Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Tại sao Mỹ cần Đài Loan?


Đồng tác giả: Mark Stokes là Giám đốc Điều hành của Viện Dự án 2049. Russell Hsiao là nghiên cứu viên cao cấp ở viện này.
Người dịch: Đỗ Quyên
Nguồn: Basamnews ngày 19/4/2012
Tác chiến trên không và trên biển không nên chỉ là việc của nước Mỹ. Hợp tác chặt chẽ với Đài Loan có thể mang lại lợi ích và góp phần bảo đảm thế cân bằng quân sự ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương.
Một bài viết của nghị sĩ Mỹ, ông Randy Forbes (thuộc Đảng Cộng hòa, bang Virginia) trên báo The Diplomat tháng trước, tựa đề “Tầm nhìn của Mỹ về chiến tranh trên không và trên biển Thái Bình Dương”, kêu gọi Quốc hội ủng hộ chiến lược của Lầu Năm Góc về “Tác chiến trên không và trên biển” – một khái niệm được tạo ra để tăng cường khả năng phối hợp giữa các lực lượng không quân và hải quân trong việc thể hiện sức mạnh trước những thách thức ngăn cản quyền đi lại trong khu vực (nguyên văn: anti-access, area denial, viết tắt A2/AD, nghĩa là “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực”). Cụ thể hơn, Nghị sĩ Forbes chỉ ra rằng, Mỹ nên hành động để “lôi kéo các đồng minh của chúng ta vào kế hoạch này”. Quả thật, để Mỹ có thể thể hiện quyền lực của họ một cách hiệu quả trong môi trường A2/AD, mạng lưới các đồng minh và đối tác liên minh lâm thời sẽ là những yếu tố thiết yếu giúp Mỹ thể hiện sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương được mềm dẻo hơn và thích ứng hơn với các thế lực, bên trong cũng như bên ngoài, đang trỗi dậy thách thức an ninh khu vực.
Chắc chắn là Mỹ đang phải đương đầu với một loạt khó khăn trong việc thực thi những cam kết an ninh của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài tính bất định, phức tạp, thay đổi nhanh chóng, các khó khăn đó còn bao gồm cả sự hạn chế ngày càng to lớn về nguồn lực và một nước Trung Hoa ngày càng hung hãn hơn mà lại có năng lực hơn. Ít nhất cũng có một động cơ để phải nghĩ lại về chiến lược quốc phòng Mỹ, đó là năng lực đang gia tăng của lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), năng lực đó gây khó khăn cho Mỹ trong việc thể hiện sức mạnh và trong các hoạt động của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Khả năng chống tiếp cận và phong tỏa khu vực của PLA không chỉ khiến Mỹ khó thực thi những năng lực của họ, mà còn gây nguy hiểm cho các siêu cường khu vực khi họ phản đối ưu thế vượt trội trên không và quyền kiểm soát trên biển của PLA. Những biện pháp đe dọa nhằm “chống tiếp cận”, được thiết kế để ngăn chặn lực lượng đối kháng đặt chân vào một vùng hoạt động nào đó, bao gồm cả hệ thống tấn công chính xác tầm dài – vốn có thể được sử dụng để đánh vào các căn cứ và các mục tiêu di động trên biển như những nhóm tàu sân bay.
Còn biện pháp phong tỏa khu vực thì bao gồm các hoạt động tầm ngắn hơn và các sức mạnh được tạo lập để khiến lực lượng đối kháng gặp khó khăn, không thể tự do hành động trên mọi lĩnh vực (tức là trên đất liền, trên không, ngoài không gian, trên biển, và trên mạng).
Chiến lược Tác chiến trên không và trên biển và Mô hình Tiếp cận Hoạt động Chung (Joint Operational Access Concept, JOAC) đi xa hơn hành động thuần túy, vượt quá chức năng của các hoạt động này, để bao gồm cả việc hợp tác với các đồng minh và những đối tác liên minh lâm thời trong khu vực – đây là điều quan trọng sống còn để đảm bảo thành công của Tác chiến trên không và trên biển và khả năng tiếp cận để hoạt động. Như cựu Chủ tịch, Tổng tham mưu trưởng Liên quan Hoa Kỳ, Đô đốc Michael Mullen, đã nói, Tác chiến trên không và trên biển là “ví dụ rõ rệt nhất cho thấy chúng ta cần đến mức nào việc phải phá vỡ những cái ống nằm cản giữa các lĩnh vực hoạt động quân sự, giữa các cơ quan liên bang và thậm chí giữa các quốc gia”. Ông nói thêm rằng Tác chiến trên không và trên biển và JOAC cần “tích hợp cả các nỗ lực giữa chúng ta với nhau và giữa chúng ta với các đối tác dân sự”, và “hợp tác nhuần nhuyễn với các đồng minh cũ, các bạn hữu mới”. Tác chiến trên không và trên biển và JOAC (quy mô lớn hơn) hỗ trợ việc ngăn chặn và thể hiện cho các đồng minh và đối tác của Mỹ thấy rằng Washington cam kết và có khả năng chống lại hành động áp chế quân sự của Trung Quốc.
Giải quyết những khó khăn đó đòi hỏi hợp tác sâu rộng hơn không chỉ trong hệ thống quốc phòng của Mỹ, và cả việc nâng cấp một cách hiệu quả năng lực của các đồng minh và đối tác liên minh lâm thời trong khu vực. Có tin Mỹ đã bắt đầu xem xét làm thế nào để đa dạng hóa quan hệ với các đồng minh truyền thống ở khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Tuy nhiên, dường như họ ít tính đến vai trò đáng kể mà Đài Loan có thể có trong một chiến lược phát triển quốc phòng của Mỹ, kể cả JOAC và Tác chiến Không-
Biển. Tương lai của Đài Loan và lợi ích của Mỹ trong an ninh khu vực là hai yếu tố liên quan mật thiết. Quả thật, Đài Loan là một lợi ích cốt lõi của Mỹ và có vai trò mấu chốt để làm đối tác liên minh lâm thời trong Tác chiến trên không và trên biển, JOAC, và cân bằng chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ nhất, Đài Loan nên là điểm hướng dẫn trung tâm của kế hoạch quốc phòng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong việc đánh giá JOAC và các yêu cầu liên quan đến tác chiến trên không và trên biển, cần phải nhấn mạnh nhiều nhất vào việc lập kế hoạch liên tiếp, chuẩn bị cho việc PLA đổ bộ xâm lược Đài Loan mà hầu như không có cảnh báo gì. Căn cứ vào một giả định hấp tấp và sai lầm rằng mậu dịch và đầu tư xuyên eo biển tất yếu sẽ đưa đến việc Đài Loan dân chủ nộp mình cho nền toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân tích xuất sắc đã khẳng định rằng trọng tâm của kế hoạch quốc phòng Mỹ nên dịch chuyển về Biển Đông và về việc bảo vệ các giá trị chung của toàn cầu.
Mặc dù tự do hàng hải rất quan trọng, nhưng dịch chuyển trọng tâm hoàn toàn, sang những khoảnh đất không người ở và đường đi vào những vùng biển được ưa dùng cho hoạt động mậu dịch, thì không quan trọng bằng bảo vệ nền dân chủ đồng minh và bảo vệ điểm sống còn trong hệ thống giao thương toàn cầu. Chắc chắn là tình thế không ổn định của Đài Loan không nên bị xem như một sự cô lập họ trên Biển Đông. Bên cạnh tầm quan trọng tương đối của Đài Loan, luật pháp Mỹ, Đạo luật Quan hệ với Đài Loan, còn quy định rằng Mỹ có lợi ích trong việc “duy trì khả năng chống lại bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào, hoặc các hình thức cưỡng chế nào, nhằm phá hoại an ninh, hoặc hệ thống kinh tế xã hội, của nhân dân Đài Loan”. Cái giai thoại cho rằng Đài Loan tất yếu sẽ rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh chắc chắn là phục vụ lợi ích của CCP. Dự đoán có vẻ đầy tự mãn này cần được theo dõi sát sao. Do đặc thù cố hữu là khó bị tấn công bằng một cuộc đổ bộ, cho nên Đài Loan đang và sẽ tiếp tục được bảo vệ.
Tuy nhiên, định hướng chiến lược chủ đạo của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Chính Đài Loan mới là nỗi ám ảnh đối với CCP. Tranh chấp với các nước láng giềng về Biển Đông có thể được điều chỉnh nếu muốn. Mặt khác, Đài Loan và nền dân chủ của họ là một mối đe dọa hiện hữu đối với CCP, và PLA chưa hề giảm nhẹ thái độ của mình đối với hòn đảo này. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng tên lửa của PLA đã phát triển cùng với việc các đơn vị mới được đưa vào hoạt động, và thêm nhiều tên lửa đạn đạo tân tiến được tung ra. Nếu các nhà hoạch định chiến lược phải lựa chọn giữa tự do hàng hải trên Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của quân đội Mỹ, người ta có thể hy vọng rằng Tổng thống Obama sẽ không bỏ rơi Đài Loan.
Đài Loan với tư cách đối tác JOAC
Đài Loan có thể có những đóng góp gì? Đối với những kẻ mới xuất phát, Đài Loan là đối tác an ninh quan trọng trong khu vực, sẵn sàng và có khả năng phát triển loại hình quân đội cần thiết cho hoạt động đánh chặn có phối hợp sâu rộng trong một môi trường bị hạn chế tự do đi lại. Kinh nghiệm của Đài Loan về các điểm chết (nguyên văn: single points of failure, nghĩa là những điểm tối quan trọng trong một hệ thống, không có phương án thay thế, mà nếu chúng bị đánh phá thì toàn bộ hệ thống sẽ bị vô hiệu hóa – ND) trong hệ thống phòng thủ tên lửa và trên không của PLA sẽ có thể cứu sống rất nhiều nhân mạng, một ngày nào đó. Duy trì khả năng đánh chặn của Đài Loan vào các điểm chết trong hệ thống A2/AD của PLA có thể giải phóng Hoa Kỳ phần nào khỏi gánh nặng vận hành và giảm nguy cơ leo thang (về quân sự). Đối với Đài Loan, tự vệ đầy đủ đòi hỏi họ phải có năng lực đánh chặn và trung lập hóa các cao điểm quan trọng trong đội Trọng pháo số 2 của PLA và các hệ thống vận hành ngày càng có tính tích hợp cao khác chống lại Đài Loan.
Đài Loan ở một vị trí độc nhất có thể góp phần vào nhận thức chung tình hình trong khu vực về hoạt động trên không, trong không gian, trên biển và trên mạng. Có thể kết hợp dữ liệu giám sát từ trên không trong thời bình với các nguồn thông tin khác để hiểu rõ hơn về các kỹ thuật và lý thuyết của lực lượng không quân PLA. Dữ liệu radar cảnh báo sớm, siêu cao tần, tầm xa, có thể lấp đầy khoảng trống trong hoạt động giám sát trên không trong khu vực. Hải quân Đài Loan nắm rất vững về địa lý độc nhất vô nhị dưới mặt biển và môi trường thủy văn của tây Thái Bình Dương. Trong không gian mạng, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể tận dụng chuyên môn của Đài Loan – mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của các hoạt động mạng của Trung Quốc. Vị trí địa lý của Đài Loan, cùng với mong muốn đóng góp cho bức tranh hoạt động chung trong khu vực, gồm cả nhận thức về hàng hải, giám sát trên không, giám sát và truy tìm trong không gian, có thể sẽ rất có giá trị cả cho mục đích phản ứng trước thảm họa lẫn mục đích quân sự.
Cần chú ý nhiều hơn vào việc xây dựng tường lửa để đảm bảo rằng các thế lực thù địch tiềm tàng sẽ không thể thâm nhập vào hệ thống mạng của Mỹ thông qua mạng của các đồng minh và đối tác. Hơn thế nữa, giao hệ thống không gian mạng cho Đài Loan, gồm cả truyền thông băng thông rộng và vệ tinh cảm ứng từ xa, có thể góp phần tăng cường hạ tầng nhận thức của khu vực không chỉ cho mục đích quân sự mà còn cho việc chuẩn bị, đề phòng các thảm họa dân sự và cách đối phó với chúng. Sự tham gia của Đài Loan vào hạ tầng nhận thức của khu vực về hàng hải cũng đáng được xem xét.
Rồi tới vấn đề hợp tác công nghiệp quốc phòng. Bộ Quốc phòng cũng có thể cân nhắc mở rộng hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D) với Viện Nghiên cứu Công nghệ Sản xuất Đài Loan (ITRI), Viện Khoa học và Công nghệ Chungshan (CSIST) và/hoặc công nghiệp của tư nhân. Đài Loan đứng đầu thế giới về sáng tạo công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin ứng dụng và công nghệ truyền thông – hai lĩnh vực nên được tận dụng vì lợi ích chung. Cô lập CSIST – nơi sở hữu một kho đáng kể nghiên cứu về quốc phòng và nhiều tài năng về kỹ thuật – là phản tác dụng.
Nhánh hành pháp cũng nên khen ngợi những cam kết được thực hiện từ thời chính quyền Bush nhằm hỗ trợ Đài Loan đóng được tàu ngầm điện tử chạy diesel. Nhu cầu của Đài Loan về tàu ngầm điện tử chạy diesel đã được xác nhận là vì mục đích quốc phòng, và có thể đóng một vai trò mấu chốt trong việc ngăn chặn tàu đổ bộ transit từ lục địa Trung Hoa nằm phía tây bắc và tây nam Đài Loan, trong các chiến dịch phản phong tỏa, và giám sát. Tàu ngầm là một vũ khí ngăn chặn đáng tin cậy và có thể bảo vệ được.
Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng Mỹ và đối tác Đài Loan của họ nên xem xét việc hình thành một nhóm làm việc có năng lực sáng tạo, có thể bao gồm cả đại diện từ các viện tư tưởng (think tank) và các ngành quốc phòng của cả hai Mỹ và Đài Loan. Các lĩnh vực trọng tâm chú ý có thể gồm cả phòng thủ tên lửa hành trình, vũ khí chống tàu ngầm (ASW), kiến thức đa lĩnh vực, và vai trò trung tâm của Đài Loan trong việc tái thiết lập thế cân bằng của Mỹ ở châu Á.
Thực tế là không một xã hội tự do và cởi mở nào hiểu rõ Trung Quốc như Đài Loan. Thật không may là rất ít sĩ quan quân đội Mỹ tham gia hoạt động huấn luyện ở Đài Loan, và chưa từng có học viên nào theo học Đại học Quốc phòng Đài Loan (NDU) hay các trường quân sự trung/cao cấp khác. Cần thêm nhiều trao đổi giáo dục giữa các cơ sở đào tạo quốc phòng này, đặc biệt dành cho các sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan. Ngay cả khi Lầu Năm Góc chủ động xúc tiến quan hệ quân sự sâu rộng hơn với PLA, số lượng hội nghị Mỹ-Đài về PLA vẫn đã giảm đi.
Nghịch lý chính trị ở Eo biển Đài Loan
Hiện có một nghịch lý đặc trưng cho quan hệ xuyên eo biển Đài Loan (tức là quan hệ Trung Quốc-Đài Loan – ND). Một mặt, sự độc lập về kinh tế giữa hai bên làm giảm nguy cơ xung đột. Tuy nhiên, bởi vì hệ thống chính quyền dân chủ của Đài Loan – một lựa chọn thay thế cho mô hình toàn trị của Trung Quốc – là hiện thân của một thách thức hiện tồn đối với CCP, cho nên Trung Quốc tiếp tục dựa vào hành động áp chế quân sự để đòi Đài Loan phải nhượng bộ về chủ quyền. Thực tế khách quan của vấn đề là Đài Loan, trong khuôn khổ thể chế hiện nay của họ, tồn tại như một nhà nước độc lập, có chủ quyền. Từ giờ cho tới khi CCP chấm dứt việc sử dụng vũ lực để giải quyết các bất đồng về chính trị ở Eo biển Đài Loan, đồng thời giảm nhẹ đáng kể lập trường quân sự của họ đối với Đài Loan, thì Mỹ nên tăng cường quan hệ quốc phòng sâu rộng với Đài Loan, Thừa nhận vai trò chủ chốt của Đài Loan trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ là một xuất phát điểm phù hợp.
Về phần mình, Đài Loan – với sự trợ giúp từ nước ngoài ở mức họ cần – có thể tiến hành các giải pháp chi phí thấp để đối chọi lại với thách thức quân sự phức tạp nhất thế giới hiện nay, và có thể được xem là một môi trường thử nghiệm nhiều thay đổi để những nước khác cạnh tranh. Hoạt động quốc phòng của Đài Loan có thể đóng một vai trò nào đó trong việc nuôi dưỡng sự sáng tạo và triển khai những ý tưởng hành động mới. Đài Loan đối mặt với thách thức quân sự phức tạp nhất thế giới – nếu các khó khăn đối với Đài Loan có thể được giải quyết (ví dụ tích hợp không quân/tên lửa và ASW) thì chúng sẽ được giải quyết ở tất cả mọi nơi trên thế giới.
Đồng thời, Đài Loan và Mỹ có thể tìm ra những cách theo đó đôi bên cùng có lợi, để tích hợp các nỗ lực của họ, gồm cả hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan tới quốc phòng và các linh kiện điện tử chất lượng cao mà sẽ làm giảm chi phí cho hệ thống vũ khí của Mỹ. Đài Loan là một trong những khách hàng lớn nhất thế giới của Chương trình bán hàng quân sự ra nước ngoài (FMS) của Mỹ, và cho đến nay thì hợp tác về công nghiệp và công nghệ vẫn còn bị hạn chế. Doanh số bán vũ khí góp phần vào tác chiến trên không và trên biển thông qua việc đẩy mạnh khả năng tương tác và tiết kiệm chi phí của Không quân và Hải quân Mỹ, bằng việc sản xuất nhiều hơn để đạt tới lợi thế kinh tế theo quy mô. Tương tự, ít nhất cũng là trên lý thuyết, Đài Loan càng làm nhiều thì lực lượng vũ trang Mỹ càng ít phải hành động. Tuy nhiên, tầm quan trọng tương đối được đặt vào việc bán vũ khí thông qua các kênh FMS bộc lộ một mối quan hệ bầu chủ-thân thuộc. Tái cân bằng quan hệ quốc phòng Mỹ-Đài Loan để nó trở thành một mối quan hệ đối tác thực sự, chắc chắn là sẽ bền vững hơn.
Cùng với việc Đài Loan nỗ lực để trở nên tự lực tự cường hơn trong quốc phòng, và Mỹ cân nhắc ý tưởng tác chiến trên không và trên biển, thì phát triển các công nghệ vượt trội sẽ là điều quan trọng nhất, cũng như phát triển một nền kinh tế vững mạnh, mà từ đó có thể rút ra những nguồn lực để hiện đại hóa quân đội, nhân lực, cũng như sự sẵn sàng tác chiến. Một mục tiêu ngầm của tác chiến trên không và trên biển là làm nhiều hơn nhưng với ít nguồn lực hơn, trong thời kỳ ngân sách bị hạn chế. Tương tự, một sáng kiến khác nữa, là thúc đẩy quan hệ hợp tác về công nghiệp quốc phòng giữa Mỹ và Đài Loan theo cách nào hiệu quả về chi phí, mang lại thiết bị quốc phòng tân tiến, làm lợi cả cho nền tảng công nghiệp của Đài Loan lẫn các yêu cầu của Mỹ. Ngoài ra, có thể tập trung đánh giá sơ bộ về việc làm thế nào để tận dụng tốt hơn năng lực sáng tạo của Đài Loan trong các lĩnh vực như thông tin với chi phí hiệu quả, thiết kế công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nghiên cứu và phát triển, và sản xuất. Cũng cần cả những chương trình hợp tác phát triển hệ thống vũ khí, như tàu ngầm điện tử chạy diesel, loại nhỏ, và máy bay có thể cất cánh, hạ cánh nhanh với chi phí thấp.
Trong các nhà nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đài Loan có lợi ích lớn nhất nếu chương trình tác chiến trên không và trên biển thành công. Chính sách quốc phòng của Mỹ được thiết kế để đương đầu với chiến lược của Trung Quốc là làm gia tăng chi phí của các hoạt động của Mỹ ở biển tây Thái Bình Dương, đến con số cao tới mức không thể chịu nổi, từ đó ngăn chặn mọi ý định của Mỹ nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc phòng đối với đồng minh và bạn hữu trong khu vực, trong đó có cả Đài Loan. Như một bản báo cáo quan trọng của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Ngân sách đã đánh giá, tác chiến trên không và trên biển phải tính đến các yếu tố địa chiến lược, như là các công ước của Mỹ, các nghĩa vụ pháp lý của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh thể thức và bạn hữu trong khu vực. Thậm chí bản báo cáo còn nhấn mạnh một điểm quan trọng hơn thế nữa: “Tác chiến trên không và trên biển không phải là ý tưởng của một mình Mỹ. Các đồng minh như Nhật Bản và Australia, và có lẽ cả các nước khác nữa, phải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thế quân bình ổn định về quân sự”. Trong số tất cả các đối tác liên minh, không đối tác nào có tiềm năng quan trọng bằng Đài Loan.
Nguồn: The Diplomat


Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Hãy nói thật với nhau đi! (*)

Nguyễn Quang Lập | 16.04.2012

 Sắp đến ngày 30/4 rồi, cũng là ngày sinh nhật của mình. Mình thì già cỗi đi là lẽ đương nhiên, thế còn Đất nước? Sau 37 năm hòa bình thống nhất, 67 năm xây dựng CNXH, Đất nước ta đang ở đâu? Nếu nhìn bằng mắt thường thì thấy Đất nước mình không đến nỗi tệ lắm, chí ít cũng gấp 5 gấp 10 thời bao cấp. Nhưng sự thật thì thế nào? Báo Người lao động ( tại đây) cho biết: “Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.” Ngao ngán. 
Lại càng ngao ngán hơn khi thấy một loạt những cái nhất của Việt Nam ta( Tại đây). Đây là thống kê của báo lề phải nhé, chứ không lại bảo của lực lượng thù địch đang cố tình bôi nhọ chế độ ta.
Nhưng tất cả những điều đó cũng không bì được với đại nạn đất đai ở nước ta. Đọc bài Bàn chân nổi giận của bác Tương Lai ( tại đây) thấy đắng cay không thể tả: “…chính ông Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sau “sự kiện Tiên Lãng”, số lượt người đi khiếu nại tăng tới 50%, số lượt người khiếu nại tố cáo tăng 50% so với tháng 2, số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan tới đất đai với tính chất rất phức tạp, gay gắt.”
Thế nào rồi cũng có vài quả bom Đoàn Văn Vươn nữa cho mà xem.
Ngay cả ông Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu cũng thừa nhận: “Vừa qua, một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng, cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10- 15 lần. Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân. Tôi về nông thôn, có nông dân nói tại sao lại lấy đất của nông dân chia cho người giàu. Đến dự khởi công một công trình tại Hà Nội, trong khi bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện.”
Đẩy dân đến cùng đường, lỗi tại ai nhỉ?
 Đọc cái kết luận của ông Tổng thanh tra lại càng nộ khí: “Một số địa phương chưa tập trung giải quyết tới nơi tới chốn, còn né tránh đùn đẩy nên người dân bức xúc. Một số trường hợp còn kết luận không chính xác nên dân không đồng tình”. Cái gì cũng chưa… chưa… chưa.., ” một số” và “chưa” nghe nhẹ hều, nghe như chẳng có vấn đề gì lắm. Chỉ khuyết điểm thôi mà, có sai phạm gì đâu, hu hu. Muốn văng tục một câu cho bõ tức: “Chưa” cái con cặc!
Bác Tương Lai có câu kết: “Hình như V.Hugo có nói: “Cái thứ cát ô uế mà bạn xéo dưới chân, hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ thành pha lê rực rỡ”!
Chuyện đã đến nước này còn  văn chương bóng bẩy làm gì nữa, thưa bác?
Mình xin nói thẳng thế này:
Thôi đừng nói ta “đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh..” vân vân và vân vân, nghe ngượng lắm. Hãy hỏi nhau thực lòng, chính quyền ta đang xây dựng là của ai, cho ai và vì ai? Chế độ ta đang phấn đấu là của ai, cho ai và vì ai? Đừng có vòng vòng vèo vèo nữa, nói thật với nhau một câu cho nhẹ người.
Hãy nói thật với nhau đi, trước khi quá muộn.

(*) Vừa đi Phú Quốc về, cũng chưa kịp viết gì để cập nhật...thì  thấy bài này của "Bọ Lập" khá tâm đắc. Xin mạn phép đăng lại để có thêm người đọc. 


Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Đằng sau vấn nạn ách tắc giao thông của Thủ đô Hà Nội


Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn nạn  ách tắc giao thông của thủ đô Hà Nội. Ngưeời ta đã nói đến nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân ít được đề cập, đó là sự thiếu đồng bộ và bất hợp lý trong quy hoạch phát triển kinh tế, quốc phòng trên quy mô quốc gia tuy là nguyên nhân nguyên nhân gián tiếp nhưng đã và đang tạo nên áp lực dân số nghiêm trọng không thể cứu vãn của thủ đô Hà Nội. Nạn ách tắc giao thông của Hà Nội chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, đó là vấn đề hoạch định chính sách  tổng thể ở cấp độ quốc gia. 
Khai thác du lịch thác Bản Dốc từ phía VN
Nếu ai có dịp đến các tỉnh biên giới phía Bắc sẽ thấy một sự mất cân đối trong cơ cấu dân số rất đáng báo động. Tỉ lệ dân số tại đây vốn đã thấp nhất so với toàn quốc lại ngày càng giảm thấp hơn khi dân địa phương  di chuyển về miền  xuôi và vào các tỉnh Tây nguyên và phía nam. Sự ra đi của họ để lại những vùng đất trống rất đáng suy nghĩ, nhất là trong “thế trận an ninh quốc phòng” (như vẫn được đề cập trong các văn kiện  của Đảng và Nhà nước). Bất cứ ai từng một lần đến thăm vùng biên giới phía Bắc, ngay tại hai bên các cửa khẩu lớn như Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái đều không khỏi ngạc nhên trước cảnh tương phản rõ rệt giữa hai bên đường biên. Trong khi ngày càng xuất hiện nhiều cụm dân cư, thị trấn và thành phố của người Trung Quốc áp sát đường biên, thì bên phía Việt Nam là cảnh vắng vẽ, tiêu điều, lạc hậu. Gần đây nhiều người thăm thác Bản Dốc đã phải thốt lên: “ Sắp mất hết cả thác rồi!”. Tại vùng Móng Cái và sông Bắc Luân người Việt Nam thậm chí còn không được vào bên trong một số khu vực vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam . Trên toàn tuyến đường biên phía Việt Nam dân cư rất  thưa thớt như thể “mời chào” trước dòng dân cư đông đúc đang chờ sẵn từ bên kia biên giới.
Cổng vào tham quan Thác Bản Dốc  từ phía Trung Quốc
Một số thị trấn hoặc thành phố vốn có thế mạnh về du lịch, thương mại và công, nông, lâm nghiệp như Lào Cai , Lạng Sơn, Móng Cái, Thái Nguyên phát triển rất chậm và tồn tại như những ốc đảo tách biệt không được kết nối với nhau để tạo thành thế mạnh tổng hợp đủ sức khai thác tốt nhất các nguồn lực tại chỗ đồng thời thu hút đầu tư từ bên ngoài. Trong số nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là do không được chú ý đầu tư đúng mức từ Trung ương. Lý do có nhiều, trong đó có tâm lý coi thường tiềm năng của các vùng sâu vùng xa thường chỉ đáng nhận của bố thí từ trung ương! Các nhà hoạch định chiến lược  dường như cũng không tiếp thu bài học của các nước như Tụy Sĩ, Nhật Bản... tuy đất đai chủ yếu là núi non không khác mấy so với vùng biên giới phía Bắc nước ta nhưng rất phát triển. Ngay cả so với phía bên kia biên giới nơi địa hình và thổ nhưỡng không khác gì bên ta,  nhưng phía Trung Quốc đang phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, nếp tư duy phòng thủ theo mô hình "vườn không nhà trống" còn rơi rớt lại  cũng là một nguyên nhân khiến các nhà hoạch định chính sách do dự, thiếu quyết tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại vùng này (?). Thực ra đó là lối tư duy phòng thủ thụ động hoàn toàn không còn phù hợp với thời đại, không khác nào chưa đánh đã lo thua trận!       
Đoạn biên giới sông Quây Sơn: bên VN trâu đang gặm cỏ, bên TQ là khu liên hợp khách sạn 
Lối tư duy” ăn xổi ở thì” còn được gọi là “tư duy nhiệm kỳ” cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bố trí nhân tài, vật lực “trái khuấy”  như ta thấy gần đây trên quy mô toàn quốc. Đó là lý do tại sao người ta thích mở rộng thủ đô với hàng tỉ tỉ đồng trong khi dè dặt bỏ ra vài chục tỉ để nâng cấp các cửa khẩu xập xệ rất mất cân đối so với phía bên kia biên giới. Đó là lý do tại sao người ta liên tục  mở ra  những dự án , khu nghĩ dưỡng, sân golf ... ngay trên vùng đất trồng lúa xung quanh Hà Nội mà không chịu đầu tư cho các tỉnh biên giới. Một số vị vẫn rao giảng rằng “kinh tế không thể duy ý chí...”, rằng  “trước hết phải tạo ra những đầu tàu...”, v.v... Ý chí ư? Đó chỉ là sự ngụy biên của  những kẻ chỉ muốn kiếm tiền bằng con đường nhanh , nhiều, tốt, rẻ nhất đối với họ!. Đầu tàu ư? Đó là cơ hội để một số kẻ đầu cơ chính trị mau chóng biến thành  “đại gia tư bản”. Cũng thật mỉa mai thay khi  họ luôn mồm đề cao “quan hệ đối tác chiến lược” với  Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông…nhưng lại cứ để các tĩnh biên giới của mình trong tình trạng kinh tế yếu kém và dân số suy giảm...để rồi phải  huy động nguồn lực bằng đường bộ từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lên để “đối ứng” với hàng dởm , hàng lậu  của mấy tỉnh biên giới của "nước bạn"? Buồn cười thay, mới đây “cầu truyền hình hữu nghị “ cũng đã được nối giữa đài TH TW với đài TH Quảng Tây!

Cách tư duy và sự vận dụng như thế thực chất  là gì , nếu không phải là  sai lầm chiến lược ? Hậu quả nhãn tiền là sự lãng phí đất đai và tài nguyên thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn phía bắc sông Hồng đồng thời tạo ra nhiều sơ hở trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tại đây trước nhu cầu cấp bách của ông bạn láng giềng phương Bắc đang rất cần mở rộng không gian phát triển bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, kể cả  xâm canh, xâm cư kết hợp thuê, mua đất, rừng, hầm mỏ v.v.... Sự sai lầm đó đã khiến người dân tại đây không có cách nào khác là phải đổ xô về miền xuôi, chủ yếu  về Hà Nội, như một cứu cánh để "mưu cầu ấm no hạnh phúc"!. Ai muốn có cơ hôi học tập tốt,  việc làm tốt, được chữa bệnh, v.v... đều phải về Hà Nội!  Lại có một sự trùng hợp đầy nghịch lý khi giới lãnh đạo rất  đề cao chủ trương xây dựng thủ đô Hà nội thành một trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội..., chính xác là trung tâm của mọi thứ!.  Hà Nội do đó phải to nhất , rộng nhất, đông dân nhất, hoành tráng nhất, cái gì cũng nhất, nhất...; và mọi con đường đều phải qua Hà Nội!. Cũng với  tư duy đó, người ta quyết tâm ưu tiên xây đường sắt cao tốc Hà Nội -Hồ Chí Minh chứ không phải những con đường và sân bay đang rất cần cho phát triển kinh tế của khu vực biên giới phía Bắc. Thật là phương châm: Cả nước hướng về Hà Nội!  Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải dân số và ách tắc giao thông của Thủ đô như ta thấy hiện nay. Nhưng đây chỉ mới là sự bắt đầu. Nếu những sai  lầm trong quy hoạch phát triển tổng thể của đất nước không được kịp thời chỉnh đốn thì không chỉ ông Đinh La Thăng mà hàng chục ông bộ trưởng kế nhiệm sau này cũng khó có thể giải quyết được vấn nạn ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội!./.  

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Giải pháp biển Đông:Trước hết phải xóa bỏ đường "lưỡi bò"

Kể cũng lạ, cả thế giới đã và đang tốn không biết bao công sức, tiền bạc và cả xương máu, để tìm kiếm cái gọi giải pháp cho xung đột biển Đông - một  vấn  đề vốn chỉ xuất hiện từ sau năm 2009 khi Bắc Kinh bất ngờ công bố đường chín đoạn (giống hình lưỡi bò) được vẽ ra từ thời Tưởng Giới Thạch nhưng chưa bao giờ dám đưa ra công khai. Có thể Bắc Kinh cho rằng giờ đây đã đủ mạnh để thực hiện ý đồ bành trướng và độc chiếm biển Đông. Nhưng chẳng lẽ cái đường mơ hồ chẳng có chút cơ sở pháp lý nào kia lại có "hiệu lực" đến mức khiến cả thế giới phải nhọc nhằn đến vậy? Chẳng lẽ người Hán lại một lần nữa sẽ thành công với  tài nghệ ảo thuật "biến không thành có"?. 

Nếu nước nào cũng có quyền tự vẽ đường biên giới của mình trên biển theo kiểu người Trung Quốc thì người Anh có thể vẽ biên giới của họ thành một cái lưỡi dài sang tận quần đảo Man vi nát bên Nam Mỹ; và biên giới nước Mỹ có thể bao trùm gần hết Thái bình dương; hai nước Úc và New Zealand tha hồ mà vẽ đường chia nhau biển Nam TBD và cả Nam Cực nữa!; và rất nhiều nước khác đều có quyền làm như thế . Nếu nước nào cũng  vin vào quá khứ lịch sử đã từng có tàu thuyền đi lại tại một vùng biển nào đó để đòi "chủ quyền lịch sử" thì  Mông Cổ cũng có quyền đòi chủ quyền đối với biển Hoa Đông và biển Hoa Nam. Thật không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra đối với  hòa bình, an ninh và sự ổn định của thế giới, nhất là đối với các tuyến đường biển quốc tế, nếu tình trạng đòi hỏi chủ quyền tùy tiện như vậy diễn ra trên quy mô toàn cầu. 

Cảnh 2 tàu hải giám TQ đang tấn công  cắt cáp  tàu dầu khí VN
Nếu nước nào cũng chỉ cần vẽ ra những đường đứt đoạn mơ hồ không có tọa độ hoặc cột mốc gì rồi tuyên bố đó là "lợi ích cốt lõi" thì không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra ? Những tưởng cách "đánh dấu lãnh địa" chỉ có trong thế giới động vật hoang dã, nhưng nó lại xảy ra trong trường hợp "đường lưỡi bò" của Trung Quốc!  Cái ranh giới nhập nhằng bao trùm cả vùng biển Đông, trong đó xâm phạm phần lớn thềm lục địa, lãnh hải và toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven bờ khác. Ngay cả trường hợp với  các đảo và bãi đá mà họ đang chiếm cứ giữa biển Đông, theo luật pháp và thông lệ quốc tế, cũng không hội đủ điều kiện để đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển xung quanh. Tuy nhiên điều nguy hiểm là Bắc Kinh đang ráo riết thực thi cái gọi là quyền chủ quyền "tự phong" của họ bằng hành động chiến tranh nóng  xâm hại trực tiếp lợi ích sống còn của các nước láng giềng, nạn nhân đầu tiên là Việt Nam và Philipin. Đã nhiều lần phía Trung Quốc công khai đe dọa tấn công đối với hai nước này. Trong nhiều trường hợp hải quân Trung Quốc mặc thường phục hành động như kẻ cướp thực thụ đối với dân chài Việt Nam. Tóm lại, không ai khác, chính Trung Quốc đang thực sự gây ra nguy cơ chiến tranh nóng tại khu vực. 

Vậy nên, thiết nghĩ cộng đồng quốc tế không nên tốn thời gian bàn giải pháp khi mà phía Trung Quốc đã khăng khăng bác bỏ mọi giải pháp đa phương; trước hết hãy yêu cầu Bắc Kinh phải chính thức xóa bỏ đường lưỡi bò phi lý của họ. Nhân dân các nước ven biển Đông cùng các bên có lợi ích kinh tế và hàng hải tại biển Đông không bao giờ chấp nhận sự độc chiếm như vậy của Trung Quốc. Mọi sự nấn ná ngoan cố của Bắc Kinh chỉ phương hại đến lợi ích của các bên liên quan và của chính bản thân mà thôi. /.     

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Chiến tranh với Việt Nam: TQ không mất nhiều?

Đó là tiêu đề của một bài viết mới xuất hiện trên Đài BBC hôm 6/4.Tác giả cũng cho biết :" BBC sẽ đăng phần trả lời đặc biệt của một số nhà nghiên cứu dành riêng cho BBC quanh câu hỏi một cuộc chiến vì Biển Đông có xảy ra hay không. Mời quý vị đón theo dõi". Bài viết được đưa lại dưới đây như một tài liệu để nghiên cứu, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của chủ blog.

Một tàu hải giám TQ đang phun nước vào một tàu cá VN
Tờ báo mạng Asia Times vừa đăng bài của Jens Kastner, một cây bút ở Đài Loan, cho rằng cái giá cho cuộc chiến của Trung Quốc để tranh giành chủ quyền trên Biển Đông là ‘không lớn lắm’.
Theo tác giả, đã xuất hiện những dấu hiệu rộng rãi từ phía Trung Quốc rằng nước này có thể khởi động các cuộc tấn công quy mô nhỏ ở những vùng biển có tranh chấp vốn được tin rằng có trữ lượng dầu mỏ lớn.
Hậu quả của các cuộc phiêu lưu quân sự như thế đối với Bắc Kinh là có thể chấp nhận được, ông Jens Kastner viết.
Thế bí Malacca
Chỉ tính riêng trong tháng Ba (năm 2012), Bắc Kinh đã khẩu chiến với Seoul về một đảo đá ngầm, với Manila về kế hoạch của nước này xây dựng một cầu cảng và với Hà Nội về động thái xây dựng các giếng dầu khí của Trung Quốc.
Cuộc chiến không chỉ dừng lại ở ngôn từ. Tàu cá của Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc bắt và ngư dân trên tàu bị giam giữ.
Điểm chung của tất cả các vùng biển, quần đảo và đá ngầm xảy ra tranh chấp này là chúng nằm gần bờ biển của các nước tranh chấp khác hơn là gần bờ biển Trung Quốc.
Khi các nhà chiến lược nhắc đến ‘Thế bí Malacca’, ý của họ là các tuyến đường thông thương trên biển của Trung Quốc rất dễ bị tổn thương. Nếu xung đột xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì nguồn cung dầu thô cần thiết để giúp nền kinh tế nước này vận hành có thể bị gián đoạn một cách tương đối dễ dàng ở eo biển Malacca vốn nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
Hải quân Philippines được nhìn nhận không phải là đối thủ của Trung Quốc
Theo ước lượng của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng nhu cầu của nước này trong hơn 60 năm.
Với việc nước này loan báo chi tiêu quân sự chính thức của họ trong năm 2012 là 100 tỷ đôla và ngân sách thật sự của họ trên thực tế cao hơn nhiều, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc dường như đang trên đường xây dựng sức mạnh cần thiết để đảm bảo công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng của họ diễn ra suôn sẻ.
Các tên lửa đạn đạo chống tàu chiến của họ sẽ khiến cho Washington phải cân nhắc kỹ trước khi đưa lực lượng của họ vào khu vực để cứu nguy cho đồng minh, cũng như các máy bay chiến thuật trên đất liền ngày càng tăng về số lượng và các tên lửa hành trình chứ chưa nói gì tới hạm đội đông đảo các tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa của họ.
Nếu Bắc Kinh tự tin rằng Washington không muốn can thiệp thì quân đội các nước tranh chấp với họ trong khu vực sẽ phải đối phó với máy bay chiến đấu J-15 được đặt trên tàu sân bay đầu tiên của họ, hạm đội tàu hộ tống đang giă tăng nhanh chóng về số lượng cũng như các tàu đổ bộ lưỡng cư hoàn toàn mới và các tàu chở trực thăng có thể nhanh chóng đưa hàng ngàn lính thủy đánh bộ đến các đảo đang tranh chấp.
Ý chí chính trị
Ý chí chính trị cho các kế hoạch quân sự như thế đã được báo hiệu ít nhất một lần. Trong các bài xã luận trên truyền thông nhà nước của Trung Quốc, nhất là trên tờ Hoàn cầu thời báo, khái niệm về ‘tiểu chiến’ đã được tuyên truyền ngày càng nhiều kể từ năm 2011.
Hồi đầu tháng Ba, thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo phát biểu trong cuộc họp Quốc hội rằng Quân đội giải phóng nhân dân nên chuẩn bị sẵn sàng cho các ‘cuộc chiến cục bộ’.
"Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được."
Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham
Các chuyên gia mà tờ Asia Times phỏng vấn cho rằng Trung Quốc có thể đạt được các mục tiêu tương lai với các cuộc tấn công quân sự hạn chế.
Ông Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham, nhận định rằng điều này tùy thuộc phần lớn vào việc cuộc tiểu chiến đó là nhằm mục đích gì, nó được tiến hành như thế nào và chống lại quốc gia nào.
Ông Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không là mục tiêu tấn công bất chấp các cuộc khẩu chiến bùng nổ gần đây giữa hai nước sau khi người đứng đầu Cục hải dương Trung Quốc cho rằng đảo san hô Leodo, một đảo ngầm ngoài khơi hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc khởi động một chiến dịch quân sự thậm chí ở mức độ hạn chế nhằm vào Hàn Quốc sẽ là một hành vi hết sức nghiêm trọng mà không ai có thể dung thứ,” ông Tsang nói.
“Hoa Kỳ sẽ phải có lập trường mạnh mẽ và có hành động ngay lập tức tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để áp đặt một lệnh ngừng bắn,” ông nói thêm.
"Tuy nhiên, một cuộc đối đầu quân sự nhỏ đối với Việt Nam hay Philippines để giành chủ quyền các đảo san hô ở Biển Đông là một vấn đề hoàn toàn khác," ông Tsang lập luận.
‘Có thể kiểm soát’
"Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt."
James Holmes, giáo sư chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ
“Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được,” ông nói.
“Nếu cuộc xung đột này không kéo dài và ở mức độ hạn chế thì tác động tức thời sẽ không lớn lắm.”
Tuy nhiên, ông Tsang cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam hay Philippines sẽ càng làm cho các nước Đông Nam Á mong muốn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.
“Nhưng về cơ bản những nước này không thể làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc đang khẳng định mình,” ông nói.
Ông cũng nhận định hiệp ước phòng vệ lẫn nhau giữa Philippines và Hoa Kỳ có thể cũng không giúp cho nước này ‘miễn nhiễm’ trước một hành động quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc.
“Chúng ta cần phải xem các điều khoản trong hiệp ước này. Chính phủ Mỹ cần phải xem xét rằng một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Philippines có phải là một vấn đề an ninh nghiêm trọng mà nước này cần phải đáp trả hay không và họ cũng cần thời gian để quyết định cách đáp trả phù hợp,” ông phân tích.
Liệu Trung Quốc có dùng biện pháp quân sự để giành chủ quyền các đảo trên Biển Đông?
“Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu chiến sự xong xuôi trước khi vấn đề được đưa ra Quốc hội (Hoa Kỳ) để bàn thảo,” ông nói.
James Holmes, một học giả về chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ, nhận xét Bắc Kinh có thể dễ dàng không gặp vấn đề gì nếu họ tấn công Philippines hay Việt Nam.
“Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt,” ông phân tích.
“Ưu thế của hạm đội của họ so sánh với hải quân các nước Đông Nam Á và việc trang bị các vũ khí mới đặt dọc theo bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu chiến giúp cho Trung Quốc có khả năng răn đe mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột,” ông nói.
Tác động kinh tế
Ông phân tích rằng Trung Quốc sẽ để dành chứ không triển khai các vũ khí chiến đấu chính của nước này mà chỉ dùng các tàu được trang bị tương đối ít vũ trang và tương đối tầm thường trong lực lượng hải giám của họ.
“Hải quân các nước Đông Nam Á có thể sẽ đối đầu với các tàu chiến này, nhưng họ cũng biết rõ rằng quân đội Trung Quốc sẽ triển khai các sức mạnh hải quân có ưu thế vượt trội nếu họ dám đối đầu,” ông nói.
Mặt khác, các nhà kinh tế cũng không thấy có trở ng̣ại gì lắm trong một cuộc tiểu chiến của Trung Quốc để giành năng lượng với các quốc gia Đông Nam Á.
"Tuy nhiên việc này (cuộc chiến trên BIển Đông) chỉ có tác động rất nh

ỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
Ronald A Edwards, chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan
“Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ trong ngắn hạn – tức là chỉ vài ngày,” ông Ronald A. Edwards, một chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan, cho biết.
“Tuy nhiên việc này chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
Ông Edwards lập luận rằng kết quả của cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 9 ngày giữa Nga và Georgia năm 2008 mà khi đó Nga đã dùng sức mạnh quân sự vượt trội để đẩy Gruzia ra khỏi Nam Ossetia – một hành động bị phương Tây lên án – có thể được tham khảo để tính toán xem liệu kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho một chiến dịch phiêu lưu quân sự hay không.
“Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ so sánh rất hay,” ông Edwards nói.
“Trong khi tin tức về cuộc chiến này trở thành tít ở mọi nơi trong vài tuần thì không có tác động gì đáng kể về mặt kinh tế ở các quốc gia ngoại trừ Georgia vào tháng 8 năm 2008 và sau đó,” ông nói thêm.
Nguồn: boxitvietnam

--------------

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Tại sao Mark đúng?


Đó là tên của quyển sách dầy 272 trang mới phát hành của tác giả Terry Eagleton. Quyển sách này đang gây sự chú ý rộng rãi không chỉ tại Mỹ, Anh mà trên toàn thế giới, không chỉ trong nội bộ giới học giả mà trong công luận. 
Khách quan mà nói, quyển sách đưa ra một cách tiếp cận độc đáo và khách quan về một chủ đề chính trị gây nhiều tranh cãi nên chủ blog tôi thấy cần đưa lại thông tin cần thiết và  đường link đến nội dung đầy đủ của quyển sách - http://ebookee.org/Why-Marx-Was-Right_1092904.html  cùng với  một số lời bình tại  http://viet-studies.info/kinhte/Eagleton_CaNgoiMarx.htm.  

Được biết cho đến nay quyển sách chưa được dịch ra tiếng Việt(?) do đó chủ blog Bách Việt cũng xin sẵn sàng cộng tác cùng một nhà xuất bản đ địch ra tiếng Việt nhằm đảm mục đích phục vụ công tác nghiên cứu. 

           CA NGỢI MARX  
                                                       
Bây giờ mà ca ngợi Marx thì cũng giống như khen tặng Tần Thủy Hoàng. Phải chăng vì tư tưởng của Marx mà đã có hàng triệu người bị thảm sát, đày đọa, hàng trăm triệu người bị đói khổ, tự do bị cướp đoạt bởi những nhân vật tên là Stalin, Mao Trạch Đông? Sự thật là khi nói Marx chịu trách nhiệm về những thảm hoạ trong thế giới Cộng sản thì cũng như nói Chúa Giê-su chịu trách nhiệm về Toà án Dị giáo và cuộc thán h chiến Chữ Thập Ác dài 200 năm. Sự thật là Marx đã viết ra một lý thuyết (trong tác phẩm đồ sộ “Das Kapital”) phân giải phương cách hữu hiệu cho một hệ thống kinh tế Tư bản được sử dụng để đạt công lý và sung túc cho người dân. Lý thuyết nầy bắt nguồn từ những nhận xét đầy phẩn nộ của ông đối với những xã hội tràn ngập bất công và nghèo đói ở Anh, ở Ái Nhĩ Lan, ở Ấn Độ trong thế kỷ 19. Và những phong trào chính trị giúp các dân tộc nhược tiểu lật đổ đế quốc đã bắt nguồn từ tư tưởng của ông nhiều hơn từ bất cứ tư tuởng của ai khác trong thế kỷ 20.

Trong thế kỷ 19, những tác phẩm của Marx có thể tóm gọn trong những câu hỏi khó trả lời. Tại sao giới tư bản Tây phương có khả năng sản xuất và tích tụ được những tài sản kếch xù chưa từng có mà lại bất lực không dẹp được nghèo đói và bất công? Cơ chế nào đã giúp một thiểu số trở nên rất giàu và tạo một đa số rất nghèo? Tại sao hai thực thể rất giàu và rất nghèo nầy lại có thể tồn tại song hành với nhau trong cùng một xã hội? Có phải bản chất nội tại của hệ thống Tư bản đã chứa sẵn bất công và chiếm đoạt?

Điều mâu thuẫn là một tác giả ít tiền như Marx lại viết rất nhiều về tiền bạc của hệ thống Tư bản. Vậy mà ông đã có thể phân tích những mâu thuẫn, vạch trần những động lực, nghiên cứu lịch sử và tiên đoán ngày tàn của chế độ Tư bản. Nói như vậy không phải để suy ra là Marx coi Tư Bản là một Chuyện Xấu. Ngược lại, ông đã ca ngợi hết lời giai cấp đã tạo ra hệ thống Tư bản (điều mà cả hai phe chống và khen Marx đều im lặng một cách tùy tiện). Marx đã công nhận chưa có một hệ thống xã hội nào cách mạng như vậy trong lịch sử. Chỉ trong vài trăm năm mà giới Tư bản trung lưu đã loại bỏ hầu hết tàn tích của chế độ Quân chủ. Họ đã gầy dựng những kho tàng văn hoá và vật thể, đưa ra khái niệm nhân quyền, giải phóng nô lệ, lật đổ độc tài và đế quốc, tranh đấu cho tự do và thiết lập nền móng cho một nền văn minh thực sự cho toàn cầu. Thật là không có một văn bản nào ca ngợi Tư bản như Bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, kể cả tờ Wall Street Journal.

Tuy vậy, đây dĩ nhiên chỉ là một phần của câu chuyện. Nhiều người coi lịch sử là một nối tiếp của những tiến bộ, nhiều người lại coi lịch sử là một đêm dài đầy ác mộng. Marx coi lịch sử gồm cả hai: Mỗi văn minh tiến bộ lại đem theo những dã man mới. Marx đồng ý với những khẩu hiệu của giới trung lưu:“Tự Do, Công Bằng, Bác Ái” nhưng ông đặt vấn đề vì sao những khẩu hiệu tốt đẹp đó lại phải được thực hiện bằng những bạo động, những nghèo đói và những bóc lột. Chế độ Tư bản đã sử dụng nhân lực một cách hữu hiệu nhưng người dân vẫn phải làm việc cật lực hơn cả thời đại đồ đá. Lý do dĩ nhiên không phải vì thiếu tài nguyên mà vì chế độ Tư bản theo đuổi Quyền Lực và Lợi Nhuận một cách ham hố đến mức biến đổi các quốc gia yếu kém thành thuộc địa, con người thành nô lệ cho một loại thực dân mới. Đồng thời tạo ô nhiễm, nạn đói và chiến tranh. Một số người chống Marx sẽ kể ra những cuộc tàn sát tại Nga Sô và Trung Cộng. Nhưng họ cũng nên kể thêm những cuộc tàn sát của hàng triệu dân lành tại Á châu và Phi châu khi các lực lượng Tư bản, Phát-xít,
Thực dân, Đế quốc gây chiến với nhau. Ngày nay, trong khi hầu hết những người theo Marx đều lên án Stalin, Mao thì một số các nhà trí thức Tư bản vẫn còn tìm cách biện minh cho cuộc oanh tạc thành phố Dresden hoặc sử dụng bom nguyên tử trên Hiroshima & Nagasaki. Tôi cũng muốn hỏi bạn có còn nhớ ngày 11 tháng 9, cách đây 38 năm? Đó là ngày nước Mỹ giúp tướng Pinochet lật đổ chính quyền dân chủ của Tổng thống Allende với hậu quả là con số nạn nhân Chí-Lợi sau đó của nhà độc tài Pinochet đã vượt qua nhiều lần hơn con số gần 3,000 nạn nhân Mỹ đã chết trong ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Nữu Ước.

Marx không phải là một người mơ mộng, lý tưởng mà là một người thực tế. Ông tin thế giới có thể trở nên tốt đẹp hơn. Trong những năm của thập niên 1840, ông tin nước Anh có đủ thực phẩm để giúp Ái Nhĩ Lan tránh được một nạn đói khổng lồ. Vấn đề, theo ông, là cách tổ chức tiến trình sản xuất để cho người làm sản xuất không bị bóc lột bởi người nắm quyền sản xuất. Theo ông, viễn ảnh duy nhất của tương lai là sự thất bại của hiện tại. Trong thời đại Trung Cổ, những người bênh vực chế độ Quân chủ đã tuyên bố chủ thuyết Tư bản không thể nào thành công vì đi ngược lại với bản năng tự nhiên của con người. Ngày nay một số nhà Tư bản cũng nói như vậy về chủ nghĩa Xã hội. Chúng ta thường có khuynh hướng tuyệt đối hoá vấn đề. Chủ nghĩa Xã hội dĩ nhiên sẽ không làm sạch được xã hội. Sẽ vẫn còn những bất công, tham nhũng, độc tài, … nhưng ít ra là không có những trường hợp quá độ của Enron, của Bernard Madoff, …

Trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, người ta thấy Marx là một nhà tư tưởng đầy nhân đạo. Theo ông “sự tự phát triển của mỗi cá nhân là điều kiện tạo sự phát triển của cộng đồng.” Điều khó tin hơn nữa, nếu ta đọc kỷ bản Tuyên Ngôn nầy để thấy Marx là người tin vào tính cách duy nhất của mỗi cá nhân. Điều gọi là “duy vật” của Marx thật ra bắt nguồn từ ý nghĩa vật thể, thân xác của con người. Một xã hội tốt, theo Marx, là một môi trường mà mỗi cá nhân có thể nẩy nở khả năng theo đúng cách riêng của mình. Theo bước chân của Aristotle, mục tiêu luân lý của Marx là sự tự phát triển cá nhân một cách thoải mái. Điều đặc biệt của Marx là ông quan
niệm sự phát triển nầy phải tự phát và đồng thời phải liên hệ với tha nhân. Ở mức độ giữa cá nhân với cá nhân thì đây là tình yêu. Ở mức độ chính trị thì đây là xã hội chủ nghĩa. Theo Marx, xã hội chủ nghĩa là một cơ chế có thể tạo điều kiện tốt đẹp nhất giúp cho sự giao thoa phát triển giữa người và người được nẩy nở. Một cách thực tế là so sánh hai hãng xưởng với một bên là lực lượng công nhân làm việc cho lợi nhuận của một người chủ và một bên là lực lượng công nhân làm việc cho lợi nhuận được chia sẻ đồng đều cho mọi người.

Mục tiêu của Marx không phải là lao động mà là giải trí. Vâng, lý do quan trọng nhất để theo chủ nghĩa xã hội là được nhàn hạ, nếu bạn cũng thích nhàn hạ như Oscar Wilde chỉ muốn nằm dài lai rai nhấp rượu và đọc sách cho nhau nghe. Nhưng điều quan trọng theo Marx thì sự nhàn hạ nầy phải là sự nhàn hạ của tất cả xã hội chứ không chỉ dành riêng cho một thiểu số. Chính Marx cũng là một người thích thưởng ngoạn văn nghệ, đàm luận những chủ đề văn chương, văn hoá. Dĩ nhiên ông cũng là một người vô thần. Vì tuy chủ trương cách mạng nhưng ông không thể chấp nhận, chẳng hạn, một Ngày Tận Thế, với bao nhiêu nạn nhân bị đày đọa vì những tội vô nghĩa lý như Tội Tổ Tông. Vì vậy mà ông nghĩ những quốc gia như Mỹ, Hoà Lan, Anh có thể tiến đến xã hội chủ nghĩa mà không cần cách mạng. Lịch sử có những cuộc cách mạng đẫm máu và những cuộc cách mạng ôn hoà. Ngay cả biến cố lật đổ Nga Sô-viết cũng được coi như một cuộc cách mạng không đẫm máu.

Hãy kể ra một vài lãnh vực mà chủ thuyết của Marx cần được làm sáng tỏ:

- Ông không chấp nhận sự thống trị của nhà nước, không khác gì Tea Party của Mỹ hiện nay muốn hạn chế tối đa quyền lực của chính phủ.

- Trước khi có phong trào đòi hỏi
Bình Quyền cho phụ nữ trong những năm 1960, những nước theo xã hội chủ nghĩa đã coi vấn đề nầy như một phần của giải phóng chính trị. Ngay trong chữ vô sản (“proletariat”), gốc của chữ “proles” có nghĩa là “con cái” rất liên hệ với vai trò của người đàn bà. Hiện nay, trong những quốc gia thuộc thế giới đệ tam, nếu ta nhìn ra những ruộng đồng, trong những hãng xưởng, đàn bà vẫn là đa số trong thành phần vô sản cần được giải phóng.

- Trong những năm đầu thế kỷ 20 (1920, 1930), khi người da đen ở Mỹ chưa được đi bầu, những người kêu gọi bình đẳng cho người da màu, chống lại kỳ thị chủng tộc là những người Cộng sản.

- Hầu hết những phong trào chống thực dân đều được bắt nguồn từ tư tưởng của Marx.

- Tư tưởng gia Ludwig von Mises công nhận xã hội chủ nghĩa là “một phong trào cải cách hùng mạnh nhất trong lịch sử đã được sự ủng hộ và đã ảnh hưởng đủ mọi tầng lớp của đủ mọi quốc gia.” Nhưng nếu Marx còn sống thì ông cũng phải nhũn nhặn công nhận đạo Thiên Chúa cũng hùng mạnh và ảnh hưởng trên toàn cầu như vậy.

- Một trong những lo âu của Marx là môi trường sống có thể bị phá hoại vì nhu cầu của tiến bộ kinh tế. Theo Marx, thiên nhiên phải là đồng minh chứ không nên là kẻ thù của chúng ta.

Câu hỏi đặt ra để kết luận là: Vì sao lúc nầy chúng ta cần xét lại giá trị của chủ thuyết Mác-xít? Câu trả lời, buồn cười thay, là vì chủ nghĩa Tư bản.

Bạn có nghe những nhà tư bản từ Á sang Âu liên tục ta thán về những vấn đề của chủ nghĩa Tư bản? Những khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu thúc đẩy chúng ta phải đặt lại vấn đề về một chủ nghĩa Tư bản mà chúng ta đang sống chết với nó. Và chính bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản của Marx sẽ giúp chúng ta đặt lại vấn đề nóng bỏng nầy. Tác phẩm nhỏ bé viết ra cách đây hơn một thế kỷ rưỡi đã dự đoán Tư bản sẽ được toàn cầu hoá và sự bất bình đẳng sẽ càng ngày càng lớn. Tất nhiên là Bản Tuyên Ngôn nầy không có câu trả lời cho mọi câu hỏi liên quan đến nền kinh tế của thế kỷ 21. Nhưng điều quan trọng là chúng ta không nên tuyệt đối hoá và khái quát hoá một chủ thuyết của một đại tư tưởng gianhư Karl Heinrich Marx.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Con cháu Hai Bà thời nay(*)


BỐN CÔ GÁI VIỆT NAM XINH ĐẸP

Tác giả: Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Có những cô gái Việt Nam đứng xếp hàng cho đàn ông nước ngoài chọn mua về làm vợ.
Có những cô gái Việt Nam bị khinh bỉ, xăm soi khi trình hộ chiếu VN để nhập cảnh vào Mã Lai, Singapore, Hàn Quốc…
Có những cô gái đáng thương khác phải bán mình kiếm sống trong những điểm mát xa trá hình, trong những quán bia ôm dâm loạn…
Có những cô gái phải cam phận làm nô lệ tình dục ở quê người thông qua các đường dây buôn bán phụ nữ qua biên giới.
Có những cô gái làm đĩ cao cấp bằng cách khoe mông, khoe ngực, tạo xì căng đan để mồi chài các đại gia lắm tiền nhiều của.
Có những cô gái khóc ngất lên khi gặp được sao Hàn.
Có những cô gái còn ở tuổi học trò đã sẵn sàng xông vào cấu xé, lột truồng, nhục mạ nhau chỉ vì ganh ăn, ghét ở.
Có những cô gái thí đời vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng trong những tụ điểm ăn chơi để quên đi thực tại.…
Những cô gái như vậy sẽ luôn hiện lên trên các dòng tin của hệ thống báo đài. Những dòng tin nhói đau ấy như những nhát bút tối màu tạo nên những gam u ám trên bức tranh toàn cảnh của một xã hội vốn không mấy sáng sủa.
Tuy vậy vẫn có những cô gái trẻ khác mà vẻ đẹp của  họ như những tia sáng chiếu xuyên qua bức màn đêm mang lại niềm tin tươi sáng vào thệ trẻ trong chúng ta.
Cô gái đầu tiên mà không hiếm người biết đến là luật sư Lê Thị Công Nhân *. Hãy hiểu về cô qua những gì ghi trên tự điển bách khoa Wikipedia:
Tiểu sử
Lê Thị Công Nhân sinh tại Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam; trú tại tập thể Văn phòng Chính phủ, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân viên chức và tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 2001.
Năm 2004, cô tốt nghiệp lớp luật sư và công tác tại bộ phận thư ký quan hệ quốc tế, Văn phòng Đoàn Luật sư Hà Nội. Năm 2005, thôi việc tại Văn phòng Đoàn Luật sư Hà Nội để về làm việc tại văn phòng Luật sư Thiên Ân.
Lê Thị Công Nhân là thành viên của Khối 8406 và đồng thời là đảng viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam.
Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 năm 2007 vì bị cáo buộc hoạt động “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, và bị xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư Hà Nội.
Vào ngày 11 tháng 5 năm 2007, sau hơn hai tháng tạm giam, cô và Nguyễn Văn Đài được đem ra xét xử, bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ngày 06 tháng 03 năm 2010, Lê Thị Công Nhân đã thi hành xong 3 năm tù, cô được thả về và chịu sự quản chế tại địa phương.
Hoạt động
Lê Thị Công Nhân tham gia phong trào đòi đa nguyên, đa đảng. Lê Thị Công Nhân đã từng viết tham luận, nội dung tố cáo Tổng Công đoàn Việt Nam hiện nay không bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và kêu gọi thế giới hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất để lập ra những công đoàn độc lập cho công nhân Việt Nam, thể hiện đúng chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam được nêu trong điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1992. (“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.”)
Cô là phát ngôn viên công khai của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, cô đã trả lời một số cuộc phỏng vấn của các đài và báo chí ngoại quốc và viết bài nói về thực trạng của Việt Nam. Vào tháng 12 năm 2006, trả lời cuộc phỏng vấn hội đoàn Lên Đường ở hải ngoại với những lời lẽ phê phán chỉ thị số 37/2006/CT-TTg củaThủ tướng chính phủ về việc quy định một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, cô nói: “Là một luật sư thì tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của mình rằng chỉ thị 37-TTG ngày 29/11/2006 là hoàn toàn vi hiến”.
Cô đã được mời tham dự Hội nghị Công đoàn Tự do tổ chức tại Warszawa, thủ đô của Ba Lan, (28 – 30 tháng 10 năm 2006), nhưng cô không tham dự được vì bị công an giữ lại trước khi lên máy bay.
Từ đầu tháng 12 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, cô đã cùng luật sư Nguyễn Văn Đài tổ chức các lớp học về dân chủ và nhân quyền, vận động giới thiệu các tổ chức như Đảng Dân chủ, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Khối 8406… cho một số sinh viên, trí thức và người khiếu kiện, tại văn phòng luật sư Thiên Ân…
Người con gái thứ hai là Đỗ thị Minh Hạnh *.
Hãy biết về cô qua ghi chép của Bác 8 Bến Tre:
Minh Hạnh sinh ngày 13-3 năm 1985 trong một gia đình cả cha mẹ đều là cán bộ Cộng Sản ở Di Linh, Lâm Đồng. Năm 18 tuổi cô đã bắt đầu hoạt động bênh vực cho những người dân oan Lâm Đồng làm đơn khiếu kiện đât đai. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Minh Hạnh vào Sài Gòn tiếp tục học trường Cao Đẳng Kinh tế.
Năm 2005 cô đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai và bị án 3 tháng tù giam. Khi hay tin chánh quyền CSVN cho Trung quốc đầu tư khai thác Bauxit tại Tây nguyên, cô đã bí mật cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đến tận nơi chụp ảnh các nông trường của TQ tại đây và chuyển đi toàn cầu qua mạng Internet.
Năm 2007 Minh Hạnh đã tổ chức cho công nhân người Việt bị áp bức tại công ty nước ngoài để biểu tình và đình công để được tăng lương và an toàn lao động. Tháng 12 năm 2009 cô đã bí mật đi đường bộ sang Cambuchia, Thái Lan để đến Malaysia tham dự đại hội kỳ 2 của Ủy ban về người lao động Việt nam.
Những hoạt động yêu nước đó của Minh Hạnh đã đẩy cô vào tù.
Vào ngày sinh nhật thứ 27 của Minh Hạnh, tác giả Ngô An viết những giòng sau đây về cô:
Hôm nay – ngày 13 tháng 3 – sẽ là một ngày rất bình thường nếu tôi không biết Hạnh. Tôi còn nợ cô bé ấy nhiều lắm. Có nhiều điều còn nhớ mãi, có những chuyện sẽ không thể nào quên. Thế nhưng, Hạnh vào tù đã được 3 năm, tôi chưa bao giờ viết được một bài trọn vẹn cho em.
Có lẽ, tình càm tôi dành cho Hạnh đã bão hòa, đã đầy ắp để mỗi con chữ về Hạnh cũng là thừa. Có lẽ, tôi nhìn thấy sự thừa thãi trong những dòng chữ của mình vì đã có nhiều người viết về Hạnh mặc dù họ chưa được gặp em một lần. Mặc dù họ chưa được một lần nghe Hạnh hát, những bài hát do em tự đặt lời, giọng tự nhiên, trong sáng, không chải chuốt. Nhưng, quả thật, những dòng chữ họ dành cho Hạnh thật ấm áp, thật nghĩa tình như đã quen Hạnh từ lâu.
Những ai đã có lần biết Hạnh, có lẽ sẽ nhớ mãi đôi mắt long lanh sáng của em chứa cả một bầu tâm huyết, Hạnh tin ở con người, cuộc sống, Hạnh tin mãnh liệt ở lý tưởng và điểm đến trên con đường chông gai mà em đã chọn. Bởi đó là hoài bão của em. Hoài bão của Hạnh không phải là một người chồng giàu, một căn nhà đẹp mà là một cuộc sống công bằng, cơm no cho người nghèo, áo ấm cho kẻ không nhà. Và em đã chọn một lối đi riêng cho mình – không giống những cô gái đồng trang lứa – để thực hiện hoài bão đó.
Tác giả Vũ Đông Hà viết về Minh Hạnh: “Hạnh đã cùng với Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng”.
Thi sĩ Trần Trung Đạo đã viết “Mấy vần thơ cho Đỗ thị Minh Hạnh”:
Đất nước mình không có hôm nay
Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu
Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ
Nếu không có những người con gái như em
Dòng sông dài và phiến đá chông chênh
Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ hãi
Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại
Dân tộc này rồi sẽ ra sao?
Lịch sử đang chờ em để bước sang trang
Dân tộc vịn vai em để đi cùng nhân loại
Những người chết đang bắt đầu sống lại
Những người đi đang lần lượt quay về
Và Hạnh đã viết trong thư gởi mẹ từ trong tù:
“Má ơi, con rất là đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù bao nhiêu năm cũng được… Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi… để cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước phải biết rằng “Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân của mình chứ…”
Người con gái thứ ba tôi muốn nói đến là Trịnh Kim Tiến *. Cha già bị công an vô cớ đánh chết, cô gạt những giọt nước mắt bi thương, lao ra đường cùng bạn bè tham gia hầu hết những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược.
Sắp bước lên xe hoa về nhà chồng nhưng cô gái trẻ vẫn đau đáu với quê hương. Bài viết mới nhất của cô đăng trên Face book:
Chắc chắn rằng không chỉ mình tôi mà tất cả mọi người, ai cũng đều mong mỏi đất nước của mình một ngày nào đó “sánh vai cường quốc năm châu”, vươn đôi vai ngang tầm thế giới.
Nhưng một điều thật đáng buồn, những vấn nạn xã hội, kinh tế, văn hóa đã khiến hình ảnh của đất nước, dân tộc Việt Nam xấu đi quá nhiều trong mắt bạn bè Quốc tế. Khi người Việt cầm visa, hay hộ chiếu của mình qua các nước du lịch, đi học cũng như định cư , họ thường bắt gặp những ánh mắt kì lạ nhìn về phía họ.
Phải chăng do nhiều yếu tố  khiến chúng ta thua kém bạn bè. Người Việt ta vốn dòng máu Lạc Hồng, truyền thống  ngàn năm văn hiến, tôi tin rằng chúng ta không bao giờ bằng lòng và chấp nhận điều đó.
Từ những thứ nhỏ bé nhất như gánh hàng rong ở Việt Nam cho đến những hãng hàng không  cũng có những chênh lệch với nước bạn.
Và tấm lòng của cô với những thân phận nghèo khó:
Không chỉ đọc, mà thực sự tôi còn chứng kiến nhiều lần những cảnh tượng nhức nhối xót thương.  Mỗi buổi chiều tôi thường cùng mẹ sang bên ngõ chợ mua đồ ăn, nhìn thấy hình ảnh những người phụ nữ gày gò, đen xạm , ôm chặt quang gánh chạy thật nhanh mỗi khi thấy chiếc xe đồn của phường đi đến dẹp chợ, đến mức rơi cả một chiêc dép bên chân lại. Cứ như thể họ đang đi chạy nạn, tránh bom đạn hay đang bị cướp giật. Những dân phòng, công an phường tay cầm dùi cui, vẻ mặt dữ dằn nhìn những người phụ nữ đang thi nhau chạy hàng. Có đôi khi có những sự giằng co, van xin kịch liệt diễn ra giữa đôi bên nếu những người phụ nữ đó không kịp chạy. Những giọt nước mắt tức tưởi, cay đắng, ngậm ngùi đôi gánh hàng rong nuôi lớn con từng ngày .
Và ước mơ của cô: 
Không biết đến bao giờ đất nước tôi  có thể vươn lên tầm cỡ thế giới, nhưng tôi thực sự mong có một ngày, một ngày như thế. Một ngày trên khuôn mặt của những người dân tôi không phải là những nét măt u sầu, ủ rũ mà là những nụ cười hạnh phúc, yên vui. Con người được tôn trọng cùng với nghề nghiệp mà họ đã bỏ sức ra lao động chính đáng kiếm tiền lương thiện.
Hãy cho tôi, thế hệ của tôi còn được sống trong niềm hãnh diện về dân tộc và đất nước thân yêu của chúng tôi.
Người con gái Việt Nam – Sáng tác & trình bày: Dzuy Linh
.
Người con gái thứ tư mà rất nhiều người biết đến và cảm phục là Huỳnh Thục Vy *. Cô còn khá trẻ mà những bài viết của cô về đất nước, về hiến pháp, về dân chủ, về nhà nước pháp quyền…uyên bác, sắc sảo đến không ngờ. Không những chỉ viết, cô gái trẻ ấy đã sống rất kiên cường. Cô dũng mãnh nhìn thẳng vào bạo quyền và đối chọi lại không một chút nao núng.
Sau đây là một số đoạn trích trong bài “Tính chính danh của Hiến Pháp” mà cô vừa viết trên BBC:
Dù có xuất phát từ nhu cầu hay tình trạng nào, khi một thực thể chính trị mang vào mình cái vai trò của một Nhà nước thì bản thân nó phải có khả năng tự vận động để thực hiện những chức năng bắt buộc, nhằm có được lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình.
Nếu thiếu đi những lý do này, Nhà nước sẽ chỉ tồn tại trong sự bất chính. Những lý do đó là: sự đồng thuận trao quyền của người dân, sự hoàn thành tốt các chức năng quản lý và phát triển xã hội của Nhà nước đó, và cuối cùng là sự đảm bảo trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quốc gia và thiết lập sự hiện hữu hài hoà của cộng đồng mà nó quản lý với cả cộng đồng nhân loại.
Dù được thành lập theo cách nào, một chính quyền chính danh phải có được những điều kiện trên, hoặc tiến hành càng sớm càng tốt những thay đổi để có được những điều kiện đó.
Các chế độ độc tài được kiến lập từ sự trao quyền của người dân thông qua một cuộc bầu cử mang tính mị dân, như trường hợp cuộc bầu cử năm 1998 đưa Hugo Chavez của Venezuela lên cầm quyền, thường không có được những nhận thức sâu sắc về sự kiện trao quyền quan trọng này.
“Một khế ước phải có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết”.
Thậm chí những kẻ độc tài mới trỗi dậy nhờ một cuộc bầu cử mị dân như thế sẽ cảm thấy đắc ý với những chiêu thức lừa bịp dân chúng ngoạn mục của mình chứ không phải cảm thấy vinh hạnh vì được lên cầm quyền nhờ sự trao quyền nghiêm túc bằng cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân như trong chế độ dân chủ tự do thực sự. Vì thế, đối với những kẻ độc tài này, nhân dân và quyền lực xuất phát từ nhân dân chỉ là một trò cười, là một thứ để hắn ta lợi dụng.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chế độ hình thành từ “cướp chính quyền” như kiểu cách mà những người Cộng sản Việt Nam đã làm để lên nắm quyền, càng không nhìn nhận vai trò của sự trao quyền này bởi cái tâm thức rằng: chính quyền là do họ cướp được chứ không phải do người dân giao phó cho…Vì thế khi đã nắm được quyền lực trong tay, những kẻ chuyên quyền sẽ sử dụng quyền lực và các nguồn lực Quốc gia như thứ tài sản riêng, bất chấp lợi ích của đại đa số người dân và vận mệnh của cả dân tộc.
Ấy thế nhưng, bất cứ thực thể nào trong thế giới tồn tại được và có thể tồn tại lâu dài cũng chỉ vì nó có lý do để đảm bảo cho sự hiện hữu của mình. Thiếu đi tính chính đáng và sự chính danh thì sự tồn tại này chỉ là một chuỗi những nỗ lực bám víu khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi tất cả các chế độc độc đoán đều sợ bị lật đổ. Nỗi sợ hãi này xuất phát từ bản chất bất chính của nó. Ngai vàng đặt trên sự lừa bịp, các vấn nạn xã hội, sự không cân xứng và hài hoà của các thiết chế xã hội, sự nghèo khổ và mất tự do của người dân trở thành một thứ quyền lực đáng thèm khát nhưng đầy bất hạnh của những kẻ khát quyền lực và của cải bất chính.
Bốn cô gái trẻ yêu nước và rất đẹp ấy  đang đối mặt với những thách thức phi lý không cần có. Một cô đang ở trong tù, chịu sự đối xử khắc nghiệt và tàn nhẫn. Một cô đã ra khỏi tù nhưng bị quản thúc nghiêm ngặt. Một cô phải luôn luôn đương đầu với mọi rắc rối đang vây quanh, mỗi bước đi của cô đều có người theo dõi, mọi phương tiện viết lách và giao tiếp của cô đều bị tịch thu, cả gia đình cô đang đối đầu với hình phạt nặng nề về tài chính, sắp bị cưỡng chế đến nơi…
Những cô gái ấy đang rất khó khăn. Các cô không được tự do, thoải mái như các cô gái khoe mông để câu đại gia, như các cô gái ngất xỉu vì gặp được sao Hàn, như các cô gái suốt ngày chỉ biết ăn diện và đi shopping…Trong xã hội đầy nghịch cảnh như hiện nay, các cô gái trẻ có thể tự do làm mọi việc, kể cả những việc suy đồi bại hoại, ngoại trừ việc yêu nước theo kiểu cách của riêng mình.
Vì vậy bốn cô gái xinh đẹp, yêu nước theo cách thức của riêng mình nói trên đang bị bao vây, ngăn chận. Nhưng không vì thế mà những tia sáng chói lọi  phát ra từ tâm hồn thanh cao và  trí tuệ sáng rỡ của các cô không xuyên qua được bức màn u ám để mang lại sự lạc quan cho mọi người.
Tôi vẫn tin vào thế hệ trẻ Việt Nam.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này