Dư luận cả nước lại được một dịp bàn tán về "ông nghị" Hoàng Hữu Phước. Rất nhiều người không chỉ kịch liệt phê phán mà còn tỏ ra vô cùng ngạc nhiên tại sao một Ns Quốc hội mà vừa dốt vừa thô lỗ đến vậy? Nhiều người đòi phế truất ông nghị này ngay lập tức kẻo ô danh Quốc hội nước nhà! Cũng có người nghi ông Phước mắc chứng bệnh tâm thần trong khi một số người khác thì nghi có bàn tay phá hoại nước ngoài. Có thể nói, dư luận đang tập trung vào trường hợp nghị Phước như một vật thể lạ (SFO) trong khi ông ta có vẻ hoàn toàn tự tin chống trả dư luận như thể mình bị oan uổng lắm.
Ns Hoàng Hữu Phước và Ns Dương Trung Quốc |
Tuy nhiên, có một điều cũng đáng suy ngẫm: Phải chăng hiện tượng nghị Phước chỉ là một cục băng nổi trong toàn bộ khối băng chìm của nền nghị trường Việt Nam. Khối băng chìm đó lâu nay luôn tồn tại trong một môi trường nhiệt độ lạnh lý tưởng, và giờ đây đang bắt đầu ấm dần lên khiến một vài cục băng tách ra và nổi lên mặt nước? Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới khi xu hướng nhiệt độ tiếp tục ấm lên? Và do đó, nên chăng đã đến lúc để nhận hiện tượng nghị Phước như một điều cảnh báo và một bài học?
Đối với đại đa số người Việt Nam lâu nay, thì khái niệm Quốc hội là những cuộc họp "xuân thu nhị kỳ" diễn ra tại Hội trường Ba Đình nơi tập trung các loại xe con, xe to sang trọng đưa đón các đại biểu từ cả nước tụ về khiến hàng loạt tuyến đường trong trung tâm ách tắc. Người dân thường thấy hình ảnh Quốc hội họp nghiêm trang với hơn 500 đại biểu ngồi xếp hàng thẳng tắp hướng về phía Chủ tịch đoàn. Có lẽ cách sắp xếp ghế ngồi và khung cảnh trang nghiêm trong hội trường khiến mỗi đại biểu vốn nhỏ bé lại cảm càng cảm thấy mình bé nhỏ hơn rất nhiều. Và đó là một trong những điều kiện khiến cho các phiên họp Quốc hội đều diễn ra trong không khí cứng nhắc hoàn toàn giống nhau từ phiên này đến phiên khác. Phải thừa nhận là đã có một tiến bộ mới là gần đây khi người dân được theo dõi qua màn hình vô tuyến một số phiên chất vấn tại hội trường. Tuy nhiên về thực chất đó chỉ là sự phô diễn với những buổi truyền hình dài lê thê nhưng chỉ một số đại biểu đã quen mặt đứng lên đặt câu hỏi, và các bộ trưởng trả lời bằng cách đọc nội dung đã chuẩn bị sẵn. Nhiều khi người hỏi cứ hỏi, người trả lời cứ trả lời theo ý của mình cũng chẳng sao. Tất cả dường như đều đã được "tập dượt" trước vậy.
Thiết nghĩ, hình thức sắp xếp hội trường và cách tổ chức các phiên họp như thế đã là một sự hạn chế về không gian tương tác giữa các Ns và giữa các Ns với Chủ tịch đoàn cũng như giữa Quốc hội với người dân. Sự gần gũi (nếu có) là qua màn hình người dân nhìn rõ những ông bà nghị ngủ gật hoặc làm việc riêng gì đó. Thử hỏi, trong hơn 500 nghị sĩ có bao nhiêu vị thật sự có đủ tâm và tầm để tham gia chất vấn và thảo luận một cách tự nhiên thoái mái với những nội dung mới mẻ như nhân dân mong đợi ? Có lẽ số này chỉ đủ đếm đầu ngón tay nhưng tiếc là một số vị đã phải về hưu giữa lúc đang còn sung sức. Với đà này, liệu bao giờ có đủ điều kiện để tạo nên không khí tranh luận lành mạnh có hiệu quả thật sự trong nghị trường Quốc hội nước nhà?
Nghe nói tất cả các Ns đều được cử đi học vi tính và trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại, nhưng khả năng ứng dụng còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy đại đa số các ông bà nghị đều hạn chế về năng lực hoặc do động cơ cá nhân nên không thể hoặc không muốn tham gia chất vấn, tranh luận. Số này dân gian gọi là "nghị gật". Trong bối cảnh đó, ông nghị Hoàng Hữu Phước vốn có chút ít tiếng Anh và biết sử dụng vi tính với cả một trang blog cá nhân. Có lẽ đó là thế mạnh mà ông ta muốn đem ra khoe trước đồng nghiệp và công chúng. Và ông ta đã trở nên "nổi tiếng" như mọi người thấy vừa qua?
Câu hỏi ở đây là, điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả hoặc đại đa số các đại biểu Quốc hội đều tham gia tranh luận, tức là không "gật" nữa mà "lắc" đầu? Chắc lúc đó sẽ có nhiều hơn những ông bà như "nghị Phước" thậm chí còn tệ hơn! Đó là chưa kể nhiều trường hợp các vị không chỉ nói sai mà cố tình làm sai gây ra những hậu quả khôn lường cho đất nước như đã từng thấy.
Nghe nói tất cả các Ns đều được cử đi học vi tính và trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại, nhưng khả năng ứng dụng còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy đại đa số các ông bà nghị đều hạn chế về năng lực hoặc do động cơ cá nhân nên không thể hoặc không muốn tham gia chất vấn, tranh luận. Số này dân gian gọi là "nghị gật". Trong bối cảnh đó, ông nghị Hoàng Hữu Phước vốn có chút ít tiếng Anh và biết sử dụng vi tính với cả một trang blog cá nhân. Có lẽ đó là thế mạnh mà ông ta muốn đem ra khoe trước đồng nghiệp và công chúng. Và ông ta đã trở nên "nổi tiếng" như mọi người thấy vừa qua?
Câu hỏi ở đây là, điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả hoặc đại đa số các đại biểu Quốc hội đều tham gia tranh luận, tức là không "gật" nữa mà "lắc" đầu? Chắc lúc đó sẽ có nhiều hơn những ông bà như "nghị Phước" thậm chí còn tệ hơn! Đó là chưa kể nhiều trường hợp các vị không chỉ nói sai mà cố tình làm sai gây ra những hậu quả khôn lường cho đất nước như đã từng thấy.
Vậy nên chăng, dư luận dù có bức xúc bao nhiêu về trường hợp nghị Phước thì cũng nên dành chút lòng vị tha cho ông ta như một người đã gióng lên một tiếng chuông báo động về tình trạng của nghị trường đất nước lâu nay. Có lẽ trước khi có một nghị trường thực thụ chuyên nghiệp khó mà tránh khỏi những ông "nghị dởm" như Hoàng Hữu Phước./.