(*) Đó là tên bài viết về cuộc trả lời phỏng vấn của báo Người Lao động mới đây với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an. Qua nội dung trả lời tuy ngắn gọn nhưng khá đầy đủ ý, có khí phách và sức thuyết phục khiến chủ bog tôi lại một lần nữa thấy rằng nhiều người vẫn có thể phát huy năng lực, thậm chí còn tốt hơn, khi đã về hưu . Với bề dầy kinh nghiệm và vốn kiến thức được tích lũy giờ đây có thêm thế mạnh là không bị ràng buộc bởi lợi "chiếc ghế", họ như con tằm lâu nay nằm trong kén giờ mới được nhã tơ vậy! Mong rằng sẽ có nhiều vị tướng lĩnh như ông Cương. Dưới đây xin phép đăng lại bài phỏng vấn để mọi người cùng tham khảo.
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Xin ông bình luận về
động thái trước việc ngày 2/8, Trung Quốc đã xua 23.000 tàu cá ra đánh bắt cá ở
biển Đông?
Thiếu tướng Lê Văn
Cương: Đây chưa phải là con số cuối cùng về tàu cá Trung Quốc mà chỉ là
những con số mở đầu. Những chiếc tàu cá với tải trọng lên đến 3.000 tấn của
Trung Quốc sẽ tràn ngập trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để chứng tỏ
sự hiện diện thường xuyên, đông đảo của Trung Quốc ở biển Đông, mặc nhiên biến
vùng biển Việt Nam thành vùng tranh chấp để từ đó biến thành vùng biển của mình.
Trung Quốc đang dần hiện thực hóa quyền chủ quyền, quyền tài phán phi lý của họ
ở “đường lưỡi bò” mà họ tự nghĩ ra với ý đồ rõ ràng. Trung Quốc biết lực lượng
của ta còn mỏng, phản ứng còn chưa đủ mức độ cần thiết vì thế họ càng lấn tới.
Việc Trung Quốc thành
lập cái gọi là “TP Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thể hiện rõ mưu
đồ này?
Đây phải được coi là cuộc xâm lược về mặt pháp lý thứ hai của Trung Quốc vào nước ta. Lần đầu là tháng 1/1979. Cuộc xâm lược trắng trợn này đã chà đạp lên Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, đi ngược nguyên tắc chung sống hòa bình giữa hai nước, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Ta phải có tiếng nói mạnh mẽ để Trung Quốc không thể lấn tới, giống như kẻ cướp đến nhà ta rồi trùm chăn đánh thì ta cũng phải hô to để hàng xóm biết mà đến cứu. Trong nhiều bài viết đã công bố, tôi đã nhấn mạnh: “Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”.
Tàu dịch vụ nghề cá của Việt Nam trên đảo Đá Tây - Trường Sa. Ảnh: Huỳnh Nga
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày
3/8 tuyên bố việc Trung Quốc thành lập
“TP Tam Sa”, bao gồm cả việc đồn trú quân sự là “đi ngược lại các nỗ lực ngoại
giao chung để giải quyết khác biệt và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong
khu vực”. Ông nghĩ sao về động thái chỉ trích này của Mỹ?
Mỹ đã thể hiện sự lo ngại và quan tâm về tình hình căng thẳng ở biển Đông có thể khiến xung đột gia tăng. Hành động hung hăng, hiếu chiến của phía Trung Quốc trong những năm gần đây, mở đầu bằng vụ cắt cáp quang ngày 9/6/2011 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã cho cả thế giới thấy rõ bản chất của Trung Quốc. Tôi cho rằng phản ứng của Mỹ là tích cực vì khiến Trung Quốc không thể phớt lờ tiếng nói của cộng đồng quốc tế.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là dựa vào thực lực quốc gia,
không nên để Trung Quốc lấn tới, muốn làm gì thì làm. Dân tộc Việt Nam
mạnh mẽ với gần 100 triệu dân yêu nước; đó cũng chính là thực lực, là sức mạnh
toàn dân.
Để làm được việc này, tức là để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ, chúng ta phải tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự?
Dù Trung Quốc không bày tỏ dã tâm bành trướng như vậy thì Việt Nam vẫn cứ phải mua sắm thêm trang thiết bị, vũ khí tối tân để bảo vệ chủ quyền của mình. Nhưng không nên xem đây là một giải pháp chủ yếu và duy nhất. Điều quan trọng không kém là phải đẩy mạnh truyền thông, theo dõi sát sao các hoạt động xâm lấn của Trung Quốc hằng ngày để nói rõ cho người dân biết, thế giới biết. Người dân có quyền được biết thông tin và ta phải làm việc rõ ràng, kiên quyết và nghiêm túc. Sức mạnh lan tỏa của truyền thông còn mạnh hơn tàu ngầm, tên lửa.
Theo ông, trong trường hợp ASEAN và Trung Quốc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) thì có giải quyết các tranh chấp tại biển Đông?
Trước hết, COC vẫn tốt hơn DOC (Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông) vì đây là cơ sở để thế giới lên án và cộng đồng quốc tế chia sẻ tiếng nói chung. Nhưng không nên quá tin vào COC vì ngay cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 còn không được Trung Quốc tôn trọng. Cần phải có thêm các điều khoản ràng buộc để tạo thêm sức mạnh về lẽ phải và về số đông những nước có thiện chí trong khu vực.
Đây phải được coi là cuộc xâm lược về mặt pháp lý thứ hai của Trung Quốc vào nước ta. Lần đầu là tháng 1/1979. Cuộc xâm lược trắng trợn này đã chà đạp lên Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, đi ngược nguyên tắc chung sống hòa bình giữa hai nước, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Ta phải có tiếng nói mạnh mẽ để Trung Quốc không thể lấn tới, giống như kẻ cướp đến nhà ta rồi trùm chăn đánh thì ta cũng phải hô to để hàng xóm biết mà đến cứu. Trong nhiều bài viết đã công bố, tôi đã nhấn mạnh: “Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”.
Tàu dịch vụ nghề cá của Việt Nam trên đảo Đá Tây - Trường Sa. Ảnh: Huỳnh Nga
Mỹ đã thể hiện sự lo ngại và quan tâm về tình hình căng thẳng ở biển Đông có thể khiến xung đột gia tăng. Hành động hung hăng, hiếu chiến của phía Trung Quốc trong những năm gần đây, mở đầu bằng vụ cắt cáp quang ngày 9/6/2011 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã cho cả thế giới thấy rõ bản chất của Trung Quốc. Tôi cho rằng phản ứng của Mỹ là tích cực vì khiến Trung Quốc không thể phớt lờ tiếng nói của cộng đồng quốc tế.
Thiếu tướng Lê Văn Cương: “Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, giữa ta và Trung Quốc luôn tồn tại thực tế: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, còn khi Việt Nam vững vàng thì Trung Quốc không thể lấn tới được”. |
Để làm được việc này, tức là để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ, chúng ta phải tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự?
Dù Trung Quốc không bày tỏ dã tâm bành trướng như vậy thì Việt Nam vẫn cứ phải mua sắm thêm trang thiết bị, vũ khí tối tân để bảo vệ chủ quyền của mình. Nhưng không nên xem đây là một giải pháp chủ yếu và duy nhất. Điều quan trọng không kém là phải đẩy mạnh truyền thông, theo dõi sát sao các hoạt động xâm lấn của Trung Quốc hằng ngày để nói rõ cho người dân biết, thế giới biết. Người dân có quyền được biết thông tin và ta phải làm việc rõ ràng, kiên quyết và nghiêm túc. Sức mạnh lan tỏa của truyền thông còn mạnh hơn tàu ngầm, tên lửa.
Theo ông, trong trường hợp ASEAN và Trung Quốc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) thì có giải quyết các tranh chấp tại biển Đông?
Trước hết, COC vẫn tốt hơn DOC (Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông) vì đây là cơ sở để thế giới lên án và cộng đồng quốc tế chia sẻ tiếng nói chung. Nhưng không nên quá tin vào COC vì ngay cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 còn không được Trung Quốc tôn trọng. Cần phải có thêm các điều khoản ràng buộc để tạo thêm sức mạnh về lẽ phải và về số đông những nước có thiện chí trong khu vực.
Xác lập địa giới
hành chính Việt Nam
trên biển
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động tại buổi họp báo thường kỳ chiều 6/8 về ý
nghĩa của những tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của
Việt Nam đối với việc hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính theo
Quyết định 513/QĐ-TTg ngày 2/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự
án “Hoàn thiện hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ
sở dữ liệu về địa giới hành chính”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho
biết đây thực sự là những cứ liệu rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.Theo ông Trần Anh Tuấn, thực hiện Quyết định 513, Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường đang tiến hành những khảo sát, đánh giá bước đầu. Về việc này, Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ cho biết bước đầu tiên của đề án sẽ đánh giá lại địa giới hành chính trên biển Đông và xác định lại tranh chấp địa giới hành chính để có cái nhìn tổng quan nhất. Trên cơ sở cứ liệu thu thập được sẽ tiến hành chỉnh lý lại hồ sơ, bản đồ địa giới trước đây. Sau khi được phê duyệt, các bộ - ngành sẽ cùng nhau phổ biến hồ sơ địa giới hành chính đã được hiện đại hóa này bằng nhiều cách thức khác nhau để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về địa giới hành chính của Việt Nam. T.Kha |
Theo Bích Diệp
Người lao động
Người lao động
--------------