Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Biển Đông: Trung Quốc nên học bài của người Mỹ

Trong dân gian có những câu ngụ ngôn về sức mạnh  như “Cá lớn nuốt cá bé”, “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần vườn”, v.v... rất đúng với thế giới động vật hoang dã, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng trong thế giới loài người, nhất là loài người văn minh của thế giới hiện đại . Đáng tiếc là, những thế lực “diều hâu” ở Trung Quốc hiện nay vẫn tiếp tục nhầm lẫn về điều này. Họ không ngớt lời kêu gọi tăng cường sức manh quân sự để thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông. Họ không hiểu rằng ngoài sức mạnh và khoảng cách, còn  một  yếu tố quyết dinh hơn đó là đạo lý. Đó là sai lầm của họ, nhưng để trả giá cho sai lầm đó của họ, chắc chắn không chỉ có họ mà còn đối với hàng triệu người Trung Quốc và các dân tộc khác, nhất là khi một cuộc chiến nổ ra tại đây.  
Thoạt nhìn tưởng rằng sở dĩ nước Mỹ kiếm soát được Thái bình dương (TBD) chỉ là nhờ sức mạnh. Từ cách tư duy sai lầm đó, người Trung Quốc giờ đây cũng cho rằng khi đất nước họ đủ mạnh thì đương nhiên cũng phải được quyền kiểm soát, chí ít là phần phía Tây của TBD (!?). Cách tư duy này có lẽ không chỉ ám ảnh trong đầu óc giới diều hâu  mà còn lan sang phần lớn người dân nước này, nhất là khi nó được dung túng bởi giới lãnh đạo đất nước trong nhiều năm nay. Họ một mặc lên án sự thống trị của các thế lực thực dân nước ngoài khiến Trung Quốc bị suy yếu, thất thế và thua thiệt trong quá khứ, một mặt lại kích động tâm lý sức mạnh để thực hiện cái gọi là "đòi lại" những vùng lãnh thổ và biển đảo mà họ cho là "đã mất", trong đó có biển Đông. Về mặt nào đó thế giới có thể cảm thông với cái quá khứ đáng đau buồn của nhân dân Trung Quốc. Nhưng ý đồ độc chiếm biển Đông như một “lợi ích cốt lõi” thì thật là một sự tính toán sai lầm đầy nguy hiểm.
Sự nhầm lẫn chủ yếu nằm ở chỗ họ không thấy sự khác nhau giữa hai khái niệm CHIẾM GIỮ và KIỂM SOÁT. Cụ thể là, về vị trí địa lý, trường hợp nước Mỹ hoàn toàn khác với trường hợp Trung Quốc : Mỹ hầu như không bị quốc gia nào khác đứng ra tranh chấp chủ quyền tại bờ Đông của TBD (tức là bờ Tây của nước Mỹ), trong khi Trung Quốc nằm ở bờ Tây TBD với hàng chục quốc gia ven bờ và quốc gia quần đảo vây quanh - tất cả đều được hưởng quy chế quốc tế đầy đủ liên quan đến các quyền lợi về biển và đại dương . Nói cách khác, Trung Quốc chỉ là một trong số nhiều quốc gia cùng chia sẻ lợi ích tại đây, trong đó có biển Đông vốn đã thuộc quyền kiểm soát của các quốc gia ĐNẤ khác nhau. Hai là, từ trước đến nay chưa có một quốc gia nào kể cả Mỹ , Nhật Bản, đã thực sự chiếm giữ biển Đông; có chăng tùy thời kỳ họ chỉ thực thi sự kiểm soát trên thực tế đối với vùng biển này mà thôi. Nhật Bản đã chiếm đóng một số đảo nhỏ tại đây trong thời kỳ thế chiến II nhưng đều phải giao trả lại cho các bên trong vùng sau Hội nghị San Francisco năm 1945. Ngay cả Mỹ chỉ thực thi quyền kiểm soát đối với Thái bình dương, kể cả biển Đông chứ chưa bao giờ có quyền chiếm giữ tại đây.  Và sự kiểm soát đó không chỉ  nhờ sức mạnh mà chủ yếu nhờ biết tranh thủ được sự đồng tình của các quốc gia trong khu vực. Một số căn cứ của Mỹ đã được thiết lập tại đây đều dựa trên cơ sở thỏa thuận với các chính quyền sở tại và đều có thời hạn nhất định. Nói cách khác, nếu  không được sự ủng hộ của các quốc gia  Đông Á và ĐNA thì dù mạnh bao nhiêu Mỹ cũng khó mà làm được điều đó. Cụ thể là, Mỹ đã lợi dụng trạng thái đối đầu "hai phe" trong thời kỳ chiến tranh lạnh để tranh thủ quan hệ với các quốc gia đồng minh tại khu vực nhằm thực thi quyền kiểm soát đối với toàn bộ bờ Tây Thái bình dương. Trong quá trình đó Mỹ không có ý đồ chiếm giữ đối với biển Đông; và nếu có ý đồ đó, chắc chắn đã bị thất bại trước sự chống trả của chính bản thân các quốc gia trong khu vực. Biểu hiện rõ nhất của điều này là sự lung lay của vị thế kiểm soát của Mỹ tại Châu Á –TBD ngay sau chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 và tiếp theo sự kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh từ những năm 1990. Lúc đó Mỹ không còn có cớ để ve vãn các nước trong khu vực, và ngược lại các quốc gia ĐNA, kể cả Hàn Quốc và Nhật Bản, đều muốn nhân cơ hôi này để thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ. Người Mỹ đã bắt buộc phải ra đi trong bối cảnh đó.
Tuy nhiên về phần mình, người Trung Quốc, có thể vì quá tham vọng và ngạo mạn hoặc vì một lý do nào đó, không nhận thức được điều này nên đã phạm phải một sai lầm rất nghiêm trọng việc lựa chọn cách sử dụng sức mạnh để chiếm giữa biển Đông. Sai lầm cơ bản này khiến họ đánh mất cơ hội để tiến tới thay thế vai trò kiểm soát vùng biển phía Tây của TBD, trong đó có biển Đông. Nói cách khác người  Trung Quốc không nhận thấy tính “bất khả thi” của ý đồ độc chiếm đối với  biển Đông. Đây chính là nguyên nhân thất bại của họ như ta có thể thấy cho đến nay. Còn nhớ cảnh tượng các quốc gia Đông Nam Ấ, kể các các nước cựu thù trong thời kỳ Maoist, đã hân hoan chìa tay kết thân với Trung Quốc đại lục như thế nào…để rồi phải thụt tay lại như trường hợp Philippines, Indonesia, Malaysia, v.v...khi Trung Quốc thè cái “lưỡi bò” vào bên trong vùng biển của họ. Kết cục là Mỹ đã lại được hoan nghênh để quay lại đóng vai trò kiếm soát tại đây. Đó há chẳng quá đủ để người Trung Quốc tự rút ra một bài học rằng họ dù là nước lớn nhất nhì thế giới cũng có thể sẽ không bao giờ có thể kiểm soát được vùng biển xung quanh nếu vẫn tiếp tục với quan điểm chiếm giữ dù chỉ là một cm2 biển đảo vốn không thuộc chủ quyền hợp pháp của họ tai đây. Lý do đơn giản là vì, bất cứ một ý đồ chiếm giữ  nào như vậy đều sẽ không thể chấp nhận bởi các quốc gia trong vùng. Và lợi ích đó của họ hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.  Ngay cả trường hợp Trung Quốc một ngày kia có trở nên mạnh bằng hoặc hơn Mỹ cũng không thể thực hiện được ý đồ chiếm giữ như vậy. Nói cách khác, muốn tiến tới có một vai trò kiếm soát  tại biển Đông, Trung Quốc không có cách nào khác là phải học bài học của chính nước Mỹ, đó là chỉ có cách khôn khéo gây ảnh hưởng để thực thi quyền kiểm soát và tuyệt đối từ bỏ ý đồ chiếm giữ đối với biển Đông. Bài học tưởng đơn giản nhưng có lẽ không dẽ học đối với một nước như Trung Quốc. /.


Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Cu ba: Bước đầu tan rã của một nhà nước toàn trị (1)



Jossé Manuel Prieto
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết đặc sắc của nhà văn Cuba Jossé Manuel Prieto. Sau mười năm sống ở Mỹ, trở về thành phố quê hương La Habana, ông ngỡ ngàng nhận ra – qua những chi tiết của đời sống thường nhật – một nhà nước sau gần 70 năm toàn trị nay có vai trò ngày càng thu hẹp. Mô hình nào cho một  Cuba đang hấp hối, khi viện trợ Liên Xô từ lâu không còn, Venezuela nay cũng đang gặp khó khăn, còn Trung Quốc làm ngơ không muốn cứu giúp đảo quốc xa xôi này? Cuba đang ở chân tường – đổi mới hay là chết!
Bài viết đăng trên tờ Letras Libres (Mehico), được Le Courrier International dịch ra tiếng Pháp.
Thuỵ My

clip_image001
Một người đánh giày đang chờ khách trên vỉa hè,

Tại đại lý du lịch ở Queens, khi mua vé để đáp chuyến bay trực tiếp duy nhất nối liền New York – La Habana, tôi được trao bản danh sách các sản phẩm được phép mang đến Cuba: 10 ký lô dược phẩm và 20 ký thực phẩm miễn thuế hải quan. Cuba hiện vẫn đang bị Mỹ cấm vận thương mại, chính những người Cuba sống ở hải ngoại đảm trách việc duy trì cuộc sống bình thường cho đất nước.
Hôm khởi hành, tại sân bay tôi trông thấy các hành khách tay xách nách mang. Không chỉ những gói hành lý lớn – theo tôi hình dung thì bên trong là thuốc men và thực phẩm được phép – mà cả ti–vi màn hình phẳng còn trong bao bì, các dàn máy nghe nhạc hi–fi và dụng cụ điện gia dụng. Tờ La Jornada cho biết, năm 2009, trong số 324.000 khách du lịch đến bằng các chuyến bay trực tiếp từ Mỹ, có tới 95% là người gốc Cuba. Theo tính toán của nhiều nhà kinh tế khác nhau, kiều hối của người Cuba hải ngoại gởi về mỗi năm hơn một tỉ đô la, chiếm 35% ngoại tệ thu về của cả nước.
Món viện trợ này tuy vậy vẫn chưa thấm vào đâu. Tôi đã đến với một La Habana gần như chìm sâu hoàn toàn trong bóng tối. Ngã tư nổi tiếng giữa đường 23 và L, có thể được xem là một Times Square của Cuba, vắng như chùa bà Đanh vào lúc 22 giờ đêm. Điều này mang lại một ấn tượng buồn thảm, cứ như là đất nước vừa bị một thiên tai ụp xuống. Cảm giác bị bỏ rơi và khủng hoảng sâu sắc bao trùm. Cuba đang thoi thóp.
Vài ngày sau khi tôi đến nơi, ngày 18/04/2011, đương kim Chủ tịch Cuba là Raul Castro cũng gần như có cùng một chẩn đoán. Phát biểu trước Quốc hội, nêu lên thời điểm khó khăn mà đảo quốc đang phải trải qua, ông cảnh báo: “Hoặc là chúng ta sửa đổi, hoặc như thế là hết. Chúng ta không còn có thể đi men theo bờ vực thẳm, chúng ta sẽ chìm đắm, và cùng chìm theo ta là nỗ lực của bao nhiêu thế hệ”.
Chắc hẳn là những triệu chứng của cuộc khủng hoảng sâu sắc này đã hiện diện từ ít nhất hai chục năm qua. Nhưng những gì đập vào mắt hôm nay, là khủng hoảng không phải nhất thời mà chính từ cấu trúc. Không còn có thể tiếp tục đổ tội cho “blocus” (cấm vận) của Mỹ, và sự sụp đổ của Liên Xô, mà là do hệ thống tệ hại.
Tháng 8/2010 chính Fidel Castro đã nhìn nhận trong một cuộc đối thoại lạ lùng với Jeffrey Goldberg, phóng viên báo The Atlantic, và chuyên gia Mỹ Julia Sweig: mô hình này không ổn. Cụ thể hơn, ông nói: “Mô hình Cuba không còn tác dụng nữa, ngay cả với chúng tôi”. Cần nhấn mạnh ở đây là Fidel không còn tố cáo sự dối trá của đế quốc Mỹ, mà nêu ra một nguyên nhân nội tại. Bản thân điều này đã là một sự kiện, xứng đáng được phân tích sâu hơn. Fidel muốn nói về mô hình nào? Đó là mô hình xô–viết công hữu hóa bắt buộc.
Kể từ cách mạng Cuba 1959, Nhà nước đảm trách tất cả những gì mà các lãnh đạo trước đó làm không tốt. Liên Xô với những thành công vang dội (như việc phóng hỏa tiễn Spoutnik đầu tiên vào năm 1957) cho thấy chủ nghĩa xã hội là một con đường đầy hứa hẹn. Một con đường mang lại những lợi ích lớn lao khi hoạt động trên nguyên tắc chính phủ độc đảng, hoàn toàn không có đối lập, với một xã hội công dân chỉ là con số không.
Nay với chuyến trở về Cuba đầu tiên từ mười năm qua, tôi có thể nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của một tiến trình ngược lại – những giai đoạn đầu của việc tháo dỡ cái nhà nước với những chiếc vòi bạch tuộc này. Tôi quan sát sự thu nhỏ lại của nó. Đó là một hiện tượng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, một hiện tượng vật lý, như nước triều khi đột ngột rút đi đã để lại những tàn tích phía sau.
Đó là thảm họa của một nền kinh tế bị phá hủy, đất nước đắm chìm trong một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc, trầm trọng thêm bởi hệ thống phân lập hai loại tiền tệ. Đồng peso chuyển đổi được (chavito) được xem là đồng tiền chính thức từ năm 2004, nhưng tiền lương được trả bằng đồng peso nội địa hoàn toàn không có giá trị nào đối với bên ngoài. Tất cả nằm trong bối cảnh dân chúng ngày càng bất mãn, và phái ly khai ngày càng mạnh hơn.
Thích ứng với thay đổi
Tôi mua tất cả các báo chí có trên quầy bán báo gần “casa particular” (nhà trọ tư nhân) nơi tôi ở nhất. Sự quan tâm bất thường của tôi dành cho các tờ báo và tạp chí mà hầu như không ai thèm đọc, đã tố cáo tôi ngay lập tức: tôi là kiều dân ở nước ngoài. Tôi hỏi mua tài liệu mới nhất “Đề án các đường hướng chủ đạo về chính sách kinh tế xã hội”, nhưng đã hết. Ông già bán báo nói với tôi: “Cả La Habana đang đọc cuốn đó!”. Cuối cùng tôi cũng có được nhờ một ông già khác nghe qua câu chuyện, đã nhượng lại cho tôi với giá gấp mười.
Tập brochure 29 trang nêu chi tiết 291 điểm sẽ được “cập nhật” trong mô hình kinh tế Cuba. Nhật báo chính thức Granma khẳng định, đây là kết quả của cuộc thăm dò dân ý do Raul Castro đưa ra ngày 26/07/2007, qua đó “trên 4 triệu người Cuba đã đưa ra trên 1 triệu đề xuất”. Về cơ bản, cụ thể là làm giảm béo cái nhà nước nặng nề này, giúp cho nó gọn gàng hơn, và giảm bớt chi phí hoạt động.
Cuối cùng tôi đã hiểu được đằng sau các ngôn từ văn vẻ của các Lineamientos – mà cả nước Cuba đều đọc và tranh luận như là một tác phẩm best–seller, cơ bản là xác định cho được vai trò mới của Nhà nước (được cho là sẽ giữ vai trọng tài thay vì cầu thủ ngôi sao) trong khi vẫn không để mất vị trí chi phối chính trị. Đảng hiện tại của chính phủ vẫn tiếp tục nắm quyền nhằm “bảo vệ thành quả cách mạng”.
Từ đó tôi kết luận rằng, thực ra các nhà lãnh đạo đang tìm cách thích ứng với một sự thay đổi đã được khởi đầu mà không có sự tham gia của chính phủ, nhưng là từ sáng kiến của nhân dân Cuba. Giống như là một dòng sông quay về với cội nguồn. Hoặc có thể nói, giống như trước cảnh tháo chạy tán loạn ở mặt trận tiền phương, bộ tham mưu đành tuyên bố “rút lui có tổ chức”. Các Lineamientos chỉ có nhiệm vụ duy nhất là cứu vãn thể diện, kiểm soát tiến trình.
Cuộc sống dưới chủ nghĩa xã hội là một trò mèo vờn chuột muôn thuở. Một bên là Nhà nước, bảo vệ một cách ích kỷ vai trò nhân tố độc tôn của mình. Bên kia là trận du kích chiến không mệt mỏi của các sáng kiến tư nhân và chợ đen – dòng sông mạnh mẽ này cuộn chảy dưới bề mặt có vẻ liền lạc của đất nước, và bảo đảm phần lớn cho sự bình ổn. Nhà nước bèn ấn định mục đích khoan các giếng phun để chạm được vào dòng chảy ngầm ấy, giúp nó phun trào ra ngoài ánh sáng, dưới một dạng thức ít nhiều được điều khiển.
Không phải xếp hàng
Tôi vô cùng kinh ngạc, chẳng hạn, trước số lượng thực phẩm được bán trên đường phố, so với nạn đói từng hoành hành trong thời kỳ được gọi là “giai đoạn đặc biệt” (sau khi Liên Xô tan rã, giai đoạn này đánh dấu các khó khăn kinh tế nghiêm trọng cho Cuba vì không còn viện trợ). Trên đường San Rafael ở ngay trung tâm thủ đô, tại khu phố cổ, tôi đếm được ít nhất mười điểm bán thức ăn, đa số nhận tiền peso Cuba. Và hầu như không có ai phải xếp hàng, có lẽ là do giá cả khá cao. Các quầy hàng được cung ứng dồi dào (ở Cuba thì mọi thứ đều phải hiểu theo nghĩa tương đối), và dù giá bán đắt đỏ so với đại đa số người dân, các món hàng vẫn có người mua.
Dù sao đi nữa nguồn hàng tư nhân bổ sung cho nguồn nhà nước đã giúp cho nhiệm vụ tìm kiếm cái ăn bớt khó khăn hơn. Cuba phải nhập khẩu đến 80% lượng thực phẩm tiêu thụ, tương đương khoảng 2 tỉ đô la mỗi năm. Việc phân bố đất canh tác (khoảng 3 triệu hecta, tức phân nửa diện tích đất trồng trọt) đã bắt đầu từ năm 2007. Trả lời phỏng vấn tạp chí Espacio Laical, nhà kinh tế trẻ tuổi Cuba, Pavel Vidal Alejandro nhấn mạnh, còn phải hoàn tất việc “tách rời độc quyền nhà nước và tập trung cho việc thương mại hóa nông sản”. Bởi vì chính tình trạng này chứ không phải chứng thiểu năng hay trận bão nào đó luôn kìm hãm nhà nông Cuba chất đầy vựa lúa.
Sự biến mất của các cuốn sổ mua hàng tem phiếu – giấc mơ vĩnh cửu của người dân Cuba – đã được loan báo. Ngày nay giấc mơ ấy đã ở trong tầm tay. Không phải nhờ đã đạt được sự thịnh vượng kinh tế của “chủ nghĩa xã hội phát triển” (như ở Liên Xô, theo như người ta nói là không cần đến tem phiếu nữa), nhưng chỉ đơn giản là Nhà nước chẳng còn gì để mà phân phối! Bodega (cửa hàng mậu dịch bán thực phẩm theo số mua hàng) mà mỗi sáng tôi đều đi qua – có cái điện thoại công cộng trong tình trạng hoạt động, nhờ tôi có thể gọi vài cuộc điện thoại – vẫn trống rỗng như hồi tôi còn bé. Hồi đó mẹ tôi phải chiến đấu cật lực mới mua được tiêu chuẩn bánh mì, mà chẳng bao giờ đủ để chia cả.
J. M. P.
Nguồn: Blog Thuỵ My RFI

Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Philippines

VNTTX và các báo Việt Nam hôm nay đưa tin về chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Phó Đô đốc Alexander P Pama, Tư lệnh Hải quân Philippines bắt đầu từ ngày hôm qua (13/4/2012).

> Hợp tác biển là trụ cột quan hệ Việt Nam - Philippines
> Lập đường dây nóng cảnh sát biển VN - Philippines


Một tàu hảii quân của Philippines. Ảnh: AP
 Một tàu hải quân của Philippines. Ảnh: AP
Một tàu chiến của Hải quânViệt Nam
Chiều hôm qua tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp đón Phó Đô đốc Alexander P Pama, Tư lệnh Hải quân Philippines sang thăm, làm việc tại Việt Nam, theo TTXVN.

Đánh giá cao kết quả làm việc giữa Tư lệnh Hải quân Philippines và Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định chuyến thăm của ngài Phó Đô đốc Alexander P Pama không chỉ nhằm thực hiện Thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương; thực hiện Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tin cậy giữa hải quân hai nước mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ quốc phòng và quan hệ giữa hải quân hai nước ngày càng phát triển.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cho rằng trong thời gian tới hải quân hai nước cần tiếp tục hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo, chia sẻ thông tin, cứu hộ, cứu nạn, giao lưu trao đổi đoàn, tiến tới hợp tác tuần tra chung trên biển.
Phó Đô đốc Alexander P Pama cảm ơn đại diện nước chủ nhà đã đón tiếp ông nồng ấm và trọng thị.
Thời gian gần đây Philippines đang tiến hành hiện đại hóa hải quân với việc mua sắm thêm tàu chiến. Chiến hạm lớn nhất của Philippines hiện nay vốn là một tàu tuần duyên mới mua của Mỹ năm ngoái. Manila còn công bố ý định mua thêm một tàu lớn thứ hai của Mỹ.Philippines gồm nhiều đảo có mặt phía tây trông ra Biển Đông, nơi được đánh giá là tuyến giao thông hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, cũng như nguồn tài nguyên dồi dào. Cả Philippines và Việt Nam đều là thành viên ASEAN, là bên tham gia ký Tuyên bố chung về nguyên tắc ứng xử Biển Đông năm 2002. 
Nguồn tin: trực tiếp củaVN-Express và Dân trí online.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Trung Quốc tăng cường tuần tra trên biển Đông

Theo Tuổi trẻ ngày hôm nay (12/3/2011), Chính quyền Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát các vùng biển trong thời gian tới, bao gồm các vùng biển tranh chấp với Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam.
       Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc chạy thử trên biển Hoàng Hải - Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã dẫn lời lãnh đạo Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc Lưu Tứ Quý cho biết Bắc Kinh đã xây dựng khung pháp lý về việc tuần tra trên biển để bảo vệ “lợi ích quốc gia”. Theo đó, Bắc Kinh sẽ triển khai các tàu ngư chính và máy bay tới vùng biển ngoài khơi tỉnh Okinawa phía nam Nhật Bản và quần đảo Trường Sa ở biển Đông.
Các vùng biển xung quanh đảo Ieodo, gần đảo Jeju của Hàn Quốc và quần đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) mà Bắc Kinh đang tranh chấp với Tokyo, cũng nằm trong khu vực sẽ bị tàu và máy bay Trung Quốc tuần tra. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa tàu hải giám tải trọng 3.000 tấn vào hoạt động tuần tra.
Quân đội Trung Quốc tiết lộ có thể đưa tàu sân bay Thi Lang, cải tạo từ tàu Varyag của Liên Xô cũ, vào hoạt động tại các vùng biển tranh chấp trong năm nay sau khi hoàn tất các cuộc chạy thử. Nhiều khả năng chiếc tàu tải trọng 67.000 tấn sẽ chính thức ra mắt vào ngày 1-4, trong dịp kỷ niệm ngày thành lập quân đội Trung Quốc. Có thể tàu sẽ đóng tại căn cứ ở đảo Hải Nam.
Hãng Yonhap ngày 11-3 đưa tin Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khẳng định sẽ triệu đại sứ Trung Quốc ở Seoul để phản đối. Phóng viên: Ngô Hạnh thực hiện.




Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này