Gần đây người ta nói nhiều đến sự "chạm đáy" của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán v.v...Có nhiều người phân vân không biết lòng tin của nhân dân vào tương lai đất nước đang ở mức độ nào, đã chạm đáy chưa? Xin mạn phép lạm bàn đôi lời về câu hỏi này như sau.
Đáy và đỉnh là khái niệm dùng để so sánh tuyệt đối về mức độ, trình độ... Cái gì có đáy thì cũng có đỉnh và ngược lại. Với phạm trù lòng tin mà nói về đỉnh và đáy thì hơi khó hình dung, nhưng không phải là không thể . Còn nhớ nhà thơ kiêm chính trị gia Tố Hữu -nguyên Ủy viên TW Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ cách đây 1/2 thế kỷ đã từng đưa ra một đánh gía độc đáo như sau:
Đáy và đỉnh là khái niệm dùng để so sánh tuyệt đối về mức độ, trình độ... Cái gì có đáy thì cũng có đỉnh và ngược lại. Với phạm trù lòng tin mà nói về đỉnh và đáy thì hơi khó hình dung, nhưng không phải là không thể . Còn nhớ nhà thơ kiêm chính trị gia Tố Hữu -nguyên Ủy viên TW Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ cách đây 1/2 thế kỷ đã từng đưa ra một đánh gía độc đáo như sau:
"Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu!" (1)
Có thể hiểu, qua đoạn thơ trên ông Tố Hữu muốn đánh giá về vị thế của đất nước trong so sánh các thời kỳ lịch sử và thế giới. Ông chọn năm1961 là đỉnh cao...là hoàn toàn có ý của ông. Đó là thời kỳ đạt nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng kinh tế ở miền Bắc hòa bình (chưa bị chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ) trong khi tình hình cách mạng ở miền Nam đang tiến triển rất thuận lợi (vùng giải phóng mở rộng đẩy đối phương vào thế phòng ngự bị động...). Có thể có những ý kiến khác nhau, nhưng bài thơ đó đã từng được cả nước nhiệt liệt tán thưởng. Thực tế cũng cho thấy vào thời đó nhân dân hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Và chính lòng tin đó đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 hoàn thành sứ mệnh "thu gian sơn về một mối". Có thể nói đó cũng là thời kỳ đỉnh cao nhất của niềm tin mà nhân dân Việt Nam từng có vào tương lai của đất nước và dân tộc. Lòng tin đó như được tiếp sức bởi nhận định của Tổng Bí thư Lê Duẩn rằng từ nay đất nước đã sạch bóng quân thù, và sẽ không kẻ thù nào dám đánh Việt Nam nữa! (2)
Tuy nhiên, dường như theo quy luật, cái gì lên đến đỉnh cũng sẽ có ngày đi xuống. Chỉ ít lâu sau, đã nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam năm 1976, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc năm1979 trong sự ngỡ ngàng của bản thân Việt Nam và của cả thế giới. Đó cũng là thời kỳ mà lòng tin của nhân dân vào tương lai của đất nước, cụ thể vào sự lãnh đạo của Đảng (lúc này đã đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam) đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Tuy ai ai cũng chấp hành sự phân công của Đảng và Chính phủ, vượt qua gian khổ khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng trong thâm tâm đã bắt đầu nhận ra rằng hai cuộc chiến tranh đó không phải tự chúng nổ ra hoặc hoàn toàn do kẻ thù cố tình gây ra, mà có một phần do sự chủ quan và sai lầm trong đối sách của giới lãnh đạo đất nước thời bấy giờ. Sai lầm không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự và đối ngoại mà cả trong đối nội. Một trong những biểu hiện mất lòng tin rõ rệt nhất là việc hàng triệu người đã liều mạng bỏ đất nước ra đi trong nhiều năm liền . Tại sao họ phải làm thế nếu không phải vì mất lòng tin vào chính quyền mới cũng như vào tương lai của đất nước? Ai cũng biết, nếu "thời giờ là vàng ngọc" thì Việt Nam đã mất quá nhiều cho chiến tranh, đặc biệt hai cuộc chiến tranh với hai nước láng giềng để lại những hậu quả lâu dài về sau. Đồng thời hàng loạt những sai lầm nối tiếp nhau trong đường lối kinh tế-xã hội đã khiến đất nước phải trả những cái giá quá đắt với tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài, lạm phát phi mã để lại nhiều hậu quả chính trị-xã hội đến ngày nay chưa giải quyết được. Một khi khi lòng tin đã mất thì những thành tích thu được qua quá trình đổi mới dù to hay nhỏ, tạm thời hay lâu dài ...đều không đủ để vực lại, huống chi công cuộc đổi mới đó đã không đi đến nơi về đến chốn.
Lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng nói riêng và vào tương lai đất nước nói chung, cũng theo đó mà tụt dốc. Có điều là nó không đi xuống theo đường thẳng đứng mà theo hình Sin nên đỡ gây sốc và cũng dễ ru ngủ với nhiều người. Giờ đây sau từng ấy năm tháng gập ghềnh, lúc nhanh lúc chậm, thật khó để đánh giá chính xác về mức độ và tốc độ phát triển của đất nước trong tương quan so sánh khu vực và toàn cầu. Nhưng riêng về sự giảm sút lòng tin của người dân thì đã quá rõ. Có thể nói đến nay không còn người Việt Nam nào kỳ vọng trở thành "rồng", thành "hổ" ..."đặng sánh vai cùng các nước năm châu" (3). khoảng cách ngày càng rộng trong tương quan so sánh lực lượng với các nước láng giềng, đặc biệt với Trung Quốc khiến nhân dân thất vọng và lo ngại. Mặc khác, có thể nói chưa bao giờ có sự cách biệt về tình cảm, mức sống và lối sống giữa cán bộ lãnh đạo và dân thường như bây giờ. Không phải lãnh đạo không biết đâu là nguyên nhân tham nhũng, nhưng đối với họ chống tham nhũng khác nào tự chống mình. Không phải lãnh đạo không biết điều gì đang đe dọa sự tồn vong của chế độ, nhưng lợi ích của họ còn quan trong hơn chế độ. Không phải lãnh đạo không biết ai là bạn ai là thù, nhưng mối quan tâm hàng đầu của họ là ai có thể giúp họ tiếp tục cầm quyền. Không phải lãnh đạo không biết hiện tượng bất tín, bất phục trong nhân dân đang chuyển từ ý nghĩ sang hành động . Đó là tình trạng kỳ cương phép nước lỏng lẻo không chỉ thể hiện trên đường phố mà đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế họach phát triển quốc gia. Đó là những cuộc biểu tình , khiếu kiện phản đối sự điều hành thiếu minh bạch của các cơ quan công quyền trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng v.v...Đó là phong trào yêu nước tự phát ngày càng dâng cao trước hành động xâm lược bành trướng của Trung Quốc bất chấp sự ngăn chặn, cấm đoán của chính quyền. Lãnh đạo biết tất cả nhưng có lẽ do cái tâm của họ không trong sáng hoặc do "lực bất tòng tâm", hoặc do cả hai lý do cộng lại. Đó là những gì người ta có thể quan sát được qua đợt kiểm điểm chống tham nhũng vừa qua.
Trong bối cảnh nêu trên, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây gợi ra ý tưởng "nhóm lò" (4) có lẽ đã nói lên một cách đầy đủ về thực trạng mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và vào tương lai đất nước nói chung. Để trả lời câu hỏi lòng tin chạm đáy chưa, có lẽ nên thay bằng câu hỏi lòng tin đã tắt chưa thì rõ hơn. Câu trả lời ở đây là lòng tin đã và đang tắt! Vì tắt rồi nên người đứng đầu của Đảng mới đặt vấn đề "nhóm lại" chứ! Hình ảnh một ông già lọ mọ nhóm lò khiến chúng ta thấy ái ngại, nhất là khi không còn mấy ai quan tâm đến ngọn lửa đó nữa trong khi không ít kẻ đang lăm le dập tắt đóm lửa trên tay ông./.
Ghi chú:
1. Trích thơ Tố Hữu
2. Phỏng theo nộị dung nhân định của Tổng BT Lê Duẩn thời kỳ sau giải phóng miền Nam
3.Trích lời Bác Hồ căn dặn các cháu thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp
4. Tổng BT Nguyễn Phú Trọng nói tại buôi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình ngày 2/12/2012.
Tuy nhiên, dường như theo quy luật, cái gì lên đến đỉnh cũng sẽ có ngày đi xuống. Chỉ ít lâu sau, đã nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam năm 1976, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc năm1979 trong sự ngỡ ngàng của bản thân Việt Nam và của cả thế giới. Đó cũng là thời kỳ mà lòng tin của nhân dân vào tương lai của đất nước, cụ thể vào sự lãnh đạo của Đảng (lúc này đã đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam) đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Tuy ai ai cũng chấp hành sự phân công của Đảng và Chính phủ, vượt qua gian khổ khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng trong thâm tâm đã bắt đầu nhận ra rằng hai cuộc chiến tranh đó không phải tự chúng nổ ra hoặc hoàn toàn do kẻ thù cố tình gây ra, mà có một phần do sự chủ quan và sai lầm trong đối sách của giới lãnh đạo đất nước thời bấy giờ. Sai lầm không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự và đối ngoại mà cả trong đối nội. Một trong những biểu hiện mất lòng tin rõ rệt nhất là việc hàng triệu người đã liều mạng bỏ đất nước ra đi trong nhiều năm liền . Tại sao họ phải làm thế nếu không phải vì mất lòng tin vào chính quyền mới cũng như vào tương lai của đất nước? Ai cũng biết, nếu "thời giờ là vàng ngọc" thì Việt Nam đã mất quá nhiều cho chiến tranh, đặc biệt hai cuộc chiến tranh với hai nước láng giềng để lại những hậu quả lâu dài về sau. Đồng thời hàng loạt những sai lầm nối tiếp nhau trong đường lối kinh tế-xã hội đã khiến đất nước phải trả những cái giá quá đắt với tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài, lạm phát phi mã để lại nhiều hậu quả chính trị-xã hội đến ngày nay chưa giải quyết được. Một khi khi lòng tin đã mất thì những thành tích thu được qua quá trình đổi mới dù to hay nhỏ, tạm thời hay lâu dài ...đều không đủ để vực lại, huống chi công cuộc đổi mới đó đã không đi đến nơi về đến chốn.
Lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng nói riêng và vào tương lai đất nước nói chung, cũng theo đó mà tụt dốc. Có điều là nó không đi xuống theo đường thẳng đứng mà theo hình Sin nên đỡ gây sốc và cũng dễ ru ngủ với nhiều người. Giờ đây sau từng ấy năm tháng gập ghềnh, lúc nhanh lúc chậm, thật khó để đánh giá chính xác về mức độ và tốc độ phát triển của đất nước trong tương quan so sánh khu vực và toàn cầu. Nhưng riêng về sự giảm sút lòng tin của người dân thì đã quá rõ. Có thể nói đến nay không còn người Việt Nam nào kỳ vọng trở thành "rồng", thành "hổ" ..."đặng sánh vai cùng các nước năm châu" (3). khoảng cách ngày càng rộng trong tương quan so sánh lực lượng với các nước láng giềng, đặc biệt với Trung Quốc khiến nhân dân thất vọng và lo ngại. Mặc khác, có thể nói chưa bao giờ có sự cách biệt về tình cảm, mức sống và lối sống giữa cán bộ lãnh đạo và dân thường như bây giờ. Không phải lãnh đạo không biết đâu là nguyên nhân tham nhũng, nhưng đối với họ chống tham nhũng khác nào tự chống mình. Không phải lãnh đạo không biết điều gì đang đe dọa sự tồn vong của chế độ, nhưng lợi ích của họ còn quan trong hơn chế độ. Không phải lãnh đạo không biết ai là bạn ai là thù, nhưng mối quan tâm hàng đầu của họ là ai có thể giúp họ tiếp tục cầm quyền. Không phải lãnh đạo không biết hiện tượng bất tín, bất phục trong nhân dân đang chuyển từ ý nghĩ sang hành động . Đó là tình trạng kỳ cương phép nước lỏng lẻo không chỉ thể hiện trên đường phố mà đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế họach phát triển quốc gia. Đó là những cuộc biểu tình , khiếu kiện phản đối sự điều hành thiếu minh bạch của các cơ quan công quyền trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng v.v...Đó là phong trào yêu nước tự phát ngày càng dâng cao trước hành động xâm lược bành trướng của Trung Quốc bất chấp sự ngăn chặn, cấm đoán của chính quyền. Lãnh đạo biết tất cả nhưng có lẽ do cái tâm của họ không trong sáng hoặc do "lực bất tòng tâm", hoặc do cả hai lý do cộng lại. Đó là những gì người ta có thể quan sát được qua đợt kiểm điểm chống tham nhũng vừa qua.
Trong bối cảnh nêu trên, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây gợi ra ý tưởng "nhóm lò" (4) có lẽ đã nói lên một cách đầy đủ về thực trạng mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và vào tương lai đất nước nói chung. Để trả lời câu hỏi lòng tin chạm đáy chưa, có lẽ nên thay bằng câu hỏi lòng tin đã tắt chưa thì rõ hơn. Câu trả lời ở đây là lòng tin đã và đang tắt! Vì tắt rồi nên người đứng đầu của Đảng mới đặt vấn đề "nhóm lại" chứ! Hình ảnh một ông già lọ mọ nhóm lò khiến chúng ta thấy ái ngại, nhất là khi không còn mấy ai quan tâm đến ngọn lửa đó nữa trong khi không ít kẻ đang lăm le dập tắt đóm lửa trên tay ông./.
Ghi chú:
1. Trích thơ Tố Hữu
2. Phỏng theo nộị dung nhân định của Tổng BT Lê Duẩn thời kỳ sau giải phóng miền Nam
3.Trích lời Bác Hồ căn dặn các cháu thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp
4. Tổng BT Nguyễn Phú Trọng nói tại buôi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình ngày 2/12/2012.
Yêu thế này thì...bỏ cả cha lẫn mẹ.