Tam Cốc in Vietnam .. Canal River through a paddyfield
Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013
Biển Đông: Lật tẩy chiêu độc Trung Quốc dùng văn hóa xâm phạm chủ quyền Việt Nam(*)
(*) Đó là tiêu đề của bài đăng trên Trí Thức Trẻ mới đây. Bài báo chỉ ra những thủ đoạn tuyên truyền trắng trợn đầy dụng ý nham hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng vẫn còn thiếu một vụ việc nghiêm trong khi họ cho in hình "lưởi bò" trên hộ chiếu Trung Quốc hồi năm ngoái (ảnh dưới). Và tấm hộ chiếu này đã bị VN, Philipine và nhiều nước khác tẩy chay.
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013
Đôi điều tai nghe mắt thấy trên đất Lào
Đã nhiều lần muốn đi cho biết nước Lào, nhưng đến giờ tôi mới thực hiện được khi đã ở tuổi thất thập...Kể ra là quá muôn, nhưng còn hơn không! Điều thú vị là chuyến đi toàn bằng đường bộ, nên được ngắm ngía cái vùng "đất rộng người thưa" của nước bạn láng giềng đặc biệt. Thời gian ở trên đất Lào thực sự chỉ 5 ngày là quá ngắn để nói về đất nước và con người..., có lẽ chỉ đủ để ghi lại một vài cảm nhận dưới đây.
Đất nước xanh, sạch, đẹp
Đi đâu cũng thấy rừng và màu xanh cây cỏ, thích nhất là vùng đất mầu mỡ bạt ngàn từ Bắc xuống Nam dọc sông Mêkông. Bất giác mình liên tưởng đến đất nước Việt Nam- nơi mà đi đâu cũng thấy toàn người là người với núi đồi trọc lóc loang lỗ và nhiều vùng đất ngập trong bụi bậm và rác phế thải...
Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013
Vấn đề Biển Đông theo cách nhìn của phía Trung Quốc (*)
(*) Gần đây trên mạng quân sự Trung Quốc đang tải 2 bài viết của học giả nước này bình luận về quan hệ Trung - Việt và vấn đề Biển Đông. Chủ blog Bách Việt muốn đưa lại 2 bài viết vào cùng một entry để bạn đọc tiện theo dõi đối chiếu.
Bài I: Đại sứ TQ: "Duy nhất còn tồn tại vấn đề trên biển"
|
Đại sứ Khổng Huyễn Hựu cho biết:
Đây
là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
cũng là cuộc tiếp xúc đầu tiên của nguyên thủ hai nước sau khi Quốc hội
Trung Quốc bầu ra ban lãnh đạo khóa mới.
Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang, có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức chung trong quan hệ
hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt. Hiện nay, quan hệ
Trung - Việt đã đạt được những bước phát triển to lớn, bên cạnh những cơ
hội quan trọng còn có những vấn đề cần phải giải quyết. Chúng tôi hy
vọng và tin tưởng rằng, hai bên sẽ xuất phát từ toàn cục mối quan hệ
Trung - Việt và đại cục sự nghiệp phát triển của mỗi nước.
Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu.Ảnh: TTXVN |
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ góp
phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, đồng thời đạt được thỏa thuận
trong các vấn đề tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác hiệu
quả và giải quyết thỏa đáng những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên,
thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển lên tầm cao mới. Hy vọng rằng
với sự nỗ lực chung của hai bên, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thành công tốt đẹp.
- Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Việt - Trung hiện nay?
Trong năm nay, dưới sự nỗ lực chung của hai nước, quan hệ hợp tác, đối
tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục có những bước phát triển
mới.
Thứ nhất, lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp xúc thường xuyên hơn. Tháng 3
năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tháng 5, Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn
Thiện Nhân và Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa Dương Khiết Trì đồng chủ trì hội nghị phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban
Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam được tổ chức tại Bắc
Kinh (Trung Quốc). Tháng 6, trong khuôn khổ chuyến thăm Vân Nam, dự lễ
khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ nhất và Hội chợ Côn Minh lần
thứ 21, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã hội kiến với ủy viên Bộ Chính trị,
Phó Thủ tướng Trung Quốc Mã Khải. Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý
kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng trong việc tăng cường tin
cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác và giải quyết các bất đồng, đóng góp quan
trọng vào việc tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện
Trung-Việt.
Thứ hai, đưa việc giao lưu đã được cơ chế hóa đi vào chiều sâu. Hai nước
triển khai sâu rộng trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước, trong năm
nay sẽ tổ chức hội thảo lý luận lần thứ 9, Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp
đỡ Việt Nam bồi dưỡng cán bộ Đảng. Cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành
ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh... hai nước tiếp tục hoạt động
hiệu quả, mới đây hai nước đã tổ chức cuộc đối thoại chiến lược quốc
phòng lần thứ 7. Giao lưu hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng
đi vào chiều sâu, đặc biệt là giữa các tỉnh, khu vực biên giới.
Thứ ba, hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng mở rộng. Kim
ngạch thương mại hai nước tăng với tốc độ cao qua các năm, Trung Quốc 9
năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Sau khi kim ngạch
thương mại song phương năm 2012 đạt 40 tỷ USD, kim ngạch 5 tháng đầu năm
2013 đạt 18,9 tỷ USD, tăng 37.3% so với cùng kỳ năm ngoái, hai nước hứa
hẹn sẽ hoàn thành đúng thời hạn mục tiêu đưa kim ngạch thương mại năm
2015 đạt 60 tỷ USD mà lãnh đạo hai nước đặt ra. Hai bên đã ký kết bản
ghi nhớ về danh mục các dự án hợp tác trọng điểm của “Quy hoạch phát
triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Trung - Việt giai đoạn
2012-2016” và “Bản ghi nhớ hợp tác thương mại nông sản Trung - Việt”,
tích cực thúc đẩy xây dựng khu hợp tác thương mại Trung Quốc tại Việt
Nam, thúc đẩy bền vững quan hệ hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh
tế”, nghiên cứu phương thức hợp tác cho dự án đường quốc lộ cao tốc Bằng
Tường - Hà Nội.
Thứ tư, giao lưu nhân dân sôi nổi. Hàng loạt hoạt động có tầm ảnh hưởng
rộng rãi như diễn đàn nhân dân, gặp gỡ hữu nghị thanh niên, liên hoan
thanh niên, liên hoan thanh niên biên giới... đạt được kết quả tốt đẹp.
Hàng năm có hàng triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, Trung
Quốc là thị trường khách du lịch quan trọng nhất của Việt Nam. Mỗi năm
Trung Quốc cấp 150 suất học bổng chính phủ cho Việt Nam, năm 2012 số
lượng du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đạt trên 16.000 người, Việt
Nam trở thành nước có nhiều du học sinh thứ tư tại Trung Quốc. Hai bên
đã thống nhất việc mở trung tâm văn hóa tại hai nước.
Thứ năm, hai bên cùng nỗ lực duy trì ổn định trên biển, thúc đẩy đàm
phán phân định và cùng nhau khai thác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ,
và hợp tác về lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, đồng thời lần lượt thiết
lập các cơ chế công tác phù hợp tại hai nước, nhất trí các dự án ưu tiên
hợp tác như phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung
Quốc...
- Theo ông, tiềm năng và triển vọng phát triển mối quan hệ hai nước Việt - Trung như thế nào?
Việt Nam và Trung Quốc là các nước láng giềng quan trọng của nhau, núi
sông liền một dải, văn hóa tương đồng, mối tình hữu nghị của nhân dân
hai nước đời đời bền vững, đây là cơ sở quan trọng để hai nước thúc đẩy
hợp tác chiến lược toàn diện. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều là
nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ xã hội, Đảng và
Nhà nước tương đồng, đây là điểm chung lớn nhất của hai nước và là thế
mạnh riêng biệt để phát triển quan hệ hai nước. Hiện nay, cả hai nước
Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải đứng trước nhiệm vụ quan trọng là
cải cách và phát triển, củng cố hơn nữa mối tình hữu nghị giữa hai nước,
tăng cường hợp tác cùng có lợi, phù hợp với lợi ích chung của hai nước
và nhân dân hai nước, phù hợp với yêu cầu của thời đại về sự nghiệp bảo
vệ và phát triển xã hội chủ nghĩa, và cũng là sự lựa chọn chiến lược
chung của hai nước.
Cho dù tình hình quốc tế có biến động ra sao, Trung Quốc đều sẽ kiên trì
con đường phát triển hòa bình, kiên trì phương châm ngoại giao “Thân
thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng”, phát triển quan hệ
Trung - Việt theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng
giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, có tầm nhìn chiến
lược và dài hạn về mối quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Trung-Việt.
Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, tăng cường tin cậy lẫn nhau
về chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, giải quyết thỏa đáng các
bất đồng còn tồn tại, tiếp tục thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và
hợp tác toàn diện Trung-Việt lên một tầm cao mới, mang lại lợi ích thiết
thực cho nhân dân hai nước.
Tôi tin rằng, với sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ chính trị giữa
Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng vững chắc, quan hệ kinh tế thương
mại sẽ ngày càng chặt chẽ, lĩnh vực hợp tác sẽ ngày càng rộng mở, quan
hệ láng giềng hữu nghị sẽ ngày càng đi vào chiều sâu. Tương lai mối quan
hệ Trung - Việt sẽ ngày càng tốt đẹp.
- Lãnh đạo mới của Trung Quốc có những biện pháp nào để tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt -Trung?
Lãnh đạo Trung Quốc khóa mới rất coi trọng quan hệ giữa hai Đảng và hai
nhà nước Trung Quốc và Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn sát cánh
cùng với Đảng và Chính phủ Việt Nam kiên trì phương châm “16 chữ” và
tinh thần “4 tốt”, thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện
Trung - Việt tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tôi cho rằng hai nước
có thể thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, tăng cường giao lưu. Tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao bằng
nhiều hình thức, nắm vững các phương hướng lớn để phát triển quan hệ hai
nước. Phát huy đầy đủ vai trò điều phối của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song
phương Việt Nam - Trung Quốc, thực hiện tốt các cơ chế hợp tác trong
các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh và giữa các ban
ngành đối ngoại, tuyên truyền của hai Đảng, làm sâu sắc quan hệ giao lưu
hữu nghị và hợp tác giữa các ban ngành, các lĩnh vực và địa phương hai
nước.
Thứ hai, mở rộng hợp tác. Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp
tác kinh tế thương mại Trung - Việt”, nâng cao mức độ và quy mô hợp tác
giữa hai nước. Thúc đẩy thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng đồng
đều, Trung Quốc sẵn sàng tạo điều kiện mở rộng nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam vào Trung Quốc. Ủng hộ doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác
lâu dài trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và dự án
công nghiệp, tranh thủ triển khai các dự án hợp tác đã ký. Triển khai
hiệu quả dự án xây dựng khu hợp tác kinh tế thương mại tại Việt Nam, kêu
gọi doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đào
tạo cán bộ cho Việt Nam, thúc đẩy hợp tác nguồn nhân lực.
Thứ ba, làm sâu sắc giao lưu văn hóa nhân dân. Mở rộng toàn diện giao
lưu trên các lĩnh vực văn hóa, tin tức, giáo dục, khoa học kỹ thuật, du
lịch và y tế; không ngừng mở rộng các lĩnh vực và làm phong phú thêm nội
hàm hợp tác. Tiếp tục triển khai các hoạt động như giao lưu hữu nghị
thanh thiếu niên, tổ chức tốt diễn đàn nhân dân, liên hoan nhân dân khu
vực biên giới và tiếng hát hữu nghị...; khuyến khích nhiều hơn nữa các
đoàn nghệ thuật của Trung Quốc sang biểu diễn tại Việt Nam. Tăng cường
tuyên truyền giáo dục về truyền thống hữu nghị Trung-Việt, tăng thêm
tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, tạo môi trường xã hội có lợi
cho việc phát triển quan hệ hai nước.
Thứ tư, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển. Thực hiện tốt những nhận
thức chung mà lãnh đạo hai bên đã đạt được và “Thỏa thuận về những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển,” sử dụng tốt các
cơ chế đàm phán cùng kênh trao đổi hiện có, xử lý kịp thời vấn đề nảy
sinh, góp phần thiết thực duy trì sự phát triển lành mạnh và ổn định của
quan hệ hai nước.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Tiếp tục tăng
cường sự trao đổi và hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực tại Liên hợp
quốc, cơ chế đối thoại giữa ASEAN và các đối tác, Diễn đàn hợp tác kinh
tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác tiểu vùng sông Mê
Kông… bảo vệ lợi ích chung của các nước đang phát triển nói chung và hai
nước Trung - Việt nói riêng.
- Trong bối cảnh diễn biến phức
tạp của tình hình khu vực và thế giới hiện nay, hai nước nên làm như
thế nào để xử lý thỏa đáng vấn đề tồn tại?
Vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại, chưa được giải quyết
giữa hai nước, gây cản trở nhất định cho việc phát triển quan hệ và cũng
là thực trạng mà hai bên đều không mong muốn. Vấn đề trên biển vô cùng
phức tạp và nhạy cảm nên để giải quyết một cách triệt để cần phải có
thời gian.
Để giải quyết một cách thỏa đáng và từng bước vấn đề trên biển, lãnh đạo
cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung quan trọng, hai bên đã ký
“Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển,” trong đó trọng tâm là cần phải xuất phát từ đại cục hữu nghị giữa
hai nước, thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết, không để khác
biệt giữa hai bên ảnh hưởng đến sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai
nước, tạo môi trường phát triển tốt đẹp cho mỗi bên.
Theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên, hai bên đã thành lập
cơ chế đàm phán biên giới cấp chính phủ và chuyên gia, đồng thời không
ngừng bàn bạc và hiện đã đạt được bước tiến triển tích cực.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là Trung Quốc và Việt Nam là hai nước XHCN láng
giềng, đang cùng ở trong giai đoạn then chốt của tiến trình cải cách và
phát triển, việc củng cố mối quan hệ Trung-Việt, tăng cường hợp tác cùng
có lợi phù hợp với lợi ích cơ bản của cả hai nước và nhân dân hai nước,
có lợi cho việc bảo vệ và phát triển sự nghiệp XHCN, đồng thời cũng có
lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực. Đó chính là đại cục
của quan hệ hai nước.
Chỉ cần hai bên cùng xuất phát từ đại cục này, thực hiện và tuân thủ
nghiêm ngặt nhận thức chung có liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước
và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển, kiểm soát hữu hiệu khác biệt, tích cực tìm kiếm hợp tác và thiết
thực duy trì ổn định… nhất định sẽ xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề
trên biển.
- Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ
trương chú trọng phát triển quan hệ với ASEAN và các nước láng giềng,
trong đó có Việt Nam. Đại sứ có thể giới thiệu cụ thể hơn về chính sách
này?
Báo cáo của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ “Chúng ta sẽ kiên
trì thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng, củng cố và
làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi với láng giềng, nỗ lực biến sự phát
triển của mình thành điều có lợi cho các quốc gia xung quanh.” Nội dung
liên quan đến chính sách đối ngoại xung quanh của Trung Quốc được đưa ra
trong Báo cáo Đại hội 18 chính là sự kế thừa phương châm “thân thiện
với láng giềng, làm đối tác với láng giềng” mà Trung Quốc thực hiện từ
trước đến nay. Đây không những là cam kết chính trị mà Trung Quốc đưa ra
với các nước xung quanh, trong đó bao gồm cả ASEAN, mà còn là tín hiệu
tích cực đối với việc tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác hữu nghị
với các nước xung quanh.
Chính phủ khóa mới của Trung Quốc rất chú trọng quan hệ với các nước
xung quanh, coi ASEAN là vị trí ưu tiên và hàng đầu trong chính sách đối
ngoại xung quanh của mình. Xuất phát từ tầm cao chiến lược, thúc đẩy
tiến trình đa cực hóa, ủng hộ các quốc gia đang phát triển đoàn kết tiến
bộ… Trung Quốc kiên trì ủng hộ sự phát triển lớn mạnh của các nước
ASEAN, trong đó bao gồm cả Việt Nam; kiên trì ủng hộ tiến trình cộng
đồng và nhất thể hóa mà ASEAN đang thúc đẩy; kiên trì ủng hộ vai trò chủ
đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực. Trung Quốc mong muốn củng cố và
làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, nỗ lực thúc đẩy các
hạng mục trọng điểm trong kết nối, hợp tác trên biển và quan hệ đối tác
kinh tế toàn diện tại khu vực để cùng thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn
vinh tại khu vực.
Nguon: Vietnamnet/TTXVN
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
đi thăm Trung Quốc đã trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam
Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp
cao. Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với
Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng
thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ
được một cách hòa bình là có thật.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc thể hiện chính phủ Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Trung
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên
biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên
quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn
đảo cùng vùng biển có liên quan. Mà trong số 3 nước này, Việt Nam lại
là nước tốt nhất để cùng với Trung Quốc mở ra cơ sở đàm phán chính trị.
Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường
độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không
thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì
Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình
tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện
mới.
Đồng thời, Chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Trung Quốc cũng trở
thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao.
Trở ngại lớn nhất cho việc giải quyết
tranh chấp trên biển một cách hòa bình giữa Trung Quốc và Việt Nam là sự
khác biệt tương đối xa trong nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, cả hai
nước đều khó lòng đưa ra sự nhượng bộ thực chất. Song điều kiện có lợi
cũng vẫn có một cách rõ ràng, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội
chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một
nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước. Những nan đề và
rủi ro chính trị chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam cũng hết sức giống
nhau, nhu cầu về sự chặt chẽ trong quan hệ thương mại, về sự hợp tác
chiến lược, đặc biệt là nhu cầu phải dựa dẫm vào Trung Quốc về mặt chính
trị của Việt Nam, lâu nay vẫn lớn hơn sức mạnh phân cắt mối quan hệ hai
nước trong tranh chấp lãnh thổ.
Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với
Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng
thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ
được một cách hòa bình là có thật.
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động
hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam
không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối
với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám
và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn
toàn.
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam,
Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp
Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển
có liên quan.
Trung Quốc và Việt Nam vừa phát sinh
xung đột trên biển, lại vừa từng có chiến tranh biên giới, những ký ức
này đều tác động đến sự suy xét của Việt Nam về hơn thiệt trong chính
sách đối với Trung Quốc. Mấy năm qua, Việt Nam không hề có sự đối lập
ngoại giao toàn diện với Trung Quốc giống như Philippines, mà luôn kiên
trì “hữu hảo với Trung Quốc”, những nguyên nhân nằm trong đó là hết sức
phong phú và cũng ổn định.
Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát
được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu
thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình,
thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình
hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục
diện mới.
Thái độ của Trung Quốc
đối với Việt Nam trong những năm này là luôn tìm kiếm một sự cân bằng
giữa vị thế có lợi trong tranh chấp lãnh thổ với việc duy trì hòa bình
với xung quanh, chính sách cân bằng như vậy chắc hẳn sẽ phải duy trì lâu
dài. Môi trường quốc tế của Trung Quốc đã khác xa với thập kỷ 70-80 thế
kỷ trước, chúng ta lớn mạnh hơn, song môi trường tâm lý quốc tế phải
đối mặt cũng trở nên mong manh hơn. Năng lực kỹ thuật kiềm chế kẻ tranh
chấp lãnh thổ mạnh lên rất nhiều, song những rủi ro chính trị quốc tế mà
chúng ta phải đối mặt vì thế cũng trở nên chưa từng có.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên
thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải
cách, phát triển kinh tế nhà nước.
Nhìn chung, cả Trung Quốc và Việt Nam
đều có nguyện vọng và nhu cầu kiểm soát những va chạm trên biển giữa hai
bên, cải thiện bầu không khí quan hệ giữa hai nước, gia tăng sự hợp tác
thực sự. Mặc dù độ khó trong việc làm tốt sự tương tác như vậy giữa hai
nước là rất cao, song nguyện vọng chiến lược nói trên trước tiên cần
trân trọng lẫn nhau, làm mạnh lẫn nhau đã rất là quan trọng. Những thử
nghiệm và nỗ lực như vậy là rất có giá đối với cả hai nước Trung-Việt.
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế
Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống
như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan
hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao
vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.
Hãy nhìn giữa Trung Quốc và Ấn Độ, diện
tích tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước là rất lớn, Ấn Độ lại là cộng
đồng thông đồng bén giọt trong truyền thông về tình cảm dân tộc, song sự
kiểm soát va chạm của Trung Quốc và Ấn Độ tương đối thành công. Giữa
Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra đã có đủ điều kiện tốt hơn trong việc dùng
đàm phán hòa bình để thay thế cho va chạm trên biển.
Người Trung Quốc trước tiên phải biết
giữ sự tự tin về việc chúng ta có quyền chủ động trong xử lý tranh chấp
Nam Hải, ngoài ra, chúng ta nhất thiết phải làm rõ xem rút cuộc chúng
ta muốn gì xung quanh vấn đề Nam Hải, nó có quan hệ như thế nào với
Chiến lược quốc gia tổng thể của Trung Quốc, đồng thời cần làm rõ sự sắp
xếp chiến lược các mục tiêu và nguyện vọng của mình, hơn nữa cần vạch
rõ được đường đáy mà chúng ta sẽ phá vỡ sự sắp xếp này và dùng việc leo
thang một vấn đề làm nổi rõ mục tiêu của quốc gia.
Việt Nam tổ chức cho sĩ quan quân đội trẻ sang Trung Quốc huấn luyện.
Vấn đề xung quanh Trung Quốc cực kỳ
phức tạp, đó chính là vì sự can thiệp tới tấp của các nước lớn như Mỹ…
Xét về quan hệ Trung-Việt, điều quan trọng nhất của Trung Quốc là giữ
cho mình hoàn toàn tỉnh táo, đồng thời vận dụng sức ảnh hưởng của mình
để thúc đẩy sự tỉnh táo cho Việt Nam. Nam Hải là thực lực của Trung
Quốc, đồng thời cũng là đất dụng võ cho trí tuệ ngoại giao của Trung
Quốc, chỉ có phối hợp sử dụng cả hai, thì Trung Quốc mới có thể trở
thành “kẻ chiến thắng” ở Nam Hải và trong biến cục phức tạp của lực
lượng toàn cầu. (Người dịch: XYZ)
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013
Thánh dạy: Vào tuổi bốn mươi không lầm lẫn nữa (*)
(*)Day la tieu de bai viet vua duoc dang tren Bauxit VN ngay 10/6/2013. Ban than chu blog Bach viet dang di du lich, khong co dieu kien "cham soc" blog cua minh...do do xin man phep dang lai bai viet nhu mot "tai lieu tham khao". Neu co gi khong vua long xin ban doc luong thu.
Bốn thập kỷ hết đánh nhau,
Ngẫm mình lạc hậu mà đau đớn lòng!
Đã
gần bốn thập kỷ trôi qua, kể từ 1975. Sau gần bốn thập kỷ ít đánh nhau,
xã hội Việt Nam hiện nay phân thành hai nhóm lớn, nhóm U50+ (45 tuổi
trở lên) và nhóm U45- (dưới 45 tuổi). Nhóm tuổi trẻ U45- là nhóm ít dính
líu trực tiếp với quá khứ, dù cho lớn lên ở trong hay ngoài nước, đối
với họ, thay đổi cái cũ lỗi thời để Việt Nam có một thể chế hội nhập,
tiến bộ, hòa hợp dân tộc, là điều ít phải bàn cãi. Tuy nhiên, dẫn dắt
gia đình và xã hôi, cả kinh tế và chính trị, cả đức tin và tâm linh, ân
oán vay trả hiện tại và tương lai…lại thuộc nhóm U50+. Do những trái
nghiệm cuộc sống, họ phải cân nhắc nhiều điều là tất yếu. Vì vậy, những
điều được viết dưới đây, là những nhận xét không định kiến, với mong
muốn cung cấp cho nhóm U50+, thuộc mọi phía, mọi nơi, một góc nhìn khoa
học khách quan để tham khảo.
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
Tư liệu: Di sản của Bách Việt
T/l này độ chính xác không cao, chỉ để phục vụ mục đích truy tìm và nghiêu cứu trực tuyến về cội nguồn dân tộc Việt Nam
Sự sụp đổ của nhà Hán
và giai đoạn phân chia sau đó là đẩy nhanh quá trình Hán hóa. Các giai đoạn bất
ổn và chiến tranh ở vùng phía bắc Trung Quốc, như là Nam Bắc triều và trong thời nhà
Tống đã dẫn đến nhiều cuộc di dân lớn của người Hán. Hôn nhân giữa các sắc
tộc và giao tiếp giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn của người Hán và
các dân tộc khác ở phía nam. Vào thời nhà Đường, từ "Việt" đã gần như trở thành một
địa danh hơn là một từ mang tính văn hóa. Chẳng hạn, trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, một nước tại vùng ngày nay là
tỉnh Chiết Giang đã dùng tên nước là Ngô
Việt. Cũng giống như vậy, từ "Việt" trong "Việt Nam" có
gốc từ chữ "Việt" (越) này.
Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013
Phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng tại HN Sangri-La
Nguồn: VietNamNet: Giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Sangri-La ngày 31/5/2013 (các tiêu đề phụ do VNNet đặt)
Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều
đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc
càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất
lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu
nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có
thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không
ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực
chung và với thái độ chân thành.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)