Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Hai sự kiện, hai tầm nhìn

Trong những ngày này có hai sự kiện mà có lẽ người VN nào cũng phải động lòng trắc ẩn. Đó là sự kiện người đúng đầu TQ dự duyệt binh tại lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít lần thứ 70 tại Hồng Trường và sự kiện người đúng đầu đất nước VN mãi loay hoay với cơ cấu nhân sự trước Đại hội Đảng lần thứ XII. Thoạt nhìn đó chỉ là việc bình thường như thể "việc ai người nấy làm"... Nhưng nghĩ thêm chút sẽ thấy cái tâm thế và tầm nhìn hoàn toàn chênh lệch nhau giữa hai nhà lãnh đạo tối cao và cũng là giữa hai quốc gia mà họ lãnh đạo.

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Tài liệu tham khảo: Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam làm kinh tế

Chủ blog Bách Việt nhận được bài viết này qua họp thư bạn đọc với tiêu đề " Quân đội DCSVN là một thứ kiêu binh". Sau khi tìm hiểu và đối chiếu thấy nội dung cơ bản trùng khớp với những thông tin công khai trên truyền thông VN do đó xin mạn phép đưa lại với tiêu đề khác để làm tư liệu tham khảo và không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ blog.

                                                 Quân đội DCSVN là một thứ kiêu binh

SÀI GÒN (NV) - Ðó là nhận định của nhà báo Mike Ives, hãng AP, qua sự kiện Bộ Quốc Phòng CSVN khăng khăng giữ 157 hecta đất vốn thuộc phi trường Tân Sơn Nhất để cho thuê làm sân golf.
Cũng vì Bộ Quốc Phòng CSVN không chịu giao lại 157 hecta đất này, Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) đã đề nghị chính quyền Việt Nam vay 15.8 tỉ Mỹ kim để thực hiện dự án xây dựng phi trường Long Thành do “phi trường Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2020.”

Ngoài việc tạo ra khoản nợ lên tới 15.8 tỉ Mỹ kim, một báo cáo của chính quyền tỉnh Ðồng Nai cho biết, nếu thu hồi 5,000 hecta đất để thực hiện dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người
Dự án phi trường Long Thành đã bị nhiều người, nhiều giới phản đối kịch liệt. Những phân tích về sự nguy hại của dự án đối với kinh tế, tài chính quốc gia đã khiến Quốc Hội Việt Nam chùn tay, chưa phê duyệt dự án. Nay, chế độ Hà Nội đang vận động Bộ Chính Trị của đảng CSVN để tác động đến Quốc Hội.
Nhà báo Mike Ives cho rằng, 157 hecta đất của phi trường Tân Sơn Nhất mà Bộ Quốc Phòng Việt Nam đem cho thuê làm sân golf chứ không giao lại để mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất là “biểu tượng của mâu thuẫn lợi ích giữa quân đội Việt Nam và dân chúng Việt Nam.”

Mike Ives nhắc lại tình trạng quân đội Việt Nam - lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ quốc gia đang làm chủ hai tập đoàn lớn tại Việt Nam là Ngân Hàng Quân Ðội và Viettel, đồng thời còn nắm trong tay hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong đủ mọi lĩnh vực (xây dựng, đóng tàu, may mặc,...). Chế độ Hà Nội từng công bố một thống kê, theo đó, năm ngoái, các doanh nghiệp của quân đội Việt Nam đạt lợi nhuận trước thuế là 2.1 tỉ Mỹ kim.
Bên cạnh đó, trước nay, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, các doanh nghiệp của quân đội hoạt động ngoài tầm kiểm soát và nhiều hoạt động của hệ thống này thiếu minh bạch.
Ðó cũng là lý do mà nhà cầm quyền CSVN từng vài lần yêu cầu quân đội sắp xếp lại hoạt động của các doanh nghiệp quân đội. Tuy nhiên nhiều người tin rằng, rất khó đẩy quân đội Việt Nam ra khỏi các hoạt động thương mại để chỉ thực hiện vai trò quốc phòng như quân đội nhiều quốc gia khác.
Có một sự kiện mà nhà báo Mike Ives không đề cập trong bài viết vừa được AP công bố. Ðó là hồi trung tuần tháng trước, ông Phan Anh Minh, thiếu tướng, phó giám đốc công an Sài Gòn, từng tiết lộ, các doanh trại quân đội ở Sài Gòn là những “tổng kho” chứa hàng buôn lậu. Tuy nhiên viên thiếu tướng, phó giám đốc công an Sài Gòn, không cho biết chi tiết về vấn đề vốn rất đáng chú ý này.

Tại hội nghị tổng kết hoạt động trấn áp tội phạm trong ba tháng đầu năm nay của công an các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Ðông Nam Bộ (Sài Gòn, Ðồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), ông Minh loan báo, vừa qua, công an Sài Gòn đã phối hợp với nhiều ngành khác như Quản Lý Thị Trường, Kiểm Lâm, Thanh Tra Y Tế, thực hiện các cuộc kiểm tra khu vực vành đai của các căn cứ quân sự quanh phi trường Tân Sơn Nhất và phát giác 132 kho chứa hàng buôn lậu.
Ông Minh nhận định, đây là kết quả đáng chú ý sau một thời gian dài bỏ ngỏ một khu vực vốn là nơi qui tụ nhiều hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật.

Trước đó, vào tháng 2, ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam từng loan báo, họ nghi ngờ và đang yêu cầu nhiều ngành, nhiều cấp phối hợp với nhau để kiểm tra những kho chứa hàng nằm trong các doanh trại ở Sài Gòn vì tin rằng chuỗi kho ở những khu vực đó chứa nhiều loại hàng lậu với số lượng lớn.
Vào thời điểm vừa kể, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đang đảm nhiệm vai trò trưởng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam, bảo rằng, có thể các gian thương đã lạm dụng hệ thống kho của quân đội để chứa hàng, chứ chưa thể khẳng định các đơn vị quân đội có liên quan hay không.
Ông Phúc nói thêm là ông ta đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng cử thanh tra tham gia, xử lý vấn đề này và sau khi hoàn tất sẽ công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng song đến nay, chỉ mới có phó giám đốc công an Sài Gòn, xác nhận “nghi vấn” mà ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam từng nêu là có thật.
Vinh Diep's photo.
Kiểm tra một kho chứa hàng lậu và hàng giả. (Hình: Thanh Niên)
Tại Việt Nam, mỗi năm, thiệt hại do buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gây ra lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng. Ðó là chưa kể buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả khiến các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng, thậm chí phá sản.

Cũng hồi tháng trước, ông Nguyễn Văn Cẩn, chánh văn phòng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam, cho biết, dẫu năm ngoái, Việt Nam đã phát giác 23,000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, quý một năm nay, phát giác thêm 4,000 vụ nữa nhưng “kết quả vẫn chưa như mong muốn vì một số lực lượng, kể cả chính quyền một số địa phương chưa tích cực.”

Với những thông tin mà phó thủ tướng Việt Nam rồi phó giám đốc công an Sài Gòn nói thoáng qua, có thể thêm vào yếu tố khiến việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam “chưa như mong muốn” vì gian thương đã mướn được các doanh trại làm hậu cứ. (G.Ð)

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'

Chủ Blog Bách Việt Việt mạn phép đưa lại nội dung cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với Giáo sư Lê Xuân Khoa - cựu giáo sư Đại học John Hopkins liên quan cách đánh giá về cuộc chiến tranh Việt Nam  nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 năm nay (2015). Tiêu đề và nội dung này được sưu tầm trên mạng Internet do đó có thể không được hoàn toàn chính xác, và không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ Blog.  

Giáo sư Lê Xuân Khoa đang định cư tại Hoa Kỳ
BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

​Kịch bản không mong muốn cho biển Đông


TT - Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng cần phải bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế. 


Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Malaysia ngày 27-4. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng thứ ba từ trái sang. Ảnh: EPA

Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN 26 đã đánh trúng gót chân Achin của Bắc Kinh


Đài BBC tiếng Việt hôm qua đưa tin với tiêu đề  "TQ lo ngại về tuyên bố của ASEAN". Theo thiển nghĩ của chủ Blog Bách Việt, việc các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN 26 đã vượt qua sự bất để thống nhất đưa được vào Tuyên bố chung nội dung phản đối hành động xây đảo nhân tạo của TQ tại quần đảo Trường Sa là một thắng lợi "có tính đột phá", đã chạm vào gót chân Achin mà lâu nay Bắc Kinh ra sức che đậy. Đây là hướng đi đúng mà ASEAN cần tiếp tục phát huy nếu muốn làm thất bại âm mưu bành trướng và độc chiếm Biển Đông của TQ- Bách Việt. 


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 diễn ra tại Malaysia



Trung Quốc “vô cùng lo ngại” về Tuyên bố của ASEAN liên quan vấn đề Biển Đông, nhắc đến việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông.


Tư Liệu: Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam

Kiến Thức 03/08/2013  - Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.

Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina.


Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Các nước ĐNÁ, kể cả VN chưa có cách ứng phó hữu hiệu ở Biển Đông

Đó là nhận xét của Đô đốc Samuel Locklear - Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ mới đây và được đài VOA ngày 16-04-2015 đưa tin.
Như một sự trùng hợp minh họa cho nhận xét trên, hôm qua 2 chiếc máy bay chiến đấu của Không quân VN đang diễn tập tại vùng biển đảo Phú Quý đã cùng lúc lao xuống biển trong một tai nạn. Nhiều năm nay tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm trắng trợn và rất sâu trong hải phận của VN như vào chỗ không người, dân chài miền Trung liên tục là nạn nhân của tàu thuyền Trung Quốc. Qua cụ giàn khoan 981 cho thấy sự chênh lệch lực lượng hoàn toàn với đối phương. Người dân khó hiểu về tiềm lực quốc phòng thật sự của đất nước đến mức nào, và tại sao con số tướng lĩnh tăng cao nhất thế giới nhưng chất lượng binh lực lại dẫm chân tại chỗ, nếu không nói là tụt hậu, đặc biệt quá yếu kém so với đối phương? Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù lại một lần nữa phát động chiến tranh xâm lược bành trướng?
Nhân đây cũng xin lưu ý về câu kết trong phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear: "Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng của mình với quyết tâm rất lớn và chính sách của Mỹ cần phải được điều chỉnh một cách thận trọng.". Sự "thận trọng" này của Mỹ là gì nếu không phải là "có giới hạn", và giới hạn đó là gì thì người VN có thể nhận biết qua quá trình người Mỹ đã dung túng TQ lấn chiếm Biển Đông như thế nào thời gian qua. Và nếu nói Việt Nam "dựa vào nội lực là chính", thì chắc là khó lắm khi mà "thế trận lòng dân" không còn nữa - Bách Việt. 

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này