Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Đến Phú Quốc nghĩ về biên cương phía Bắc

Mới đây tôi có dịp đến thăm Phú Quốc-hòn đảo địa đầu phía tây-nam của tổ quốc. Đó là chuyến thăm đầu tiên của tôi đến nơi đây với mục đích thuần túy là du lịch . Nhưng với những gì tai nghe mắt thấy trong chuyến đi tôi không thể không liên hệ đến vùng biên giới phía Bắc nơi tôi đã đến không ít hơn chục lần trước đây.
Đảo Phú Quốc có diện tích xấp xỉ Singapore nhưng  giàu đẹp hơn nhiều về cảnh quang và tài nguyên thiên nhiên....Có chung biên giới trên biển với cả Campuchgia và Thái Lan, và cũng rất gần Singapore và Malaysia,đảo Phú Quốc có vị trí chiến lược quan trọng như một tiền đồn phía tây-nam của tổ quốc.

Ấn tượng trước hết đối với tôi là sự thanh bình và sức sống đang lên của hòn đảo này. Tôi đã dành trọn thời gian  của chuyến đi để đến hầu hết mọi địa điểm cần đến của hòn đảo. Điều ngạc nhiên đầu tiên là không thấy bóng một người lính nào (trừ một vài cảnh sát đang giải quyết một vụ tai nạn giao thông  trên một đoạn đường  ven biển phía nam đảo). Khi đến bờ biển  tây-bắc của đảo (giáp với Campuchia) nơi có một đồn biên phòng nhưng tuyệt nhiên cũng không thấy người lính nào đi ngoài đường hay trên biển. Tuy vậy, cảm nhận chung là tình hình trật tự trị an trên đảo thuộc loại tốt nhất so với cả nước Việt Nam thì phải (?) Cảm nhận này có thể chưa hoàn toàn chính xác vì tôi  chỉ ở đây trong 4 ngày, nhưng có lẽ cũng đủ để so sánh với Hà Nội hoặc thành phố HCM nơi mà chỉ cần ở lại một ngày cũng có thể chứng kiến hoặc nghe kể về một vụ cướp giật nào đó!

Nhưng điều đáng nói hơn là sự yên bình về mặt chủ quyền lãnh thổ tại hòn đảo tiền tiêu bốn bề giáp biển này. Có rất nhiều du khách và doanh nhân đến đây từ các nước khác nhau, đông nhất có lẽ là người Campuchia, sau đến  người Úc, châu Âu, người Trung Quốc,v.v.... Song, qua phong cách ứng xử giữa  những người chủ nhà và khách toát lên sự khác biệt khá rõ rệt so với những gì ta thường nhận thấy tại các vùng biên giới phía bắc giáp với Trung Quốc. Đó là tâm thế ung dung tự tại của con người Phú Quốc trước mọi đối tượng khách, đúng là "chủ ra chủ khách ra khách"! Những người khách dù đến từ đâu đều tỏ ra thân thiện trước sự ứng xử đàng hoàng, đĩnh đạc của người dân và đối tác sở tại. Hầu như cũng không  thấy cảnh mời chào chèo kéo đối với du khách, dù họ là ai. Cũng không thấy hiện tượng coi thường hay miệt thị từ phía khách nước ngoài đối với người dân của đảo, dù chỉ là ánh mắt hay cử chỉ. Nghĩa là không thấy sự phân biệt giữa khách và chủ, đúng theo cung cách "việc ai người ấy làm". Tôi mừng thầm nhận ra, vẫn còn những vùng đất để người Việt thể hiện nhân cách  trong sự nhộn nhạo của cái gọi là kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, để qua đó khối kẻ  tự cho phép mình đánh mất cả nhân cách không chỉ của bản thân mà của cả dân tộc!

Cột mốc biên giới phía VN tại Hữu nghị quan
Dân cửu vạn Việt Nam tụ tập tại cửa khẩu Lào Cai
Những cảm nhận trên đã khiến tôi không thể không so sánh với những gì đã từng trãi qua khi tham quan du lịch tại vùng biên giới phía Bắc. Xin đơn cử trường hợp năm ngoái khi đi du lịch mấy tỉnh phía nam Trung Quốc. Đó là khi qua cửa khẩu Lạng Sơn, không chỉ bản thân tôi mà nhiều người cùng đi đều có cảm giác vừa buồn vừa giận... Buồn vì thấy bên phía ta dân cư thưa thớt, đường xá, nhà cửa tiêu điều; đến ngay cả trạm Hải quan đã bé nhỏ, cũ kĩ với một số ít trang thiết bị nghèo nàn mà cũng không được sử dụng hết công suất, để hư hỏng, bụi bậm ...Khi vừa bước chân sang phía "bạn" đã thấy trên đầu có mái che, dưới chân lát gạch đá phẳng phiêu suốt cả dãy hành lang dài nối với trụ sở Hải quan rất hoàng tráng của họ. Trạm Hải quan của ta nằm trên địa thế thấp hơn đã đành, quy mô xây dựng nhỏ bé lại được quy hoạch bất hợp lý khiến nó càng "lép vế" so với bên kia. Đã vậy,  toàn bộ diện tích hàng ngàn ha đất từ trạm Hải quan của ta đến cổng Hữu nghị quan nay đã được phía "bạn" bố trí thành một quảng trường rộng với vườn hoa cây cảnh làm tôn vẽ đẹp và sự uy nghi cho cả vùng cửa khẩu bên họ. Trước cảnh đó, nỗi buồn bổng nhanh chóng biến thành nỗi đau xót đối với bất cứ người Việt Nam nào khi qua đây. Chưa  hết, điều tệ hại hơn là thái độ và cách đối xử trong giao tiếp đầy vẽ trịch thượng và lạnh nhạt, thậm chí có thể nói là khinh miệt, của các nhân viên hải quan "nước bạn". Khách Việt Nam đi ra thường nhiều hơn khách Trung Quốc đi vào, đặc biệt lượng xe vận tải của Trung Quốc đi qua Việt Nam thì bao giờ cũng nhiều hơn. Chẳng hay đã có sự thỏa thuận nào đó giữa hai bên cửa khẩu (?) Nhưng qua quan sát, tôi thấy xe cộ và người  của phía bên kia qua lại khá dễ dàng, chóng vánh, trong khi chúng tôi có hộ chiếu đầy đủ và đi theo đoàn tour du lịch hẳn hoi, mặc dù đã được trạm Hải quan Việt Nam đóng dấu xuất cảnh, nhưng vẫn bị Hải quan Trung Quốc chặn lại hỏi mấy bận... và cuối cùng đã không hề đóng một con dấu hay chữ ký nào vào hộ khẩu trong suốt chuyến hành trình (?) Tình hình cũng không khác gì tại các cửa khẩu Lào Cai, Móng Cái...nơi mà ngày nào cũng diễn ra cảnh hàng đoàn người Việt chen chúc sang các chợ Trung Quốc mua hàng "giá rẻ", và rất nhiều tệ nạn xuyên biên giới diễn ra tại đây. Khác chẵn với Phú Quốc, nơi ngày càng có nhiều người đến sống và đầu tư, dân cư các tỉnh biên giới phía Bắc ngày càng thưa thớt  trước những thủ đoạn xâm canh xâm cư của ông "bạn láng giềng" bên kia biên giới.

Dĩ nhiên còn nhiều điều hay/dỡ khác cần nói về hòn đảo có cái tên đầy ý nghĩa Phú Quốc. Song bài viết này xin chỉ đề cập đến  sự khác nhau liên quan đến "thế trận biên cương" giữa Phú Quốc và  vùng biên giới phía Bắc của đất nước. Đó chính là  TÂM THẾ của hai nơi này. Đó là sự kết hợp sức mạnh tổng hợp của hai yếu tố tinh thần và vật chất, cụ thể là lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ kết hợp với lòng tự tôn, tự cường dân tộc được thể hiện trong tiềm năng nội tại của từng vùng, miền và của toàn bộ quốc gia. Phải chăng, vì một số lý do chủ quan và khách quan, vùng biên giới phía bắc của nước ta chưa có được một tâm thế vững chãi như đảo Phú Quốc. Thiết nghĩ, trong số nhiều việc cần làm, việc đầu tiên cần nhận thấy là, không thể có được một tâm thế vững chãi để quan hệ đối đẳng với phía Trung Quốc khi mà  tình trạng kinh tế tại vùng biên của ta quá yếu kém với những cơ sở hạ tầng bất cập và điều kiện sống của nhân dân quá thiếu thốn so với bên kia biên giới. /.                    


Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Tại sao Mỹ cần Đài Loan?


Đồng tác giả: Mark Stokes là Giám đốc Điều hành của Viện Dự án 2049. Russell Hsiao là nghiên cứu viên cao cấp ở viện này.
Người dịch: Đỗ Quyên
Nguồn: Basamnews ngày 19/4/2012
Tác chiến trên không và trên biển không nên chỉ là việc của nước Mỹ. Hợp tác chặt chẽ với Đài Loan có thể mang lại lợi ích và góp phần bảo đảm thế cân bằng quân sự ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương.
Một bài viết của nghị sĩ Mỹ, ông Randy Forbes (thuộc Đảng Cộng hòa, bang Virginia) trên báo The Diplomat tháng trước, tựa đề “Tầm nhìn của Mỹ về chiến tranh trên không và trên biển Thái Bình Dương”, kêu gọi Quốc hội ủng hộ chiến lược của Lầu Năm Góc về “Tác chiến trên không và trên biển” – một khái niệm được tạo ra để tăng cường khả năng phối hợp giữa các lực lượng không quân và hải quân trong việc thể hiện sức mạnh trước những thách thức ngăn cản quyền đi lại trong khu vực (nguyên văn: anti-access, area denial, viết tắt A2/AD, nghĩa là “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực”). Cụ thể hơn, Nghị sĩ Forbes chỉ ra rằng, Mỹ nên hành động để “lôi kéo các đồng minh của chúng ta vào kế hoạch này”. Quả thật, để Mỹ có thể thể hiện quyền lực của họ một cách hiệu quả trong môi trường A2/AD, mạng lưới các đồng minh và đối tác liên minh lâm thời sẽ là những yếu tố thiết yếu giúp Mỹ thể hiện sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương được mềm dẻo hơn và thích ứng hơn với các thế lực, bên trong cũng như bên ngoài, đang trỗi dậy thách thức an ninh khu vực.
Chắc chắn là Mỹ đang phải đương đầu với một loạt khó khăn trong việc thực thi những cam kết an ninh của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài tính bất định, phức tạp, thay đổi nhanh chóng, các khó khăn đó còn bao gồm cả sự hạn chế ngày càng to lớn về nguồn lực và một nước Trung Hoa ngày càng hung hãn hơn mà lại có năng lực hơn. Ít nhất cũng có một động cơ để phải nghĩ lại về chiến lược quốc phòng Mỹ, đó là năng lực đang gia tăng của lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), năng lực đó gây khó khăn cho Mỹ trong việc thể hiện sức mạnh và trong các hoạt động của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Khả năng chống tiếp cận và phong tỏa khu vực của PLA không chỉ khiến Mỹ khó thực thi những năng lực của họ, mà còn gây nguy hiểm cho các siêu cường khu vực khi họ phản đối ưu thế vượt trội trên không và quyền kiểm soát trên biển của PLA. Những biện pháp đe dọa nhằm “chống tiếp cận”, được thiết kế để ngăn chặn lực lượng đối kháng đặt chân vào một vùng hoạt động nào đó, bao gồm cả hệ thống tấn công chính xác tầm dài – vốn có thể được sử dụng để đánh vào các căn cứ và các mục tiêu di động trên biển như những nhóm tàu sân bay.
Còn biện pháp phong tỏa khu vực thì bao gồm các hoạt động tầm ngắn hơn và các sức mạnh được tạo lập để khiến lực lượng đối kháng gặp khó khăn, không thể tự do hành động trên mọi lĩnh vực (tức là trên đất liền, trên không, ngoài không gian, trên biển, và trên mạng).
Chiến lược Tác chiến trên không và trên biển và Mô hình Tiếp cận Hoạt động Chung (Joint Operational Access Concept, JOAC) đi xa hơn hành động thuần túy, vượt quá chức năng của các hoạt động này, để bao gồm cả việc hợp tác với các đồng minh và những đối tác liên minh lâm thời trong khu vực – đây là điều quan trọng sống còn để đảm bảo thành công của Tác chiến trên không và trên biển và khả năng tiếp cận để hoạt động. Như cựu Chủ tịch, Tổng tham mưu trưởng Liên quan Hoa Kỳ, Đô đốc Michael Mullen, đã nói, Tác chiến trên không và trên biển là “ví dụ rõ rệt nhất cho thấy chúng ta cần đến mức nào việc phải phá vỡ những cái ống nằm cản giữa các lĩnh vực hoạt động quân sự, giữa các cơ quan liên bang và thậm chí giữa các quốc gia”. Ông nói thêm rằng Tác chiến trên không và trên biển và JOAC cần “tích hợp cả các nỗ lực giữa chúng ta với nhau và giữa chúng ta với các đối tác dân sự”, và “hợp tác nhuần nhuyễn với các đồng minh cũ, các bạn hữu mới”. Tác chiến trên không và trên biển và JOAC (quy mô lớn hơn) hỗ trợ việc ngăn chặn và thể hiện cho các đồng minh và đối tác của Mỹ thấy rằng Washington cam kết và có khả năng chống lại hành động áp chế quân sự của Trung Quốc.
Giải quyết những khó khăn đó đòi hỏi hợp tác sâu rộng hơn không chỉ trong hệ thống quốc phòng của Mỹ, và cả việc nâng cấp một cách hiệu quả năng lực của các đồng minh và đối tác liên minh lâm thời trong khu vực. Có tin Mỹ đã bắt đầu xem xét làm thế nào để đa dạng hóa quan hệ với các đồng minh truyền thống ở khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Tuy nhiên, dường như họ ít tính đến vai trò đáng kể mà Đài Loan có thể có trong một chiến lược phát triển quốc phòng của Mỹ, kể cả JOAC và Tác chiến Không-
Biển. Tương lai của Đài Loan và lợi ích của Mỹ trong an ninh khu vực là hai yếu tố liên quan mật thiết. Quả thật, Đài Loan là một lợi ích cốt lõi của Mỹ và có vai trò mấu chốt để làm đối tác liên minh lâm thời trong Tác chiến trên không và trên biển, JOAC, và cân bằng chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ nhất, Đài Loan nên là điểm hướng dẫn trung tâm của kế hoạch quốc phòng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong việc đánh giá JOAC và các yêu cầu liên quan đến tác chiến trên không và trên biển, cần phải nhấn mạnh nhiều nhất vào việc lập kế hoạch liên tiếp, chuẩn bị cho việc PLA đổ bộ xâm lược Đài Loan mà hầu như không có cảnh báo gì. Căn cứ vào một giả định hấp tấp và sai lầm rằng mậu dịch và đầu tư xuyên eo biển tất yếu sẽ đưa đến việc Đài Loan dân chủ nộp mình cho nền toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân tích xuất sắc đã khẳng định rằng trọng tâm của kế hoạch quốc phòng Mỹ nên dịch chuyển về Biển Đông và về việc bảo vệ các giá trị chung của toàn cầu.
Mặc dù tự do hàng hải rất quan trọng, nhưng dịch chuyển trọng tâm hoàn toàn, sang những khoảnh đất không người ở và đường đi vào những vùng biển được ưa dùng cho hoạt động mậu dịch, thì không quan trọng bằng bảo vệ nền dân chủ đồng minh và bảo vệ điểm sống còn trong hệ thống giao thương toàn cầu. Chắc chắn là tình thế không ổn định của Đài Loan không nên bị xem như một sự cô lập họ trên Biển Đông. Bên cạnh tầm quan trọng tương đối của Đài Loan, luật pháp Mỹ, Đạo luật Quan hệ với Đài Loan, còn quy định rằng Mỹ có lợi ích trong việc “duy trì khả năng chống lại bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào, hoặc các hình thức cưỡng chế nào, nhằm phá hoại an ninh, hoặc hệ thống kinh tế xã hội, của nhân dân Đài Loan”. Cái giai thoại cho rằng Đài Loan tất yếu sẽ rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh chắc chắn là phục vụ lợi ích của CCP. Dự đoán có vẻ đầy tự mãn này cần được theo dõi sát sao. Do đặc thù cố hữu là khó bị tấn công bằng một cuộc đổ bộ, cho nên Đài Loan đang và sẽ tiếp tục được bảo vệ.
Tuy nhiên, định hướng chiến lược chủ đạo của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Chính Đài Loan mới là nỗi ám ảnh đối với CCP. Tranh chấp với các nước láng giềng về Biển Đông có thể được điều chỉnh nếu muốn. Mặt khác, Đài Loan và nền dân chủ của họ là một mối đe dọa hiện hữu đối với CCP, và PLA chưa hề giảm nhẹ thái độ của mình đối với hòn đảo này. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng tên lửa của PLA đã phát triển cùng với việc các đơn vị mới được đưa vào hoạt động, và thêm nhiều tên lửa đạn đạo tân tiến được tung ra. Nếu các nhà hoạch định chiến lược phải lựa chọn giữa tự do hàng hải trên Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của quân đội Mỹ, người ta có thể hy vọng rằng Tổng thống Obama sẽ không bỏ rơi Đài Loan.
Đài Loan với tư cách đối tác JOAC
Đài Loan có thể có những đóng góp gì? Đối với những kẻ mới xuất phát, Đài Loan là đối tác an ninh quan trọng trong khu vực, sẵn sàng và có khả năng phát triển loại hình quân đội cần thiết cho hoạt động đánh chặn có phối hợp sâu rộng trong một môi trường bị hạn chế tự do đi lại. Kinh nghiệm của Đài Loan về các điểm chết (nguyên văn: single points of failure, nghĩa là những điểm tối quan trọng trong một hệ thống, không có phương án thay thế, mà nếu chúng bị đánh phá thì toàn bộ hệ thống sẽ bị vô hiệu hóa – ND) trong hệ thống phòng thủ tên lửa và trên không của PLA sẽ có thể cứu sống rất nhiều nhân mạng, một ngày nào đó. Duy trì khả năng đánh chặn của Đài Loan vào các điểm chết trong hệ thống A2/AD của PLA có thể giải phóng Hoa Kỳ phần nào khỏi gánh nặng vận hành và giảm nguy cơ leo thang (về quân sự). Đối với Đài Loan, tự vệ đầy đủ đòi hỏi họ phải có năng lực đánh chặn và trung lập hóa các cao điểm quan trọng trong đội Trọng pháo số 2 của PLA và các hệ thống vận hành ngày càng có tính tích hợp cao khác chống lại Đài Loan.
Đài Loan ở một vị trí độc nhất có thể góp phần vào nhận thức chung tình hình trong khu vực về hoạt động trên không, trong không gian, trên biển và trên mạng. Có thể kết hợp dữ liệu giám sát từ trên không trong thời bình với các nguồn thông tin khác để hiểu rõ hơn về các kỹ thuật và lý thuyết của lực lượng không quân PLA. Dữ liệu radar cảnh báo sớm, siêu cao tần, tầm xa, có thể lấp đầy khoảng trống trong hoạt động giám sát trên không trong khu vực. Hải quân Đài Loan nắm rất vững về địa lý độc nhất vô nhị dưới mặt biển và môi trường thủy văn của tây Thái Bình Dương. Trong không gian mạng, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể tận dụng chuyên môn của Đài Loan – mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của các hoạt động mạng của Trung Quốc. Vị trí địa lý của Đài Loan, cùng với mong muốn đóng góp cho bức tranh hoạt động chung trong khu vực, gồm cả nhận thức về hàng hải, giám sát trên không, giám sát và truy tìm trong không gian, có thể sẽ rất có giá trị cả cho mục đích phản ứng trước thảm họa lẫn mục đích quân sự.
Cần chú ý nhiều hơn vào việc xây dựng tường lửa để đảm bảo rằng các thế lực thù địch tiềm tàng sẽ không thể thâm nhập vào hệ thống mạng của Mỹ thông qua mạng của các đồng minh và đối tác. Hơn thế nữa, giao hệ thống không gian mạng cho Đài Loan, gồm cả truyền thông băng thông rộng và vệ tinh cảm ứng từ xa, có thể góp phần tăng cường hạ tầng nhận thức của khu vực không chỉ cho mục đích quân sự mà còn cho việc chuẩn bị, đề phòng các thảm họa dân sự và cách đối phó với chúng. Sự tham gia của Đài Loan vào hạ tầng nhận thức của khu vực về hàng hải cũng đáng được xem xét.
Rồi tới vấn đề hợp tác công nghiệp quốc phòng. Bộ Quốc phòng cũng có thể cân nhắc mở rộng hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D) với Viện Nghiên cứu Công nghệ Sản xuất Đài Loan (ITRI), Viện Khoa học và Công nghệ Chungshan (CSIST) và/hoặc công nghiệp của tư nhân. Đài Loan đứng đầu thế giới về sáng tạo công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin ứng dụng và công nghệ truyền thông – hai lĩnh vực nên được tận dụng vì lợi ích chung. Cô lập CSIST – nơi sở hữu một kho đáng kể nghiên cứu về quốc phòng và nhiều tài năng về kỹ thuật – là phản tác dụng.
Nhánh hành pháp cũng nên khen ngợi những cam kết được thực hiện từ thời chính quyền Bush nhằm hỗ trợ Đài Loan đóng được tàu ngầm điện tử chạy diesel. Nhu cầu của Đài Loan về tàu ngầm điện tử chạy diesel đã được xác nhận là vì mục đích quốc phòng, và có thể đóng một vai trò mấu chốt trong việc ngăn chặn tàu đổ bộ transit từ lục địa Trung Hoa nằm phía tây bắc và tây nam Đài Loan, trong các chiến dịch phản phong tỏa, và giám sát. Tàu ngầm là một vũ khí ngăn chặn đáng tin cậy và có thể bảo vệ được.
Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng Mỹ và đối tác Đài Loan của họ nên xem xét việc hình thành một nhóm làm việc có năng lực sáng tạo, có thể bao gồm cả đại diện từ các viện tư tưởng (think tank) và các ngành quốc phòng của cả hai Mỹ và Đài Loan. Các lĩnh vực trọng tâm chú ý có thể gồm cả phòng thủ tên lửa hành trình, vũ khí chống tàu ngầm (ASW), kiến thức đa lĩnh vực, và vai trò trung tâm của Đài Loan trong việc tái thiết lập thế cân bằng của Mỹ ở châu Á.
Thực tế là không một xã hội tự do và cởi mở nào hiểu rõ Trung Quốc như Đài Loan. Thật không may là rất ít sĩ quan quân đội Mỹ tham gia hoạt động huấn luyện ở Đài Loan, và chưa từng có học viên nào theo học Đại học Quốc phòng Đài Loan (NDU) hay các trường quân sự trung/cao cấp khác. Cần thêm nhiều trao đổi giáo dục giữa các cơ sở đào tạo quốc phòng này, đặc biệt dành cho các sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan. Ngay cả khi Lầu Năm Góc chủ động xúc tiến quan hệ quân sự sâu rộng hơn với PLA, số lượng hội nghị Mỹ-Đài về PLA vẫn đã giảm đi.
Nghịch lý chính trị ở Eo biển Đài Loan
Hiện có một nghịch lý đặc trưng cho quan hệ xuyên eo biển Đài Loan (tức là quan hệ Trung Quốc-Đài Loan – ND). Một mặt, sự độc lập về kinh tế giữa hai bên làm giảm nguy cơ xung đột. Tuy nhiên, bởi vì hệ thống chính quyền dân chủ của Đài Loan – một lựa chọn thay thế cho mô hình toàn trị của Trung Quốc – là hiện thân của một thách thức hiện tồn đối với CCP, cho nên Trung Quốc tiếp tục dựa vào hành động áp chế quân sự để đòi Đài Loan phải nhượng bộ về chủ quyền. Thực tế khách quan của vấn đề là Đài Loan, trong khuôn khổ thể chế hiện nay của họ, tồn tại như một nhà nước độc lập, có chủ quyền. Từ giờ cho tới khi CCP chấm dứt việc sử dụng vũ lực để giải quyết các bất đồng về chính trị ở Eo biển Đài Loan, đồng thời giảm nhẹ đáng kể lập trường quân sự của họ đối với Đài Loan, thì Mỹ nên tăng cường quan hệ quốc phòng sâu rộng với Đài Loan, Thừa nhận vai trò chủ chốt của Đài Loan trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ là một xuất phát điểm phù hợp.
Về phần mình, Đài Loan – với sự trợ giúp từ nước ngoài ở mức họ cần – có thể tiến hành các giải pháp chi phí thấp để đối chọi lại với thách thức quân sự phức tạp nhất thế giới hiện nay, và có thể được xem là một môi trường thử nghiệm nhiều thay đổi để những nước khác cạnh tranh. Hoạt động quốc phòng của Đài Loan có thể đóng một vai trò nào đó trong việc nuôi dưỡng sự sáng tạo và triển khai những ý tưởng hành động mới. Đài Loan đối mặt với thách thức quân sự phức tạp nhất thế giới – nếu các khó khăn đối với Đài Loan có thể được giải quyết (ví dụ tích hợp không quân/tên lửa và ASW) thì chúng sẽ được giải quyết ở tất cả mọi nơi trên thế giới.
Đồng thời, Đài Loan và Mỹ có thể tìm ra những cách theo đó đôi bên cùng có lợi, để tích hợp các nỗ lực của họ, gồm cả hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan tới quốc phòng và các linh kiện điện tử chất lượng cao mà sẽ làm giảm chi phí cho hệ thống vũ khí của Mỹ. Đài Loan là một trong những khách hàng lớn nhất thế giới của Chương trình bán hàng quân sự ra nước ngoài (FMS) của Mỹ, và cho đến nay thì hợp tác về công nghiệp và công nghệ vẫn còn bị hạn chế. Doanh số bán vũ khí góp phần vào tác chiến trên không và trên biển thông qua việc đẩy mạnh khả năng tương tác và tiết kiệm chi phí của Không quân và Hải quân Mỹ, bằng việc sản xuất nhiều hơn để đạt tới lợi thế kinh tế theo quy mô. Tương tự, ít nhất cũng là trên lý thuyết, Đài Loan càng làm nhiều thì lực lượng vũ trang Mỹ càng ít phải hành động. Tuy nhiên, tầm quan trọng tương đối được đặt vào việc bán vũ khí thông qua các kênh FMS bộc lộ một mối quan hệ bầu chủ-thân thuộc. Tái cân bằng quan hệ quốc phòng Mỹ-Đài Loan để nó trở thành một mối quan hệ đối tác thực sự, chắc chắn là sẽ bền vững hơn.
Cùng với việc Đài Loan nỗ lực để trở nên tự lực tự cường hơn trong quốc phòng, và Mỹ cân nhắc ý tưởng tác chiến trên không và trên biển, thì phát triển các công nghệ vượt trội sẽ là điều quan trọng nhất, cũng như phát triển một nền kinh tế vững mạnh, mà từ đó có thể rút ra những nguồn lực để hiện đại hóa quân đội, nhân lực, cũng như sự sẵn sàng tác chiến. Một mục tiêu ngầm của tác chiến trên không và trên biển là làm nhiều hơn nhưng với ít nguồn lực hơn, trong thời kỳ ngân sách bị hạn chế. Tương tự, một sáng kiến khác nữa, là thúc đẩy quan hệ hợp tác về công nghiệp quốc phòng giữa Mỹ và Đài Loan theo cách nào hiệu quả về chi phí, mang lại thiết bị quốc phòng tân tiến, làm lợi cả cho nền tảng công nghiệp của Đài Loan lẫn các yêu cầu của Mỹ. Ngoài ra, có thể tập trung đánh giá sơ bộ về việc làm thế nào để tận dụng tốt hơn năng lực sáng tạo của Đài Loan trong các lĩnh vực như thông tin với chi phí hiệu quả, thiết kế công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nghiên cứu và phát triển, và sản xuất. Cũng cần cả những chương trình hợp tác phát triển hệ thống vũ khí, như tàu ngầm điện tử chạy diesel, loại nhỏ, và máy bay có thể cất cánh, hạ cánh nhanh với chi phí thấp.
Trong các nhà nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đài Loan có lợi ích lớn nhất nếu chương trình tác chiến trên không và trên biển thành công. Chính sách quốc phòng của Mỹ được thiết kế để đương đầu với chiến lược của Trung Quốc là làm gia tăng chi phí của các hoạt động của Mỹ ở biển tây Thái Bình Dương, đến con số cao tới mức không thể chịu nổi, từ đó ngăn chặn mọi ý định của Mỹ nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc phòng đối với đồng minh và bạn hữu trong khu vực, trong đó có cả Đài Loan. Như một bản báo cáo quan trọng của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Ngân sách đã đánh giá, tác chiến trên không và trên biển phải tính đến các yếu tố địa chiến lược, như là các công ước của Mỹ, các nghĩa vụ pháp lý của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh thể thức và bạn hữu trong khu vực. Thậm chí bản báo cáo còn nhấn mạnh một điểm quan trọng hơn thế nữa: “Tác chiến trên không và trên biển không phải là ý tưởng của một mình Mỹ. Các đồng minh như Nhật Bản và Australia, và có lẽ cả các nước khác nữa, phải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thế quân bình ổn định về quân sự”. Trong số tất cả các đối tác liên minh, không đối tác nào có tiềm năng quan trọng bằng Đài Loan.
Nguồn: The Diplomat


Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Hãy nói thật với nhau đi! (*)

Nguyễn Quang Lập | 16.04.2012

 Sắp đến ngày 30/4 rồi, cũng là ngày sinh nhật của mình. Mình thì già cỗi đi là lẽ đương nhiên, thế còn Đất nước? Sau 37 năm hòa bình thống nhất, 67 năm xây dựng CNXH, Đất nước ta đang ở đâu? Nếu nhìn bằng mắt thường thì thấy Đất nước mình không đến nỗi tệ lắm, chí ít cũng gấp 5 gấp 10 thời bao cấp. Nhưng sự thật thì thế nào? Báo Người lao động ( tại đây) cho biết: “Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.” Ngao ngán. 
Lại càng ngao ngán hơn khi thấy một loạt những cái nhất của Việt Nam ta( Tại đây). Đây là thống kê của báo lề phải nhé, chứ không lại bảo của lực lượng thù địch đang cố tình bôi nhọ chế độ ta.
Nhưng tất cả những điều đó cũng không bì được với đại nạn đất đai ở nước ta. Đọc bài Bàn chân nổi giận của bác Tương Lai ( tại đây) thấy đắng cay không thể tả: “…chính ông Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sau “sự kiện Tiên Lãng”, số lượt người đi khiếu nại tăng tới 50%, số lượt người khiếu nại tố cáo tăng 50% so với tháng 2, số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan tới đất đai với tính chất rất phức tạp, gay gắt.”
Thế nào rồi cũng có vài quả bom Đoàn Văn Vươn nữa cho mà xem.
Ngay cả ông Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu cũng thừa nhận: “Vừa qua, một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng, cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10- 15 lần. Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân. Tôi về nông thôn, có nông dân nói tại sao lại lấy đất của nông dân chia cho người giàu. Đến dự khởi công một công trình tại Hà Nội, trong khi bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện.”
Đẩy dân đến cùng đường, lỗi tại ai nhỉ?
 Đọc cái kết luận của ông Tổng thanh tra lại càng nộ khí: “Một số địa phương chưa tập trung giải quyết tới nơi tới chốn, còn né tránh đùn đẩy nên người dân bức xúc. Một số trường hợp còn kết luận không chính xác nên dân không đồng tình”. Cái gì cũng chưa… chưa… chưa.., ” một số” và “chưa” nghe nhẹ hều, nghe như chẳng có vấn đề gì lắm. Chỉ khuyết điểm thôi mà, có sai phạm gì đâu, hu hu. Muốn văng tục một câu cho bõ tức: “Chưa” cái con cặc!
Bác Tương Lai có câu kết: “Hình như V.Hugo có nói: “Cái thứ cát ô uế mà bạn xéo dưới chân, hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ thành pha lê rực rỡ”!
Chuyện đã đến nước này còn  văn chương bóng bẩy làm gì nữa, thưa bác?
Mình xin nói thẳng thế này:
Thôi đừng nói ta “đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh..” vân vân và vân vân, nghe ngượng lắm. Hãy hỏi nhau thực lòng, chính quyền ta đang xây dựng là của ai, cho ai và vì ai? Chế độ ta đang phấn đấu là của ai, cho ai và vì ai? Đừng có vòng vòng vèo vèo nữa, nói thật với nhau một câu cho nhẹ người.
Hãy nói thật với nhau đi, trước khi quá muộn.

(*) Vừa đi Phú Quốc về, cũng chưa kịp viết gì để cập nhật...thì  thấy bài này của "Bọ Lập" khá tâm đắc. Xin mạn phép đăng lại để có thêm người đọc. 


Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Đằng sau vấn nạn ách tắc giao thông của Thủ đô Hà Nội


Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn nạn  ách tắc giao thông của thủ đô Hà Nội. Ngưeời ta đã nói đến nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân ít được đề cập, đó là sự thiếu đồng bộ và bất hợp lý trong quy hoạch phát triển kinh tế, quốc phòng trên quy mô quốc gia tuy là nguyên nhân nguyên nhân gián tiếp nhưng đã và đang tạo nên áp lực dân số nghiêm trọng không thể cứu vãn của thủ đô Hà Nội. Nạn ách tắc giao thông của Hà Nội chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, đó là vấn đề hoạch định chính sách  tổng thể ở cấp độ quốc gia. 
Khai thác du lịch thác Bản Dốc từ phía VN
Nếu ai có dịp đến các tỉnh biên giới phía Bắc sẽ thấy một sự mất cân đối trong cơ cấu dân số rất đáng báo động. Tỉ lệ dân số tại đây vốn đã thấp nhất so với toàn quốc lại ngày càng giảm thấp hơn khi dân địa phương  di chuyển về miền  xuôi và vào các tỉnh Tây nguyên và phía nam. Sự ra đi của họ để lại những vùng đất trống rất đáng suy nghĩ, nhất là trong “thế trận an ninh quốc phòng” (như vẫn được đề cập trong các văn kiện  của Đảng và Nhà nước). Bất cứ ai từng một lần đến thăm vùng biên giới phía Bắc, ngay tại hai bên các cửa khẩu lớn như Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái đều không khỏi ngạc nhên trước cảnh tương phản rõ rệt giữa hai bên đường biên. Trong khi ngày càng xuất hiện nhiều cụm dân cư, thị trấn và thành phố của người Trung Quốc áp sát đường biên, thì bên phía Việt Nam là cảnh vắng vẽ, tiêu điều, lạc hậu. Gần đây nhiều người thăm thác Bản Dốc đã phải thốt lên: “ Sắp mất hết cả thác rồi!”. Tại vùng Móng Cái và sông Bắc Luân người Việt Nam thậm chí còn không được vào bên trong một số khu vực vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam . Trên toàn tuyến đường biên phía Việt Nam dân cư rất  thưa thớt như thể “mời chào” trước dòng dân cư đông đúc đang chờ sẵn từ bên kia biên giới.
Cổng vào tham quan Thác Bản Dốc  từ phía Trung Quốc
Một số thị trấn hoặc thành phố vốn có thế mạnh về du lịch, thương mại và công, nông, lâm nghiệp như Lào Cai , Lạng Sơn, Móng Cái, Thái Nguyên phát triển rất chậm và tồn tại như những ốc đảo tách biệt không được kết nối với nhau để tạo thành thế mạnh tổng hợp đủ sức khai thác tốt nhất các nguồn lực tại chỗ đồng thời thu hút đầu tư từ bên ngoài. Trong số nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là do không được chú ý đầu tư đúng mức từ Trung ương. Lý do có nhiều, trong đó có tâm lý coi thường tiềm năng của các vùng sâu vùng xa thường chỉ đáng nhận của bố thí từ trung ương! Các nhà hoạch định chiến lược  dường như cũng không tiếp thu bài học của các nước như Tụy Sĩ, Nhật Bản... tuy đất đai chủ yếu là núi non không khác mấy so với vùng biên giới phía Bắc nước ta nhưng rất phát triển. Ngay cả so với phía bên kia biên giới nơi địa hình và thổ nhưỡng không khác gì bên ta,  nhưng phía Trung Quốc đang phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, nếp tư duy phòng thủ theo mô hình "vườn không nhà trống" còn rơi rớt lại  cũng là một nguyên nhân khiến các nhà hoạch định chính sách do dự, thiếu quyết tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại vùng này (?). Thực ra đó là lối tư duy phòng thủ thụ động hoàn toàn không còn phù hợp với thời đại, không khác nào chưa đánh đã lo thua trận!       
Đoạn biên giới sông Quây Sơn: bên VN trâu đang gặm cỏ, bên TQ là khu liên hợp khách sạn 
Lối tư duy” ăn xổi ở thì” còn được gọi là “tư duy nhiệm kỳ” cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bố trí nhân tài, vật lực “trái khuấy”  như ta thấy gần đây trên quy mô toàn quốc. Đó là lý do tại sao người ta thích mở rộng thủ đô với hàng tỉ tỉ đồng trong khi dè dặt bỏ ra vài chục tỉ để nâng cấp các cửa khẩu xập xệ rất mất cân đối so với phía bên kia biên giới. Đó là lý do tại sao người ta liên tục  mở ra  những dự án , khu nghĩ dưỡng, sân golf ... ngay trên vùng đất trồng lúa xung quanh Hà Nội mà không chịu đầu tư cho các tỉnh biên giới. Một số vị vẫn rao giảng rằng “kinh tế không thể duy ý chí...”, rằng  “trước hết phải tạo ra những đầu tàu...”, v.v... Ý chí ư? Đó chỉ là sự ngụy biên của  những kẻ chỉ muốn kiếm tiền bằng con đường nhanh , nhiều, tốt, rẻ nhất đối với họ!. Đầu tàu ư? Đó là cơ hội để một số kẻ đầu cơ chính trị mau chóng biến thành  “đại gia tư bản”. Cũng thật mỉa mai thay khi  họ luôn mồm đề cao “quan hệ đối tác chiến lược” với  Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông…nhưng lại cứ để các tĩnh biên giới của mình trong tình trạng kinh tế yếu kém và dân số suy giảm...để rồi phải  huy động nguồn lực bằng đường bộ từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lên để “đối ứng” với hàng dởm , hàng lậu  của mấy tỉnh biên giới của "nước bạn"? Buồn cười thay, mới đây “cầu truyền hình hữu nghị “ cũng đã được nối giữa đài TH TW với đài TH Quảng Tây!

Cách tư duy và sự vận dụng như thế thực chất  là gì , nếu không phải là  sai lầm chiến lược ? Hậu quả nhãn tiền là sự lãng phí đất đai và tài nguyên thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn phía bắc sông Hồng đồng thời tạo ra nhiều sơ hở trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tại đây trước nhu cầu cấp bách của ông bạn láng giềng phương Bắc đang rất cần mở rộng không gian phát triển bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, kể cả  xâm canh, xâm cư kết hợp thuê, mua đất, rừng, hầm mỏ v.v.... Sự sai lầm đó đã khiến người dân tại đây không có cách nào khác là phải đổ xô về miền xuôi, chủ yếu  về Hà Nội, như một cứu cánh để "mưu cầu ấm no hạnh phúc"!. Ai muốn có cơ hôi học tập tốt,  việc làm tốt, được chữa bệnh, v.v... đều phải về Hà Nội!  Lại có một sự trùng hợp đầy nghịch lý khi giới lãnh đạo rất  đề cao chủ trương xây dựng thủ đô Hà nội thành một trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội..., chính xác là trung tâm của mọi thứ!.  Hà Nội do đó phải to nhất , rộng nhất, đông dân nhất, hoành tráng nhất, cái gì cũng nhất, nhất...; và mọi con đường đều phải qua Hà Nội!. Cũng với  tư duy đó, người ta quyết tâm ưu tiên xây đường sắt cao tốc Hà Nội -Hồ Chí Minh chứ không phải những con đường và sân bay đang rất cần cho phát triển kinh tế của khu vực biên giới phía Bắc. Thật là phương châm: Cả nước hướng về Hà Nội!  Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải dân số và ách tắc giao thông của Thủ đô như ta thấy hiện nay. Nhưng đây chỉ mới là sự bắt đầu. Nếu những sai  lầm trong quy hoạch phát triển tổng thể của đất nước không được kịp thời chỉnh đốn thì không chỉ ông Đinh La Thăng mà hàng chục ông bộ trưởng kế nhiệm sau này cũng khó có thể giải quyết được vấn nạn ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội!./.  

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Giải pháp biển Đông:Trước hết phải xóa bỏ đường "lưỡi bò"

Kể cũng lạ, cả thế giới đã và đang tốn không biết bao công sức, tiền bạc và cả xương máu, để tìm kiếm cái gọi giải pháp cho xung đột biển Đông - một  vấn  đề vốn chỉ xuất hiện từ sau năm 2009 khi Bắc Kinh bất ngờ công bố đường chín đoạn (giống hình lưỡi bò) được vẽ ra từ thời Tưởng Giới Thạch nhưng chưa bao giờ dám đưa ra công khai. Có thể Bắc Kinh cho rằng giờ đây đã đủ mạnh để thực hiện ý đồ bành trướng và độc chiếm biển Đông. Nhưng chẳng lẽ cái đường mơ hồ chẳng có chút cơ sở pháp lý nào kia lại có "hiệu lực" đến mức khiến cả thế giới phải nhọc nhằn đến vậy? Chẳng lẽ người Hán lại một lần nữa sẽ thành công với  tài nghệ ảo thuật "biến không thành có"?. 

Nếu nước nào cũng có quyền tự vẽ đường biên giới của mình trên biển theo kiểu người Trung Quốc thì người Anh có thể vẽ biên giới của họ thành một cái lưỡi dài sang tận quần đảo Man vi nát bên Nam Mỹ; và biên giới nước Mỹ có thể bao trùm gần hết Thái bình dương; hai nước Úc và New Zealand tha hồ mà vẽ đường chia nhau biển Nam TBD và cả Nam Cực nữa!; và rất nhiều nước khác đều có quyền làm như thế . Nếu nước nào cũng  vin vào quá khứ lịch sử đã từng có tàu thuyền đi lại tại một vùng biển nào đó để đòi "chủ quyền lịch sử" thì  Mông Cổ cũng có quyền đòi chủ quyền đối với biển Hoa Đông và biển Hoa Nam. Thật không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra đối với  hòa bình, an ninh và sự ổn định của thế giới, nhất là đối với các tuyến đường biển quốc tế, nếu tình trạng đòi hỏi chủ quyền tùy tiện như vậy diễn ra trên quy mô toàn cầu. 

Cảnh 2 tàu hải giám TQ đang tấn công  cắt cáp  tàu dầu khí VN
Nếu nước nào cũng chỉ cần vẽ ra những đường đứt đoạn mơ hồ không có tọa độ hoặc cột mốc gì rồi tuyên bố đó là "lợi ích cốt lõi" thì không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra ? Những tưởng cách "đánh dấu lãnh địa" chỉ có trong thế giới động vật hoang dã, nhưng nó lại xảy ra trong trường hợp "đường lưỡi bò" của Trung Quốc!  Cái ranh giới nhập nhằng bao trùm cả vùng biển Đông, trong đó xâm phạm phần lớn thềm lục địa, lãnh hải và toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven bờ khác. Ngay cả trường hợp với  các đảo và bãi đá mà họ đang chiếm cứ giữa biển Đông, theo luật pháp và thông lệ quốc tế, cũng không hội đủ điều kiện để đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển xung quanh. Tuy nhiên điều nguy hiểm là Bắc Kinh đang ráo riết thực thi cái gọi là quyền chủ quyền "tự phong" của họ bằng hành động chiến tranh nóng  xâm hại trực tiếp lợi ích sống còn của các nước láng giềng, nạn nhân đầu tiên là Việt Nam và Philipin. Đã nhiều lần phía Trung Quốc công khai đe dọa tấn công đối với hai nước này. Trong nhiều trường hợp hải quân Trung Quốc mặc thường phục hành động như kẻ cướp thực thụ đối với dân chài Việt Nam. Tóm lại, không ai khác, chính Trung Quốc đang thực sự gây ra nguy cơ chiến tranh nóng tại khu vực. 

Vậy nên, thiết nghĩ cộng đồng quốc tế không nên tốn thời gian bàn giải pháp khi mà phía Trung Quốc đã khăng khăng bác bỏ mọi giải pháp đa phương; trước hết hãy yêu cầu Bắc Kinh phải chính thức xóa bỏ đường lưỡi bò phi lý của họ. Nhân dân các nước ven biển Đông cùng các bên có lợi ích kinh tế và hàng hải tại biển Đông không bao giờ chấp nhận sự độc chiếm như vậy của Trung Quốc. Mọi sự nấn ná ngoan cố của Bắc Kinh chỉ phương hại đến lợi ích của các bên liên quan và của chính bản thân mà thôi. /.     

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Chiến tranh với Việt Nam: TQ không mất nhiều?

Đó là tiêu đề của một bài viết mới xuất hiện trên Đài BBC hôm 6/4.Tác giả cũng cho biết :" BBC sẽ đăng phần trả lời đặc biệt của một số nhà nghiên cứu dành riêng cho BBC quanh câu hỏi một cuộc chiến vì Biển Đông có xảy ra hay không. Mời quý vị đón theo dõi". Bài viết được đưa lại dưới đây như một tài liệu để nghiên cứu, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của chủ blog.

Một tàu hải giám TQ đang phun nước vào một tàu cá VN
Tờ báo mạng Asia Times vừa đăng bài của Jens Kastner, một cây bút ở Đài Loan, cho rằng cái giá cho cuộc chiến của Trung Quốc để tranh giành chủ quyền trên Biển Đông là ‘không lớn lắm’.
Theo tác giả, đã xuất hiện những dấu hiệu rộng rãi từ phía Trung Quốc rằng nước này có thể khởi động các cuộc tấn công quy mô nhỏ ở những vùng biển có tranh chấp vốn được tin rằng có trữ lượng dầu mỏ lớn.
Hậu quả của các cuộc phiêu lưu quân sự như thế đối với Bắc Kinh là có thể chấp nhận được, ông Jens Kastner viết.
Thế bí Malacca
Chỉ tính riêng trong tháng Ba (năm 2012), Bắc Kinh đã khẩu chiến với Seoul về một đảo đá ngầm, với Manila về kế hoạch của nước này xây dựng một cầu cảng và với Hà Nội về động thái xây dựng các giếng dầu khí của Trung Quốc.
Cuộc chiến không chỉ dừng lại ở ngôn từ. Tàu cá của Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc bắt và ngư dân trên tàu bị giam giữ.
Điểm chung của tất cả các vùng biển, quần đảo và đá ngầm xảy ra tranh chấp này là chúng nằm gần bờ biển của các nước tranh chấp khác hơn là gần bờ biển Trung Quốc.
Khi các nhà chiến lược nhắc đến ‘Thế bí Malacca’, ý của họ là các tuyến đường thông thương trên biển của Trung Quốc rất dễ bị tổn thương. Nếu xung đột xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì nguồn cung dầu thô cần thiết để giúp nền kinh tế nước này vận hành có thể bị gián đoạn một cách tương đối dễ dàng ở eo biển Malacca vốn nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
Hải quân Philippines được nhìn nhận không phải là đối thủ của Trung Quốc
Theo ước lượng của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng nhu cầu của nước này trong hơn 60 năm.
Với việc nước này loan báo chi tiêu quân sự chính thức của họ trong năm 2012 là 100 tỷ đôla và ngân sách thật sự của họ trên thực tế cao hơn nhiều, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc dường như đang trên đường xây dựng sức mạnh cần thiết để đảm bảo công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng của họ diễn ra suôn sẻ.
Các tên lửa đạn đạo chống tàu chiến của họ sẽ khiến cho Washington phải cân nhắc kỹ trước khi đưa lực lượng của họ vào khu vực để cứu nguy cho đồng minh, cũng như các máy bay chiến thuật trên đất liền ngày càng tăng về số lượng và các tên lửa hành trình chứ chưa nói gì tới hạm đội đông đảo các tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa của họ.
Nếu Bắc Kinh tự tin rằng Washington không muốn can thiệp thì quân đội các nước tranh chấp với họ trong khu vực sẽ phải đối phó với máy bay chiến đấu J-15 được đặt trên tàu sân bay đầu tiên của họ, hạm đội tàu hộ tống đang giă tăng nhanh chóng về số lượng cũng như các tàu đổ bộ lưỡng cư hoàn toàn mới và các tàu chở trực thăng có thể nhanh chóng đưa hàng ngàn lính thủy đánh bộ đến các đảo đang tranh chấp.
Ý chí chính trị
Ý chí chính trị cho các kế hoạch quân sự như thế đã được báo hiệu ít nhất một lần. Trong các bài xã luận trên truyền thông nhà nước của Trung Quốc, nhất là trên tờ Hoàn cầu thời báo, khái niệm về ‘tiểu chiến’ đã được tuyên truyền ngày càng nhiều kể từ năm 2011.
Hồi đầu tháng Ba, thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo phát biểu trong cuộc họp Quốc hội rằng Quân đội giải phóng nhân dân nên chuẩn bị sẵn sàng cho các ‘cuộc chiến cục bộ’.
"Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được."
Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham
Các chuyên gia mà tờ Asia Times phỏng vấn cho rằng Trung Quốc có thể đạt được các mục tiêu tương lai với các cuộc tấn công quân sự hạn chế.
Ông Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham, nhận định rằng điều này tùy thuộc phần lớn vào việc cuộc tiểu chiến đó là nhằm mục đích gì, nó được tiến hành như thế nào và chống lại quốc gia nào.
Ông Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không là mục tiêu tấn công bất chấp các cuộc khẩu chiến bùng nổ gần đây giữa hai nước sau khi người đứng đầu Cục hải dương Trung Quốc cho rằng đảo san hô Leodo, một đảo ngầm ngoài khơi hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc khởi động một chiến dịch quân sự thậm chí ở mức độ hạn chế nhằm vào Hàn Quốc sẽ là một hành vi hết sức nghiêm trọng mà không ai có thể dung thứ,” ông Tsang nói.
“Hoa Kỳ sẽ phải có lập trường mạnh mẽ và có hành động ngay lập tức tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để áp đặt một lệnh ngừng bắn,” ông nói thêm.
"Tuy nhiên, một cuộc đối đầu quân sự nhỏ đối với Việt Nam hay Philippines để giành chủ quyền các đảo san hô ở Biển Đông là một vấn đề hoàn toàn khác," ông Tsang lập luận.
‘Có thể kiểm soát’
"Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt."
James Holmes, giáo sư chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ
“Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được,” ông nói.
“Nếu cuộc xung đột này không kéo dài và ở mức độ hạn chế thì tác động tức thời sẽ không lớn lắm.”
Tuy nhiên, ông Tsang cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam hay Philippines sẽ càng làm cho các nước Đông Nam Á mong muốn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.
“Nhưng về cơ bản những nước này không thể làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc đang khẳng định mình,” ông nói.
Ông cũng nhận định hiệp ước phòng vệ lẫn nhau giữa Philippines và Hoa Kỳ có thể cũng không giúp cho nước này ‘miễn nhiễm’ trước một hành động quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc.
“Chúng ta cần phải xem các điều khoản trong hiệp ước này. Chính phủ Mỹ cần phải xem xét rằng một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Philippines có phải là một vấn đề an ninh nghiêm trọng mà nước này cần phải đáp trả hay không và họ cũng cần thời gian để quyết định cách đáp trả phù hợp,” ông phân tích.
Liệu Trung Quốc có dùng biện pháp quân sự để giành chủ quyền các đảo trên Biển Đông?
“Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu chiến sự xong xuôi trước khi vấn đề được đưa ra Quốc hội (Hoa Kỳ) để bàn thảo,” ông nói.
James Holmes, một học giả về chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ, nhận xét Bắc Kinh có thể dễ dàng không gặp vấn đề gì nếu họ tấn công Philippines hay Việt Nam.
“Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt,” ông phân tích.
“Ưu thế của hạm đội của họ so sánh với hải quân các nước Đông Nam Á và việc trang bị các vũ khí mới đặt dọc theo bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu chiến giúp cho Trung Quốc có khả năng răn đe mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột,” ông nói.
Tác động kinh tế
Ông phân tích rằng Trung Quốc sẽ để dành chứ không triển khai các vũ khí chiến đấu chính của nước này mà chỉ dùng các tàu được trang bị tương đối ít vũ trang và tương đối tầm thường trong lực lượng hải giám của họ.
“Hải quân các nước Đông Nam Á có thể sẽ đối đầu với các tàu chiến này, nhưng họ cũng biết rõ rằng quân đội Trung Quốc sẽ triển khai các sức mạnh hải quân có ưu thế vượt trội nếu họ dám đối đầu,” ông nói.
Mặt khác, các nhà kinh tế cũng không thấy có trở ng̣ại gì lắm trong một cuộc tiểu chiến của Trung Quốc để giành năng lượng với các quốc gia Đông Nam Á.
"Tuy nhiên việc này (cuộc chiến trên BIển Đông) chỉ có tác động rất nh

ỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
Ronald A Edwards, chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan
“Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ trong ngắn hạn – tức là chỉ vài ngày,” ông Ronald A. Edwards, một chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan, cho biết.
“Tuy nhiên việc này chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
Ông Edwards lập luận rằng kết quả của cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 9 ngày giữa Nga và Georgia năm 2008 mà khi đó Nga đã dùng sức mạnh quân sự vượt trội để đẩy Gruzia ra khỏi Nam Ossetia – một hành động bị phương Tây lên án – có thể được tham khảo để tính toán xem liệu kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho một chiến dịch phiêu lưu quân sự hay không.
“Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ so sánh rất hay,” ông Edwards nói.
“Trong khi tin tức về cuộc chiến này trở thành tít ở mọi nơi trong vài tuần thì không có tác động gì đáng kể về mặt kinh tế ở các quốc gia ngoại trừ Georgia vào tháng 8 năm 2008 và sau đó,” ông nói thêm.
Nguồn: boxitvietnam

--------------

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Tại sao Mark đúng?


Đó là tên của quyển sách dầy 272 trang mới phát hành của tác giả Terry Eagleton. Quyển sách này đang gây sự chú ý rộng rãi không chỉ tại Mỹ, Anh mà trên toàn thế giới, không chỉ trong nội bộ giới học giả mà trong công luận. 
Khách quan mà nói, quyển sách đưa ra một cách tiếp cận độc đáo và khách quan về một chủ đề chính trị gây nhiều tranh cãi nên chủ blog tôi thấy cần đưa lại thông tin cần thiết và  đường link đến nội dung đầy đủ của quyển sách - http://ebookee.org/Why-Marx-Was-Right_1092904.html  cùng với  một số lời bình tại  http://viet-studies.info/kinhte/Eagleton_CaNgoiMarx.htm.  

Được biết cho đến nay quyển sách chưa được dịch ra tiếng Việt(?) do đó chủ blog Bách Việt cũng xin sẵn sàng cộng tác cùng một nhà xuất bản đ địch ra tiếng Việt nhằm đảm mục đích phục vụ công tác nghiên cứu. 

           CA NGỢI MARX  
                                                       
Bây giờ mà ca ngợi Marx thì cũng giống như khen tặng Tần Thủy Hoàng. Phải chăng vì tư tưởng của Marx mà đã có hàng triệu người bị thảm sát, đày đọa, hàng trăm triệu người bị đói khổ, tự do bị cướp đoạt bởi những nhân vật tên là Stalin, Mao Trạch Đông? Sự thật là khi nói Marx chịu trách nhiệm về những thảm hoạ trong thế giới Cộng sản thì cũng như nói Chúa Giê-su chịu trách nhiệm về Toà án Dị giáo và cuộc thán h chiến Chữ Thập Ác dài 200 năm. Sự thật là Marx đã viết ra một lý thuyết (trong tác phẩm đồ sộ “Das Kapital”) phân giải phương cách hữu hiệu cho một hệ thống kinh tế Tư bản được sử dụng để đạt công lý và sung túc cho người dân. Lý thuyết nầy bắt nguồn từ những nhận xét đầy phẩn nộ của ông đối với những xã hội tràn ngập bất công và nghèo đói ở Anh, ở Ái Nhĩ Lan, ở Ấn Độ trong thế kỷ 19. Và những phong trào chính trị giúp các dân tộc nhược tiểu lật đổ đế quốc đã bắt nguồn từ tư tưởng của ông nhiều hơn từ bất cứ tư tuởng của ai khác trong thế kỷ 20.

Trong thế kỷ 19, những tác phẩm của Marx có thể tóm gọn trong những câu hỏi khó trả lời. Tại sao giới tư bản Tây phương có khả năng sản xuất và tích tụ được những tài sản kếch xù chưa từng có mà lại bất lực không dẹp được nghèo đói và bất công? Cơ chế nào đã giúp một thiểu số trở nên rất giàu và tạo một đa số rất nghèo? Tại sao hai thực thể rất giàu và rất nghèo nầy lại có thể tồn tại song hành với nhau trong cùng một xã hội? Có phải bản chất nội tại của hệ thống Tư bản đã chứa sẵn bất công và chiếm đoạt?

Điều mâu thuẫn là một tác giả ít tiền như Marx lại viết rất nhiều về tiền bạc của hệ thống Tư bản. Vậy mà ông đã có thể phân tích những mâu thuẫn, vạch trần những động lực, nghiên cứu lịch sử và tiên đoán ngày tàn của chế độ Tư bản. Nói như vậy không phải để suy ra là Marx coi Tư Bản là một Chuyện Xấu. Ngược lại, ông đã ca ngợi hết lời giai cấp đã tạo ra hệ thống Tư bản (điều mà cả hai phe chống và khen Marx đều im lặng một cách tùy tiện). Marx đã công nhận chưa có một hệ thống xã hội nào cách mạng như vậy trong lịch sử. Chỉ trong vài trăm năm mà giới Tư bản trung lưu đã loại bỏ hầu hết tàn tích của chế độ Quân chủ. Họ đã gầy dựng những kho tàng văn hoá và vật thể, đưa ra khái niệm nhân quyền, giải phóng nô lệ, lật đổ độc tài và đế quốc, tranh đấu cho tự do và thiết lập nền móng cho một nền văn minh thực sự cho toàn cầu. Thật là không có một văn bản nào ca ngợi Tư bản như Bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, kể cả tờ Wall Street Journal.

Tuy vậy, đây dĩ nhiên chỉ là một phần của câu chuyện. Nhiều người coi lịch sử là một nối tiếp của những tiến bộ, nhiều người lại coi lịch sử là một đêm dài đầy ác mộng. Marx coi lịch sử gồm cả hai: Mỗi văn minh tiến bộ lại đem theo những dã man mới. Marx đồng ý với những khẩu hiệu của giới trung lưu:“Tự Do, Công Bằng, Bác Ái” nhưng ông đặt vấn đề vì sao những khẩu hiệu tốt đẹp đó lại phải được thực hiện bằng những bạo động, những nghèo đói và những bóc lột. Chế độ Tư bản đã sử dụng nhân lực một cách hữu hiệu nhưng người dân vẫn phải làm việc cật lực hơn cả thời đại đồ đá. Lý do dĩ nhiên không phải vì thiếu tài nguyên mà vì chế độ Tư bản theo đuổi Quyền Lực và Lợi Nhuận một cách ham hố đến mức biến đổi các quốc gia yếu kém thành thuộc địa, con người thành nô lệ cho một loại thực dân mới. Đồng thời tạo ô nhiễm, nạn đói và chiến tranh. Một số người chống Marx sẽ kể ra những cuộc tàn sát tại Nga Sô và Trung Cộng. Nhưng họ cũng nên kể thêm những cuộc tàn sát của hàng triệu dân lành tại Á châu và Phi châu khi các lực lượng Tư bản, Phát-xít,
Thực dân, Đế quốc gây chiến với nhau. Ngày nay, trong khi hầu hết những người theo Marx đều lên án Stalin, Mao thì một số các nhà trí thức Tư bản vẫn còn tìm cách biện minh cho cuộc oanh tạc thành phố Dresden hoặc sử dụng bom nguyên tử trên Hiroshima & Nagasaki. Tôi cũng muốn hỏi bạn có còn nhớ ngày 11 tháng 9, cách đây 38 năm? Đó là ngày nước Mỹ giúp tướng Pinochet lật đổ chính quyền dân chủ của Tổng thống Allende với hậu quả là con số nạn nhân Chí-Lợi sau đó của nhà độc tài Pinochet đã vượt qua nhiều lần hơn con số gần 3,000 nạn nhân Mỹ đã chết trong ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Nữu Ước.

Marx không phải là một người mơ mộng, lý tưởng mà là một người thực tế. Ông tin thế giới có thể trở nên tốt đẹp hơn. Trong những năm của thập niên 1840, ông tin nước Anh có đủ thực phẩm để giúp Ái Nhĩ Lan tránh được một nạn đói khổng lồ. Vấn đề, theo ông, là cách tổ chức tiến trình sản xuất để cho người làm sản xuất không bị bóc lột bởi người nắm quyền sản xuất. Theo ông, viễn ảnh duy nhất của tương lai là sự thất bại của hiện tại. Trong thời đại Trung Cổ, những người bênh vực chế độ Quân chủ đã tuyên bố chủ thuyết Tư bản không thể nào thành công vì đi ngược lại với bản năng tự nhiên của con người. Ngày nay một số nhà Tư bản cũng nói như vậy về chủ nghĩa Xã hội. Chúng ta thường có khuynh hướng tuyệt đối hoá vấn đề. Chủ nghĩa Xã hội dĩ nhiên sẽ không làm sạch được xã hội. Sẽ vẫn còn những bất công, tham nhũng, độc tài, … nhưng ít ra là không có những trường hợp quá độ của Enron, của Bernard Madoff, …

Trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, người ta thấy Marx là một nhà tư tưởng đầy nhân đạo. Theo ông “sự tự phát triển của mỗi cá nhân là điều kiện tạo sự phát triển của cộng đồng.” Điều khó tin hơn nữa, nếu ta đọc kỷ bản Tuyên Ngôn nầy để thấy Marx là người tin vào tính cách duy nhất của mỗi cá nhân. Điều gọi là “duy vật” của Marx thật ra bắt nguồn từ ý nghĩa vật thể, thân xác của con người. Một xã hội tốt, theo Marx, là một môi trường mà mỗi cá nhân có thể nẩy nở khả năng theo đúng cách riêng của mình. Theo bước chân của Aristotle, mục tiêu luân lý của Marx là sự tự phát triển cá nhân một cách thoải mái. Điều đặc biệt của Marx là ông quan
niệm sự phát triển nầy phải tự phát và đồng thời phải liên hệ với tha nhân. Ở mức độ giữa cá nhân với cá nhân thì đây là tình yêu. Ở mức độ chính trị thì đây là xã hội chủ nghĩa. Theo Marx, xã hội chủ nghĩa là một cơ chế có thể tạo điều kiện tốt đẹp nhất giúp cho sự giao thoa phát triển giữa người và người được nẩy nở. Một cách thực tế là so sánh hai hãng xưởng với một bên là lực lượng công nhân làm việc cho lợi nhuận của một người chủ và một bên là lực lượng công nhân làm việc cho lợi nhuận được chia sẻ đồng đều cho mọi người.

Mục tiêu của Marx không phải là lao động mà là giải trí. Vâng, lý do quan trọng nhất để theo chủ nghĩa xã hội là được nhàn hạ, nếu bạn cũng thích nhàn hạ như Oscar Wilde chỉ muốn nằm dài lai rai nhấp rượu và đọc sách cho nhau nghe. Nhưng điều quan trọng theo Marx thì sự nhàn hạ nầy phải là sự nhàn hạ của tất cả xã hội chứ không chỉ dành riêng cho một thiểu số. Chính Marx cũng là một người thích thưởng ngoạn văn nghệ, đàm luận những chủ đề văn chương, văn hoá. Dĩ nhiên ông cũng là một người vô thần. Vì tuy chủ trương cách mạng nhưng ông không thể chấp nhận, chẳng hạn, một Ngày Tận Thế, với bao nhiêu nạn nhân bị đày đọa vì những tội vô nghĩa lý như Tội Tổ Tông. Vì vậy mà ông nghĩ những quốc gia như Mỹ, Hoà Lan, Anh có thể tiến đến xã hội chủ nghĩa mà không cần cách mạng. Lịch sử có những cuộc cách mạng đẫm máu và những cuộc cách mạng ôn hoà. Ngay cả biến cố lật đổ Nga Sô-viết cũng được coi như một cuộc cách mạng không đẫm máu.

Hãy kể ra một vài lãnh vực mà chủ thuyết của Marx cần được làm sáng tỏ:

- Ông không chấp nhận sự thống trị của nhà nước, không khác gì Tea Party của Mỹ hiện nay muốn hạn chế tối đa quyền lực của chính phủ.

- Trước khi có phong trào đòi hỏi
Bình Quyền cho phụ nữ trong những năm 1960, những nước theo xã hội chủ nghĩa đã coi vấn đề nầy như một phần của giải phóng chính trị. Ngay trong chữ vô sản (“proletariat”), gốc của chữ “proles” có nghĩa là “con cái” rất liên hệ với vai trò của người đàn bà. Hiện nay, trong những quốc gia thuộc thế giới đệ tam, nếu ta nhìn ra những ruộng đồng, trong những hãng xưởng, đàn bà vẫn là đa số trong thành phần vô sản cần được giải phóng.

- Trong những năm đầu thế kỷ 20 (1920, 1930), khi người da đen ở Mỹ chưa được đi bầu, những người kêu gọi bình đẳng cho người da màu, chống lại kỳ thị chủng tộc là những người Cộng sản.

- Hầu hết những phong trào chống thực dân đều được bắt nguồn từ tư tưởng của Marx.

- Tư tưởng gia Ludwig von Mises công nhận xã hội chủ nghĩa là “một phong trào cải cách hùng mạnh nhất trong lịch sử đã được sự ủng hộ và đã ảnh hưởng đủ mọi tầng lớp của đủ mọi quốc gia.” Nhưng nếu Marx còn sống thì ông cũng phải nhũn nhặn công nhận đạo Thiên Chúa cũng hùng mạnh và ảnh hưởng trên toàn cầu như vậy.

- Một trong những lo âu của Marx là môi trường sống có thể bị phá hoại vì nhu cầu của tiến bộ kinh tế. Theo Marx, thiên nhiên phải là đồng minh chứ không nên là kẻ thù của chúng ta.

Câu hỏi đặt ra để kết luận là: Vì sao lúc nầy chúng ta cần xét lại giá trị của chủ thuyết Mác-xít? Câu trả lời, buồn cười thay, là vì chủ nghĩa Tư bản.

Bạn có nghe những nhà tư bản từ Á sang Âu liên tục ta thán về những vấn đề của chủ nghĩa Tư bản? Những khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu thúc đẩy chúng ta phải đặt lại vấn đề về một chủ nghĩa Tư bản mà chúng ta đang sống chết với nó. Và chính bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản của Marx sẽ giúp chúng ta đặt lại vấn đề nóng bỏng nầy. Tác phẩm nhỏ bé viết ra cách đây hơn một thế kỷ rưỡi đã dự đoán Tư bản sẽ được toàn cầu hoá và sự bất bình đẳng sẽ càng ngày càng lớn. Tất nhiên là Bản Tuyên Ngôn nầy không có câu trả lời cho mọi câu hỏi liên quan đến nền kinh tế của thế kỷ 21. Nhưng điều quan trọng là chúng ta không nên tuyệt đối hoá và khái quát hoá một chủ thuyết của một đại tư tưởng gianhư Karl Heinrich Marx.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này