Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương tìm hiểu về nguồn cội

Những ngày này hàng vạn người người từ các vùng miền trong nước kéo nhau lên Đền Hùng (Phú Thọ) nơi được coi là "đất tổ" của Việt Nam. Đó là điều bình thường nếu cho rằng dân tộc nào cũng có đất tổ để mà thờ cúng. Nhưng sẽ là điều không bình thường khi người dân không thực sự hiểu biết và không tin vào ông tổ của mình. Vẫn biết đây  là một chủ đề vô cùng khó và phức tạp, thậm chí là "nhậy cảm" để bàn luận. Tuy nhiên, không thể làm ngơ trước sự thật là trong khi đại đa số người dân mặc nhiên rằng Đền Hùng là đất tổ thì ngày càng có nhiều người, nhất là giới trẻ, hoài nghi về lịch sử nguồn cội, thậm chí không ngần ngại đem ra đùa tếu về truyền thuyết các vua Hùng sao có 18 đời mà sống đến gần 5000 năm(?). Lại có người cho rằng "người Việt đẻ ra người Trung Quốc" trong khi người khác cho rằng "người Việt là từ Trung Quốc mà ra", v.v... Rõ ràng còn quá nhiều "góc khuất" trong lịch sử dân tộc chưa được làm sáng tỏ? 

 Để góp phần lý giải những khúc mắc nêu trên, Bách Việt xin mạn phép đăng lại một bài viết của GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông dưới đây.    

                                       Văn minh Việt cổ “bị đánh cắp” như thế nào?

Kienthuc.net.vn:  GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông đã tìm ra những chứng cứ chứng minh về những phát minh lý thú của người Việt trong thời kỳ dựng nước bị kẻ xâm lược cố tình xóa bỏ và đánh tráo. Đó là nền văn hóa nhân bản - là nền văn minh "Lịch toán - Nông nghiệp"...

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Có gì mới trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc?


Để biết có gì mới trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong thời gian tới, chí ít trong năm 2014, xin mời đọc tài liệu tham khảo đặc biệt của của TTXVN ngày 31/3/2014 dưới đây (bản gốc tại đây)

Thay cho lời bình luận dài, chủ blog Bách Việt mạn phép tô đỏ và gạch dưới một số điểm đáng lưu ý, qua đó rút ra 5 ý chính: 
1) Bắc Kinh sử dụng chiêu bài "duy trì thành quả sau thế chiến II" để xác lập cho được tư thế bá quyền nước lớn trên quy mô toàn cầu bất chấp sự (chưa thích ứng) của cộng đồng quốc tế; 
2) Tiếp tục đề cao biện pháp dùng sức mạnh và không nhân nhượng trong trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo với các nước láng giềng; 
3) Dùng chiến thuật tìm đối tượng "điểm phát lực" để tập trung giải quyết trước qua đó cảnh báo uy hiếp các đối tượng còn lại; 
4) Để ngỏ khả năng đối đầu quân sự với Nhật Bản đồng thời chuẩn bị cho thời kỳ hòa dịu  tiếp sau;     
5) Riêng về quan hệ Trung-Việt, ta thấy không hề có một chữ Việt nào được nhắc đến (trong khi Myanma được được nhắc lại nhiều lần). Điều này kết hợp với với 2 ý : "tuyệt đối không chấp nhận yêu cầu vô lý của các nước nhỏ" và  "hiệu ứng cảnh báo và uy hiếp . Từ đó có thể suy ra thái độ coi thường của Bắc Kinh đối với Việt Nam, thậm chí không coi Việt Nam như một đối tác cần tranh thủ (so với Myanma) mà chỉ là một trường hợp riêng tư muốn làm gì thì làm. Do đó Việt Nam không thể mơ hồ về bất cứ khả năng thỏa hiệp song phương (đi đêm) nào trong giải quyết tranh chấp biển đảo, trái lại rất dễ bị chọn để gây "hiệu ứng cảnh báo và uy hiếp" hoặc ngược lại. 

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Giới thiệu sách: Nền văn minh Việt cổ


GS.TSKH Hoàng Tuấn

Với mong muốn “góp phần nhỏ bé của mình để khôi phục lại một phần nền văn minh Việt cổ – công lao của tổ tiên xưa – hy vọng trường tồn trong lòng dân tộc Việt hiện đại”, GS.TSKH Hoàng Tuấn đã viết cuốn “Nền văn minh Việt cổ” (NXB Văn học – 2013), trong đó ông cho rằng cư dân vùng Đông Nam Á- trong đó có dân tộc Việt cổ ở lưu vực sông Hồng, sông Mã hiện nay - đã là chủ nhân vùng đất này từ rất lâu đời.

Họ đã sinh sống không những chỉ ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã và ven biển Bắc Bộ hiện nay mà đã là chủ nhân của cả vùng đồng bằng các con sông lớn là Dương Tử và Hoàng Hà xưa. Thời gian xa xôi đó tuy chưa hình thành xã hội nhưng những bộ lạc Bách Việt đã di thực lên khắp các vùng đồi núi sát các triền sông lớn trên.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Tài liệu Nghiên cứu: VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG


Posted on 8 Tháng Một, 2011 by Muc Đồng

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Qua bài viết của học giả Hồ Ngọc Thảo phản biện nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc là Hàn Chấn Hoa, chúng ta dễ dàng nhận thấy các học giả Trung Hoa dẫn tư liệu lịch sử trong các cổ thư chữ Hán để chứng minh biển Đông từ xa xưa thuộc về đất của người Hán. Nhưng có một điều rất đáng chú ý và cũng rất dễ dàng nhận ra rằng: 
Tất cả những tư liệu cổ ấy chỉ bắt đầu từ thời Hán trở về sau. Vậy trước đó vùng đất này thuộc về ai? Điều này có liên quan gì đến Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử?

Kính thưa quí vị quan tâm.
Từ bài viết của tác giả Trần Kinh Nghi với tựa “Lịch sử cần sự thật”(*1) đăng trên Vietnamnet.vn, đến bài của học giả Hồ Ngọc Thảo phản biện nhà nghiên cứu lịch sử người Trung Quốc Hàn Chấn Hoa(*2), chúng ta thấy khá rõ một nguyên nhân sâu xa trong lịch sử và là vấn đề cốt lõi liên quan đến biển Đông, đó chính là: Cội nguồn sử Việt 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, hay chỉ là “một liên minh bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”?

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Lòng tin và hệ lụy của nó

Cảnh cúng bái cầu tài cầu lộc diễn ra hàng ngày tại Đền Bà Chúa Kho 
Động lực sống của con người là lòng tin. Nó có thể là niềm tin vào thánh thần hay một lý tưởng chính trị, hoặc tin vào chính bản thân mình, hoặc đôi khi chỉ là sự ngưỡng mộ đối với một thần tượng, v.v... Niềm tin quan trọng hơn nội dung của nó, hay nói cách khác, sự đúng sai của điều mà người ta tin vào đôi khi không quan trọng bằng những gì dẫn dắt người ta đến với nó.  Niềm tin có thể rất cụ thể, cũng có thể mơ hồ trừu tượng, nhưng dù ở dạng nào, nó đều có vai trò như một cái phao cứu sinh đối với con người bé nhỏ bất lực trong vũ trụ bao la vô định. Lòng tin cũng là lẽ sống, nên thường khi người ta không có hoặc bị mất niềm tin, tâm hồn sẽ trở nên trống rỗng, sức lực suy sụp và cuộc đời vô nghĩa.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản? (*)

(*) Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn San đến Nhật Bản, Bách Việt xin mạn phép đăng lại nguyên văn bài viết của tác giả Phạm Hoài Nam đăng tại Đàn Chim Việt (với một vài ảnh minh họa của Bách Việt mới chụp trong chuyến du lịch Nhật Bản gần đây). Nôi dung trong bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ blog.

Đi bộ từ ga tàu điện đến nơi làm việc là cảnh tượng phổ biến

Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.

Kể từ đó tôi luôn tò mò tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của các con cháu Thái Dương Thần Nữ.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Cây ngay chẳng sợ bóng queo

Báo chí, dư luận đủ các lề bên trong và bên ngoài chữ S đang xôn xao bàn luận về tài sản « nổi » của hai ông Trần Văn Truyền và Ngô Văn Khánh, một ông nguyên và một ông đương chức. Định không để ý tới nhưng rồi ta vẫn bị cuốn hút vào. Thế mới biết tò mò và ưa hóng hớt, một nét bản sắc độc của văn hóa Việt chi phối ta mạnh thật !

Ngày 21/2, báo Người cao tuổi đưa tin Ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ sở hữu một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ trên diện tích 30.000m2, một căn biệt thự rộng 300m2 và một ngôi nhà cấp 4 rộng 200m2 ở TP Bến Tre. Ngoài ra, ông còn có ba cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh… 

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này