Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Tư liệu: Cựu Tổng Bí thư Lê Duẩn nói về Trung Quốc và cảnh báo âm mưu của TQ

Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog. Christopher E. Goscha hiện đang giảng dạy môn Lịch sử tại American University và Trường Quốc tế ở Paris. Ông là đồng Giám đốc Nhóm nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris. Gần đây ông có tác phẩm đã in “Mậu dịch vùng biên giới Việt Nam với Hoa Nam thời đầu chiến tranh” (Asian Survey, 2000) và đã trình luận án về đề tài Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Viện Đại học Sorbonne. 

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Không sống hèn, sống nhục và sự thật lịch sử

 -Muốn có thể sống khí phách, cương trường bảo vệ non sông bờ cõi, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, con người phải thực sự yêu, gắn bó với lịch sử cha ông.

Người viết bài thực sự rưng rưng khi đọc lá thư của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó CT nước viết gửi bè bạn quốc tế, đăng trên VietNamNet ngày 04/6. Đằng sau những câu chữ chọn lọc, khúc triết của nữ chính khách từng trải qua những ngọt bùi trên bàn đàm phán 04 bên tại Hội nghị Paris hơn 40 năm trước đây, quá hiểu cái giá của chiến tranh, cái giá của hòa bình, quá hiểu khát vọng độc lập, tự do dân tộc của người dân Việt, là con tim chân thành, đau đớn của một người phụ nữ, trước chủ quyền đất nước đang bị khiêu khích trắng trợn:

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Lựa chọn nào cho Việt Nam?

Giàn khoan Haiyang 981- "lãnh thổ di động" của TQ
Những ai theo dõi diễn biến tình hình vụ giàn khoan Haiyang981 và không khí tranh luận suốt tháng nay đều không tránh khỏi cảm giác thất vọng khi nghe người đứng đầu QĐNDVN phát biểu tại Hội nghị Sangri-la mới đây. Từ sự im lặng khó hiểu của người đứng đầu Đảng đến bài phát biểu mạnh mẽ rõ ràng của người đứng đầu Chính phủ và bây giờ là lời phát biểu "ôn hòa" đến mức nhạt nhòa của người đứng đầu Quân đội(*) là những cung bậc trầm bổng đầy xúc cảm đối với hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước,cảm nhận chung nhất là khó hiểu Việt Nam đang đi theo hướng nào. 

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

'Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc' (*)

(*)Trong lúc dây đàn tinh thần của  VN vừa căng lên một chút thì hình như lại đang chùng xuống  với một số dấu hiệu từ giới lãnh đạo đất nước, trong đó có  phát biểu của người đứng đầu QĐND VN  tại Sangri-La mới đây . Liên quan đến bài phát biểu của vị tướng quân VN,  Giáo sư  Carl Thayer- chuyên gia lão luyện về quan hệ quốc tế và người bạn kiên nhẫn nhất của VN  vừa có bài bình luận kịp thời, trong đó chứa đựng những góp ý nhẹ nhàng nhưng cũng là sự cảnh báo đối với VN và thế giới về nguy cơ bành trướng Trung Quốc .   Bách Việt xin mạn  phép đăng lại nguyên văn để bạn đọc tiện tham khảo.

Cập nhật: 09:38 GMT - thứ sáu, 30 tháng 5, 2014

Phái đoàn Việt Nam đứng trước nhiều thách thức tại Đối thoại Shangri-la năm nay

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay(*)

(*)Phát lại bài viết của tác giả Bách Việt do người Việt ở Philippines sưu tầm, với hy vọng có tác dụng tham tham khảo thiết thực trong bối cảnh tình hình Việt Nam hiện nay. 

Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình.  Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc.  Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.


Tóm lại, mọi động thái ứng xử của Việt Nam hiện nay vẫn rất lúng túng, và mục đích chính vẫn chỉ để trì hoãn, hơn là thực sự giải quyết vấn đề về lâu dài trên cơ sở hòa bình.  Vận mệnh của Việt Nam do vậy đang là “ngàn cân treo trên sợi tóc”.  Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo của Việt Nam vào lúc này.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?


Việt Nam vẫn 'chần chừ' chưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như vụ Hoàng Sa bị 'cưỡng chiếm' là do lãnh đạo còn 'e ngại' động chạm tới 'quan hệ hữu nghị với Trung Quốc' và thiếu một sự thống nhất 'quyết tâm' trong nội bộ lãnh đạo từ Đảng tới Quốc hội, theo một nhà nghiên cứu từ trong nước.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Việt Nam có thể làm gì và nên làm gì với Trung Quốc?

Một tranh biếm họa cũ nay vẫn còn nguyên giá trị
Đây là câu hỏi thường dẫn đến nhiều câu trả lời khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, không chỉ trong nội bộ người Việt Nam mà trên thế giới. Bởi vì quan hệ Việt-Trung giống như một chiếc hàn thử biểu loạn nhịp trước nhiệt độ nóng lạnh thất thường trong quan hệ giữa hai quốc gia "vừa là đồng chí vừa là anh em", có lúc tưởng như sóng đã yên biển đã lặng, bỗng chốc ào lên những đợt sóng cồn. Với tình trạng quan hệ bấp bênh như thế, phần bị động thiệt thòi luôn thuộc về Việt Nam, và tình huống luôn đặt Việt Nam vào thế phải lựa chọn giữa chiến hay hòa, giữa đối đầu hay cam chịu..., đằng nào cũng khó cả. 

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này