Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

10 lỗi chính tả đắt giá nhất


Lỗi chính tả thời đại nào cũng đều có và ít nhiều ai cũng mắc phải. Nó là một hiện tượng tự nhiên, thậm chí có thể nói là một đặc điểm mang tính "nhân văn" và là cần thiết..., vì nó giúp người ta nhận biết cội nguồn, ví dụ dễ dàng nhận ra đồng hương dù ở tận chân trời góc biển; nếu gặp ai nói "em là người hà lội"...thì đúng đó là người gốc Hà Nội không phải nghi ngờ!
Nhưng lỗi chính tả cũng gây ra nhiều vấn đề do hiểu nhầm, tại hại nhất là gây thiệt hại kinh tế tài chính như những trường hợp cụ thể dưới đây -Bách Việt.

1. Cổ phiếu J-Com giá một yen

Tháng 12/2005, Mizuho (Nhật Bản) giới thiệu công ty mới có tên J-Com Co., chào bán với giá 610.000 yen mỗi cổ phiếu. Chưa đầy năm sau, một trong số các giao dịch viên của họ đã bán 610.000 cổ phiếu với giá... một yen mỗi cổ phiếu, "tiễn" 340 triệu USD khỏi ngân sách công ty.

2. Mua nhầm cổ phiếu của chính mình - 175 triệu USD

Năm 1994 chứng kiến vụ mua cổ phiếu của Juan Pablo Davila, nhân viên của Codelco, một công ty quốc doanh tại Chile. Lúc đó, Juan đã mua số cổ phiếu mà chính mình đang bán. Sau khi nhận ra sai sót, ông đã cố gắng sửa chữa nhưng đến cuối ngày, Davila đã gây thiệt hại 175 triệu USD cho quốc gia. Ngoài chuyện đuổi việc nhân viên, Codelco đã khởi kiện Merrill Lynch (công ty giao dịch) vì cho phép Juan giao dịch chưa được phép, song chỉ nhận được 25 triệu USD dàn xếp. Từ đó, "davilar" - thuật ngữ mới ra đời được dùng để miêu tả những vụ sai sót kinh điển.

3. Dấu gạch nối của NASA - 80 triệu USD

Năm 1962, tàu thăm dò liên hành tinh Mariner 1 trị giá 80 triệu USD của NASA nổ tung chỉ sau mấy phút rời bệ phóng. Nguyên nhân sau đó được phát hiện ra là trong đoạn mã thiết lập tốc độ và quỹ đạo của con tàu đã thiếu một gấu gạch nối. Arthur C. Clarke, tác giả tiểu thuyết "2001: A Space Odyssey" gọi đây là "dấu gạch đắt nhất lịch sử".

4. In nhầm phiếu trúng thưởng - 50 triệu USD

Một đại lý bán xe hơi ở New Mexico (Mỹ) đã nghĩ ra sáng kiến kích cầu: in 50.000 phiếu cào, một trong số đó có giải trị giá 1.000 USD tiền mặt. Nhưng công ty in đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi cho toàn bộ số phiếu trúng thưởng, tương đương tổng giải 50 triệu USD. Không đủ khả năng thanh toán, hãng bán xe đành tặng mỗi khách trúng giải một phiếu quà tặng 5 USD tại Walmart.

5. Du lịch khiêu dâm - 10 triệu USD và 230 USD mỗi tháng

Công ty du lịch Banner Travel tại California (Mỹ) đã đăng tin về dịch vụ của mình trên tập Trang vàng doanh nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh của mình. Vấn đề xảy ra khi dòng chữ "exotic destinations" (những điểm đến kỳ thú) đã trở thành "erotic destinations" (những điểm đến khiêu dâm) do lỗi đánh máy. Công ty in sau đó bị kiện 10 triệu USD, dù đã xin lỗi và miễn phí tiền hàng tháng trị giá 230 USD cho Banner Travel.

6. Gõ thêm ký tự khiến tăng gấp đôi phí vận chuyển - 1,4 triệu USD

William Thompson, một nhân viên tại Sở giáo dục New York thừa nhận đã đánh thêm một ký tự khiến phần mềm kế toán hiểu sai khiến đơn vị phải trả gấp đôi số tiền vận chuyển, từ 1,4 triệu USD lên 2,8 triệu USD. Sự việc diễn ra vào năm 2006.

7. Chữ P viết trên tên chai bia cổ - 502.996 USD

Một người bán hàng trên trang eBay đã vô tình (hoặc do thiếu hiểu biết) đã bán chai bia Allsopp's Arctic Ale 150 tuổi của mình với giá chỉ 304 USD do không phát hiện ra đây là thương hiệu khác với Allsop's Arctic Ale (có một chữ "p"), một nhãn bia thông thường. Kết quả, một người nhanh mắt đã mua lại và ngay sau đó bán được với giá 503.300 USD.

8. In nhầm giá vé tàu - 500.000 USD

Tháng trước, Sở Giao thông New York vừa phải thu hồi 160.000 áp phích và bản đồ vì niêm yết giá tàu một tuyến mới là 4,5 USD (mức giá cũ), thay vì 5 USD. Số tiền thiệt hại ước tính lên tới 500.000 USD, cũng nhờ lỗi được phát hiện sớm.

9. Mỳ ống phân biệt chủng tộc - 20.000 USD

Trong cuốn "The Pasta Bible" (năm 2010), nhà xuất bản Penguin Australia đã hướng dẫn độc giả nấu món ăn với "muối và thịt người da đen tươi". May mắn cho PA khi số sách này chưa được tung ra thị trường, nhưng họ phải tiêu hủy 7.000 bản có trong kho, với thiệt hại khoảng 20.000 USD.

10. Trích thiếu Kinh thánh - 4.590 USD

Năm 1631, nhà xuất bản Baker Book House (London) đã viết lại 10 điều răn trong Kinh thánh, nhưng vô ý viết thiếu chữ "not" trong điều thứ 7 và trở thành "Ngươi nên ngoại tình". Baker Book House sau đó phải thu hồi toàn bộ số sách để tiêu hủy, chịu phạt 3.000 bảng (con số khổng lồ lúc đó). Còn lỗi lầm này đi vào lịch sử với cái tên "Cuốn Kinh thánh đồi bại".(Theo Phương Linh và Mentalfloss)

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Quyền lực của đàn bà

Bà Aung San Suu Ky

Sau khi viết “Quyền lực với đàn ông”, một bạn gái hỏi: “Đàn bà có đam mê quyền lực không?”. Chần chừ mãi không viết, sợ sai. Viết về “cái bụng” phái đẹp không đơn giản. Ngay trong tình yêu là thứ rất dễ thấy mà:
“Em bảo anh đi đi, Sao anh không ở lại. Em bảo anh đừng đợi, Sao anh vội về ngay”. Có lúc “có” là không, khi “không” là có, ỡm ờ không rõ; Lại có lúc “có” là có, “không” là không,rành mạch quả quyết. Thực hư, hư thực khó lường. Vì vậy định để các chị viết về nhau dễ hơn. Bởi các chị hiểu nhau hơn.
Bạn động viên: “Cứ viết đi”. Ừ thì viết.
Trả lời cho câu hỏi trên, xin thưa: Có, nhưng ít hơn cánh mày râu. Song, cũng khiếp lắm. 

Từ xưa, đàn bà thường đứng sau một người đàn ông, thao túng chính trường. Một Lã Hậu, chân yếu tay mềm, vì quyền lực mà thừa lúc Hán Cao Tổ đi vắng, chặt đầu Hàn Tín rồi giết cả họ ông, một đại tướng lừng danh trong lịch sử Trung Hoa thời Chiến quốc, từng cầm trong tay trăm vạn hùng binh đánh đâu thắng đó, người có công đầu giúp Lưu Bang lập lên triều Hán hơn 400 năm.
Ở Việt Nam thì một Nguyễn Thị Anh, vì muốn con mình được nối ngôi, mà mưu sát chồng là vua Lê Thái Tông rồi đổ vấy cho bà Nguyễn Thị Lộ, chu di ba họ Nguyễn Trãi, gây nên thảm án Lệ Chi Viên, khiến đến tận hôm nay không người Việt Nam nào không rơi lệ cho số phận của người anh hùng dân tộc tài ba mà bạc mệnh.
Nhắc đến các triều đại Trung Hoa, không thể không nhắc tới Võ Tắc Thiên. Lý thuyết chính trị truyền thống Trung Quốc không cho phép một phụ nữ được lên ngôi. Nhưng bà họ Võ, không bằng lòng với vai trò ngồi sau rèm nhiếp chính mấy chục năm, bất chấp tất cả, lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu, và trở thành vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Người đời sau nhận xét về bà: “Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo, là điển hình của sự độc ác, khi mà vì quyền lực, bà sẵn sàng hạ thủ người thân, thậm chí ngay cả với con ruột mình”.
Vì quyền lực, các bà cũng dấn thân không kém đàn ông.
Bà thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan, được tạp chí People bình chọn là 1 trong 50 người đẹp thế giới năm 1988, trở thành thủ tướng ở tuổi 35. Hai lần làm thủ tướng, 2 lần bị truất quyền phải sống lưu vong, bà vẫn không an phận. Khi trở về tham gia tranh cử thủ tướng lần thứ 3, mấy lần bị ám sát hụt, bà không sợ, để rồi cuối cùng bị bắn chết sau khi kết thúc một bài diễn văn vào năm 2007.
Một phụ nữ khác cũng không kém phần nổi tiếng. Đó là bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện. Để trở thành người phụ nữ đứng thứ 47 trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2006, bà đã phải trả giá bằng hàng chục năm tù đầy, giam hãm. Hàng chục năm không được gặp chồng con sống bên Anh quốc. Thậm chí biết chồng sẽ chết vì ung thư, bà cũng không dám rời Miến Điện sang vĩnh biệt chồng, bởi bà biết rằng rời đất nước, bà sẽ không có cơ hội quay lại để tiếp tục cuộc tranh đấu của mình. Nhiều người cho rằng, đất nước Miến Điện hôm nay có được tự do dân chủ, công sức cống hiến của bà không nhỏ.
Khi sếp là đàn bà thì cơ quan, đơn vị chắc chắn được trang trí đẹp hơn, ít ăn nhậu hơn và dường như tham nhũng cũng ít hơn. Và nhân viên được quan tâm chỉn chu hơn, đau ốm được thăm nom, khó khăn được giúp đỡ, thậm chí em nào khó lấy chồng cũng được sếp tạo điều kiện… Chính những quan tâm này khiến nữ anh hùng lao động, giám đốc nông trường Sông Hậu, bà Ba Sương, mới có “quỹ đen” của Nông trường, tạo cớ để người ta kết tội bà 8 năm tù.
Một điểm nữa mà các bà có quyền lực không thua kém các đấng thiên tử mày râu, ấy là tính dâm dục.
Các bà quyền lực thời hiện đại, không thấy sách vở đề cập điểm này. Còn trong lịch sử thì từ Lã Hậu thời Hán, Hoàng đế Võ Tắc Thiên đời Đường, đến Thái hậu Từ Hi đời Thanh đều nổi tiếng ở lĩnh vực này.
Con gái Võ Tắc Thiên là Thái Bình công chúa giới thiệu cho bà nhiều chàng đẹp trai, trẻ khỏe. Các quan thấy bà dâm đãng thì chọn những con cháu khỏe mạnh dâng hiến, thậm chí chính các quan cũng vào cung “phục vụ” hoàng đế để được ân sủng. Vẫn chưa đủ độ, bà còn lập ra Phụng Thần viện, là nơi tập hợp các thanh niên tuấn tú khỏe mạnh nhằm thỏa mãn mình. Phụng Thần viện trở thành nơi dâm loạn nhất của triều đại nhà Đường. Những thanh niên bị thất sủng, sẽ bị giết để diệt khẩu và ném xuống hồ. Sau này Huyền tông Lý Long Cơ cho khai quật, đã phát hiện hàng đống xương người dưới hồ.
Thái Hậu Từ Hi cũng nổi tiếng ăn chơi, dâm dục. Sách vở ghi rằng : Từ khi còn trẻ bà đã là 1 người ham mê nhục dục, khi có quyền lực trong tay, bà không màng giấu giếm chuyện chung đụng với đàn ông, từ các quan thái giám, đầu bếp, kép hát..., không kể thân phận sang hèn...
Tuy nhiên, có lẽ cũng nhờ vào sự ăn chơi của bà mà ngày nay Trung Quốc có một Di Hòa viên cực kỳ hoành tráng, đẹp tuyệt đỉnh. Mình để ý thấy các tua du lịch Việt không ghi điểm này trong lịch trình, có lẽ vì xa (cách trung tâm Bắc Kinh khoảng 35-40 cây số). Đầu năm 1976, mình đã tới thăm. Đấy là một nơi rất đáng chiêm ngưỡng. Bạn nào đi Trung Quốc nên đến đó. Tên tiếng Anh là Summer Palace.
Có một điểm mà ở người đàn bà có quyền lực hơn hẳn cánh mày râu, ấy là mức độ tàn độc của sự trả thù.
Khi còn sống, Hán Cao Tổ sủng ái Thích phu nhân và có ý định lập con của bà là Như Ý làm thái tử vì thấy Như Ý thông minh, tư chất hơn thái tử Lưu Danh (con Lã Hậu). Sau này giành được ngôi cho con, Lã Hậu trả thù. Đầu tiên bà đánh thuốc độc giết Như Ý. Sau đến chặt tay chân Thích phu nhân, móc mắt, đốt tai, cho uống thuốc thành câm, cho ở trong nhà tiêu gọi đó là "người lợn". Đến nỗi Huệ Đế vào xem phải khóc rống, kêu lên: "Việc đó không phải là việc con người làm! Tôi là con của thái hậu, không thể nào trị thiên hạ được!".Từ đó nhà vua ngày đêm uống rượu chơi bời dâm dật, không nghe chính sự, mắc bệnh mà chết khi mới 22 tuổi.
Võ Tắc Thiên cũng không thua kém. Khi lên được ngôi hoàng hậu, bà trả thù Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi bằng cách sai chặt hết chân tay họ rồi bỏ vào chum rượu ngâm để họ không chết ngay.
Nguyên Phi Ỷ Lan thời Lý của Việt Nam cũng mấy lần nhiếp chính. Bà là người tài ba, làm được nhiều điều tốt cho dân cho nước khi cầm quyền. Có lẽ nhờ vậy mà sử sách thể tất cho bà trong việc đầy đọa và hãm hại Thái hậu Thượng Dương cùng 76 người thị nữ. Nghe nói bà rất hối hận về việc này nên đã xây nhiều chùa Phật để sám hối, rửa oan.
TB: Mình theo dõi những người đàn ông khi báo thù chỉ thấy có Mao hành hạ các đồng chí của ông là độc địa nhưng ở một dạng khác.
Tác giả: Trần Thiềm Website

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Liệu Vietnam Airlines có theo bước Vinashin?

Bẳng đi mấy năm không có dịp trở lại khu nhập cảnh quốc tế của sân bay Nội Bài, mới đây nhân một chuyến du lịch, tôi được "gặp" lại khu này và không khỏi ngỡ ngàng về sự xuống cấp của nó.

Dưới ánh sáng dù tù mù bên trong khu đón khách đến (arrival) người ta vẫn đễ dàng nhận thấy tình trạng cũ kỉ lỗi thời đến mức quê mùa của phòng ốc, trang thiết bị và phong cách làm việc tại đây. Có lẽ đối với những du khách mới đến đây lần đầu thì mọi thứ tại đây thật xa lạ so với các sân bay mà họ từng đi qua. Sự khác biệt toát ra từ những viên gạch lát sàn dưới chân đến những quầy hải quan to, thô và từ bản thân những người nhân viên ngồi trong đó. Khác hẳn với tất cả các sân bay quốc tế, ở Việt Nam nhân viên Hải quan và bảo vệ thường có dáng gầy gò lại ăn mặc quá rộng và có thể nói tềnh toàng như dân thường vậy!; họ không quen đứng thẳng chân và tay, .mà đứng khụy một chân trong khi một hoặc cả hai tay đút túi quần trông thật thảnh thơi!...Tất cả khiến họ mất thế oai nghiêm cần thiết của một người đang thực thi công vụ. Lẽ đương nhiên đó không chỉ là bề ngoài, mà còn cho thấy thực chất  công việc.

Có lẽ vì cảm thấy lạ lẫm nên đám hành khách bổng trở nên trầm lắng khi bước vào khu giành cho khách đến.Sự yên tĩnh đó chỉ bị phá vỡ khi mọi người tỏa ra các nơi để tìm cho mình một chiếc xe đẩy hàng.  Nhưng ngay cả  những chiếc xe đẩy hàng đối với họ cũng là một sự lạ lẫm thì phải (?) Chúng trông nặng nề và thô kệt, lại còn han rĩ, thậm chí khó di chuyển hoặc khó lái theo ý muốn; khi chúng chuyển động thì mỗi vòng lăn bánh đều phát ra tiếng kêu cót két...  Không chỉ vậy, những tiếng gầm rú kéo dài phát ra từ các dãy băng chuyền "hòa tấu" cùng tiếng cót két của những chiếc xe đẩy để tạo nên một giàn hợp xướng đặc biệt chào đón du khách đến sân bay Nội Bài -Thủ đô của Việt Nam!

Sẽ là phiến diện nếu không thấy một sự tiến bộ nào đó tại nơi đây. Cũng có đấy! Đó là việc giảm bớt hẳn trong khâu khám xét hành lý một cách "đại trà" như đã từng diễn ra trước đây. Nhưng thay vào đó, nghe nói nạn mất cắp  hành lý kí gửi đang khiến hành khách rất lo lắng. Đó là lý do mà người HDVDL của đoàn chúng tôi đã liên tục nhắc nhỡ mọi người không nên để bất cứ thứ gì có giá trị trong hành lý ký gửi, đặc biệt trong chặng bay về nước!  Đúng là ở nước Việt Nam thường khi được cái này thì mất cái kia, chẳng bao giờ được trọn vẹn!. Ví dụ, trong khi ở  tất cả các sân bay trên thế giới, xe ô tô đưa đón khách đều được phép vào sảnh, thì ở Nôi Bài xe bus đón đoàn khách đông người phải đứng tít bên ngoài buộc số đông người phải lếch thếch kéo đẩy  hàng hóa ra  xe thật nhếch nhác!. Hôm đó chúng tôi được may mắn không bị khám xét ...,nhưng đổi lại chúng tôi phải cuốc bộ ra ô tô. Nhưng dù sao kết  quả  cuối cùng về đến nhà không quá muôn là tốt lắm rồi!.

Theo các nguồn tin cho thấy hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đến nay dù chiếm mưu thế độc quyền với nhiều ưu ái của Nhà nước vẫn đang gặp rất nhiều thua lỗ (theo tôi biết vẫn đang được nhànước bù lỗ) mà nguyên nhân chủ yếu là do những sai lầm trong chiến lược đầu tư và sức cạnh tranh yếu kém trên cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Có nhiều điều để nói, nhưng ở đây chỉ xin đơn cử về đường bay Hà Nội-Seoul -Tokyo mà tôi vừa đi qua . Cùng ngày có 5-6 đoàn du khách người Việt đi Nhật Bản và Hàn Quốc thì tất cả đều sử dụng hãng hàng không ASIANA của Hàn Quốc với cả hai chiều đi và về. Khách đông đến nỗi các chuyến bay của ASIANA luôn đầy ắp trong khi các chuyến bay của Vietnam Airlines chỉ được 1/2. Thời gian qua báo chính thống cũng đã đưa nhiều tin xấu về tình trạng dịch vụ và thái độ phục vụ yếu kém của Vietnam Airlines, như giá vé cao nhưng không thuận tiện cho người mua, thái độ tiếp viên mất lịch sự, thiếu chu đáo đối với hành khách, làm bắn nước chè hoặc thức ăn vào hành khách mà không xin lỗi, v.v...Đó là chưa kể nạn ăn cắp xăng dầu máy bay và sự tắc trách trong công tác duy tu bảo dưỡng trang thiết bị và trong cả khâu điều hành bay cùng với tình trạng buôn lậu đang lan tràn trong ngành khiến người ta lo ngại về độ an toàn của các chuyến bay.    

Phải chăng đó là những đấu hiệu cho thấy thời kỳ hoàng kim của Vietnam Airlines với tư cách một hãng bay độc quyền quốc gia sắp kết thúc? Nếu vậy liệu còn kịp hay không để rút bài học xương máu từ sự đổ vỡ của Vinashin có cùng hoàn cảnh để có cách nào khắc phục trước khi quá muộn?         

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chuyện đời hoa hậu đầu tiên của Việt Nam

Thu Trang chụp ảnh đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1955.

Từng hoạt động cách mạng, bị địch bắt tù đày rồi trở thành ký giả, tiến sĩ sử học, hiện hoa hậu đầu tiên của Việt Nam Công Thị Nghĩa (tên gọi khác là Thu Trang) định cư tại Pháp.

Bà tên là Công Thị Nghĩa, nhưng cái tên quen thuộc hơn với đám đông lại là Thu Trang. Sinh năm 1932, quê gốc tại Hà Nội, học xong bậc tiểu học, bà Nghĩa theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống để thuận lợi cho công việc của thân phụ.

.
Ngay từ thời con gái, bà đã đam mê viết văn, viết báo, đặc biệt là nghiên cứu về sử học. Năm 20 tuổi, bà tham gia vào tổ chức Việt Minh, với nhiệm vụ là hoạt động điệp báo trong nội thành Sài Gòn. Tháng 7/1952, mật thám của Pháp phát hiện ra vai trò của bà trong tổ chức, bà bị bắt giam tại bót Catinat (nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch TP HCM - đường Đồng Khởi, quận 1).
Thụ án ở bót này một thời gian, bà bị chuyển qua Khám Lớn - Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TP HCM - đường Lý Tự Trọng, quận 1). Khoảng cách giữa bót Catinat và Khám Lớn là không xa. Những ngày thụ án của bà chỉ được khép lại khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thắng lý quan tòa trong phiên xử về tội danh mà bà mắc phải.
Ra tù, với vốn chữ nghĩa sẵn có, bà tham gia một khóa học ngắn và bắt đầu theo nghề ký giả, chuyên viết mảng văn hóa nghệ thuật. Bà ký bút danh Thu Trang, đây là bút danh chính cho tất cả trang viết, nghiên cứu lịch sử của bà.
Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm phát đi thông tin sẽ tổ chức một cuộc thi hoa hậu, thành phần ban giám khảo của cuộc thi này bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo. Trong một lần đến phỏng vấn thành phần ban giám khảo để đưa tin, vài thành viên ban giám khảo đã khuyên bà "Cô đẹp như vậy, nên đăng ký tham gia cuộc thi này". Nghe rủ rê, bà đăng ký tham gia với mục đích ban đầu là… để vui.
Ngày 20/5/1955, nhân lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, tại rạp hát Lido ở khu Chợ Lớn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam được diễn ra. Gần như tất cả mỹ nhân đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam xuất hiện tại cuộc thi này.
Do quan niệm ở thời điểm đó nên không có phần thi áo tắm trong suốt cuộc thi hoa hậu. Xuất sắc vượt qua hàng loạt nhan sắc, Thu Trang đăng quang vương miện Hoa hậu. Á hậu 1 thuộc về cô Nguyễn Thị Ninh, người Hà Nội di cư vào Nam và Á hậu 2 là cô Ngô Yên Thu, người Cần Thơ.
Bà Thu Trang đoạt ngôi Hoa hậu, với những thông số mà xét ở thời điểm này rất khó để đạt chuẩn, nhất là về chiều cao. Bà chỉ cao 1,61m, số đo 3 vòng là 86-62-88.
Phần thưởng cho danh hiệu Hoa hậu mà bà sở hữu là chiếc môtô hiệu Lambretta, kiềng vàng, nước hoa và nhiều loại mỹ phẩm danh tiếng.Cũng như trào lưu bây giờ, bà trở thành nữ diễn viên trong nhiều bộ phim của Sài Gòn thời điểm đó. Năm 1956, bà đảm nhiệm các vai diễn trong nhiều bộ phim, như Chúng tôi muốn sống (đạo diễn Vĩnh Noãn), Lục Vân Tiên (đạo diễn Tống Ngọc Hạp)…
Đầu năm 1957, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp mang theo bộ phim Lục Vân Tiên sang Nhật để làm hậu kỳ. Đồng thời, cũng là để tham gia Đại hội Điện ảnh châu Á đang được tổ chức tại đây. Gần một tháng ở Nhật cùng với đạo diễn Tống Ngọc Hạp, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, giữa bà và đạo diễn nảy sinh tình cảm. Bà có mang.
Bà Thu Trang và con trai tại Pháp.
Trong cuốn hồi ký, bà thổ lộ khá chi tiết về mối tình không lối thoát này, bà viết: "Tới tuổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị đưa vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt? Phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu? Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo. Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy".
Về lại Sài Gòn, bà liên tiếp hứng chịu sự chỉ trích của dư luận. Đơn giản, đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ và con. Mặc cho điều đó, bà vẫn kiên quyết giữ lại đứa con. Sau này, bà vẫn cho con theo họ của bố, bà đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên. Cái tên như lưu dấu kỷ niệm về tình cảm mà bà dành cho đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Rất nhiều năm sau, bà vẫn không oán trách vị đạo diễn này bất cứ lời nào.
Là một mỹ nhân, lại đang trên đà danh vọng, đột nhiên lâm vào tình cảnh "không chồng mà có con", thế nhưng không vì vậy mà sức quyến rũ của bà đối với người khác giới suy chuyển. Một trong những người đàn ông rất nổi tiếng mê đắm bà đến quên ăn quên ngủ chính là thi sĩ Bùi Giáng.
Giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đoán chắc câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng là "Còn hai con mắt, khóc người một con" chính là viết cho riêng bà. "Khóc người một con", tức là thương cảm cho người phụ nữ có một con, chứ không liên quan gì đến chuyện… nhãn cầu.
Thi sĩ Bùi Giáng còn viết nhiều bài thơ khác cho bà, có bài công bố, có bài không. Trong tập "Mưa nguồn" của thi sĩ Bùi Giáng, in năm 1962, ông có viết tặng bà như sau: "Không biết nữa trời tròn hay méo/ Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/ Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay/ Trời bên kia/ Nhan sắc ở bên này".
Họa sĩ Bửu Ý có công bố bài thơ do họa sĩ chép lại mà thi sĩ Bùi Giáng làm riêng cho bà với tựa đề chính là Thu Trang, với những câu thấm đẫm tình cảm tuyệt vọng lẫn hờn trách: "Trang của tờ giấy cũ/ Của vầng tóc ban đầu/ Trang của hồi vàng tụ/ Về mệt mỏi mai sau/ Anh nhớ em vô cùng/ Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/ Trang ồ, Trang rất tệ".
Tiến sĩ Thu Trang trong một lần giảng dạy tại Việt Nam.
Với đạo luật 10/59, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu quá trình xét lại tội danh với tất cả người từng tham gia cách mạng. Nhiều người từng hoạt động chung khuyên bà nên rời khỏi Sài Gòn càng sớm càng tốt để tránh sự trả thù. Năm 1961, nhận lời mời tham dự tuần lễ phim ảnh tại Pháp, bà đã rời Sài Gòn và định cư lâu dài tại đất nước này.
Sang Pháp, bà không tham gia bất cứ hoạt động nghệ thuật cũng như điện ảnh nào.Thay vào đó, bà quay trở lại thú đam mê thời con gái là viết và nghiên cứu lịch sử. Bà đăng ký theo học chính quy. Năm 1978, bà bảo vệ thành công đề tài "Những hoạt động của Phan Châu Trinh" và trở thành tiến sĩ sử học tại ĐH Paris VII. Bà còn viết nhiều sách nghiên cứu về quá trình hoạt động của nhiều nhà cách mạng khác. Nghiên cứu của bà được in thành sách và được dịch ra tiếng Việt.
Vì nhiều lý do, trong suốt thời gian học tập và sinh sống ở Pháp, bà không tiết lộ thân phận hoa hậu của mình, chỉ một số rất ít người biết bà là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Sau này, bà có về Việt Nam để tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước.
Bà viết trong hồi ký của mình về Bùi Giáng vào một ngày mưa đến thăm bà, khi thi sĩ biết bà sắp sang Pháp. Bằng cảm quan của một nghệ sĩ lớn, ông biết bà đi là không trở lại. Bà viết: "Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!".
Nguồn: Theo An ninh thế giới

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Tư liệu: Pentagon Papers: Sau 40 năm bí mật được giải

Đu mùa hè năm 2011, thế gii lên cơn st v vic Trung Cng to căng thng Bin Đông thì ai ny đu ngóng trông nơi Hoa Kỳ vi nim hy vng Hoa Kỳ s là cu tinh giúp h đi phó vi mng bành trướng ca Trung Cng.

Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Kh Quc Gia (National Archives) ca B Quc Phòng Hoa Kỳ cho gii ta (declassify) 7000 trang h sơ v nhng vn đ ca Vit Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho nim tin ca nhiu người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói.

Sau đó, National Security Archive
George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang h sơ, trong đó có nhng mu đi thoi đi vào chi tiết gia hai Ngoi Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiu người nhìn ra s tht phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đng Vit Nam Cng Hòa và Đài Loan đ đi ly s làm hòa và giao thương vi Trung C
ng.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Minh bạch không dễ

question[1]Tối qua đáng lẽ tắt TV đi ngủ, lại tình cờ chạm tay vào một nút trên bản điều khiển máy thu hình và nhìn thấy Bộ trưởng Vũ  Đức Đam đang trả lời phỏng vấn báo chí. Ok, ai chứ ông Đam thì nên nán lại xem. Thú thật mình vẫn ngưỡng mộ ông Đam  không chỉ vì ông là một trong số ít ỏi gương mặt bộ trưởng trẻ nhất của đất nước mà còn vì một cảm nhận có từ vài lần tiếp xúc trong quá trình công tác trước đây. Và có lẽ đó là lý khiến mình hay dõi theo nhân vật này (?).

Chủ đề cuộc họp báo đó xem ra khá thiết thực. Và ông Đam một lần nữa lại "ghi điểm" đối với mình. Phải nói là ông ấy đã không phạm một lỗi nào, kể cả về nội dung và tác phong lẫn văn phong.  Tuy nhiên, điều mình sắp nói dưới đây là một việc hoàn toàn  khác. Đó là một cảm nhận  khó diễn đạt; khó theo cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng, tức là nhận diện nó là gì , và có dám nói ra không. Dù sao mình cứ thử mạo muội trình bày như dưới đây.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Ai thực sự kiểm soát Biển Đông?

Một cảnh tập trận của Hạm đội Nam Hải  (ảnh của CCTV)
Vừa qua trong lúc đài truyền hình và báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về cuộc tập trận của Hạm đội Nam Hải tại Biển Đông thì phản ứng chính chính thức của Việt Nam vẫn yên lặng, duy chỉ có VTV như thường lệ phát tin dự báo thời tiết "trời quang mây tạnh tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"... Người nghe không khỏi phân vân: Vậy ra, chỉ còn một việc có thể thực hiện trọn vẹn "quyền chủ quyền" mà không phải thỉnh thị báo cáo và chờ đợi sự phê duyêt của cấp cao nhất. Đó là dự báo thời tiết về Biển Đông bao gồm cả toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này