hai nước thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ xã hội, Đảng và Nhà nước tương đồng, đây là điểm chung lớn nhất của hai nước và là thế mạnh riêng biệt để phát triển quan hệ hai nước. Hiện nay, cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải đứng trước nhiệm vụ quan trọng là cải cách và phát triển, củng cố hơn nữa mối tình hữu nghị giữa hai nước, tăng cường hợp tác cùng có lợi, phù hợp với lợi ích chung của hai nước và nhân dân hai nước, phù hợp với yêu cầu của thời đại về sự nghiệp bảo vệ và phát triển xã hội chủ nghĩa, và cũng là sự lựa chọn chiến lược chung của hai nước.
Cho dù tình hình quốc tế có biến động ra sao, Trung Quốc đều sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, kiên trì phương châm ngoại giao “Thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng”, phát triển quan hệ Trung - Việt theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, có tầm nhìn chiến lược và dài hạn về mối quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Trung-Việt.
Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, giải quyết thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại, tiếp tục thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung-Việt lên một tầm cao mới, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Tôi tin rằng, với sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng vững chắc, quan hệ kinh tế thương mại sẽ ngày càng chặt chẽ, lĩnh vực hợp tác sẽ ngày càng rộng mở, quan hệ láng giềng hữu nghị sẽ ngày càng đi vào chiều sâu. Tương lai mối quan hệ Trung - Việt sẽ ngày càng tốt đẹp.
- Lãnh đạo mới của Trung Quốc có những biện pháp nào để tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt -Trung?
Lãnh đạo Trung Quốc khóa mới rất coi trọng quan hệ giữa hai Đảng và hai nhà nước Trung Quốc và Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn sát cánh cùng với Đảng và Chính phủ Việt Nam kiên trì phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”, thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tôi cho rằng hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, tăng cường giao lưu. Tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao bằng nhiều hình thức, nắm vững các phương hướng lớn để phát triển quan hệ hai nước. Phát huy đầy đủ vai trò điều phối của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, thực hiện tốt các cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh và giữa các ban ngành đối ngoại, tuyên truyền của hai Đảng, làm sâu sắc quan hệ giao lưu hữu nghị và hợp tác giữa các ban ngành, các lĩnh vực và địa phương hai nước.
Thứ hai, mở rộng hợp tác. Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Trung - Việt”, nâng cao mức độ và quy mô hợp tác giữa hai nước. Thúc đẩy thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng đồng đều, Trung Quốc sẵn sàng tạo điều kiện mở rộng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc. Ủng hộ doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác lâu dài trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và dự án công nghiệp, tranh thủ triển khai các dự án hợp tác đã ký. Triển khai hiệu quả dự án xây dựng khu hợp tác kinh tế thương mại tại Việt Nam, kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thúc đẩy hợp tác nguồn nhân lực.
Thứ ba, làm sâu sắc giao lưu văn hóa nhân dân. Mở rộng toàn diện giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, tin tức, giáo dục, khoa học kỹ thuật, du lịch và y tế; không ngừng mở rộng các lĩnh vực và làm phong phú thêm nội hàm hợp tác. Tiếp tục triển khai các hoạt động như giao lưu hữu nghị thanh thiếu niên, tổ chức tốt diễn đàn nhân dân, liên hoan nhân dân khu vực biên giới và tiếng hát hữu nghị...; khuyến khích nhiều hơn nữa các đoàn nghệ thuật của Trung Quốc sang biểu diễn tại Việt Nam. Tăng cường tuyên truyền giáo dục về truyền thống hữu nghị Trung-Việt, tăng thêm tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, tạo môi trường xã hội có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước.
Thứ tư, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển. Thực hiện tốt những nhận thức chung mà lãnh đạo hai bên đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển,” sử dụng tốt các cơ chế đàm phán cùng kênh trao đổi hiện có, xử lý kịp thời vấn đề nảy sinh, góp phần thiết thực duy trì sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ hai nước.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Tiếp tục tăng cường sự trao đổi và hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực tại Liên hợp quốc, cơ chế đối thoại giữa ASEAN và các đối tác, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông… bảo vệ lợi ích chung của các nước đang phát triển nói chung và hai nước Trung - Việt nói riêng.
- Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới hiện nay, hai nước nên làm như thế nào để xử lý thỏa đáng vấn đề tồn tại?
Vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại, chưa được giải quyết giữa hai nước, gây cản trở nhất định cho việc phát triển quan hệ và cũng là thực trạng mà hai bên đều không mong muốn. Vấn đề trên biển vô cùng phức tạp và nhạy cảm nên để giải quyết một cách triệt để cần phải có thời gian.
Để giải quyết một cách thỏa đáng và từng bước vấn đề trên biển, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung quan trọng, hai bên đã ký “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển,” trong đó trọng tâm là cần phải xuất phát từ đại cục hữu nghị giữa hai nước, thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết, không để khác biệt giữa hai bên ảnh hưởng đến sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước, tạo môi trường phát triển tốt đẹp cho mỗi bên.
Theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên, hai bên đã thành lập cơ chế đàm phán biên giới cấp chính phủ và chuyên gia, đồng thời không ngừng bàn bạc và hiện đã đạt được bước tiến triển tích cực.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là Trung Quốc và Việt Nam là hai nước XHCN láng giềng, đang cùng ở trong giai đoạn then chốt của tiến trình cải cách và phát triển, việc củng cố mối quan hệ Trung-Việt, tăng cường hợp tác cùng có lợi phù hợp với lợi ích cơ bản của cả hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho việc bảo vệ và phát triển sự nghiệp XHCN, đồng thời cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực. Đó chính là đại cục của quan hệ hai nước.
Chỉ cần hai bên cùng xuất phát từ đại cục này, thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt nhận thức chung có liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát hữu hiệu khác biệt, tích cực tìm kiếm hợp tác và thiết thực duy trì ổn định… nhất định sẽ xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển.
- Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương chú trọng phát triển quan hệ với ASEAN và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Đại sứ có thể giới thiệu cụ thể hơn về chính sách này?
Báo cáo của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ “Chúng ta sẽ kiên trì thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng, củng cố và làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi với láng giềng, nỗ lực biến sự phát triển của mình thành điều có lợi cho các quốc gia xung quanh.” Nội dung liên quan đến chính sách đối ngoại xung quanh của Trung Quốc được đưa ra trong Báo cáo Đại hội 18 chính là sự kế thừa phương châm “thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng” mà Trung Quốc thực hiện từ trước đến nay. Đây không những là cam kết chính trị mà Trung Quốc đưa ra với các nước xung quanh, trong đó bao gồm cả ASEAN, mà còn là tín hiệu tích cực đối với việc tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác hữu nghị với các nước xung quanh.
Chính phủ khóa mới của Trung Quốc rất chú trọng quan hệ với các nước xung quanh, coi ASEAN là vị trí ưu tiên và hàng đầu trong chính sách đối ngoại xung quanh của mình. Xuất phát từ tầm cao chiến lược, thúc đẩy tiến trình đa cực hóa, ủng hộ các quốc gia đang phát triển đoàn kết tiến bộ… Trung Quốc kiên trì ủng hộ sự phát triển lớn mạnh của các nước ASEAN, trong đó bao gồm cả Việt Nam; kiên trì ủng hộ tiến trình cộng đồng và nhất thể hóa mà ASEAN đang thúc đẩy; kiên trì ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực. Trung Quốc mong muốn củng cố và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, nỗ lực thúc đẩy các hạng mục trọng điểm trong kết nối, hợp tác trên biển và quan hệ đối tác kinh tế toàn diện tại khu vực để cùng thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực.
Nguon: Vietnamnet/TTXVN

Bài II: VIỆT NAM KHÁC VỚI PHI VÀ NHẬT, NẾU TRUNG -VIỆT KIỂM SOÁT ĐƯỢC VA CHẠM TRÊN BIỂN THÌ NAM HẢI[i] SẼ RẤT KHÓ LÒNG BỊ LÀM RỐI
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc đã trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao. Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.   
1
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc thể hiện chính phủ Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Trung
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan.  Mà trong số 3 nước này, Việt Nam lại là nước tốt nhất để cùng với Trung Quốc mở ra cơ sở đàm phán chính trị. Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới. 
2
Đồng thời, Chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Trung Quốc cũng trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao.
Trở ngại lớn nhất cho việc giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình giữa Trung Quốc và Việt Nam là sự khác biệt tương đối xa trong nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, cả hai nước đều khó lòng đưa ra sự nhượng bộ thực chất. Song điều kiện có lợi cũng vẫn có một cách rõ ràng, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước. Những nan đề và rủi ro chính trị chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam cũng hết sức giống nhau, nhu cầu về sự chặt chẽ trong quan hệ thương mại, về sự hợp tác chiến lược, đặc biệt là nhu cầu phải dựa dẫm vào Trung Quốc về mặt chính trị của Việt Nam, lâu nay vẫn lớn hơn sức mạnh phân cắt mối quan hệ hai nước trong tranh chấp lãnh thổ.
3
Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.  
4
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan.
 Trung Quốc và Việt Nam vừa phát sinh xung đột trên biển, lại vừa từng có chiến tranh biên giới, những ký ức này đều tác động đến sự suy xét của Việt Nam về hơn thiệt trong chính sách đối với Trung Quốc. Mấy năm qua, Việt Nam không hề có sự đối lập ngoại giao toàn diện với Trung Quốc giống như Philippines, mà luôn kiên trì “hữu hảo với Trung Quốc”, những nguyên nhân nằm trong đó là hết sức phong phú và cũng ổn định.      
5
Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới.
Thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong những năm này là luôn tìm kiếm một sự cân bằng giữa vị thế có lợi trong tranh chấp lãnh thổ với việc duy trì hòa bình với xung quanh, chính sách cân bằng như vậy chắc hẳn sẽ phải duy trì lâu dài. Môi trường quốc tế của Trung Quốc đã khác xa với thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, chúng ta lớn mạnh hơn, song môi trường tâm lý quốc tế phải đối mặt cũng trở nên mong manh hơn. Năng lực kỹ thuật kiềm chế kẻ tranh chấp lãnh thổ mạnh lên rất nhiều, song những rủi ro chính trị quốc tế mà chúng ta phải đối mặt vì thế cũng trở nên chưa từng có.
6
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước.
Nhìn chung, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nguyện vọng và nhu cầu kiểm soát những va chạm trên biển giữa hai bên, cải thiện bầu không khí quan hệ giữa hai nước, gia tăng sự hợp tác thực sự. Mặc dù độ khó trong việc làm tốt sự tương tác như vậy giữa hai nước là rất cao, song nguyện vọng chiến lược nói trên trước tiên cần trân trọng lẫn nhau, làm mạnh lẫn nhau đã rất là quan trọng. Những thử nghiệm và nỗ lực như vậy là rất có giá đối với cả hai nước Trung-Việt.
7
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.
Hãy nhìn giữa Trung Quốc và Ấn Độ, diện tích tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước là rất lớn, Ấn Độ lại là cộng đồng thông đồng bén giọt trong truyền thông về tình cảm dân tộc, song sự kiểm soát va chạm của Trung Quốc và Ấn Độ tương đối thành công. Giữa Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra đã có đủ điều kiện tốt hơn trong việc dùng đàm phán hòa bình để thay thế cho va chạm trên biển.
  Người Trung Quốc trước tiên phải biết giữ sự tự tin về việc chúng ta có quyền chủ động trong xử lý tranh chấp Nam Hải, ngoài ra, chúng ta nhất thiết phải làm rõ xem rút cuộc chúng ta muốn gì xung quanh vấn đề Nam Hải, nó có quan hệ như thế nào với Chiến lược quốc gia tổng thể của Trung Quốc, đồng thời cần làm rõ sự sắp xếp chiến lược các mục tiêu và nguyện vọng của mình, hơn nữa cần vạch rõ được đường đáy mà chúng ta sẽ phá vỡ sự sắp xếp này và dùng việc leo thang một vấn đề làm nổi rõ mục tiêu của quốc gia.    
8
Việt Nam tổ chức cho sĩ quan quân đội trẻ sang Trung Quốc huấn luyện.
Vấn đề xung quanh Trung Quốc cực kỳ phức tạp, đó chính là vì sự can thiệp tới tấp của các nước lớn như Mỹ… Xét về quan hệ Trung-Việt, điều quan trọng nhất của Trung Quốc là giữ cho mình hoàn toàn tỉnh táo, đồng thời vận dụng sức ảnh hưởng của mình để thúc đẩy sự tỉnh táo cho Việt Nam. Nam Hải là thực lực của Trung Quốc, đồng thời cũng là đất dụng võ cho trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc, chỉ có phối hợp sử dụng cả hai, thì Trung Quốc mới có thể trở thành “kẻ chiến thắng” ở Nam Hải và trong biến cục phức tạp của lực lượng toàn cầu. (Người dịch: XYZ)

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Tư liệu: Di sản của Bách Việt

T/l này độ chính xác không cao, chỉ để phục vụ mục đích truy tìm và nghiêu cứu trực tuyến về cội nguồn dân tộc Việt Nam  


Sự sụp đổ của nhà Hán và giai đoạn phân chia sau đó là đẩy nhanh quá trình Hán hóa. Các giai đoạn bất ổn và chiến tranh ở vùng phía bắc Trung Quốc, như là Nam Bắc triều và trong thời nhà Tống đã dẫn đến nhiều cuộc di dân lớn của người Hán. Hôn nhân giữa các sắc tộc và giao tiếp giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn của người Hán và các dân tộc khác ở phía nam. Vào thời nhà Đường, từ "Việt" đã gần như trở thành một địa danh hơn là một từ mang tính văn hóa. Chẳng hạn, trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, một nước tại vùng ngày nay là tỉnh Chiết Giang đã dùng tên nước là Ngô Việt. Cũng giống như vậy, từ "Việt" trong "Việt Nam" có gốc từ chữ "Việt" () này.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Bộ trưởng NG Phạm Bình Minh: Bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp

Theo Vietnamnet, Tuổi trẻ và các báo đồng loạt đưa tin: Chia sẻ với báo chí bên hành lang QH chiều ngày29/5/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ ngư dân. Dưới đay là nguyên văn trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng":

bộ trưởng ngoại giao, Phạm Bình Minh, ngư dân, luật biển, chủ quyền, Trường Sa, Biển Đông
- Sau khi tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam rất nghiêm trọng trên Biển Đông vừa rồi, Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối, song phía Trung Quốc lại có những luận điệu phủ nhận và vu cáo ngược lại Việt Nam. Vậy tiếp theo ta sẽ có những động thái gì để giải quyết sự việc này?
Ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rất rõ vùng đánh cá xảy ra va chạm nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, việc tàu Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Có một giờ G khác vào năm 1974

"Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa..." - Đại tá, anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung.
35 năm hoạt động, trên vai áo ông từng đeo quân hàm không quân hai bên là đối thủ của nhau. 22.000 giờ bay với nhiều loại phi cơ chiến đấu và dân dụng hiện đại nhất từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu. Những nếm trải cuộc đời, dường như Nguyễn Thành Trung chẳng thiếu thứ nào. Người ta thường nói vinh quang đi cùng cay đắng. Còn ông, sống chết, tù tội chẳng màng, nhưng những giây phút cô đơn trong cuộc sống hoà bình, ngay trong lòng đồng đội thì thật dài và khó quên. Tháng tư đến rồi lại đi cùng ký ức...

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Đường Hồ Chí Minh trên biển khẳng định chủ quyền biến đảo Việt Nam

Trong rất nhiều chứng cứ thì "Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển Đông" là một chứng cứ đặc biệt để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chỉ những người chủ nhân thực thụ của Biển Đông mới có con đường độc đáo này. Nó chứng minh sự chiếm hửu thực tế và chiếm hửu liên tục không gián đoạn của Việt Nam đối với biển Đông và là bằng chứng hùng hồn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc sự thật của Trung Quốc. 
Dưới đây là một số hình ảnh tư liệu. 

 Bản đồ các tuyến đi của đoàn "tàu không số"trên biển Đông

Thủ tướng Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ cho chiến sĩ trước chuyến công tác


Một "tàu không số" đang vận hành trên biển Đông


Những chiến sĩ hải quân đầu tiên của đoàn "tàu không số"

 Mũi Điện (Phú Yên) - nơi dô ra xa nhất trên biển Đông và là bến đầu tiên của đoàn "tàu không số"





Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này