Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Nhân sự kiện Cu Ba và Mỹ đạt được thỏa thuận bình thường hóa, xin bàn đôi điều về quan hệ Việt-Trung

Sau sự kiện Cu Ba và Mỹ đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hê đã rộ lên những so sánh về quá trình bình thường quan hệ Việt-Mỹ với quá trình bình thường quan hệ Cu Ba- Mỹ. Có ý kiến cho rằng "VN đi nhanh hơn", ý kiến khác cho rằng "Cu Ba đi chậm nhưng chắc” và sẽ tiến nhanh hơn VN, v.v...

Mọi sự so sánh đều có thể. Nhưng xét nếu về bản chất sẽ thấy sự so sánh này là hoàn toàn khập khiễng, nếu không nói là hời hợt vì không tính đến 2 yếu tố cơ bản:

1. Mỹ là đối tượng cố hữu của nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của của Ca Ba; trong khi đối tượng của VN là TQ. Đây là yếu tố quyết định tiến trình nhanh-chậm, mức độ "mở cửa"của hai trước nhỏ trước hai kẻ thù khổng lồ có biên giới "đất liền đất, biển liền biển" (riêng Cu Ba còn có căn cứ quân sự Wantanamo của Mỹ đóng bên trong lãnh thổ của mình);

2. Lãnh đạo và nhân dân Cu Ba có lẽ nhận thức rõ điều này hơn lãnh đạo VN nhận thức về TQ (nếu không nói là VN còn "lẫn lộn bạn thù"). Điều này thể hiện khá rõ qua đường lối chính sách của 2 nước. Cho đến nay các thế hệ chính quyền Cu Ba vẫn bám sát đường lối của mình, có thể nói trừ phi xảy ra trường hợp biến động chính trị làm thay đổi chính quyền, chắc chắn Cu Ba sẽ không bao giờ buông bỏ mục tiêu này. Và do đó, quá trình bình thường hóa quan hệ Cu Ba-Mỹ đã mất ½ thế kỷ mới bắt đầu trỏ lại bình thường hóa và chắc chắn sẽ còn nhiều gập ghềnh trong quá trình đamg phán cụ và không thể nhanh như nhiều người tưởng. Trong khi đó VN chỉ mất hơn 10 năm và đã có thể đạt thảo thuận bình thường hóa quan hệ với TQ, không những thế đã nhanh chngs khôi phục các mối quan rất than thiện với nhau.  

Như trên vừa nói, xét về đối tượng kẻ thù và mục đích độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thì điều khác nhau cơ bản giữa VN và Cu Ba là kẻ thù chính của VN không ai khác mà luôn là TQ; kẻ thù chính của Ca Ba là Mỹ. Nếu VN vì lý do nào đó nhìn nhận sai lệch kẻ thù chính thì vô cùng nguy hiểm. Trên thực tế mấy ngàn năm qua VN có thời kỳ nhận thức rõ, có thời kỳ bị sao nhãng. Đó chính là nhược điểm cố hữu của VN.

Mỗi lần bị xâm lược người Việt Nam đều quật khởi đánh thắng quân xâm lược. Không kể thời kỳ tiền sử khi tổ tiên người Việt (Bách Việt) còn làm chủ cả miền Nam sông Dương Tử, thì người Việt đã tuyên bố độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ rồi, tiêu biểu là nước Nam Việt (Triệu Đà)(*), thời Hai Bà Trưng, thời Lê Hoàn 981(được cho là chủ nhân đích thực của bài thơ 

"Nam quốc sơn hà Nam Đế cư;
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư;
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm;
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư" .
(Cũng có thuyết coi đây là "Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt năm 1077).

Lịch sử hơn 4.000 năm của VN do đích thân Bác Hồ tóm tắt bằng chữ viết tay của mình lấy tiêu đề “Lịch sử nước ta” được “Việt Nam Tuyên truyền Bô” xuất bản tháng 2/1942 (Xem ảnh tôi sưu tầm và chụp trang đầu dưới đây)


Đây là tư liệu vô cùng quý giá không chỉ về lịch sử mà để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Bác Hồ. Tuy nhiên không hiểu vì lý nó hầu như nó không được nhắc đến ngày nay.

Sang thời cận đại không thể không nhắc đến vai trò vô cùng to lớn của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ (1753-1792) , đặc biệt với kế hoạch định đòi lại Lưỡng Quảng, nhưng không may bị bạo bệnh ông mất vào thời kỳ sung sức nhất khi mới 39 tuổi.

Lịch sử chống kẻ thù truyền kiếp Phương Bắc của dân tộc VN oai hùng là vậy, nhưng tiếc rằng, luôn luôn tồn tại tình trạng các chế độ cầm quyền trong các thời kỳ khác nhau vì lợi ích riêng của họ đã chọn cách quy phục Vương Triều Phương Bắc. Điều này dễ hiểu vì đó là do ảnh hưởng của hàng ngàn năm Bắc thuộc, hơn nữa thời xưa VN chưa có những "thế lực thứ ba" để dựa vào như ngày nay. Các phong trào canh tân của nhiều vị chí sĩ và ý đồ cải cách của họ cũng đều chết yểu vì nhiều lý do khác nhau. 

Có thể nói tình trạng này vẫn còn đến bây giờ. Tuy nhiên, đây là một chủ đề hết sức phức tạp và tế nhị không thể đem ra bàn cãi bây giờ, xin gác lại để lịch sử phán xét. Chỉ xin nhắc lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979 do chế độ Trung Hoa cộng sản chủ động gây ra. Đó không phải lần đầu TQ hiện nguyên hình bản chất bành trướng xâm lược đối với VN. Ý đồ thôn tính VN của nước Trung Hoa cộng sản còn mạnh hơn cả mọi thời thời kỳ phong kiến. Điều này được thể hiện trong nhiều phát biểu kín hoặc công khai của giới lãnh đạo nước này như Mao Trạch Đông , Đặng Tiểu Bình v, v... 



  Cuộcchiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 tàn bạo như thế nhưng người ta vẫn đang             tâm đục bỏ những biểu tượng dựng lên trước đó để làm hài lòng TQ

Trong bối cảnh tình hình mới, lịch sử dường như lặp lại khi Tổng BT Lê Duẩn ngay ngay sau đại thắng 30 tháng 4/1975 và thống nhất đất nước đã chỉ ra TQ mới là kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất của VN. Có thể nói , những chủ trương đường lối mới do Tổng BT Lê Duẩn đề xướng thời kỳ sau giải phóng miền Nam không tránh những mặt sai lầm chủ yếu về kinh tế -xã hội, nhưng quan điểm của ông đối với TQ là đúng hướng và rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa con đường bảo vệ độc lập chủ quyền và tương lai phát triển lâu dài của dân tộc trong thời đại mới. Và quan điểm này của ông đã được nhiều vị lãnh đạo cùng thời như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng NG Nguyễn Cơ Thach, Thứ trưởng NG thứ nhất Trần Quang Cơ và nhiều cán bộ chuyên gia cao cấp của Bộ Ngoại giao và TW Đảng thời đó công ủng hộ. Riêng Ông Nguyễn Cơ Thạch đã đánh đổi bằng sinh mệnh chính trị của mình và bị phế truất lập tức mọi chức vụ do chống lại "giải pháp đỏ" Thành Đô. Điều quan trọng hơn là chủ trương mới của Tổng BT Lê Duẩn đã được được ghi rõ trong Hiến pháp nước ta năm 1980. Dưới đây xin trích lại nguyên văn Lời mở đầu Hiến pháp: 

“Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”

(Để có thêm thông tin cụ thể bạn nên đọc Sách trắng của Bộ Ngoại Giao Việt Nam ": Sự thật 30 năm quan hệ Việt-Trung” Nhà XB Sự thật 1979)

Tiếc thay, chỉ hai năm sau khi Tổng Bí Thư Lê Duẩn qua đời, các thế lực thân TQ lại trỗi dậy với lối tư duy cũ đã vội vã cầu hòa với nhà cầm quyền Bắc Kinh bất chấp bao hy sinh xương máu, của cải và thời gian mà dân tộc đã bỏ ra trong 2 cuộc chiến Biên giới Tây Nam và Biên giới phía Bắc. Điều đáng tiếc là vào thời kỳ đó nếu xét về tương quan lực lược trên mặt trận à quốc tế VN thực sự có nhiều lợi thế để đàm phán sòng phẳng với TQ với một số lựa chọn mà TQ rất lo sợ , ví dụ, chấp nhận  "quốc tế hóa vấn đề CPC đồng thời không khai tội ác của TQ trong cuộc chiến tranh biên giới. Thế yếu của TQ thời kỳ đó là kinh tế kiệt quệ và bị thế giới lên án sau vụ Thiên An Môn.

Do đánh giá sai tương quan lực lược và đặc biệt bị ràng buộc bởi "ý thức hệ" Đoàn VN đã chấp nhận gần như mọi điều kiện do Bắc Kinh đưa ra. Những nội dung này đến nay vẫn chưa được bạch hóa.


    Lãnh đạo VN chỉnh tề trong lễ ký thỏa thuận Thành Đô

Không cần nhắc lại, ai cũng biết VN không bao giờ chủ trương đối đầu với TQ, cũng không "đi với bên này chống bên kia". Nhưng nguyên tắc baats di bất dịch của VN phải là sự bình đẳng thật sự trong mọi quan hệ với TQ trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đây là nguyên tắc VN không thể đánh mất vì bất cứ lý do gì. Nhưng tiếc rằng trên thực tế , vì những mối quan hệ ràng buộc "ý thức hệ", có thể nói, đến nay VN chưa làm được điều này, vẫn áp dụng chính sách cân "bằng giữa hai cường quốc Trung, Mỹ mà thực chất luôn nghiêng về phía TQ . Và chính sách này liên tục bị phía TQ triệt để lợi dụng.

Gần đây, do phía TQ "không đặng đừng" nóng lòng thực hiện ý đồ bá quyền Biển Đông, rõ nhất là sau vụ giàn khoan 981 đồng thời ráo riết điên cuồng chiến dịch tôn tạo mở rộng 7 bãi đá ngầm thành đảo nổi và xây dựng những căn sân bay, bến cảng, trạm ra đa v.v.. để lộ rõ dã tâm. Những hành động này khiến nhân dân VN và thế giới nhận rõ nguy cơ sát sườn đối với độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN cũng như của một số quốc gia ven biển cũng như sự an toàn của tuyến hàng hải quốc tế xuyên qua Biển Đông. 


                                          TQ đang tôn tạo đảo tại Gạc Ma

Sự phản ứng của MỸ, Nhật và quốc tế lên mức cao chưa từng có. Washington bất chấp mọi cảnh báo của Bắc Kinh đã cử máy bay, tàu chiến giám sát trên vùng trời và phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. Gần đây cả Nga được TQ hy vong tranh thủ lôi kéo làm đồng minh cũng đã chính thức nêu rõ "không đứng về bên nào" trong tranh chấp Biển Đông. Tại HN Ngoại Trưởng ASEAN- ARF mới đây, Bắc Kinh buộc phải "xuống thang" tuyên bố "ngừng tôn tạo đảo" và và "sẵn sàng thảo luận với ASEAN...", mặc dù ai cũng biết đây chỉ là thủ hoãn binh mà thôi.

Đó và việc  của TQ với thế giới. Nhuwng với VN thì sao? Kể từ sau chuyến thăm được đánh giá "lịch sử " của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ tháng 8 vừa qua , dư luận ở cả MỸ và VN cũng như thế giới đều có hy vọng VN đang rời bỏ lối mòn thân Tàu...Nhưng thực sự mà nói chưa có gì để đảm bảo cho hy vọng này thành hiện thực, nhất là khi đường lối cơ bản của Đảng vẫn còn đó. Và sẽ thật sự đáng tiếc nếu giới lãnh đạo VN lại để tuột mất cơ hội này./.

Tràn Kinh Nghi






Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Tranh chấp Biển Đông càng để lâu càng bất lợi

Theo dõi tình hình Biển Đông ta thấy VN có dù là nạn nhân chính và đầu tiên của CN bành trướng bá quyền TQ nhưng luôn tỏ ra là bên tranh chấp "bình chân như vại" nhất trong bất cứ tình huống nào , kể cả từ vụ giàn khoan 981 đến vụ "đảo nhân tạo" . Lạc quan là một đức tính rất đáng trân trọng, nhưng nguyên nhân và hệ quả của nó mới là điều đáng quan tâm. Bài báo dưới đây của người Nhật cho ta một cách nhìn khách quan góp phần giải đáp mối quan tâm này.

Liệu sau 40 năm qua đã đủ để nhìn lại toàn bộ vấn đề chưa? Trong nhiều câu hỏi có một vài câu hỏi khiến ai cũng phải suy ngẫm. Đó là , nếu một cuộc đụng độ thật sự đã không bị Hà Nội cố tình tránh né với Bắc Kinh kể từ vụ xâm lược Hoàng Sa (năm 1974) hoặc chậm hơn là vụ xâm lược Gạc Ma (năm 1988) thì chắc giờ đây không có cái gọi là "vấn đề tranh chấp Biển Đông"  hoặc nếu có thì chỉ là âm ỉ không đáng quan ngại? Phải chăng thế giới, đặc biệt là VN, đã để tuột mất những cơ hội và giờ đây là một cơ hội cuối cùng khả dĩ còn có thể cứu vãn?

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

​Kịch bản không mong muốn cho biển Đông


TT - Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng cần phải bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế. 


Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Malaysia ngày 27-4. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng thứ ba từ trái sang. Ảnh: EPA

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Báo chí thế giới đồng loạt lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Dân trí 15/4/2015: Trong những ngày qua, báo chí Mỹ và châu Âu đã đồng loạt có nhiều bài viết mổ xẻ các hành động gia tăng căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc nước này đẩy mạnh cải tạo, mở rộng đảo.

 >> Trung Quốc ráo riết xây dựng trái phép ở Hoàng Sa
 >> Trung Quốc đưa tàu khảo cổ trái phép tới Hoàng Sa 
 >> Câu hỏi sau những dự án khổng lồ của Trung Quốc

Báo chí thế giới đồng loạt lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Các hoạt động của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông đang khiến cộng đồng quốc tế quan ngại (Ảnh: DailyMail)

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Chuyến đi "lợi bất cập hại"

Duyệt đội danh dự tại Bắc Kinh  
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc đã bước sang ngày cuối cùng, tuy chưa hoàn toàn kết thúc nhưng phần nội dung đã được truyền thông của cả hai nước loan báo đủ để những ai quan tâm cũng có thể bình luận mà không lo bị cho là "thiếu thông tin". Theo sự mô tả của truyền thông chính thống của cả hai nước, thì chuyến thăm có vẻ như là thành công lớn nhất kể từ khi Trung Quốc công khai tiến hành các hoạt động bành trướng trên toàn bộ Biển Đông kể cả đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như dọc bờ biển của Việt Nam. Thậm chí có người tin rằng sau chuyến thăm tình hình sẽ tốt đẹp hơn như thể "hết mưa trời lại nắng" vậy ! Đối với người Việt Nam vốn hay lạc quan, thì cảm giác này cũng là dễ hiểu, vì  nếu không, làm sao họ có thể tồn tại dưới cái bóng của gã khổng lồ trong hàng ngàn năm qua (!?) Thôi thì, nếu khi nào còn có thể, hãy sống bằng hy vọng. Nhưng cũng đừng quên những phen vỡ mộng lắp đi lắp lại chỉ trong vòng 1/2 thế kỷ qua. Và cũng đừng quên bờ cõi giang sơn Việt Nam dù  phải dịch chuyển về phía Nam vẫn chưa thể tránh khỏi nguy cơ bị thôn tính.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Xu thế ghét Trung Quốc: Vài lời ngỏ cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

(Bài do tác giả gửi đến Blog Bách Việt)



Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 của Chính phủ, ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng tỏ vẻ bất an và bực bội về hiện tượng tâm lý trong xã hội Việt Nam ta, đó là hiện tượng mà ông ta gọi là xu thế “ghét Trung Quốc”.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Bắc Kinh khẳng định Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc


Đòi hỏi chủ quyền của các bên tại Biển Đông
Theo RFI, 9-3-2015): Trong một cuộc họp báo ngày 08/03/2015 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bác bỏ thẳng thừng những phản đối của nước khác về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp với các láng giềng trong đó có Việt Nam. Ông Vương Nghị đã không ngần ngại khẳng định : Biển Đông là « nhà » và là « sân » của Trung Quốc.

Dựa theo câu hỏi của Tân Văn Xã (China News Service) – hãng tin chính thức thứ hai tại Trung Quốc sau Tân Hoa Xã – theo đó phải chăng là hoạt động bồi đắp các bãi đá và rạn san hô của Trung Quốc ở Biển Đông báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông và thậm chí đối với cả các láng giềng, ông Vương Nghị đã lại khẳng định là chính sách Trung Quốc không thay đổi.


Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Tư liệu: Liên Xô "chia lửa" với Việt Nam trong chiến tranh biên giới thế nào?

Ngày 16/2/1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố khả năng một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô. Dọc tuyến biên giới Xô - Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu quân PLA, phía Liên Xô đã triển khai hơn 40 sư đoàn...

Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước năm 1975, do những vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa các nước trong khối XHCN, Việt Nam khẳng định đường lối chính trị độc lập, tự chủ, không phụ thuộc đã duy trì mối quan hệ chính trị bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào nội bộ của nhau với các nước trong khối XHCN.
Liên Xô chia lửa với Việt Nam trong chiến tranh biên giới thế nào?
Tháng 12/1979. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam. Trong ảnh là Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Giáp Văn Cương đón đoàn.

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Chuyện bà “Hoa Trung Quốc” và bà “Hoa Việt Nam”

Bùi HOàng Tám /Dân trí, 28/1/2015  - Bà “Hoa Trung Quốc” đây là gọi bà Hoa Xuân Oánh – người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và bà “Hoa Việt Nam” là bà Huỳnh Thị Như Hoa, một ngư dân Việt Nam.

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Điều gì đang chờ đợi Việt Nam trên Biển Đông năm 2015?


Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn chắc tay súng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Hình minh họa.

Ngày 16/1 tờ The Diplomat đăng bài phân tích của Khang Vu, một nhà phân tích quan hệ quốc tế từ New London, New Hampshire, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam có thể tận dụng các mối quan hệ với các nước TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Những vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam năm 2015 là một mớ hỗn độn, phức tạp, chủ yếu là do căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Quan hệ Việt-Trung đã hết thời triều cống

Đối với người Việt và cả người TQ, những năm chẵn thường được coi trọng hơn hơn năm lẻ. Vậy năm 2015 là con số đẹp đáng được chọn để điểm lại mối quan hệ giữa hai nước láng giềng bất đắc dĩ này, đặc biệt trong thời kỳ 70 năm qua và thời gian sắp tới.

Xâm lấn và bành trướng lãnh thổ là bản chất của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán 

Có thể nói quan hệ Việt-Trung là một trong những cặp quan hệ chứa đựng đầy đủ đặc điểm của loại hình quan hệ giữa các quốc gia dân tộc từ thời thượng cổ đến thời hiện đại, đặc biệt là quá trình đấu tranh sinh tồn của một nước nhỏ trước họa bành trướng của một nước lớn cận kề. Điều này được minh chứng rõ ràng trong cả quá trình lịch sử lâu đời từ thời tiền sử đến ngày nay. Có số liệu tổng kết rằng kể từ khi thoát khỏi ánh đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc Việt Nam đã hứng chịu không dưới 12 cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc (chưa kể cuộc chiến tranh biên giới 1979). Lịch sử cho thấy ngay từ thời nhà Hạ bên Trung Quốc tương đương thời vua truyền thuyết Kinh Dương Vương của Việt Nam tức quảng cuối Thiên niên kỷ thứ 3 trước CN, Hán tộc từ phía Bắc đã lấn chiếm lãnh địa của Việt tộc ở phía Nam sông Dương Tử. Đến thời các triều đại An Dương Vương, Triệu Việt Vương (Triệu Đà) và Hai Bà Trưng kéo dài quảng 300 năm trước và sau CN tuy được coi là thời kỳ quật khởi của người Việt nhưng cuối cùng vẫn bị Hán tộc dồn đẩy về phía Nam. Tiếp đến là thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc mà qua đó tộc Lạc Việt không chỉ bị dồn đẩy đến tận cùng phía Nam mà còn đứng trước nguy cơ bị đồng hóa hoàn toàn như nhiều tộc Việt anh em của họ bên Trung Quốc. 

May thay nguy cơ này đã được cứu vãn qua hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của người Việt bản địa kết hợp với những người gốc gác Bách Việt hội tụ về đây để chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất và thiết lập lại nền độc lập tự chủ với bản sắc Việt tộc của mình. Nền độc lập này được khẳng định vào năm 1077 với bài hịch nổi tiếng của Vua Lý Thường Kiệt: 

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư, 
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư. 

Cũng hoàn toàn không phải vô cớ mà Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh năm 1792 đã rắp tâm lấy lại vùng lãnh thổ Lưỡng Quảng nhưng không may lâm bạo bệnh qua đời chưa thực hiện được. Điều này cho thấy ý thức về nguồn cội dân tộc và lãnh thổ vẫn luôn còn đó trong tâm thức người Việt. 

Bàn về sự thật lịch sử quan hệ Hán-Việt, một học giả Trung Quốc tên là  Le Oa Đằng mới đây có bài viết cho rằng Việt Nam là hậu duệ, là đại diện của người Bách Việt. Trong bài viết, ông cũng cho rằng người Việt Nam là chủ nhân đích thực của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (chứ không phải như tài liệu tuyên truyền của Bắc Kinh rêu rao). 

Thực tế cũng cho thấy hoàn toàn không đơn giản như một số người vẫn còn ảo tưởng rằng Trung Quốc dưới chế độ cộng sản và XHCN không còn bản chất xâm lược bành trướng! Nói cách khác, không có một phép màu nhiệm nào có thể làm thay đổi bản chất và cục diện quan hệ giữa hai cựu thù mà trong đó nước lớn Trung Quốc luôn lăm le xâm lược và thôn tính nước nhỏ Việt Nam. Mặt khác, thực tế lịch sử cũng cho thấy, dù chưa thể thôn tính và đồng hóa được Việt Nam, nhưng các thế lực bành trướng Đại Hán đã và đang khá thành công trong thủ đoạn kìm hãm Việt Nam trong vòng cương tỏa của chúng để dễ bề tiếp tục lấn chiếm và bành trướng lãnh thổ về phía Nam.

Chuyển hướng bành trướng từ đất liền ra biển 

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, mọi quốc gia đều tồn tại trong sự tùy thuộc lẫn nhau một cách cao độ khiến cho việc mang quân xâm lược một cách công khai trắng trợn đối với một quốc gia khác không phải là giải pháp khôn ngoan nếu không nói là không thể thành công. Điều này giới lãnh đạo Bắc Kinh chắc chắn đã nhận ra, nhưng đồng thời cũng nhận thấy rằng niềm tự hào là Vương quốc ở "giữa thiên hạ" (Middle Kingdom) nay lại ở vào thế bị kẹt giữa thiên hạ, và do đó nung nấu tham vọng mở rộng không gian phát triển ra phía đại dương là hướng mà ông cha họ chưa bao giờ nghĩ tới. Nếu như các triều đại Vương Triều xưa chỉ biết mở rộng bờ cõi bằng cách lấn chiếm đất đai của các nước kế cận, thì giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đã biết coi trong vai trò của biển và đại dương. Và đó là nguyên nhân khiến họ thay đổi hướng xâm lược bành trướng bằng cách lấn chiếm biển đảo của các nước ven  Biển Hoa Đông và Biển Đông, xa hơn sẽ là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không loại trừ Nam Cực. 
Sơ đồ về phạm vi đòi hỏi chủ quyền của các nước tại Biển Đông 

Tất nhiên để thực hiện hướng bành trướng phi truyền thống này, Bắc Kinh phải tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng theo phương châm "ẩn mình chờ thời" của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề ra, bởi lẽ các vùng biển này đều đã có chủ; chỉ còn cách làm sao để "biến không thành có". Và Bắc Kinh chỉ còn cách là xâm chiếm biển đảo của các nước khác cũng như một số vùng biển thuộc hải phận quốc tế.

Để thực hiện âm mưu đó, suốt 70 năm nay giới lãnh đạo Bắc Kinh đã và đang kiên trì bằng mọi thủ đoạn, khi thì giả vờ hữu hảo, khi thì trở mặt gây sức ép quân sự, chính trị, kinh tế đối với Việt Nam. Thời điểm họ lựa chọn đánh chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974, rồi đánh chiếm một số bãi đá ở Trường Sa đầu 1988 cho thấy chiến thuật đó. Vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khoan thăm dò dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng 6/2014 đồng thời với chiến dịch "đảo hóa" tại một số bãi ngầm giữa Biển Đông đều nhằm phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông, trong đó mục tiêu chính là thiết lập những "cột mốc chủ quyền" mới của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Thay đổi chiến thuật và hướng bành trướng là việc của Trung Quốc. Nhưng có điều trớ trêu là, sự thay đổi hướng bành trướng ra biển như nói trên lại một lần nữa đặt Việt Nam vào thế đối đầu trực diện với Trung Quốc, đơn giản vì Việt Nam là nước có bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam và cũng là chủ nhân của 2 quần đảo ngoài khơi Biển Đông án ngữ trên con đường bành trướng của "Vương Triều mới". Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ đe dọa Việt Nam mà còn đe dọa lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông khác cũng như toàn bộ khu vực ASEAN và thế giới, đặc biệt các cường quốc hàng hải  như Nhật, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, v.v...  Sự độc chiếm của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này đồng nghĩa với việc quốc tế  mất quyền đi lại tự do trên Biển Đông và điều này là không thể chấp nhận được. Nói cách khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam nhưng chúng đều nằm trong vùng biển quốc tế và do đó vai trò bảo vệ còn phụ thuộc vào quốc tế . Chính vì lý do này, để tránh sức ép quốc tế, Bắc Kinh luôn một mực khước từ việc "quốc tế hóa" đối với mọi tranh chấp ở Biển Đông đồng thời ra sức chia rẽ nội bộ ASEAN để cô lập Việt Nam.   

Với cục diện đã hoàn toàn thay đổi trên thế giới ngày nay khi mà mọi hành động gây hấn của một quốc gia đều có thể nhanh chóng biết đến trên quy mô toàn cầu. Thế giới đã lập ra nhiều tổ chức quốc tế với rất nhiều thiết chế luật lệ để điều phối các mối quan hệ giữa các quốc gia. Mặc khác, với trình độ giao thông liên lạc vô cùng nhanh nhạy, với các mối quan hệ trao đổi kinh tế, thương mại, khoa học-công nghệ, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng vô cùng đa dạng, đa năng ngày nay thì quảng cách không còn là vấn đề lớn trong khái niệm lựa chọn đối tác, bạn-thù và đồng minh. Trong hoàn cảnh và điều kiện mới của thế giới ngày nay, một nước lớn nếu có ý đồ khống chế hay "bắt nạt" một nước nhỏ quả là không dễ dàng và đơn giản như trong quá khứ. Bài học của Mỹ tại Trung Đông và Nga tại Ucraina hiện nay cho thấy điều này. Và Trung Quốc sẽ không phải là ngoại lệ. 

Trung Quốc đã thay đổi Việt Nam không thay đổi mới là chuyện lạ

Như đã nói trên đây, chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc vẫn còn đó nhưng hướng và biện pháp đã có những thay đổi cơ bản. Xưa kia Trung Quốc chỉ bành trướng trên bộ, nay bành trướng ra hướng biển và đại dương. Trước đây mỗi khi các triều đại Trung Quốc tiến đánh Việt Nam, dù thắng hay thua, thế giới có thể không biết hoặc biết khi đã quá muộn. Vào thời đó hầu như chưa có khái niệm về sự can thiệp giúp đỡ từ quốc tế.  Trong hoàn cảnh đó Việt Nam không có cách nào khác là phải tự mình tìm cách thích ứng để tồn tại bên cạnh Vương Triều. Đó là lý do của sự ra đời sách lược mềm dẻo khôn khéo và thái độ nín nhịn "tránh voi chẳng xấu mặt nào", kể cả việc phải "triều cống" bằng lễ vật đối với kẻ thù ngay cả sau khi đã đánh bại chúng. Và sách lược đó đã cho thấy hiệu quả trong suốt hàng trăm năm trước đây và đã trở thành nếp nghĩ và là ưu tiên lựa chọn đối với  người Việt Nam trong quan hệ với nước lớn Trung Quốc.  


Tiếp đến trong 70 năm qua sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp người Việt Nam lại sa vào một cái bẩy mới của Trung Quốc-đó là khái niệm "tương đồng về ý thức hệ" giữa hai nước cùng theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Về mặt này, người Việt Nam tỏ ra trung thành hơn cả người Trung Quốc, biểu hiện ở chỗ là, trong khi Trung Quốc liên tục "đổi màu" bằng những bước đi dài với phương châm "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột" thì người Việt Nam chỉ dừng lại ở khái niệm "đổi mới" chung chung một cách dè dặt. Sau bao phen bị "ông anh" cùng ý thức hệ phản bội bằng những cuộc chiến tranh nóng cùng với các thủ đoạn phá hoại ngầm về kinh tế-chính trị-xã hội khiến Việt Nam phải điêu đứng, nhưng người Việt Nam xem ra vẫn còn hy vọng vào những lời hứa hão huyền "4 tốt", "16 chữ vàng", "lấy đại cục làm trọng", "anh em tốt, láng giềng tốt" v.v...

Lẽ ra khi Trung Quốc thay đổi phương thức và địa bàn bành trướng thì Việt Nam cũng phải thay đổi phương thức đấu tranh, trước hết không việc gì phải quá lo sợ về một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc; điều đáng lo hơn là âm mưu của Bắc Kinh một mặt kìm giữ VN trong vòng cương tỏa của họ, một mặt chia rẽ nội bộ Việt Nam và chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Đó là thủ đoạn mà Bắc Kinh ráo riết áp dụng từ thời đảng Cộng sản lên nắm quyền và đã khá thành công trong những năm gần đây khi họ nhiều lần "trùm chăn đánh Việt Nam" mà thế giới không biết hoặc chỉ biết khi sự đã rồi. Đó là trường hợp cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc đến các cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Hoàng Sa, Trường Sa, tất cả đều diễn ra tay đôi giữa hai nước cộng sản anh em. Sự kiện giàn khoan HD 981 lúc đầu cũng đã bị ém nhẹm; nếu không được công luận lên tiếng qua mạng internet thì chắc sự im lặng đó còn kéo dài hơn và hậu quả có thể đã xấu hơn. E rằng việc Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng căn cứ quân sự tại các bãi đá giữa Biển Đông đang có nguy cơ rơi vào yên lặng và trở thành "sự đã rồi " như các đợt lấn chiếm trước đó. Cho đến nay Trung Quốc chưa trả lại và cũng không có ý định trả lại những phần lãnh thổ biển đảo đã lấn chiếm của Việt Nam.        

Phải chăng bài học đối với Việt Nam ngày nay là không nên ngần ngại hoặc nín nhịn quá mức mà phải thể hiện thái độ công khai dứt khoát đối với mọi vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo tinh thần luật pháp quốc tế bất luận Bắc Kinh có bằng lòng hay không. Đồng thời đường lối "sẵn sàng làm bạn với tất cả" cần được thể hiện một cách cụ thể qua việc tăng cường quan hệ với các nước thứ ba như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v... coi đó là nhân tố cần thiết để ứng phó với Trung Quốc trong những tình huống xấu nhất. Vẫn biết quan hệ với Trung Quốc là quan trọng và cần được ưu tiên giữ gìn, nhưng để tránh chiến tranh với Trung Quốc cách tốt nhất là tiến hành các biện pháp răn đe phòng ngừa từ trước, chứ không phải chỉ có nín nhịn cho đến khi nó xảy ra. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Và Việt Nam chỉ có thể bảo vệ mình với sự hỗ trợ của tập thể ASEAN và cộng đồng quốc tế. Ngược lại, ASEAN và quốc tế cần Việt Nam để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đó có lẽ là cách tiếp cận thực tế và hiệu quả nhất đối với Việt Nam trong bối cảnh tương quan lực lượng của thế giới ngày nay. 
  

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp/ Nghiên cứu Biển Đông

Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?
Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương.

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Hãy gọi tên kẻ xâm lược

Mấy ngày nay cả nước lại có dịp ôn lại khí thế hào hùng của thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ. Những thước phim, vở kịch và rất nhiều bài ca "đi cùng năm tháng" lại được đem ra trình diễn mặc dù đến nay hầu hết những người anh hùng năm xưa đã lần lượt về cõi vĩnh hằng trong khi các mối quan hệ Việt-Pháp, Việt-Mỹ đã chuyển sang trang hữu nghị hợp tác hoàn toàn mới. 

Vẫn biết dù sao việc nhắc lại quá khứ là điều cần thiết. Nhưng liệu có công bằng không khi chỉ nhắc lại hai kẻ thù Pháp, Mỹ mà không nhắc gì đến một kẻ xâm lược đã và đang trực tiếp đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mà vì nó hàng vạn anh hùng liệt sĩ và thường dân đã hy sinh đến nay vẫn là "vô danh"? Và điều quan trọng hơn là, cách thể hiện thiên lệch đó chắc chắn đã và đang gây ra những sự hiểu nhầm không cần thiết đối với thế giới và cả đối với kẻ thù, đồng thời khoét sâu thêm nỗi bức xúc trong dân chúng, đặc biệt những gia đình có con em đã hy sinh trong sự nghiệp chống quân bành trướng xâm lược Trung Quốc. Liệu điều này có lợi cho ai?

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Báo Nga: Việt Nam-mục tiêu hoàn hảo của Trung Quốc

Tờ Topwar của Nga vừa đăng tải bài viết nhận định: Nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa bá quyền của Bắc Kinh có thể là Việt Nam.
5 lý do Việt Nam là mục tiêu hoàn hảo cho Trung Quốc

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Con gái Tướng Vĩnh nói thêm về cuộc gặp: Thành ủy Hà Nội "nắn gân" Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Nguyễn Nguyên Bình

H1
Bài ghi nhanh của Đại tá Nguyễn Đăng Quang mới đăng vừa qua đã phản ánh được khá đầy đủ ngắn gọn những nội dung chính của cuộc ‘trao đổi’ với đoàn khách do ông Trần Trọng Dực- Chủ nhiệm UB kiểm tra Thành ủy HN- dẫn đầu ở nhà cụ Nguyễn Trọng Vĩnh chiều 19- 11. Là người cũng được trực tiếp dự nghe, tôi xin viết thêm đôi điều cùng bạn đọc.

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Tiền nhân đã dạy: "Khôn thì sống, mống thì chết"



Tác giả: Ngọc Quang Báo GDVN ngày 31/10/2014 - 

Nếu chúng ta giao quyền, giao tài sản cho những người kém cỏi về năng lực và đạo đức, lại tham lam... thì làm sao tránh khỏi lệ thuộc, thậm chí là mất nước

Sáng nay, Luật sư Trương Trọng Nghĩa - Đại biểu đoàn TP.HCM đã có một phát biểu làm nóng nghị trường khi đề cập thẳng tới quan hệ kinh tế với Trung Quốc và chuyện hàng nghìn lao động phổ thông Trung Quốc tràn vào Việt Nam.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Báo Hồng Kông: Trung Quốc xuống nước với Việt Nam, nhưng chỉ nói mà không làm


Trong thời gian qua, Biển Đông - khu vực giao thông hàng hải tấp nập nhất thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng do những hành động đơn phương mang tính khiêu khích của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác. Giờ là lúc Trung Quốc muốn giảm nhiệt căng thẳng bằng ngoại giao. Một Thế Giới xin trích đăng bài viết trên South China Morning Post.

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Tìm hiểu về chuyến thăm TQ của Đoàn Bộ trưởng Quốc phòng VN



Báo TQ xuyên tạc: Đoàn Tướng VN sang TQ để cầu hòa "  Đông Bình - GDVN  24/10/2014.  


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vừa có chuyến thăm Trung Quốc
Trang mạng sina Trung Quốc ngày 23 tháng 10 đăng bài viết nhan đề "Vì sao Quân đội Việt Nam bất ngờ thăm Trung Quốc cầu hòa, Mỹ có hỗ trợ lớn hơn". Để khách quan nhất, báo GDVN xin đăng tải toàn bộ nội dung bài báo để độc giả rộng đường tham khảo.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này