Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp/ Nghiên cứu Biển Đông

Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?
Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Hầu chuyện với anh Nguyễn Tấn Sang

(Bài viết của Nguyễn Khắc Mai gửi đăng trên Viet Studies ngày 15/12/2014)

Tôi hân hạnh được hầu chuyện với Anh, chung quanh đề tài “Niềm Cay Đắng”. Khi tiếp xúc cử tri tại TP HCM, Anh nói ”Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”. Anh có nhớ chính Hồ Chí Minh đã nói rất sâu sắc vấn đề này trong Nhật ký trong tù: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do. Hồ Chí Minh còn có một câu khác cũng rất hay, nếu độc lập, thông nhất rồi mà dân không 
hưởng được hạnh phúc tự do, thì cũng chẳng nghĩa lý gì. Câu này chính là học được từ ý của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, khi hai cụ bàn với nhau, tranh được độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa.

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Hãy gọi tên kẻ xâm lược

Mấy ngày nay cả nước lại có dịp ôn lại khí thế hào hùng của thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ. Những thước phim, vở kịch và rất nhiều bài ca "đi cùng năm tháng" lại được đem ra trình diễn mặc dù đến nay hầu hết những người anh hùng năm xưa đã lần lượt về cõi vĩnh hằng trong khi các mối quan hệ Việt-Pháp, Việt-Mỹ đã chuyển sang trang hữu nghị hợp tác hoàn toàn mới. 

Vẫn biết dù sao việc nhắc lại quá khứ là điều cần thiết. Nhưng liệu có công bằng không khi chỉ nhắc lại hai kẻ thù Pháp, Mỹ mà không nhắc gì đến một kẻ xâm lược đã và đang trực tiếp đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mà vì nó hàng vạn anh hùng liệt sĩ và thường dân đã hy sinh đến nay vẫn là "vô danh"? Và điều quan trọng hơn là, cách thể hiện thiên lệch đó chắc chắn đã và đang gây ra những sự hiểu nhầm không cần thiết đối với thế giới và cả đối với kẻ thù, đồng thời khoét sâu thêm nỗi bức xúc trong dân chúng, đặc biệt những gia đình có con em đã hy sinh trong sự nghiệp chống quân bành trướng xâm lược Trung Quốc. Liệu điều này có lợi cho ai?

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Tôi đi tập kết

Nhân dịp "Kỷ niệm 60 năm ngày Học Sinh miền Nam trên đất Bắc" vừa được tổ chức tại Hà Nội, chủ blog tôi mạn phép đăng lại một ký ức của bản thân trong thời kỳ đáng ghi nhớ đó (trích từ "Tản mạn cuộc đời tôi")   

Vào một ngày se lạnh cuối năm 1954 cha tôi đi họp về thông báo vắn tắt với cả nhà rằng ông sẽ phải "đi tập kết" ra miền Bắc ngay trong vài ngày tới. Ông cũng bảo chị Hai hoặc tôi cũng có thể đi sau nếu muốn. Riêng ông cần phải đi trước khi  "đối phương” tiếp quản chính quyền ở địa phương. 

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Cuộc dịch chuyển lịch sử của hơn 32.000 học sinh miền nam


VN net, 14/12/2014: Năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Cùng với việc tập kết bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Chính phủ chủ trương đưa học sinh từ 6 -7 tuổi cho đến 19-20 tuổi là con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam từ các địa phương ra miền Bắc học tập. Nhiệm vụ là đào tạo thành đội ngũ kế cận cho cách mạng miền Nam cũng như cách mạng cả nước sau này.Từ năm 1954 đến 1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam lần lượt theo xe bộ đội, đi tàu thủy, đi bộ vượt dãy Trường Sơn… ra miền Bắc học tập. Hàng chục nghìn người trưởng thành lại trở về xây dựng miền Nam.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Chiến lược dầu hỏa của Hoa Kỳ: Bước đột phá trong công nghệ khai thác dầu

Nguyễn Đình Phùng

image

Trong vòng ba năm nay, những tính toán về thế chiến lược địa dư toàn cầu đã bị một vũ khí chiến lược mới của Hoa Kỳ làm thay đổi hẳn cục diện. Đó là vũ khí dầu hỏa, một thứ vũ khí trước giờ làm Hoa Kỳ khốn đốn và bị lệ thuộc vào những quốc gia không mấy gì thân thiện với Hoa Kỳ nắm giữ như những xứ vùng Trung Đông, Venezuela và Nga. Nhưng thế cờ hiện nay đã bị lật ngược và Hoa Kỳ đã nắm thượng phong để có thể dùng dầu hỏa như một vũ khí chiến lược cho những tính toán mới cho chính trị địa dư toàn cầu.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

THẤY GÌ TỪ NHỮNG CON SỐ?

THEO CÁC NGUỒN THÔNG KÊ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VIỆT NAM CÓ NHỮNG TIỀM NĂNG RẤT CƠ BẢN, ĐÓ LÀ

Dân số
image
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những chỉ số chủ yếu được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia, vậy xếp thứ 13 có nghĩa là VN thuộc loại "nước lớn" của thế giới.

Diện tích
image
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những chỉ số chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia, do đó vị trí thứ 61, cho thấy Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia lớn của thế giới. 

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này