Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Liệu Vietnam Airlines có theo bước Vinashin?

Bẳng đi mấy năm không có dịp trở lại khu nhập cảnh quốc tế của sân bay Nội Bài, mới đây nhân một chuyến du lịch, tôi được "gặp" lại khu này và không khỏi ngỡ ngàng về sự xuống cấp của nó.

Dưới ánh sáng dù tù mù bên trong khu đón khách đến (arrival) người ta vẫn đễ dàng nhận thấy tình trạng cũ kỉ lỗi thời đến mức quê mùa của phòng ốc, trang thiết bị và phong cách làm việc tại đây. Có lẽ đối với những du khách mới đến đây lần đầu thì mọi thứ tại đây thật xa lạ so với các sân bay mà họ từng đi qua. Sự khác biệt toát ra từ những viên gạch lát sàn dưới chân đến những quầy hải quan to, thô và từ bản thân những người nhân viên ngồi trong đó. Khác hẳn với tất cả các sân bay quốc tế, ở Việt Nam nhân viên Hải quan và bảo vệ thường có dáng gầy gò lại ăn mặc quá rộng và có thể nói tềnh toàng như dân thường vậy!; họ không quen đứng thẳng chân và tay, .mà đứng khụy một chân trong khi một hoặc cả hai tay đút túi quần trông thật thảnh thơi!...Tất cả khiến họ mất thế oai nghiêm cần thiết của một người đang thực thi công vụ. Lẽ đương nhiên đó không chỉ là bề ngoài, mà còn cho thấy thực chất  công việc.

Có lẽ vì cảm thấy lạ lẫm nên đám hành khách bổng trở nên trầm lắng khi bước vào khu giành cho khách đến.Sự yên tĩnh đó chỉ bị phá vỡ khi mọi người tỏa ra các nơi để tìm cho mình một chiếc xe đẩy hàng.  Nhưng ngay cả  những chiếc xe đẩy hàng đối với họ cũng là một sự lạ lẫm thì phải (?) Chúng trông nặng nề và thô kệt, lại còn han rĩ, thậm chí khó di chuyển hoặc khó lái theo ý muốn; khi chúng chuyển động thì mỗi vòng lăn bánh đều phát ra tiếng kêu cót két...  Không chỉ vậy, những tiếng gầm rú kéo dài phát ra từ các dãy băng chuyền "hòa tấu" cùng tiếng cót két của những chiếc xe đẩy để tạo nên một giàn hợp xướng đặc biệt chào đón du khách đến sân bay Nội Bài -Thủ đô của Việt Nam!

Sẽ là phiến diện nếu không thấy một sự tiến bộ nào đó tại nơi đây. Cũng có đấy! Đó là việc giảm bớt hẳn trong khâu khám xét hành lý một cách "đại trà" như đã từng diễn ra trước đây. Nhưng thay vào đó, nghe nói nạn mất cắp  hành lý kí gửi đang khiến hành khách rất lo lắng. Đó là lý do mà người HDVDL của đoàn chúng tôi đã liên tục nhắc nhỡ mọi người không nên để bất cứ thứ gì có giá trị trong hành lý ký gửi, đặc biệt trong chặng bay về nước!  Đúng là ở nước Việt Nam thường khi được cái này thì mất cái kia, chẳng bao giờ được trọn vẹn!. Ví dụ, trong khi ở  tất cả các sân bay trên thế giới, xe ô tô đưa đón khách đều được phép vào sảnh, thì ở Nôi Bài xe bus đón đoàn khách đông người phải đứng tít bên ngoài buộc số đông người phải lếch thếch kéo đẩy  hàng hóa ra  xe thật nhếch nhác!. Hôm đó chúng tôi được may mắn không bị khám xét ...,nhưng đổi lại chúng tôi phải cuốc bộ ra ô tô. Nhưng dù sao kết  quả  cuối cùng về đến nhà không quá muôn là tốt lắm rồi!.

Theo các nguồn tin cho thấy hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đến nay dù chiếm mưu thế độc quyền với nhiều ưu ái của Nhà nước vẫn đang gặp rất nhiều thua lỗ (theo tôi biết vẫn đang được nhànước bù lỗ) mà nguyên nhân chủ yếu là do những sai lầm trong chiến lược đầu tư và sức cạnh tranh yếu kém trên cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Có nhiều điều để nói, nhưng ở đây chỉ xin đơn cử về đường bay Hà Nội-Seoul -Tokyo mà tôi vừa đi qua . Cùng ngày có 5-6 đoàn du khách người Việt đi Nhật Bản và Hàn Quốc thì tất cả đều sử dụng hãng hàng không ASIANA của Hàn Quốc với cả hai chiều đi và về. Khách đông đến nỗi các chuyến bay của ASIANA luôn đầy ắp trong khi các chuyến bay của Vietnam Airlines chỉ được 1/2. Thời gian qua báo chính thống cũng đã đưa nhiều tin xấu về tình trạng dịch vụ và thái độ phục vụ yếu kém của Vietnam Airlines, như giá vé cao nhưng không thuận tiện cho người mua, thái độ tiếp viên mất lịch sự, thiếu chu đáo đối với hành khách, làm bắn nước chè hoặc thức ăn vào hành khách mà không xin lỗi, v.v...Đó là chưa kể nạn ăn cắp xăng dầu máy bay và sự tắc trách trong công tác duy tu bảo dưỡng trang thiết bị và trong cả khâu điều hành bay cùng với tình trạng buôn lậu đang lan tràn trong ngành khiến người ta lo ngại về độ an toàn của các chuyến bay.    

Phải chăng đó là những đấu hiệu cho thấy thời kỳ hoàng kim của Vietnam Airlines với tư cách một hãng bay độc quyền quốc gia sắp kết thúc? Nếu vậy liệu còn kịp hay không để rút bài học xương máu từ sự đổ vỡ của Vinashin có cùng hoàn cảnh để có cách nào khắc phục trước khi quá muộn?         

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chuyện đời hoa hậu đầu tiên của Việt Nam

Thu Trang chụp ảnh đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1955.

Từng hoạt động cách mạng, bị địch bắt tù đày rồi trở thành ký giả, tiến sĩ sử học, hiện hoa hậu đầu tiên của Việt Nam Công Thị Nghĩa (tên gọi khác là Thu Trang) định cư tại Pháp.

Bà tên là Công Thị Nghĩa, nhưng cái tên quen thuộc hơn với đám đông lại là Thu Trang. Sinh năm 1932, quê gốc tại Hà Nội, học xong bậc tiểu học, bà Nghĩa theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống để thuận lợi cho công việc của thân phụ.

.
Ngay từ thời con gái, bà đã đam mê viết văn, viết báo, đặc biệt là nghiên cứu về sử học. Năm 20 tuổi, bà tham gia vào tổ chức Việt Minh, với nhiệm vụ là hoạt động điệp báo trong nội thành Sài Gòn. Tháng 7/1952, mật thám của Pháp phát hiện ra vai trò của bà trong tổ chức, bà bị bắt giam tại bót Catinat (nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch TP HCM - đường Đồng Khởi, quận 1).
Thụ án ở bót này một thời gian, bà bị chuyển qua Khám Lớn - Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TP HCM - đường Lý Tự Trọng, quận 1). Khoảng cách giữa bót Catinat và Khám Lớn là không xa. Những ngày thụ án của bà chỉ được khép lại khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thắng lý quan tòa trong phiên xử về tội danh mà bà mắc phải.
Ra tù, với vốn chữ nghĩa sẵn có, bà tham gia một khóa học ngắn và bắt đầu theo nghề ký giả, chuyên viết mảng văn hóa nghệ thuật. Bà ký bút danh Thu Trang, đây là bút danh chính cho tất cả trang viết, nghiên cứu lịch sử của bà.
Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm phát đi thông tin sẽ tổ chức một cuộc thi hoa hậu, thành phần ban giám khảo của cuộc thi này bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo. Trong một lần đến phỏng vấn thành phần ban giám khảo để đưa tin, vài thành viên ban giám khảo đã khuyên bà "Cô đẹp như vậy, nên đăng ký tham gia cuộc thi này". Nghe rủ rê, bà đăng ký tham gia với mục đích ban đầu là… để vui.
Ngày 20/5/1955, nhân lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, tại rạp hát Lido ở khu Chợ Lớn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam được diễn ra. Gần như tất cả mỹ nhân đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam xuất hiện tại cuộc thi này.
Do quan niệm ở thời điểm đó nên không có phần thi áo tắm trong suốt cuộc thi hoa hậu. Xuất sắc vượt qua hàng loạt nhan sắc, Thu Trang đăng quang vương miện Hoa hậu. Á hậu 1 thuộc về cô Nguyễn Thị Ninh, người Hà Nội di cư vào Nam và Á hậu 2 là cô Ngô Yên Thu, người Cần Thơ.
Bà Thu Trang đoạt ngôi Hoa hậu, với những thông số mà xét ở thời điểm này rất khó để đạt chuẩn, nhất là về chiều cao. Bà chỉ cao 1,61m, số đo 3 vòng là 86-62-88.
Phần thưởng cho danh hiệu Hoa hậu mà bà sở hữu là chiếc môtô hiệu Lambretta, kiềng vàng, nước hoa và nhiều loại mỹ phẩm danh tiếng.Cũng như trào lưu bây giờ, bà trở thành nữ diễn viên trong nhiều bộ phim của Sài Gòn thời điểm đó. Năm 1956, bà đảm nhiệm các vai diễn trong nhiều bộ phim, như Chúng tôi muốn sống (đạo diễn Vĩnh Noãn), Lục Vân Tiên (đạo diễn Tống Ngọc Hạp)…
Đầu năm 1957, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp mang theo bộ phim Lục Vân Tiên sang Nhật để làm hậu kỳ. Đồng thời, cũng là để tham gia Đại hội Điện ảnh châu Á đang được tổ chức tại đây. Gần một tháng ở Nhật cùng với đạo diễn Tống Ngọc Hạp, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, giữa bà và đạo diễn nảy sinh tình cảm. Bà có mang.
Bà Thu Trang và con trai tại Pháp.
Trong cuốn hồi ký, bà thổ lộ khá chi tiết về mối tình không lối thoát này, bà viết: "Tới tuổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị đưa vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt? Phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu? Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo. Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy".
Về lại Sài Gòn, bà liên tiếp hứng chịu sự chỉ trích của dư luận. Đơn giản, đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ và con. Mặc cho điều đó, bà vẫn kiên quyết giữ lại đứa con. Sau này, bà vẫn cho con theo họ của bố, bà đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên. Cái tên như lưu dấu kỷ niệm về tình cảm mà bà dành cho đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Rất nhiều năm sau, bà vẫn không oán trách vị đạo diễn này bất cứ lời nào.
Là một mỹ nhân, lại đang trên đà danh vọng, đột nhiên lâm vào tình cảnh "không chồng mà có con", thế nhưng không vì vậy mà sức quyến rũ của bà đối với người khác giới suy chuyển. Một trong những người đàn ông rất nổi tiếng mê đắm bà đến quên ăn quên ngủ chính là thi sĩ Bùi Giáng.
Giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đoán chắc câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng là "Còn hai con mắt, khóc người một con" chính là viết cho riêng bà. "Khóc người một con", tức là thương cảm cho người phụ nữ có một con, chứ không liên quan gì đến chuyện… nhãn cầu.
Thi sĩ Bùi Giáng còn viết nhiều bài thơ khác cho bà, có bài công bố, có bài không. Trong tập "Mưa nguồn" của thi sĩ Bùi Giáng, in năm 1962, ông có viết tặng bà như sau: "Không biết nữa trời tròn hay méo/ Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/ Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay/ Trời bên kia/ Nhan sắc ở bên này".
Họa sĩ Bửu Ý có công bố bài thơ do họa sĩ chép lại mà thi sĩ Bùi Giáng làm riêng cho bà với tựa đề chính là Thu Trang, với những câu thấm đẫm tình cảm tuyệt vọng lẫn hờn trách: "Trang của tờ giấy cũ/ Của vầng tóc ban đầu/ Trang của hồi vàng tụ/ Về mệt mỏi mai sau/ Anh nhớ em vô cùng/ Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/ Trang ồ, Trang rất tệ".
Tiến sĩ Thu Trang trong một lần giảng dạy tại Việt Nam.
Với đạo luật 10/59, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu quá trình xét lại tội danh với tất cả người từng tham gia cách mạng. Nhiều người từng hoạt động chung khuyên bà nên rời khỏi Sài Gòn càng sớm càng tốt để tránh sự trả thù. Năm 1961, nhận lời mời tham dự tuần lễ phim ảnh tại Pháp, bà đã rời Sài Gòn và định cư lâu dài tại đất nước này.
Sang Pháp, bà không tham gia bất cứ hoạt động nghệ thuật cũng như điện ảnh nào.Thay vào đó, bà quay trở lại thú đam mê thời con gái là viết và nghiên cứu lịch sử. Bà đăng ký theo học chính quy. Năm 1978, bà bảo vệ thành công đề tài "Những hoạt động của Phan Châu Trinh" và trở thành tiến sĩ sử học tại ĐH Paris VII. Bà còn viết nhiều sách nghiên cứu về quá trình hoạt động của nhiều nhà cách mạng khác. Nghiên cứu của bà được in thành sách và được dịch ra tiếng Việt.
Vì nhiều lý do, trong suốt thời gian học tập và sinh sống ở Pháp, bà không tiết lộ thân phận hoa hậu của mình, chỉ một số rất ít người biết bà là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Sau này, bà có về Việt Nam để tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước.
Bà viết trong hồi ký của mình về Bùi Giáng vào một ngày mưa đến thăm bà, khi thi sĩ biết bà sắp sang Pháp. Bằng cảm quan của một nghệ sĩ lớn, ông biết bà đi là không trở lại. Bà viết: "Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!".
Nguồn: Theo An ninh thế giới

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Tư liệu: Pentagon Papers: Sau 40 năm bí mật được giải

Đu mùa hè năm 2011, thế gii lên cơn st v vic Trung Cng to căng thng Bin Đông thì ai ny đu ngóng trông nơi Hoa Kỳ vi nim hy vng Hoa Kỳ s là cu tinh giúp h đi phó vi mng bành trướng ca Trung Cng.

Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Kh Quc Gia (National Archives) ca B Quc Phòng Hoa Kỳ cho gii ta (declassify) 7000 trang h sơ v nhng vn đ ca Vit Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho nim tin ca nhiu người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói.

Sau đó, National Security Archive
George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang h sơ, trong đó có nhng mu đi thoi đi vào chi tiết gia hai Ngoi Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiu người nhìn ra s tht phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đng Vit Nam Cng Hòa và Đài Loan đ đi ly s làm hòa và giao thương vi Trung C
ng.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Minh bạch không dễ

question[1]Tối qua đáng lẽ tắt TV đi ngủ, lại tình cờ chạm tay vào một nút trên bản điều khiển máy thu hình và nhìn thấy Bộ trưởng Vũ  Đức Đam đang trả lời phỏng vấn báo chí. Ok, ai chứ ông Đam thì nên nán lại xem. Thú thật mình vẫn ngưỡng mộ ông Đam  không chỉ vì ông là một trong số ít ỏi gương mặt bộ trưởng trẻ nhất của đất nước mà còn vì một cảm nhận có từ vài lần tiếp xúc trong quá trình công tác trước đây. Và có lẽ đó là lý khiến mình hay dõi theo nhân vật này (?).

Chủ đề cuộc họp báo đó xem ra khá thiết thực. Và ông Đam một lần nữa lại "ghi điểm" đối với mình. Phải nói là ông ấy đã không phạm một lỗi nào, kể cả về nội dung và tác phong lẫn văn phong.  Tuy nhiên, điều mình sắp nói dưới đây là một việc hoàn toàn  khác. Đó là một cảm nhận  khó diễn đạt; khó theo cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng, tức là nhận diện nó là gì , và có dám nói ra không. Dù sao mình cứ thử mạo muội trình bày như dưới đây.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Ai thực sự kiểm soát Biển Đông?

Một cảnh tập trận của Hạm đội Nam Hải  (ảnh của CCTV)
Vừa qua trong lúc đài truyền hình và báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về cuộc tập trận của Hạm đội Nam Hải tại Biển Đông thì phản ứng chính chính thức của Việt Nam vẫn yên lặng, duy chỉ có VTV như thường lệ phát tin dự báo thời tiết "trời quang mây tạnh tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"... Người nghe không khỏi phân vân: Vậy ra, chỉ còn một việc có thể thực hiện trọn vẹn "quyền chủ quyền" mà không phải thỉnh thị báo cáo và chờ đợi sự phê duyêt của cấp cao nhất. Đó là dự báo thời tiết về Biển Đông bao gồm cả toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Bàn về sự ấu trĩ(*)


(*)Đây là một bài viết nhận được trên họp thư bạn bè. Tuy không quen biết tác giả Giản Tư Trung và cũng chưa có đủ điều kiện để kiểm chứng các thông tin trong bài viết của ông, nhưng sau khi đọc kỹ bài viết tôi thấy có thể chia sẻ phần lớn quan niệm nêu trong đó, đồng thời xin được bổ sung thêm một ý sau:
Con người ta không ai vẹn toàn (nhân vô thập toàn), về kiến thức lại càng như vậy. Do đó, không ai có thể tự coi mình tường tận về mọi điều, chẳng qua nếu gặp may rơi vào "xứ của người mù, thì người chột sẽ làm vua" mà thôi! Tuy nhiên, mọi người chỉ có thể trở nên khôn ngoan hơn nếu chịu học hỏi lẫn nhau, kể cả từ sự ngu dốt của người khác, để hoàn thiện bản thân. Trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều, nhưng rất ít người chịu lắng nghe lẫn nhau, và đây là một dấu hiệu không tốt lành. Nếu chỉ nói mà không lắng nghe người khác nói thì tác hại còn nhiều hơn là không nói. Người bình thường làm vậy hại một, người có chức có quyền hoặc học vị trong xã hội và các cơ quan truyền thông nhà nước ,à làm vậy còn hại hơn nhiều -(Bách Việt).

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nên trưng dụng đội tàu sắt rĩ của Vinashin để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Theo các nguồn tin chính thức hiện đang có gần 100 con tàu vận tải có tải trong lớn và rất lớn của Việt Nam đang nằm bất động tại các cảng trong và ngoài nước làm phát sinh nhiều phí tổn về phí bảo trì, bảo hiểm, thuê bến đỗ v.v...Hầu hết các con tàu này đã không thể trả lương cho thủy thủ của mình trong nhiều tháng. Tình trạng này đã kéo dài từ  năm 2009 khi Vinashin đổ vỡ, đến nay bản thân những con tàu đó đang xuống cấp nghiêm trọng, muốn bán cũng khó có người  mua, bán được cũng không đủ để trả nợ.
Tàu đóng dở, người lao động lay lắt Ảnh: Thu Hằng
Một con tàu đang đóng bỏ dỡ của Vinashin

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này