Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Tư liệu:Cuốn "Những mẩu chuyện..." của Trần Dân Tiên làm thay đổi cuộc đời của ông Dương Trung Quốc

Dưới đây là nguyên văn bài viết mới  đăng ngày 4/2/2013 trên Tuổi trẻ và đăng lại trên Tin tức hàng ngày và nhiều báo mạng cho thấy bản thân nhà sử học hàng đầu đất nước-Dương Trung Quốc- không biết tác giả Trần Dân Tiên là ai(?) mặc dù sau rất nhiều tranh cãi trong và ngoài nước trong nhiều thập kỷ qua, kể cả một số nguồn tin chính thức của Đảng CS VN đã nói rằng Trần Dân Tiên là một trong những bút danh của  Hồ Chủ Tịch (Bách Việt )  

Cuốn "Những mẩu chuyện..." của Trần Dân Tiên làm thay đổi cuộc đời của ông Dương Trung Quốc

Ông Dương Trung Quốc
Tôi có một lý lịch nghề nghiệp rất đơn giản: sinh ra, lớn lên, đi học, thi học sinh giỏi môn sử phổ thông rồi tốt nghiệp khoa sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, về Viện Sử học công tác cho đến khi về hưu vẫn tiếp tục hoạt động trong một hội nghề nghiệp của giới sử học và làm một tờ báo của Hội Sử. Có hơn một thập kỷ làm đại biểu Quốc hội thì ngẫm kỹ điều mình thể hiện trên diễn trường ấy cũng luôn là những vấn đề có liên quan đến lịch sử, lấy chuyện xưa vận vào chuyện nay, tựa như người nhắc vở vậy.
Với người làm nghề sử thì việc đọc sách là chuyện đương nhiên, như nông dân cày cấy, thợ may cắt vải nên khó chọn được một cuốn sách nào lại đủ sức “làm thay đổi cuộc đời” của mình. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ có thể nhắc tới một cuốn sách dường như nó đã “bẻ ghi” khiến đời mình nghiêng về cái ngả đường mà đến thời điểm đã U-70 rồi thì có thể nói được rằng sẽ theo nghiệp nghề ấy đến lúc xuống... mồ.
Cú hích vào nghề
"Sau này, ngày càng có nhiều sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch vẫn được coi là cuốn sách sớm nhất, được tin cậy nhất và sách này luôn được tham khảo như một nguồn tư liệu gốc"
Tôi đến với nghề sử rất ngẫu nhiên, không hề có một hứng thú hay năng khiếu gì đặc biệt đối với cái môn dễ là khổ sai trí nhớ ấy. Đến lớp 10 niên khóa 1963-1964, Hà Nội tổ chức thi học sinh giỏi môn lịch sử. Chẳng biết vì sao cô giáo dạy sử lại chọn tôi với câu động viên: “Cô thấy em đi thi được đấy!”. Có lẽ vì nể trọng cô giáo mà tôi nhận lời. 

Chuẩn bị cho cuộc thi, cô giáo hướng dẫn: ngoài sách giáo khoa, nên tìm đến một người nào đó am hiểu lĩnh vực này để hỏi han thêm. Lớp tôi có một anh bạn có bố làm ở Viện Sử học. Tôi đến xin được ông chỉ giáo. Ông đưa cho tôi mấy số tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử bảo mang về nhà đọc thử một vài bài, rồi hẹn gặp lại để ông hướng dẫn. Trước lúc về tôi thấy trên bàn của ông có một cuốn sách không dày. Tôi vừa động tay vào thì nhà sử học đầu tiên mà tôi được gặp trong đời bảo: “Cuốn ấy không phải là sử đâu cháu ơi. À, nhưng đọc được lắm...”.
Đó là cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên. Về nhà, đọc các bài tạp chí thấy dài lằng nhằng càng đọc càng khó hiểu nên tôi chuyển sang cuốn sách và đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối. Hồi đó Bác Hồ còn sống, một đôi lần tôi được gặp, sách vở viết về Bác chưa nhiều như bây giờ nhưng hình tượng của con người còn sống ấy đã là thiêng liêng lắm. Cuốn sách ấy không thể nói là đã “làm thay đổi cuộc đời tôi”, song đã tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cuốn sách “không phải là sử” ấy thật sự gây ấn tượng với tôi.
Cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch chắc nhiều người đã đọc vì từ khi được xuất bản lần đầu vào cuối thập kỷ 1940 đến nay đã qua gần bảy thập kỷ, đã được nhiều nhà xuất bản tái bản rất nhiều lần. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập (1945), cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách. Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài.
Sau này, khi đã thâm niên trong nghề nghiệp, tôi có nhiều cơ hội đọc và gặp nhiều người nước ngoài, có người thuần túy là nhà nghiên cứu, có người là nhân chứng lịch sử, cũng có người là cả hai. Tôi đã nghe và đọc được rất nhiều cách tiếp cận, cách đánh giá khác nhau về cuốn sách này và nhân vật của sách...
Đam mê tìm kiếm sự thật
Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh. Tôi được biết cách đó không lâu có một phụ nữ quốc tịch Mỹ cũng đã đến đây và cũng có mối quan tâm đến nhân vật lịch sử này. Rồi các đồng nghiệp Nga cho biết người phụ nữ ấy đã “lần mò” đến tận Leningrad để tìm kiếm những chi tiết liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh trong thời gian ở Liên Xô (cũ). Người phụ nữ ấy tên Sophie Quinn Judge.
Bẵng đi một thời gian tôi gặp bà ở Aix en Provence, nơi có một trung tâm lưu trữ quan trọng của Bộ Thuộc địa Pháp, ở đó có nhiều tư liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ. Theo bà, thật đáng tiếc chưa mấy ai quan tâm đến điều đó vì thế bà sẽ cố gắng lấp chỗ trống này.
Hồi đó bà mới chỉ đưa ra nhận xét bước đầu là càng nghiên cứu càng thấy nhân vật này có nhiều điều hấp dẫn. Vài năm sau Sophie Quinn Judge cho xuất bản ở Singapore một luận văn nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong quãng thời gian ở châu Âu 1919-1940. Bà có gặp để trao đổi và gửi bản thảo cho tôi đọc trước. Cuốn sách của bà có thể có sự đánh giá khác nhau từ những người có quan niệm khác nhau, nhưng giữa những dòng chữ có thể thấy được thiện chí của một người muốn thỏa mãn đi tìm sự thật, công việc của một người làm sử.
Nhân dịp 110 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một nhóm làm phim đến phỏng vấn Sophie, bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”.
Cuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình thỏa mãn.
Xuân 2013
Dương Trung Quốc
(Tuổi trẻ)

--------------

Cam Bốt : Tiền đồn của Trung Quốc tại Đông Nam Á

Đó là tiêu đề của bài báo dưới đây của người Pháp viết về quan hệ TQ-Campuchia. Nhưng đó cũng là một sự đúc kết súc tích về kết quả mà Bắc Kinh đạt được cho đến nay  trong chiến lược "chia để chiếm" đối với Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Có thể nói Bắc Kinh mặc dù đã thất bại trong rất nhiều âm mưu khuynh đảo Maoist tại  Indonesia, Malaysia và nhiều nước trong khu vực, nhưng giờ đây đã rất thành công trong trường hợp Cămpuchia dù đã từng được Việt Nam hết lòng cưu mang giúp đỡ và tranh thủ. Âu đây cũng là một bài học cho chính Việt Nam(?) -Bách Việt.   


Lãnh đạo Tập Cận Bình chia buồn với hoàng hậu Monineath, vợ của quốc vương Norodom Sihanouk (REUTERS)
Tập Cận Bình chia buồn Hoàng hậu Monineath,  (Ảnh REUTERS)
Nhân tang lễ của cố quốc vương Sihanouk, hai tờ La Croix và Le Figaro quan tâm đến tình hình Cam Bốt. Đáng chú ý nhất là nhận định của Le Figaro về sự kiện : "Cam Bốt, đầu cầu của Trung Quốc tại châu Á », tựa bài báo của đặc phái viên Arnaud de la Grange tại Phnom Penh.

Nhận xét đầu tiên của Le Figaro là Cam Bốt ngày nay, cũng như cố quốc vương Sihanouk của đất nước này, đã trở nên người bạn tốt nhất của Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á. Việc xích lại gần nhau này đã thúc đẩy kinh tế Cam Bốt, nhưng không mấy được các nước láng giềng ưa thích.
Tác giả bài viết trở lại thời điểm lúc tin quốc vương Sihanouk qua đời vào tháng 10 năm ngoái. Khi ấy, Bắc Kinh đã treo cờ rũ ở quãng trường Thiên An Môn, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã thay đổi chương trình, phát trực tiếp cảnh đoàn xe tang đi qua các đuờng phố với ghi nhận : « Một người bạn lớn » của Trung Quốc đã ra đi.
Ông Đới Bỉnh Quốc, người thiết kế chủ chốt chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đã tiễn đưa thi hài vị "vua cha" đến tận Phnom Penh. Sau đó không lâu, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thông báo tặng 500.000 đô la cho việc tổ chức tang lễ.
Theo Le Figaro, Bắc Kinh muốn cho thấy rằng Cam Bốt và Trung Quốc là hai người bạn chí cốt, vương quốc bé nhỏ này là người bạn thân thiết nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, một khu vực nơi mà Bắc Kinh không còn bao nhiêu bạn bè.
Về phiá Cam Bốt, tình bạn này được thấy rõ từ thành thị cho đến nông thôn, tại những xưởng vải sợi với hàng ngàn công nhân ở ngoại ô Phnom Penh, với các hàng chữ tiếng Hoa đập mắt trên các tấm vách bằng tôn, hay là qua những con đường tráng nhựa mà Trung Quốc xây dựng, đi vào tận các vùng xa xôi, hẻo lánh.
Bài báo nhắc lại khối lượng đầu tư to lớn chưa từng thấy mà cường quốc phương Bắc đổ vào Cam Bốt - 11 tỷ đô la - để xây dựng một tuyến đường sắt, một bến cảng và một nhà máy luyện thép. Theo giới chuyên gia, Trung Quốc có một chiến lược rất rõ ràng.
Cam Bốt : « Sân sau » của Trung Quốc
Theo ông Chheang Vannarith, giám đốc viện Cam Bốt vì Hợp tác và Hoà bình (Cambodian Institute for Cooperation and Peace), đây là một quan hệ song phương độc nhất vô nhị, nhắm vào một đất nước được Trung Quốc xem là sân sau của họ : « Ảnh hưởng Trung Quốc tại đây lớn lên một cách đáng kể, đối với Trung Quốc đây là vấn đề chiến lược, vì ở đằng sau là các vấn đề Biển Đông và cả Ấn Độ Dương.
Le Figaro ghi nhận : Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Cam Bốt không chỉ được thấy trên mặt kinh tế, mà cả trên mặt văn hóa. Tiếng Hoa hiện là ngoại ngữ chiếm vị trí thứ hai ở Cam Bốt sau tiếng Anh, còn các chương trình truyền hình, trên 70 kênh mà người Cam Bốt có thể xem, có đến 50 kênh nói tiếng Hoa.
Theo bài báo, tại Cam Bốt Trung Quốc có lợi thế là cộng đồng người Hoa rất quan trọng - khoảng 700.000 người Cam Bốt gốc Hoa, tức là khoảng 5% dân số - và họ nắm giữ 80% hoạt động kinh tế xứ chùa Tháp.
Tác giả bài báo nhìn thấy là Bắc Kinh – dựa vào Cam Bốt - đã giành được những thắng lợi ngoại giao rất quan trọng mà người ta không ngờ nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng của Cam Bốt. Đó là đã phá vỡ được sự đồng thuận của ASEAN trên vấn đề Biển Đông. Đây là một thắng lợi lớn của Trung Quốc vốn có lôgíc có thể gọi là « chia để chiếm ». Nhiều nhà quan sát, theo bài báo, đã lo ngại là sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN tác hại đến an ninh khu vực.
Nhưng không phải chỉ mới bây giờ, Le Figaro nhắc lại quan hệ Cam Bốt -Trung Quốc thiết lập vào năm 1958. Ngay từ lúc ấy, Bắc Kinh đã luôn luôn bảo vệ được ảnh hưởng của mình tại Cam Bốt bằng cách ủng hộ các tác nhân trên chính trường Cam Bốt : ông Sihanouk vào thập niên 1960, Khờ Me Đỏ trong thập niên 1970, rồi đến Hun Sen sau đó, nhất là vào năm 1997, khi tình bạn Bắc Kinh -Hun Sen chuyển qua một khúc quanh mới.
Vào năm đó, theo bài báo, Bắc Kinh không một chút do dự, đã ủng hộ Hun Sen lên nắm toàn quyền tại Cam Bốt sau một cuộc ‘đảo chính’ nhỏ.
Các năm tháng trăng mật giữa Bắc Kinh và Phnom Penh sẽ còn tiếp diễn. Le Figaro ghi nhận : Để đánh dấu 55 năm bang giao, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã quyết định chọn năm 2013 này là năm hữu nghị Cam Bốt-Trung Quốc.
Ngoài Le Figaro, tình hình Cam Bốt cũng được nhật báo Công giáo La Croix chú ý với bài phân tích về thể chế chính trị mà theo tờ báo, chỉ là một chế độ « quân chủ bề ngoài », tựa bài báo trang quốc tế. La Croix giải thích : Quốc vương Cam Bốt hoàn toàn không có bất kỳ quyền hạn gì.

Phóng viên Mai Vân
Theo RFI ngày 4/2/2013/ Anh Basamngày 5/2/2013

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Ban Nội chính TƯ chính thức ra mắt

 

Toàn cảnh nhân sự Ban Nội chính Trung ương
Dự kiến ngày 4-2, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chính thức ra mắt. Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương gồm 1 trưởng ban và 3 phó ban.
Ngày 28-12-2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư.

Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh (sinh năm 1953) là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Thanh quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Học vị: Tiến sĩ. Chức vụ hiện tại: Trưởng ban Nội chính Trung ương, trước đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 2 năm 1980.
Ông từng là Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn, Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, sau đó là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1996 ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 2003, sau khi ông Nguyễn Đức Hạt được điều động làm Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Bá Thanh thay ông Nguyễn Đức hạt giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Thanh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá IX, XI và XII.
Phó Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc
Ông Phan Đình Trạc – Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An vừa được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Phó Ban nội chính T.Ư Phan Đình Trạc
Phó Ban nội chính T.Ư Phan Đình Trạc.
Ông Phan Đình Trạc sinh ngày 25-8-1958, quê xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu; chuyên môn nghiệp vụ: Đại học An ninh Nhân dân (ngành điều tra tội phạm); Lý luận chính trị: Cử nhân.
Ông Phan Đình Trạc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XVII vào tháng 10-2010, sẽ tiếp nhận trọng trách mới tại Ban Nội chính trung ương.
Chia sẻ về việc được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban này chính thức đi vào hoạt động được một ngày, ông Phan Đình Trạc cười nói: “Không, tôi không bất ngờ về quyết định này của Bộ Chính trị. Là người của Đảng thì luôn sẵn sàng, bảo đi là đi, bảo ở là ở thôi”.
Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn
Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Ban Nội chính Trung ương. Ông Tuấn là tiến sĩ luật.

Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn
Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn.
Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ. Tháng 12-2008, ông Tuấn sang làm phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ

Khi ra Trung ương nhận nhiệm vụ, ông Thanh điều động theo 5 cán bộ ở Đà Nẵng, gồm ông Phan Văn Tâm, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; ông Lê Hồng Minh, Chánh văn phòng HĐND TP Đà Nẵng; 2 trợ lý và một lái xe.
Theo Người Lao Động
Theo Ông Phạm Anh Tuấn – Phó Ban Nội chính Trung ương, ngày mai (4-2) là ngày chính thức ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và cũng là ngày ra mắt cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là Ban Nội chính Trung ương. Trong phiên họp đầu tiên, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định những định hướng công tác năm 2013.
Ngày 31-1, đã chuyển 86 cán bộ, nhân viên của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sang Ban Nội chính Trung ương.
Chiều ngày 1-2, đã chuyển giao 22 cán bộ, công chức của Vụ Nội chính và Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Trung ương Đảng về Ban. Về mặt cơ học, Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ, công chức không tính lãnh đạo Ban.

Nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương gồm 6 nhóm:
Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Thứ hai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ ương về PCTN giao.
Thứ ba, thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ tư, tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp.
Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN.
Thứ sáu, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Nguồn: TiềnPhong

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong tuyên b sáng ngày 4/2:

 'Ban chỉ đạo chống tham nhũng không ngại lực cản nào....Thành viên Ban chỉ đạo phải là tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào"

> 'Cả dân tộc chống tham nhũng thì không sợ trù dập'/ 'Tham nhũng nghiêm trọng, gây bất bình trong xã hội'

Sáng 4/2, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã ra mắt. Ban chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã trình bày dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên của Ban; dự kiến chương trình công tác năm 2013 và một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đốc đốc giải quyết. Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban và các thành viên; dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên; chương trình công tác.
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Việc thành lập Ban chỉ đạo lần này với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, vừa kế thừa những cái đã có trước, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN.
Tổng bí thư đã phân tích những điều kiện thuận lợi như: toàn Đảng, toàn dân quyết tâm rất cao; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, có nghĩa là Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, các cấp, các ngành, trong cả hệ thống chính trị. Thành phần Ban Chỉ đạo lần này gồm đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, trong số này nhiều người đã tham gia Ban Chỉ đạo trước đây, có kinh nghiệm công tác. Cơ quan Thường trực là Ban Nội chính Trung ương, do Bộ Chính trị thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có vị thế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng, không chỉ có chống mà cả phòng. Tuy nhiên, hoạt động của Ban cũng đứng trước khó khăn, sức ép rất lớn, phải tạo chuyển biến rõ nét, phải làm tốt hơn trước đây, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
* 9 nhiệm vụ của Ban chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng

Tổng bí thư lưu ý, Ban chỉ đạo cần tổ chức công việc chặt chẽ, làm việc trách nhiệm, không thể tùy tiện. Mỗi thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch mới chống được tham nhũng.
"Tất cả 16 đồng chí thành viên Ban chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. Chúng ta phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan, nếu không dân không tin", Tổng bí thư nhấn mạnh.

Tổng bí thư yêu cầu Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cần gương mẫu, đi đầu, sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, hiệu quả; xây dựng nội quy, quy chế làm việc rõ ràng. Đối với những vụ án lớn, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng không sa vào xử lý từng vụ án cụ thể, không làm thay chức năng của cơ quan nhà nước; chỉ giám sát việc xử lý các vụ việc; phối hợp với các ngành, các cấp, đôn đốc làm đúng chức năng nhiệm vụ, theo quy định của pháp luật; cho định hướng chỉ đạo đối với một số vụ trọng điểm, phức tạp, để kéo dài, hoặc có ý kiến khác nhau.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gồm 16 thành viên. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. 5 Phó ban gồm các ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban bí thư; Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Các ủy viên gồm các các ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao; Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện KSND tối cao; Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Theo TTXVN

Rủi ro từ chính sách "cân bằng mềm" của Việt Nam đối với Trung Quốc

 Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Tuấn Phi - nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Thiên Đại think-tank Hongkong- vừa mới  đăng trên Opinion.huanqiu.com
Bài viết do dịch giả  XYZ chuyển thể sang tiếng Việt và được phát hành trên Basam ngày hôm qua. Bách Việt tất nhiên đã đọc kỹ bài viết, nhưng xin chưa đưa ra lời bình luận, để bạn đọc cung suy ngẫm và sau đó scùng thảo luận (?) . Hy vọng bài này  ít nhiều giúp người đọc "biết địch biết ta".. hơn (?). Và qua đây, mong rằng người Việt Nam chúng ta dù là ai, sống và làm việc đâu, đặc biệt giới lãnh đạo cùng quan chức và học giả, hãy quan tâm nghiên cứu vấn đề của đất nước với ý thức rằng, tuy vị trí nước VN lúc nào cũng cận kề TQ, nhưng thế giới ngày nay đã hoàn toàn khác với thời "Vương triều"(Bách Việt)   

Ảnh  minh họa


Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tổ chức cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sang thăm, hai bên quyết định tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh, kề vai sát cánh đối mặt với những vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc. Theo tin AFP, hai phía Việt-Nhật đã nhất trí thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược đôi bên, đồng thời cùng nhau hiệp lực để “đóng vai trò tích cực trong vấn đề hòa bình và an ninh khu vực”.  
 Ở Việt Nam nơi theo đuổi chủ nghĩa độc đoán và kiểm soát chặt chẽ báo cáo tin tức, các phương tiện truyền thông cố tình làm loãng chủ đề an ninh trong cuộc hội đàm giữa hai bên, song lập trường cứng rắn của Hà Nội đối với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ vẫn thấy được nhấn ở nhiều tờ báo, bàn tay sắt hiện ra lờ mờ trong chiếc găng tay nhung. Trong “Luật biển Việt Nam” có hiệu lực vào ngày 1.1, Hà Nội cũng đã công khai tuyên bố quyền có chủ quyền và quyền quản lý đối với các quần đảo Nam Sa[i] và Tây Sa[ii] của Trung Quốc.

Kể từ thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam theo đuổi chính sách cân bằng mềm (soft balancing) đối với Trung Quốc. Chính sách này khác với các chính sách cân bằng, đi xe và bắt cá hai tay truyền thống, với đặc trưng chủ yếu là đồng minh phi chính thức và duy trì hợp tác an ninh hạn chế, có ý vừa áp dụng chính sách đi xe, làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và tận hưởng các nguồn lợi từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, lại vừa tích cực phát triển mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quan hệ quân sự phi chính thức với các tổ chức quốc tế và các nước khác, mà Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, ASEAN… là những đối tượng quan trọng.
Điều đáng chú ý là, trong khuôn khổ cân bằng mềm đối với Trung Quốc, mấy năm qua, để lôi kéo các lực lượng bên ngoài vào kiềm chế Trung Quốc, ngăn trở Trung Quốc thu hồi lại lãnh thổ đã rơi vào tay Việt Nam, Việt Nam có ý định mở rộng hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ trong lĩnh vực quân sự, thiết lập mối quan hệ đồng minh tạm thời nhằm vào cuộc xung đột riêng biệt. Các nhà lãnh đạo Việt Nam thực sự coi Mỹ là kẻ giữ cân bằng để kiềm chế Trung Quốc ở Đông Nam Á, đồng thời lên kế hoạch một khi khai chiến với Trung Quốc là sẽ nâng cấp hợp tác Việt-Mỹ thành mối quan hệ đồng minh.    
Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước Đảng cộng sản cầm quyền, hình thái ý thức của Việt Nam học theo chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, mô hình kinh tế cũng giống về cơ bản với chính sách mở cửa cải cách của Trung Quốc. Thật không may là, xuất phát từ quan điểm lịch sử cực đoan của một bộ phận người Việt Nam, Hà Nội đã có cách nhìn nhận tiêu cực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thế kỷ 21, cho rằng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ hạn chế sự mở rộng lợi ích của Việt Nam, Bắc Kinh sẽ bằng ý chí đơn phương mà thu hồi lại nhiều đảo ở Nam Hải[iii] đã bị phía Việt Nam chiếm đóng. Một trong những mục tiêu thực hiện chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc chính là bảo vệ những lợi ích lãnh thổ đã có được của Việt Nam.   
          
Tuy nhiên, chính sách của Hà Nội đối với Trung Quốc lại tồn tại mấy rủi ro lớn. Đầu tiên, nhược điểm của đồng minh quân sự phi chính thức là khó lòng ứng phó được với tình huống quân sự bất ngờ gay cấn và với  cuộc chiến tranh tốc chiến tốc thắng mà đối thủ lại là chủ đạo. Tiền đề để đồng minh quân sự phi chính thức có thể vận hành được thành công là, một bên bị tấn công quân sự rồi vẫn còn có lực lượng để tổ chức phòng ngự, bên còn lại thì hoàn thành các thủ tục chính trị, pháp lý và quân sự cần thiết xong sẽ can thiệp vào xung đột, ra tay hỗ trợ.  Cục diện nghiêm trọng mà Việt Nam đang đối mặt là, nếu Quân giải phóng phát động chiến tranh chớp nhoáng, đồng thời thấy được rồi là rút, thì quân đội Việt Nam sẽ không thể có cơ hội phát triển xung đột thành một cuộc chiến kéo dài, và nước Mỹ với quá trình ra quyết sách chậm chạp thì chỉ còn cách nhìn biển cả mà than.    
  Ngay cả khi tình thế cuộc chiến đi vào mặt phản lại với chí nguyện của Quân giải phóng, hai đội quân rơi vào tình trạng bế tắc, thì liệu cuối cùng Hoa Kỳ có can thiệp vào hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Chỉ cần Trung Quốc kiên trì uy hiếp một cách có hiệu quả đối với Mỹ, đảm bảo được thực lực đánh lại Mỹ, thì Washington thực sự sẽ không dám cuốn vào cuộc tranh chấp Việt-Trung một cách đường đột. Suy cho cùng, Mỹ không muốn hoàn toàn mất đi sự chống đỡ của Trung Quốc trong các lĩnh vực dự trữ đô la và địa vị kết toán tiền tệ, khuếch tán vũ khí quy mô lớn, trái phiếu kho bạc Mỹ… Ngay cả khi Washington có quyết định tham chiến,  thì bộ đội tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ dĩ dật đãi lao[iv], tấn công như vũ bão, quân Mỹ cũng sẽ không thể chiếm được lợi thế.
Thứ đến, xét từ góc độ Trung Quốc, các mục tiêu quân sự và chính trị trong chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc của Việt Nam là xung đột lẫn nhau. Các hành động quân sự của Bắc Kinh tất nhiên sẽ kèm theo sự trừng phạt kinh tế. Việt Nam và Trung Quốc có mối giao lưu kinh tế mật thiết, nếu trừng phạt sẽ đánh mạnh vào cơ cấu phát triển kinh tế và thị trường của Việt Nam, gây sụt giảm mạnh chất lượng sống của dân chúng.    
Trung Quốc đã 7 năm liên tiếp trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho than, gạo, máy tính, cao su tự nhiên, sản phẩm điện tử và phụ kiện… của Việt Nam. Tình trạng mất cân bằng thương mại song phương cũng đang được cải thiện đáng kể. Trong nửa đầu năm 2012, lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam tăng 58,6%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 10,6% sang Việt Nam của Trung Quốc.
Hàng hóa Trung Quốc giúp giảm tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam
Sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc đẹp, khiến cho người tiêu dùng Việt Nam được lợi thực tế, được tăng thêm thu nhập thực tế. Cùng với việc mở rộng quy mô xuất khẩu các sản phẩm cơ điện tử của Trung Quốc, các nước ASEAN như Việt Nam… có thể  từ Trung Quốc mà có được nguồn tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất rẻ hơn, chẳng hạn như xe máy và ô tô… có giá thấp hơn, khiến cho các doanh nghiệp địa phương được hưởng lợi rất nhiều.
Giảm tỷ lệ lạm phát hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam là hết sức quan trọng. Do sự cạnh tranh khốc liệt, ngay cả khi doanh nghiệp Trung Quốc có nâng cao hiệu suất sản xuất, thì tiền lương nhân công và lợi nhuận doanh nghiệp cũng khó lòng tăng trưởng được một cách đồng bộ, bởi vì lợi ích của nước này là chuyển dịch ra nước ngoài với quy mô lớn, để người tiêu dùng và doanh nghiệp ở nước ngoài được lợi, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Theo tin Bloomberg ngày 2.1, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết tỷ lệ lạm phát hàng hóa của Việt Nam sẽ vẫn cao trong năm nay. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chứ không phải là từ phương Tây, sẽ là sự lựa chọn không thể được loại bỏ trong kế hoạch phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Thứ nữa, chính sách cân bằng mềm không thể che đậy được điểm yếu tài chính của Việt Nam. Thị trường tài chính của Việt Nam quy mô không lớn, nhưng lại trăm hoa đua nở và nóng vội, sử dụng vốn nước ngoài quá đà, rất dễ bị tư bản nước ngoài ăn cướp, trong đó dĩ nhiên bao gồm cả các tổ chức tài chính từ Trung Quốc đại lục và Hongkong. Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập vào năm 2000, hiện có hai sàn giao dịch chứng khoán lớn Hồ Chí Minh[v] và Hà Nội. Trong thời gian 12 năm ngắn ngủi, quy mô thị trường này đã được mở rộng gấp 50 lần, giá trị vốn hóa thị trường năm 2011 đã chiếm 27% GDP của Việt Nam, số lượng các công ty niêm yết đạt gần 800.
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006, Việt Nam bắt đầu mở rộng đầu tư trực tiếp các hạng mục vốn ra nước ngoài, giới hạn niêm yết cổ phiếu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được nới rộng đến 49%, vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô, nhanh chóng đẩy lên giá trị vốn hóa của Việt Nam, hình thành bong bóng trên diện lớn. Chịu sự giới hạn của các tiêu chuẩn quốc tế hiện có, thị trường tài chính của Việt Nam gần như bất lực trong việc ngăn chặn những cuộc tấn công có chủ ý của vốn đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc đã đặt Việt Nam  vào vòng nguy hiểm lật đổ chế độ. Thể chế chính trị của Việt Nam khác với phương Tây, tuy Mỹ và Cộng đồng Châu Âu có cái nhìn lạc quan trước thái độ cứng rắn của Việt Nam đối với Trung Quốc, song đôi khi cũng chỉ trích các chính sách và hành động trấn áp những nhà bất đồng chính kiến ​​dân chủ tại Việt Nam. Dân chủ hóa theo kiểu phương Tây của Việt Nam phù hợp với lợi ích căn bản của Washington, các lực lượng chống chính phủ luôn tìm được chỗ nương náu ở các nước phương Tây. Xa lánh Trung Quốc sẽ khiến cho Việt Nam mất đi tấm chắn của một nước lớn có hình thái ý thức tương đồng, sẽ mở cửa cho một cuộc cách mạng màu.
Đồng thời, các cuộc xung đột quân sự liên quan đến bên ngoài sẽ làm cho lực lượng ly khai của dân tộc Việt Nam thừa cơ xâm nhập. Các lực lượng ly khai của Việt Nam chủ yếu bao gồm tập đoàn “Fulro” cố sức thành lập quốc gia độc lập ở Tây Nguyên, “Phong trào độc lập cho người Hmong” và những người ly khai ở Đồng bằng Sông Cửu Long[vi]. Tổ chức “Fulro” chống lại sự cai trị chủ thể là dân tộc Kinh ở Việt Nam lâu nay, lực lượng vũ trang đã công bố giải thể vào năm 1992, song thủ lĩnh của họ lại di cư tới Mỹ, với sự hỗ trợ của một số cơ quan chính phủ và tập đoàn tài chính phương Tây, vẫn tiếp tục sự nghiệp độc lập cho Tây Nguyên của mình. Nếu Trung Quốc và Việt Nam xung đột vũ trang, thì xét từ các thế lực lớn trên thế giới hiện nay, các lực lượng dân tộc thiểu số Việt Nam nắm giữ các quan niệm giá trị khác nhau chắc chắn sẽ quật khởi, cục diện thống nhất quốc gia e rằng sẽ phó mặc cho dòng nước cuốn trôi.
Do chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc của Việt Nam tiên thiên bất túc, nên Bắc Kinh có thể lựa chọn nhiều biện pháp để chống trả lại, và gần như đều ở vào thế bất khả chiến bại.
Nguồn: Opinion.huanqiu.com


Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Tư liệu (*)

(*) Để thuận tiện cho bản thân (và có thể cho bạn đọc) khi cần tìm kiếm 

Vì sao Phạm Duy rời Việt Bắc  

Sau khi Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân bế mạc, mọi người ai nấy đã trở về những chiến khu của mình rồi thì “giây phút của sự thật” đã tới với tôi. Trong một buổi trưa có nắng vàng nhẩy múa trên lá cây, thả bước trên một con dốc nhỏ nằm trong khu rừng Yên Giã, anh Nguyễn Xuân Khoát bá vai tôi, hai người lặng lẽ đi… Một hồi lâu, anh Khoát nói, giọng nói thầm thì:
— Đoàn thể cử tao nói cho mày biết. Là mày đã được kết nạp. Mày sẽ được cử đi Moscou. Mày sẽ được ông Cụ gắn cho một huân chương chiến sĩ. Nhưng có điều kiện. Mày phải bỏ cái tính “chơi” của mày đi. Mày phải khai tử bài hát Bên Cầu Biên Giới. Và nếu xuất ngoại thì Thái Hằng phải ở lại. Một mình mày đi thôi. Về suy nghĩ. Mấy hôm nữa, trả lời tao.
Tôi bàng hoàng. Như bị anh bốc-xơ — cỡ võ sĩ Mỹ đen Tyson hiện nay chẳng hạn — vừa “ục” vào đầu mình một cú đấm. Anh Khoát lảo đảo đi về phía trước, lảo đảo là vì anh đi đôi giầy bốt to quá, nặng quá. Tôi cũng lảo đảo như người vừa bị “nốc ao”, quay về ngôi nhà nứa của mình, nằm chắp tay lên bụng, suy nghĩ…
… Khi bước chân lên miền Việt Bắc này, tôi không bao giờ chờ đợi có được những thứ gọi là “đại ân huệ” như thế này cả. Nhất là những ân huệ có điều kiện. Cứ nghĩ rằng mình lên đây để làm việc như một thường dân yêu nước và được tự do sáng tác hay được tự do đi công tác, giống như khi mình còn ở Liên Khu IV. Chỉ cần mình có thêm hai, ba người bạn mới để mình yêu mến như đã yêu mến Nguyễn Sơn, Đặng Thái Mai, Nguyễn Đức Quỳnh… Chỉ cần có thế thôi. Ai ngờ bây giờ mình lại được đãi ngộ đến thế. Ai ngờ bây giờ mình lại được đẩy vào một guồng máy chặt chẽ để sống cuộc đời của một anh cán bộ chính trị gương mẫu. Trong khi bản tính mình là một con người rất phóng túng. Trong suốt đời tôi, kể từ khi còn bé cho tới nay, tôi sợ nhất là bị đẩy vào kỷ luật. Vào làm đảng viên của một cái Đảng mà kỷ luật chắc chắn phải là thứ kỷ luật sắt, cứ yên chí đi, chỉ cần sau “ba bẩy hai mươi mốt ngày” là tôi sẽ bị đá đít tống ra khỏi đảng liền.
Hơn nữa, tôi ý thức hơn ai hết về giai cấp của mình. Nằm trong ngôi nhà nứa này, tôi tự nói thầm cho tôi nghe, bởi vì khi phải trả lời anh Khoát tôi sẽ không nói văn vẻ như thế này:
— Anh Khoát ơi. Tôi là tiểu tư sản mà. Làm sao tôi có thể tiến thẳng “lên” giai cấp vô sản được? Dù tôi cũng xuất thân là một công nhân, đi khắp mọi nơi ở trong nước để làm các nghề lao động chân tay trước khi sống bằng nghề lao động trí óc (!). Nhưng anh ơi, đó là sau khi tôi đã bị ông anh bắt phải vào học nghề trong trường Kỹ Nghệ Thực Hành, rồi tôi bất mãn, phạm nhiều kỷ luật như đánh nhau, phá phách máy móc ở trường… cho nên tôi bị đuổi ra khỏi trường. Trong bản khai lý lịch cách đây không lâu, tôi đâu có khai tôi là công nhân? Tôi có thể là người có nhiều cảm tình với Cách Mạng nhưng không bao giờ tôi là người học thuộc lòng những bài học, những lý thuyết, những tôn chỉ của Cách mạng cả. Đã có lần tôi trả lời một thằng Cách Mạng nửa mùa, khi nó phê bình tôi là tôi là duy tâm, duy tiếc gì đó, nó nói như một con vẹt vậy. Tôi bèn chỉ tay vào mặt nó: ” Ê mày, nghe đây. Tao không phải là “duy tâm” và cũng chẳng bao giờ là “duy vật” cả. Tao là… “duy cẩn”, Phạm Duy Cẩn. Hiểu không? “ Tại Thanh Hoá, tôi đã có lần khó chịu vì bị phê bình là tiêu cực qua những bài mà tôi vẫn cho là theo đúng chủ trương hiện thực của chính quyền đề ra như Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây, Bà Mẹ Gio Linh. Nhưng khi tôi thấy — qua anh Khoát — Trung Ương bắt tôi phải khai tử bài Bên Cầu Biên Giới, tôi nổi giận chứ không chỉ khó chịu như trước nữa. Tôi thấy họ đặt vấn đề quá nặng. Một bài hát, theo tôi, nếu nó có may mắn được hát lên trong một thời kỳ nào đó thì đời của nó cũng chẳng khác chi một đời hoa, sớm nở tối tàn, có gì đâu mà quan trọng hoá đến độ phải treo cổ nó lên hả? Tôi thấy Cách Mạng bắt đầu lẩm cẩm khi kết án bài Vọng Cổ trong cái Đại Hội mà tôi vừa tham dự. Bây giờ lại tới chuyện lãnh đạo bắt tôi phải tự tay giết chết một bản nhạc tình tôi vẫn thường coi là tầm thường và còn vớ vẩn nữa là khác. Sự ngu đần trong việc quan trọng hoá một bản nhạc như thế này cũng vẫn còn thấy hiện ra mấy chục năm sau, khi ở Miền Nam có những người lên án bài thơ của một anh lính trong lực lượng Nhẩy Dù do tôi phổ nhạc — bài thơ nhan đề Trả Lời Một Câu Hỏi mà tôi đổi lại là Kỷ Vật Cho Em — cho rằng sự phổ biến của bài hát này đã làm cho quân nhân nản lòng, do đó miền Nam Quốc Gia thua miền Bắc Cộng Sản. Nói như vậy là chấp nhận rằng một bài hát có khả năng để đánh giặc giỏi hơn một đội quân có một triệu lính, với sự giúp đỡ của một nước Đồng Minh có bom nguyên tử à?
Bây giờ tới việc thứ ba là bỏ Thái Hằng ở lại Việt Bắc để đi Moscou. Thái Hằng đã có mang được gần sáu tháng rồi. Đã có lần cả hai vợ chồng tôi đều bị sốt rét, cùng nằm rên khừ khừ trên cái giường nứa ở khu Yên Giã này. Nhưng cũng còn có người ốm này săn sóc cho người ốm kia. (Thái Hằng vừa nhắc lại chuyện tôi… ỉa đùn ở Yên Giã khi bệnh sốt rét đưa tới bệnh kiết lỵ). Cái bệnh sốt rét quái đản mãi hơn mười năm sau mới được đẩy lui khi một Bác Sĩ ở Saigon tìm ra cách chữa rất hiệu nghiệm là tiêm quinine vào mạch máu của chúng tôi. Ngay trước ngày Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân, khi tôi phải đi vắng hai tuần — tôi lên hát ở Đài Phát Thanh bí mật, có gặp lại Thương Huyền tại đó — Thái Hằng nằm một mình ở trong khu rừng già này, nửa đêm có cọp về, vợ tôi vốn là người bị bệnh yếu dây thần kinh từ trước, nay lại sợ cọp tới độ muốn phát điên lên, sáng hôm sau phải tới xin ở tạm nhà chị Nguyễn Xuân Khoát trong khi đợi tôi đi công tác trở về.
Nếu tôi đi ngoại quốc mà Thái Hằng ở lại, vào ngày sinh nở, ai là người sẽ săn sóc người đẻ hộ tôi? Tôi cũng có thể tin rằng Đoàn Thể sẽ làm chuyện đó một cách rất chu đáo, nhưng tôi đã thấy trước mắt chuyện bà Đào Duy Kỳ, vợ của một đảng viên cỡ lớn, ở ngay tại khu Trung Ương này, khi sinh ra đứa con thì phải nuôi một con dê ở trong vườn để có sữa cho con bú. Hình ảnh của người mẹ nghèo thiếu ăn và của đứa con đói sữa trong bài thơ Tâm Sự Đêm Giao Thừa của Hoàng Cầm mà tôi thuộc lòng như cháo, cũng hiện ra trong đầu tôi lúc này…

Lần đầu gặp Bác 
… Trong thời gian chờ đợi tới ngày tôi phải trả lời anh Khoát về một vấn đề tối ư quan trọng có khả năng quyết định cả một đời người, tôi được gọi đi gặp ông Hồ. Đi khoảng gần hai tiếng đồng hồ thì tới chỗ ông ở. Qua khỏi một con suối được đặt tên là Lê Nin thì thấy hiện ra một ngôi nhà sàn b_ăng tre rất đẹp, có ông Chủ Tịch họ Hồ đang ngồi đánh máy. Nhìn thấy U³ông, tôi vẫn thấy cảm động như lúc gặp ông lần đầu. Nhưng vì bây giờ được nhìn ông gần hơn lần trước, tôi thấy cặp mắt của ông thật là sáng, nhưng nó không toát ra một sự trìu mến. Cũng có thể một người làm chính trị suốt đời như ông thì lúc nào cũng cần phải cần phải quyết liệt, phải tàn nhẫn, cho nên ông có một cái nhìn rất dữ.
Tới gặp ông lần này, tôi rất thông minh để thấy ngay rằng đối với ông, lúc đó, tôi chẳng là cái gì cả. Không chừng ông cũng chẳng biết tới tên tôi hay biết tới công việc của tôi là đàng khác. Trong cái bắt tay hay trong câu chuyện, tôi chỉ cảm thấy có một chút thân mật của một người muốn làm cha thiên hạ, ban xuống cho một đứa con dân. Chỉ có thế thôi. Một nhà lãnh đạo như ông Hồ, đang có muôn ngàn chuyện phải làm, đâu có thì giờ để mà đãi ngộ một văn nghệ sĩ? Chẳng qua là vì những vị phụ trách về văn nghệ nghĩ rằng gặp ông Hồ là một ân huệ lớn đối với một công dân và nghệ sĩ như tôi. Trong mọi tính toán như: cho vào Đảng, cho đi Moscou, đề nghị tặng huân chương, còn có thêm một tính toán nữa là cho tôi gặp một người mà ai cũng mong được gặp.
Họ không biết là tôi đã từng được mời tới gặp ông Bảo Đại khi ông vua này đi săn và tới Phan Rang hồi năm 1943. Tôi đang đi hát với gánh Đức Huy ở đó, ông Tỉnh Trưởng là Nguyễn Duy Quang cho xe hơi tới đón tôi đưa vào Dinh Tỉnh Trưởng để đàn hát cho ông vua nghe. Lúc đó tôi mới 22 tuổi. Chỉ có tôi và Bảo Đại ngồi ở trong phòng khách. Ông chăm chú ngồi nghe tôi hát, hỏi thăm gia đình tôi. Gặp ông vua mà cũng chẳng thấy có gì là ghê gớm cả. Ông vua nghe mình hát thì cũng như… ông trọc phú hay ông phu xe — những quý vị khán giả bỏ tiền mua vé vào rạp — nghe mình hát mà thôi. Nhưng phải công nhận rằng ông Bảo Đại là một người rất nhã nhặn, rất thích âm nhạc. Tiếc rằng tôi không nhìn được rõ đôi mắt của ông vì ông luôn luôn đeo kính đen.
Sau này cũng thế, vì anh tôi là Phạm Duy Khiêm đang làm Đại Sứ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi cũng được mời vào Dinh Độc Lập để gập hai anh em lãnh tụ họ Ngô. Cả hai ông đều có những cái nhìn rất dữ và cao ngạo. Đối với hai ông, tôi cũng chỉ có đúng một sự lễ phép vừa phải như khi tôi gặp những lãnh tụ khác. Một thứ lễ phép theo kiểu “kính như viễn chi” vốn là một cách rất hay để thoái thác không nhận một ân huệ hay một món nợ vật chất hay tinh thần nào ở nơi những người có quyền hành này. Sự tương kính đã có giữa hai bên rồi thì không bao giờ tôi dám phê phán các nhà lãnh tụ đó cả, từ ông Bảo Đại, qua ông Hồ Chí Minh tới hai vị lãnh đạo họ Ngô. Đó là công việc của lịch sử.
Nhưng có một điều mà bây giờ tôi mới nhìn thấy khi tôi gặp ông Hồ Chí Minh ở Việt Bắc là: dù đây là một thứ chính quyền Cách Mạng nhưng ở cái nơi chiến khu âm u bí hiểm này cũng có một thứ triều đình rồi — chẳng trách Nguyễn Tuân gọi đây là đất thánh. Triều đình nào cũng phải có kẻ nịnh. Kẻ nịnh bao giờ cũng đông hơn người trung. Lúc tôi tới nơi ông Hồ ở là lúc tôi thấy Tống Ngọc Hạp đem một bầy thiếu nhi tới và tôi chứng kiến một sự “tranh nhau đi gặp Bác Hồ”, một sự cãi nhau om xòm giữa người này người nọ trong sự chọn lựa ai được vào gặp, ai không được vào gặp. Tôi trở về Yên Giã, lòng rất thản nhiên vì bây giờ thì tôi không còn gì để thắc mắc nữa.
Tôi tới gặp anh Khoát ngay và trả lời dứt khoát là tôi xin trở về Thanh Hoá. Và xin về ngay để cho kịp ngày vợ đẻ, sẽ có bà mẹ vợ săn sóc cho mẹ tròn con vuông. Tôi rất cám ơn mọi người, xin được không nhận bất cứ một thứ ân huệ nào cả. Nhưng khi vợ chồng tôi tới chào người lãnh đạo văn nghệ của cả nước thì Tố Hữu tặng cho vợ chồng tôi một số tiền. Tôi nhận ngay vì đó là tiền lương và vãng phí.

Tướng Nguyễn Sơn
Ngày mai lên đường về suôi thì tối hôm đó bỗng nhiên tôi gặp vợ chồng tướng Nguyễn Sơn ở nơi an toàn khu này. Ông mời vợ chồng tôi tới ăn cơm. Trong bữa cơm rất ngon tại một ngôi nhà sàn ở giữa vùng Việt Bắc, dưới ánh đèn dầu leo lắt, ngoài những chuyện xã giao thông thường, ông không nói gì tới chuyện ông đã bị Đảng gửi trả ông về Trung Cộng. Tôi cũng không hé miệng cho ông biết tình trạng và thái độ của tôi trước những ân huệ mà cấp trên đã dành cho tôi. Nhưng khi biết tôi sẽ trở về Khu IV vì lý do Thái Hằng đang có mang thì ông gật gù, ra chiều đồng ý.
Khi tôi về tới Thanh Hoá, tôi mới biết rằng tướng Nguyễn Sơn đã bị thay thế bởi Hoàng Minh Thảo, có Trần Văn Quang làm ủy viên chính trị. Sau này, tôi mới biết rõ nguyên do tại sao ông Sơn lại bỏ kháng chiến để ra đi. Theo người bạn đàn anh của tôi là Hoàng Văn Chí — anh em cột chèo với Nguyễn Sơn — lúc đó đang làm việc tại Khu IV, thì tướng Nguyễn Sơn phản đối việc ông Hồ yêu cầu Trung Cộng viện trợ, cho rằng hễ nhận viện trợ của ngoại bang thì sẽ mất hết chủ quyền. Ông Sơn viện lẽ rằng trong thời kỳ chống Nhật, Mao Trạch Đông không thèm nhờ Nga Sô viện trợ, để mặc Nga Sô tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch. Theo ông Sơn thì Việt Nam phải tự lực kháng chiến, chiếm lấy vũ khí của Pháp để mà đánh Pháp. Cuộc chiến đấu gian lao hơn nhưng nước mình sẽ không phụ thuộc ngoại bang. Cũng vẫn theo Hoàng Văn Chí, Nguyễn Sơn to tiếng với ông Hồ về việc này và bỏ ra đi ngay sau buổi thảo luận gay go đó, rất có thể ngay trong cái ngày mà tôi được ông mời tới nhà để ăn cơm. Tôi cũng không ngờ rằng đó là bữa cơm từ biệt mà tướng Nguyễn Sơn dành cho một nghệ sĩ trẻ tuổi mà ông hết lòng nâng đỡ không những chỉ trong công tác mà còn trong cả đời tư, khi ông là người se duyên và chủ hôn cho vợ chồng chúng tôi. Không còn Nguyễn Sơn ở Khu IV nữa, rồi đây tôi sẽ thấy mình bơ vơ vô kể.

Vụ án Trần Dụ Châu
Trên đường về, vợ chồng ghé qua một địa điểm ở trong tỉnh Thái Nguyên để gặp anh tôi là Phạm Duy Nhượng hiện đang là giáo viên của trường dạy các cán bộ cao cấp về văn hoá. Việt Minh có cái hay là trong kháng chiến, những người không có trình độ văn hoá cao hoặc có khi chỉ mới có bằng Tiểu Học mà thôi, sau khi đã chiến đấu ở ngoài mặt trận trong một thời gian thì dù có là Sư Đoàn Trưởng,Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng hay Đại Đội Trưởng gì đi nữa thì cũng — a lê — mời các ông quan to súng dài này buông súng ra, bỏ chức vụ đi, lục tục về một ngôi trường được dựng lên ở một nơi giống như “u tì quốc” để học lại từ đầu. Nhà giáo Phạm Duy Nhượng là thầy dạy học văn hoá cho vô số các Tướng Lãnh Cộng Sản về hưu hiện nay ở ngoài Bắc. Sống ở “ù tì quU³ốc” này vài ngày, tôi được nghe một câu chuyện có dính líu tới giới cầm bút, cầm đàn và cầm… dọc tẩu của chúng tôi:
“… Sau khi tan Đại Hội, các văn nghệ sĩ như Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Canh Thân, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Nguyễn Văn Hiếu về tới thị xã đổ nát là Thái Nguyên thì gập Đinh Văn Tỉnh, người có biệt danh là Tỉnh “Chố” vì anh ta có đôi mắt cá vàng, lúc nào cũng như chố mắt ra để nhìn thiên hạ. Tỉnh “Chố” mách nước cho mọi người biết:
— Ơ± một địa điểm gọi là Lăng Tạ, chỗ giáp giới Thái Nguyên-Bắc Giang ấy, các cậu có thể tới ăn hút thả giàn được đó. Tại đây có Lê Sỹ Cửu là đệ tử ruột của Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu. Anh ta sẽ tổ chức một đám cưới cho người em. Họ cũng đang cần “văn nghệ giúp vui”…
Nghe thấy Tỉnh “Chố” mách nước như vậy, các văn nghệ sĩ nhà ta vội vàng kéo nhau tới Lăng Tạ. Đám cưới cực kỳ sang trọng được tổ chức tại ngôi nhà của Lê Sỹ Cửu, nằm trên một ngọn đồi. Ơ± hai bên đường, từ dưới chân đồi lên tới cổng nhà, để soi sáng cho đường đi là hàng ngàn ngọn nến bạch lạp. Cục Quân Nhu là cơ quan có nhân viên và phương tiện để ra vào Hà Nội hằng ngày, mua những đồ tiếp liệu như vải vóc thuốc men, các hàng thuộc loại “xa xỉ phẩm”… trong đó có thuốc lá thơm cho ông Hồ. Lê Sỹ Cửu luôn luôn cưA°ơi một chiếc xe đạp Sterling mà ghi đông là loại thép “dura” có pha chất “aluminium”. Xe đạp thời kháng chiến mà có được một cái đèn hiệu RADIUS để đi ban đêm là đã sang trọng lắm rồi. Xe đạp của Lê Sỹ Cửu có tới hai cái đèn, đèn nào cũng to như đèn pha xe hơi cơ. Hằng ngày Lê Sỹ Cửu là một người tiêu tiền như rác. Số tiền đổ vào đám cưới này chắc chắn là phải kinh khủng lắm. Người ta kể lại là về phần ăn thì sau khi nhà bếp làm thịt, những lông gà, lông vịt đổ xuống sông trôi lềnh bềnh đến mấy ngày mà vẫn chưa hết. Và cũng không thiếu một thứ rượu ngon nào trong bữa tiệc cưới này. Thuốc lá thơm như Philip Morris, Cotab, Camel, 3 con 5… đem ra mời khách hút, không phải từng điếu mà là từng bao. Ăn uống no say xong là có luôn dăm ba cái bàn đèn thuốc phiện để đãi khách. Lẽ tất nhiên Trần Dụ Châu là thượng khách đám cưới.
Thực ra, cái đám cưới cực kỳ hoang phí được tổ chức trên xương máu của nhân dân này cũng chẳng có ai biết đến, ngoài những người tới dự đám cưới. Cũng chẳng có ai bận tâm đi báo cáo ai cả. Vả lại, Cục Trưởng Cục Quân Nhu đã là nhân viên cấp cao nhất ở đây rồi. Hơn nữa, Trần Dụ Châu là người rất hào hiệp đối với bạn bè và các đàn em. Có người bạn nào ở xa tới thăm anh là anh tặng luôn cho người đó một bộ đồ kaki Mỹ. Cho nên nếu anh có để cho đàn em của anh làm chuyện hoang phí như thế này thì cũng không có ai nỡ trách móc anh làm gì. Chẳng may trong đám cưới này lại có Đoàn Phú Tứ.

Trong bữa ăn, có lẽ đã quá say — hay giả vờ say không chừng — Đoàn Phú Tứ nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, lên tiếng phê bình sự hoang phí này. Lê Sỹ Cửu vội vàng chạy tới, nắm cổ Đoàn Phú Tứ kéo đi. Và để lấy lòng “xếp” của mình, anh ta giơ tay tát Đoàn Phú Tứ. Thế là chuyện này bùng nổ. Đoàn Phú Tứ lập tức báo cáo lên Trung Ương, đưa ra những tội của Trần Dụ Châu như: bao che cho đàn em phung phí công quỹ, tổ chức đám cưới vô cùng phí phạm trong khi chính phủ đang bắt cả nước phải hi sinh, có thái độ hung hãn với văn nghệ sĩ khi bị phê bình thẳng thắn. Câu chuyện lan tràn đi khắp mọi nơi. Ai cũng xì xào. Nếu người tố cáo không phải là Đoàn Phú Tứ thì chuyện này cũng có thể được lấp liếm đi, nhưng lúc đó người ta rất cần tới văn nghệ sĩ để động viên quần chúng cho nên Trung Ương đã không thể làm ngơ được. Kết quả, Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu bị đưa ra xử án trước công chúng vào ngày mùng 5 tháng 9 năm 1950, có Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh A³n và có Trần Tử Bình đại diện của Chủ Tịch họ Hồ tới dự để cho phiên toà thêm phần long trọng. Trần Dụ Châu bị kết án tử hình và bị đem ra xử bắn tại sân vận động Thái Nguyên…”

Tôi biết sơ sơ là cô bạn ca sĩ Thương Huyền dễ thương và hát hay của tôi trong những ngày xa xưa, khi ra với kháng chiến thì cô trở thành người bạn tình hay người vợ chưa cưới của Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu. Tôi cũng vừa mới gặp nàng ở Đài Phát Thanh bí mật một tháng trước đây. Lúc đó nàng đang ngồi trong phòng vi âm, tay cầm cái quạt nan để đuổi một lũ ruồi đang bu vào một vài nốt ghẻ ở nơi đôi chân thon đẹp của nàng, những nốt ghẻ mà ai đã đi kháng chiến thì cũng đều được thiên nhiên ô nhiễm âu yếm tặng cho. Rất niềm nở, Thương Huyền hỏi thăm tôi về Thái Hằng. Còn về phần tôi, vì mắc bệnh “tế nhị” cho nên tôi không dám thăm hỏi gì về đời tư của nàng cả. Nay biết chuyện Cục Trưởng Trần Dụ Châu gặp nạn, tôi nghĩ tới Thương Huyền rất nhiều. Từ giã trường dạy văn hoá và anh Nhượng, chúng tôi ra đi. Trong hành trình trở về Khu IV, trên một quãng đường nào đó, tôi chúc thầm cho người bạn cũ có một nụ cười rất phúc hậu qua khỏi được tất cả những khó khăn của cuộc đời. Rồi từ đó, tôi quên Thương Huyền.

Nguồn  HỐI KÝ PHẠM DUY/ chương 33
Theo: Daohieu



Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Chuyện bình thường của một xã hội không bình thường

Suốt tuần qua từng tóp công nhân xưng danh "công ty cấp nước" thay nhau đào bới vỉa hè cả tuyến phố Tô Hiêu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội  nói là "để chuyển đồng hồ nước từ trong nhà ra ngoài". Nghe đơn giản vậy, nhưng thực ra đó là cả một mưu đồ tính toán của một nhóm lợi ích. Sao lúc khác không làm, lại nhè lúc sắp Tết ? Dân đã quen với đồng hồ nước đặt bên trong nhà và đồng hồ mới lắp còn tốt sao phải thay thế?   Đã thế vừa thông báo xong là thực hiện liền khiến dân không kịp chuẩn ai cũng sợ bị cắt nước mất ăn Tết! Dân đùa: "Lại dự án đến hẹn giải ngân đây mà!" Năm nào họ đào bới vỉa hè vào dịp cuối năm khi thì lắp lại gạch, khi thì lắp đặt các loại cáp điện, ống nước ....  

Nhưng , điều tồi tệ hơn thế đã diễn ra khi mọi người nhận ra rằng cùng với việc mắc lại đồng hồ nước,  người ta đã cắt bỏ luôn toàn bộ hệ thống ống cấp nước cũ vốn có đủ áp lực mạnh chảy lên các tầng cao giúp tuyến phố này thoát cảnh "tự cung tự cấp" với những đường ống chằng chịt cùng bể ngầm, bể treo và máy bơm, thật là sướng! Những tưởng đó là niềm tự hào dù nhỏ nhoi của phố Tô Hiệu. Nhưng niềm tự hào đó đã không tồn tại được bao lâu! Giờ thì  xin mời quý ông, quý bà hãy dùng một đường nước bình thường chỉ đủ chảy vào tầng I thôi nhé! Các công đoạn còn lại xin mời quý vị "tùy nghi di tản"! 
Bằng động tác "độc quyền" bất ngờ này, phía công ty cấp nước đã "hô biến" mấy trăm hộ dân trở lại với thời kỳ  "tự cung tự cấp" của thế kỷ 20 khiến nhà nhà chỉ còn cách khẩn trương  mua sắm thiết bị , vật tư để xây lại bể chứa , lắp lại máy bơm.... Tất cả diễn ra như thể trên thế gian này không hề có chuyện Nhà cung cấp nước có nghĩa vụ phải cung cấp nước lên tầng cao cho phố phường!  

Có người thắc mắc : Lẽ nào công ty cấp nước không nhân ra sự lãng phí (của cả người dân và Nhà nước) qua việc cắt bỏ một hệ thống cấp nước đang yên lành như vậy ?  Lẽ nào họ không biết rằng hệ thống cấp nước hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu thất thoát nước, tiết kiệm điện năng và các loại chi phí không cần thiết và cũng để đảm bảo mỹ quan đô thị ? Nếu biết thì tại sao họ hành động như những "con kiến leo cành đa" và hát mãi "bài ca xây-phá -xây" như thế? Sự thể đơn giản là , để đối lấy một món tiền nhỏ nhoi làm "quà Tết", họ sẵn sàng cho xóa sổ một hệ thống cấp nước đang vận hành tốt và coi đó như một "sáng kiến cải tiến". Nhưng thực ra đó là hành động phá hoại với đầy đủ những tội danh của nó. Trớ trêu thay, tại đất nước này, những hành động phá hoại như vậy lại được coi là thành tích góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng cao!
 
Biện pháp khác thường nói trên của cơ quan cấp nước tại Thủ đô chắc chắn không phải là một việc làm tự phát nhỏ lẻ (?) Nó cho thấy một tình trạng chung  đã ăn sâu bám rể trong toàn bộ hệ thống công quyền, đặc biệt các tổ chức kinh tế độc quyền nhà nước. Đối với họ, đó là một mánh lới kinh doanh được coi là bình thường nhằm đưa lại  những khoản "thu nhập thêm" để "động viên cán bộ công nhân viên hăng hái hoàn thành nhiệm vụ" .... Và tất cả đều được che đậy dưới những cái tên gọi là "dự án"....  Nhưng cái mất lớn hơn là ở sự xuống cấp về tư cách và đạo đức của toàn bộ đội ngũ công chức, đế một ngày kia họ không biết mình đang làm việc cho ai và vì ai. Đó là lúc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước lâm nguy khi lòng tin của nhân dân không còn nữa./.
 

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

“Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử Việt Nam hiện đại (*)

(*) Đây là bài viết trên blog 

Thăng yên hạ mã bách thiên nan
Quốc thế như kim thực vị an
Nùng mạt, đạm trang, nhân tính cựu
Nguyên nhung bát thập bất tri nhàn
(Lên yên xuống ngựa khó muôn vàn
Thế nước hôm nay thực chửa an
Đậm, nhạt, mau, thưa người nếp cũ
Tám mươi lão tướng chẳng mong nhàn)
Tôi mở đầu vài cảm nghĩ về cuốn sách “Quyền Bính” (Tập 2 – Bên Thắng Cuộc, Huy Đức) bằng bài thơ của Tào Mạt: “Gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi bộ ứng khẩu làm ngay”. Năm 1991 ấy, tướng Giáp tròn 80 tuổi. Sau Đại hội VII ĐCSVN, ông Võ Nguyên Giáp – một đại công thần của chế độ, chính thức rời khỏi chính trường. Rồi những cuốn hồi ký nổi tiếng, rất có giá trị sử học của ông liên tiếp ra đời: Chiến đấu trong vòng vây, Đường tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng…Nhưng, trong những cuốn hồi ký ấy, ông chỉ nói rất ít về bản thân mình.
Thì đây, “Quyền Bính” có một chương riêng về tướng Giáp. Tác giả đã cho chúng ta biết một câu nói rợn người đầy kinh hãi của Lê Đức Thọ qua lời kể của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể Lê Duẩn: “Có lần ông Thọ nói ông còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm”. Than ôi! Một ông Đại tướng Tổng tư lệnh, người Anh Cả đầu tiên và duy nhất của quân đội, đã làm nên biết bao công tích, được thế giới ca ngợi, đã phạm “tội” gì mà Lê Đức Thọ dám đưa ra một lời kết án tai ác đến cỡ đó?
Trong Quân ủy Trung ương, ông Thọ chỉ là Phó Bí thư, cấp dưới của ông Giáp. Ông ta dĩ nhiên không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp. Chiến lược, chiến thuật quân sự, điều quân đánh đông dẹp bắc là nhờ tài năng của các tướng lĩnh. Thế mà trong chiến dịch Quảng Trị (không chỉ chiến dịch Quảng Trị), “Lê Đức Thọ không hiểu bằng con đường nào, thường xuyên điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ Tổng Tham mưu, vừa để nắm tình hình vừa tự ý đôn đốc đánh. Kỳ quặc!”.
Lê Đức Thọ thường gọi ông Trần Bạch Đằng, một người cộng sản cấp tiến cực kỳ tài hoa, tiếng tăm lẫy lừng là “thằng trời đánh” – điều cay đắng là ông Đằng không bao giờ được vào Trung ương, dù có ông Lê Duẩn đỡ đầu. Chính Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng đã một phen hoảng hốt sau khi bố vợ mất, ông hỏi Đoàn Duy Thành, “Ba cháu mất rồi, liệu họ… có giết gia đình nhà cháu không?” (Làm người là khó – Đoàn Duy Thành). Quả thật, quyền bính – vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại.
Người làm chính trị, nắm quyền bính, điều quan trọng nhất là để lại tiếng thơm trong sử sách. Tôi xin lưu ý, một Giáo sư người Mỹ sau khi nghiên cứu về Mao Trạch Đông đã kết luận, cuộc đời ông ta làm được 31 việc nhưng có tới 20 việc liên quan đến việc hủy hoại tinh thần và đạo đức con người!
Quan sát sự vận hành quyền bính tại VN cho thấy, dường như không ít nhà lãnh đạo cao cấp ghen tỵ với tài năng và vinh quang của tướng Giáp, họ muốn hạ bệ uy tín cực lớn của ông trong đảng và dân chúng. Đến như ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thay vì bác bỏ bản báo cáo sai sự thật của Nguyễn Đức Tâm về vụ Sáu Sứ, ông lại chỉ đạo điều tra hai ông Võ Nguyên Giáp và Trần Văn Trà; thay vì minh oan cho ông Giáp và ông Trà sau khi biết kết quả điều tra, ông và Bộ Chính trị lại im lặng “đáng sợ”.
Có nhà nghiên cứu cho rằng, ông Võ Nguyên Giáp là điển hình của một tài năng không được phát huy hết trong một xã hội mà sự vận hành quyền lực tập trung vào tay một số người, lại thiếu công cụ để khống chế, kiểm soát quyền lực ấy. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tham nhũng tuyệt đối và quyền lực tuyệt đối cũng sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối.
Đúng như tác giả Huy Đức nhận xét, ông “mưu lược và quyết liệt không chỉ trong những cuộc chiến quy ước như Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, Tướng Giáp đã cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh Đảng, Tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ lòng trung thành với tổ chức và ý thức tuân thủ kỷ luật đã rút đi thanh gươm trận của ông”.
Thêm một điểm cần lưu ý, đó là ông Võ Nguyên Giáp đã xử lý mẫu thuẫn “địch – ta” khác hẳn việc xử lý mẫu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Xử lý mẫu thuẫn “địch – ta” là xử lý mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn – chiến tranh là như thế. Song, xử lý mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thì phải khác. Ông Trần Bạch Đằng từng nói: “Đành rằng làm chính trị là phải thủ đoạn. Nhưng làm chính trị thì cũng phải có tình nghĩa, bạn bè chứ”. Chỉ có điều, đối thủ chính trị của các ông không nghĩ và làm như vậy.
Quyền bính (quyền hành) và quyền lực đều có điểm chung là quyền định đoạt mọi công việc và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy. Quyền lực đồng nghĩa với sức mạnh và như vậy, kẻ mạnh nắm quyền lực sẽ thống trị và chi phối kẻ yếu. “Quyền Bính” đã làm nổi bật tư duy và quyền lực của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp VN, của tập thể, của cả chế độ, trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, con người và tư tưởng; sự vận hành và chi phối của quyền lực, kết quả của việc thực thi quyền lực. Có thể nói, “Quyền Bính” đã cho chúng ta thấy sự vận hành quyền lực ảnh hưởng như thế nào đến tương lai đất nước và dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử VN hiện đại.
Anh Doan Tran, một người bạn thân của tôi ở Hoa Kỳ, rất am hiểu văn hóa và lịch sử VN – người đã gửi tặng tôi ấn bản điện tử “Quyền Bính” ngay sau khi phát hành, bằng một sự liên tưởng và tinh tế hiếm có, nhận xét: “Hãy lưu ý hình bìa cuốn sách với chiếc xe hơi Lada, dây điện, đèn tín hiệu giao thông rồi đọc chi tiết này trong cuốn sách để thấy sự thú vị:
“Khi nhậm chức, Nguyễn Văn Linh vẫn sử dụng một chiếc xe hơi hiệu Lada của Liên Xô đã cũ thay vì tiêu chuẩn của Tổng bí thư phải là “Volga đen” hoặc Toyota. Theo ông Bùi Văn Giao, trợ lý của Nguyễn Văn Linh: “Ông không biết rằng, để Lada có thể chở Tổng bí thư, Văn phòng phải gắn thêm máy lạnh. Vì tải thêm máy lạnh mà tuổi thọ của những chiếc Lada này bị giảm đi rất nhanh, cứ sau một hai năm là phá luôn giàn máy. Một lần ông Linh đi công tác về tỉnh, chiếc máy lạnh tự chế phát nổ. May mà khi đó, ông Linh đang ngồi trong phòng họp còn chiếc xe thì đậu ngoài sân”.
Phải chăng, đưa “cái lạnh” của tư bản vào “cái nóng” của xã hội chủ nghĩa, nó sẽ “trung hòa” và “bộ máy” sẽ vận hành tốt hơn? Không phải! Trên thực tế, làm như vậy “bộ máy” bị hỏng nhanh hơn và tệ hơn nữa – nó phát “nổ” rất nguy hiểm. Không thể “lắp ghép” một cách tùy tiện, bởi nó không thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, dù gắn cho nó cái “đầu” hay cái “đuôi” gì đi nữa (“đuôi” định hướng XHCN chăng – một gợi ý!). Tri thức nhân loại đã kết tinh hàng ngàn năm, sao người ta không tiến cùng văn minh thời đại, mà lại “sáng tạo” ra con đường đi mới chưa có tiền lệ trong lịch sử và than ôi, sự “sáng tạo” đó đã cho kết quả nhãn tiền rồi!
Cũng như “Giải Phóng”, “Quyền Bính” – dù khách quan đến đâu, chúng ta vẫn nhận thấy tác giả tiếp tục dành cho ông Võ Văn Kiệt nhiều thiện cảm. Anh Doan Tran cho rằng tác giả dường như “thần tượng hóa” ông Kiệt – tôi nghĩ nhận xét đó hơi quá. Dù sao, cách sử dụng quyền lực và việc nắm quyền bính của ông Kiệt được nhiều người ủng hộ, dù ông Tố Hữu bóng gió: “Sáu Dân muốn làm vua Saigon”.
Ông Võ Văn Kiệt có cách giải quyết mâu thuẫn về chính trị khá hay. Đã một lần ông nói với người lãnh đạo văn nghệ: “Ở Sài Gòn nếu đòi hỏi người xứng đáng theo tiêu chuẩn chính trị để đóng Hai Bà Trưng thì chỉ có Bà Định; đóng Lênin thì chỉ có Bác Tôn thôi. Các anh cứ mời các vị ấy đóng xem thử có ai đi coi không?”. Lại một lần khác, khi họp Bộ Chính trị để thông qua việc chọn BHP làm đối tác thăm dò dầu ở mỏ Đại Hùng, Nguyễn Hà Phan phản đối: “Đồng bào miền Nam chắc chắn không một ai đồng tình chọn Úc làm đối tác khai thác dầu khí vì bọn Úc đã từng đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Ông Võ Văn Kiệt liền đứng dậy: “Nếu nói như Sáu Phan thì tôi đề nghị Bộ Chính trị nên chọn Lào đầu tư. Mỹ là kẻ thù mới đánh ta; Pháp đô hộ 80 năm; Nhật khiến cho 2 triệu người chết đói; Úc, Hàn theo Mỹ mang quân sang… Không có nước nào có công nghệ tốt lại không có dính líu vào một ‘tội ác’ nào đó”.
Đọc “Quyền Bính” và “Giải Phóng”, chúng ta nhận thấy có một điểm nổi bật nữa là tính tự trọng của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp thời ấy. Họ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Các ông Trường Chinh từ chức Tổng bí thư, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, Hồ Viết Thắng bị kỷ luật do sai lầm của cải cách ruộng đất. Ông Linh cũng đã phải một lần ra khỏi Bộ Chính trị. Ông Kiệt xé rào, đổi mới. Ông Trần Phương quyết định từ chức sau vụ “giá – lương – tiền” cho dù ông không phải là người chịu trách nhiệm chính. Ông Lê Duẩn thấy rằng, sau vụ “giá – lương – tiền”, Tố Hữu không còn khả năng làm Tổng bí thư, dù đã được chọn vào hàng ngũ kế cận. Và thực tế, tại Đại hội VI, Tố Hữu thậm chí không được bầu vào Trung ương.
Phải thừa nhận, thời ấy đa số các nhà lãnh đạo cao cấp không được đào tạo bài bản, song họ rất có trình độ, chỉ bằng tự học. Còn gần đây và hiện nay thì sao? Không ít người gần như “mất trí” vì ham mê quyền bính: dấu bệnh để mong làm Chủ tịch nước, dấu bệnh để làm Thường trực Ban bí thư, sợ ra khỏi Bộ Chính trị thì chết không nhắm được mắt…Rồi một Tổng bí thư hai nhiệm kỳ mà Phó Ban Tổ chức Trung ương nhận xét trình độ chỉ tầm cỡ cán bộ cấp huyện, một Thủ tướng mà chỉ mới nghe tên thôi, người dân đã lắc đầu ngán ngẩm. Liệu đất nước có thể phát triển sánh vai với thế giới nếu vấn đề quyền bính được vận hành như thế?
Rốt cuộc, ai là người có quyền lực nhất? Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler, trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực, đã phân tích rất sâu sắc về quyền lực. Bạo lực, của cải và tri thức là ba đỉnh của một tam giác quyền lực. Bạo lực chủ yếu dùng để trừng phạt, làm người ta khiếp sợ nhưng là nguồn quyền lực ít linh hoạt nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc (“Giải Phóng” và “Quyền Bính”), chúng ta đã rõ nhân vật nào, thời nào ưa sử dụng nguồn quyền lực bạo lực nhất.
Của cải được dùng vừa trừng phạt lại vừa ban thưởng và có thể được chuyển thành nhiều nguồn khác, là một công cụ quyền lực rất uyển chuyển. Đọc Bên Thắng Cuộc cũng như quan sát tình hình hiện nay, chúng ta đã rõ nhân vật nào, thời nào ưa sử dụng và sử dụng hết sức “thành công” nguồn quyền lực của cải nhất.
Tuy vậy, tri thức mới là nguồn quyền lực cơ bản và linh hoạt nhất, vì một người có tri thức có thể tránh được những thử thách đòi hỏi sử dụng bạo lực hay của cải và có thể thuyết phục được những người khác để hoàn tất những ý định mình mong ước. Tri thức tạo ra quyền lực có phẩm chất cao nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc, chúng ta đã rõ nhân vật nào thường sử dụng nguồn quyền lực tri thức nhất. Nếu nhân vật ấy sử dụng nguồn quyền lực bạo lực, chắc chắn lịch sử VN hiện đại đã khác rồi.
Và một khi quyền lực được tạo ra từ quyền mưu hay từ những yếu tố khác thay vì tri thức thì quyền lực đó không thể bền vững, khiến cho những người nắm quyền lực kiểu đó trở nên đáng sợ – ngay cả với bạn bè, đồng chí, người thân của họ. Lịch sử hiện đại VN không thiếu thí dụ minh họa điều này.
“Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại. Một xã hội chỉ có thể phát triển tốt khi “quyền bính” được cân bằng, không bị lũng đoạn hoặc tập trung vào trong tay một số người – cũng tức là phải tạo ra một tam giác đều quyền lực trong đó ba đỉnh của nó chính là bạo lực, của cải và tri thức.
Để kết thúc, tôi xin nhìn đôi nét tổng quát về Bên Thắng Cuộc. Điểm mạnh của “Quyền Bính” cũng như “Giải Phóng” là nhiều tư liệu, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, được thể hiện bởi một nhà báo lão luyện – công trình mang phong cách báo chí. Tuy nhiên, tác giả Bên Thắng Cuộc tái hiện một giai đoạn lịch sử VN hiện đại nhưng tư liệu gốc chiếm tỷ trọng không nhiều lắm, chỉ có một số bức điện, một số báo cáo, một số biên bản, một số nghị quyết, còn chủ yếu sử dụng các hồi ký và phỏng vấn nhân chứng. Đối với những người am hiểu, còn rất nhiều sự kiện lịch sử VN cực kỳ quan trọng, song có thể vì lẽ này, lẽ khác chưa được tác giả đề cập. Vì vậy, tính đầy đủ và chính xác của nó chắc rằng còn phải thảo luận nhiều. Các Phụ lục cuối mỗi tập sách không có gì đặc biệt, chưa tương xứng với nội dung phong phú và những vấn đề rất lớn mà bộ sách đặt ra. Và, tác giả chỉ nêu các sự kiện lịch sử nhưng không phân tích, không bình luận làm cho bộ sách thiếu hẳn tính “hàn lâm” – đó không hẳn là một phương pháp tốt nhất?
Dẫu sao, Bên Thắng Cuộc thực sự là một công trình rất đáng đọc, rất đáng tìm hiểu, rất đáng suy ngẫm, với tất cả ý nghĩa đầy đủ của nó. Đọc Bên Thắng Cuộc, chúng ta càng hiểu thêm nhận xét “có một lịch sử như nó diễn ra và một lịch sử như nhà sử học viết ra”. Thử hỏi, đến nay, đã có công trình nào phản ánh đầy đủ, trung thực và hấp dẫn lịch sử VN hiện đại do các nhà sử học VN “nổi tiếng” thể hiện? Cho nên, chúng ta không đòi hỏi tác giả Bên Thắng Cuộc, song chúng ta có quyền hy vọng…
Nguồn: BlogLe Mai
--------------

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này