Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch(*)

(*) Đó là ý kiến của Ông Võ Tòng Xuân -Giáo sư – Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân -nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang. Nhân dịp năm mới Dương lịch vừa đi qua và Tết Âm lịch đang đến gần, Bách Việt muốn đăng lại bài viết của tác giả cách nay 7 năm để tham khảo. Vẫn biết để thay đổi một tập tục có bề dầy hàng ngàn năm hoàn toàn không đơn giản. Nhưng mọi sự thay đổi đều có giá trị của nó-Bách Việt.
 
Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở ĐBSCLcũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang.
GS-TS Võ Tòng Xuân
“Trong khi ta vui Tết âm bên chén tạc chén thù thì những đối tác của ta lại làm việc bình thường, còn trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường ở Tết dương thì ở nước ngoài người ta nghỉ, thị trường chứng khoán đóng băng”.
GS-TS Võ Tòng Xuân chia sẻ quan điểm Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay. Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông.
Ngày 14/02/2005 mục “Chào buổi sáng” của báo chí có đăng bài viết của tôi nhan đề Tết “hội nhập,” tại sao không? Ngay sau đó một làn sóng tranh luận rất sôi nổi đã dấy lên trong mục “Ý kiến bạn đọc” của tờ báo.
Chỉ trong vòng vài ngày mà đã có hơn 200 độc giả góp ý, trong số đó nhóm không đồng tình chiếm hơn 50%. Sự tranh luận này tiếp tục kéo dài cho đến năm nay 2012, qua nhiều diễn đàn. Tôi tải về tổng cộng được 396 trang A4 với cỡ chữ 8,5.
Thật sự tôi rất cảm kích sự quan tâm của độc giả về vấn đề này, vì đó là thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời đại mới.
Vì ý kiến quá nhiều, tôi không thể đọc hết các chi tiết lập luận, nhưng có thể thấy được số ý kiến ủng hộ ngày càng nhiều hơn trước, nhất là khi các ý kiến ấy mới được nêu vào năm nay 2012, bảy năm sau khi bài báo xuất hiện.
Tuy nhiên tôi cố gắng đọc kỹ những ý kiến không đồng tình để học hỏi thêm lập luận của các bậc tiền bối.
Một điều tôi khám phá rất quan trọng là những lập luận không đồng tình này đã chỉ căn cứ vào cái tít của những thành viên diễn đàn (hoặc của biên tập viên nhà báo) viết cho kêu như “Có nên bỏ ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?”, “Tết Tây hay Tết ta?”, “Bỏ hay không bỏ ngày Tết cổ truyền Việt Nam?”, không đúng theo nội dung trình bày của tôi trong bài Chào Buổi Sáng 14/2/2005.
Vì không đọc kỹ lập luận của tôi mà chỉ căn cứ trên những cái tít giựt gân trên đây nên có một số vị độc giả đã viết những câu chê trách quá nặng lời. Sự hiểu lầm này nhằm vào 2 điểm chính:
1. Bỏ ngày Tết cổ truyền
Tôi không hề viết một ý kiến như vậy bất cứ ở đâu. Đọc lại bài trên mục Chào buổi sáng trên báo chí năm 2005, tôi viết rất rõ: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại “bản sắc dân tộc” của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới.
Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3-4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.
Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê”.
Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch.
Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có dược đổi sang dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

                                                     Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có được  đổi sang  dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

2. Bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu)
Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.
Tôi viết: “Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 – 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn.
Một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không.
Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang “ăn Tết”.
Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.
Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch, trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, London… đóng băng.
Lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.
Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.”
Tôi nghĩ rằng nếu tất cả quí vị độc giả có thời gian đọc kỹ bài viết của tôi thì chắc sẽ đồng tình với những lập luận của tôi, như tôi đã cảm nhận khuynh hướng này trong số đông ý kiến mới nhất trong các diễn đàn.
Trong khi các nước đang thi nhau làm giàu, Việt Nam có tiềm năng bắt kịp họ hoặc hơn họ trong tương lai gần nếu bớt ăn nhậu, vui chơi kéo dài, dành thời gian làm việc vào những ngày thế giới làm, nghỉ theo những ngày thế giới nghỉ.
Dĩ nhiên các tập quán cổ truyền lành mạnh của ta chúng ta vẫn giữ và sẽ cử hành vào ngày dương lịch như thế giới đang làm. Chúng ta nên cương quyết đổi mới, không ăn tết 2-3 thậm chí 4 tuần theo âm lịch nữa mà chỉ nên ăn tết 4 ngày theo dương dương lịch là đủ.
Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:
1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.
2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.
3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.
4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.
5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.
Theo VTC News

--------------

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Cựu hoàng Bảo Đại và người vợ cuối cùng

Câu chuyện dưới đây nhận được qua e-mail của bạn bè, chủ blog Bách Việt mạn phép đăng lại coi đây như một nguồn tham khảo không chính thức với chút ít thông tin về vị Hoàng cuối cùng của nước Việt Nam thời thuộc địa. (Bách Việt)
  

Sau ngày 23-10-1955, thông tin kết quả cuộc “trưng cầu dân ý” truất phế Bảo Đại và suy tôn Ngô Đình Diệm lên làm quốc trưởng đến tai cựu hoàng đang ở tại nhà riêng trên đường Maurice Barrès (Neuilly, Paris).
 Bảo Đại bàng hoàng. Ông vẫn còn nhớ như in, chỉ cách đó không đầy một năm, trong lá thư đề ngày 10-11-1954, Ngô Đình Diệm đã hứa sau khi được giao quyền nếu “Ngô Đình Diệm có làm điều gì trái ý, quốc trưởng có thể cách chức ngay”. Không ngờ... Bên cạnh kết quả trưng cầu dân ý với 5.721.735 phiếu truất phế Bảo Đại và 63.017 phiếu không chịu truất phế, báo chí lại còn đăng tấm ảnh chân dung “Quốc trưởng Bảo Đại” đã bị người của Diệm chà đạp lăng nhục trên đường phố Sài Gòn. Kể từ ngày đó cựu hoàng rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên và bắt đầu sống trong nỗi trầm uất.
Cựu hoàng được chữa trị đủ loại thuốc mà vẫn không ngủ được. Cuối cùng người ta đưa cựu hoàng sang Thụy Sĩ chạy điện và uống một loại thuốc đặc biệt. Trước khi chữa trị cho cựu hoàng, người ta bảo: “Chạy điện và uống thuốc của Thụy Sĩ, chữa bệnh mất ngủ xong, tính tình của cựu hoàng sẽ thay đổi”. Gia đình cựu hoàng hết sức lo lắng nhưng không thể làm gì khác hơn.
Cựu Hoàng Bảo Đại và người vợ cuối cùng Monique Baudot
Sau thời gian chữa bệnh, cựu hoàng sống với gia đình như một người khách không mời. Vợ con đều muốn xa lánh ông. Cuối cùng để cho ông được “tự do” - một đồ đệ của cựu hoàng từ thời lưu lạc bên Hồng Kông (1947-1948) là Bùi Tường Minh đi thuê cho ông một căn hộ trong cao ốc 29 Fresnel, quận 16 - Paris. Căn hộ chỉ có một phòng ngủ, một phòng khách nhỏ, một bếp và một phòng tắm chật hẹp. Cũng may, tuy nhỏ nhưng căn hộ ở trên một đường phố yên tĩnh, sang trọng, ngay sau lưng Tòa đại sứ Iran rất thuận tiện. Cựu hoàng “ra ở riêng”, lúc đầu còn tiền bạc nên kẻ lui người tới thăm viếng, sau hết tiền, bệnh nằm một mình không một người mua giúp bánh mì ăn sáng.
Mối tình Bảo Đại - Monique
Giữa lúc khó khăn ấy, cô Monique Baudot (sinh năm 1946) xuất hiện. Về tiểu sử của Monique có nhiều nguồn. Báo chí Pháp viết cô từng làm tuỳ viên báo chí trong một tòa đại sứ. Các chính khách từng làm việc với cựu hoàng và sau năm 1975 có nhiều dịp gặp ông (như tướng Sài Gòn Trần Văn Đôn) thì bảo Monique chỉ là một cô bồi phòng. Chính nhờ làm bồi phòng ở cao ốc 29 Fresnel nên cô mới biết được có một ''ông vua lưu vong'' bệnh hoạn không người chăm sóc, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng suốt mấy thập niên cuối đời.
Từ khi hai người ăn ở với nhau (bắt đầu từ những năm 1970) cuộc sống vật chất của cựu hoàng và Monique rất khó khăn. Monique chạy xin cho cựu hoàng được một trợ cấp cho người già, mỗi tháng lãnh khoảng trên dưới 7.000 frs. Sau này ông J. Chirac lên làm thị trưởng Paris, tăng phụ cấp cho cựu hoàng lên 12.000frs nhưng vẫn không giải quyết hết khó khăn. Sống trong hoàn cảnh vật chất thiếu thốn cựu hoàng không hề than vãn. Hằng ngày bà Monique ôm quần áo bẩn đi giặt ở các máy giặt công cộng. Buổi sáng cựu hoàng ăn pain sec (bánh mì không) đích thân hỏi cựu hoàng có cảm tưởng như thế nào về cuộc sống khó khăn của mình, ông bảo: “Tôi đã thoái vị từ lâu, về làm dân Việt Nam. Trong khi đa số dân Việt Nam còn thiếu thốn, thì công dân Vĩnh Thụy làm sao có cuộc sống khá hơn!''.
Cựu hoàng không quan tâm đến đời sống kinh tế nhưng bà Monique Baudot thì nghĩ khác. Bà tìm mọi cách để có thu nhập thêm. Bà đòi tiền những người muốn đến gặp và Phỏng vấn cựu hoàng. Bà mời tướng Fond viết giúp hồi ký Con rồng An Nam cho cựu hoàng và bán cho Nhà xuất bản Plon. Để có đủ tư cách pháp lý “chiếm độc quyền” Bảo Đại, nhiều lần Monique yêu cầu cựu hoàng làm giấy kết hôn với bà. Nhưng chuyện ấy không thực hiện được ngay vì bà Từ Cung - thân mẫu của Bảo Đại -đang còn sống ở Huế không đồng ý.
Từ sau ngày thống nhất đất nước (1975), người Việt Nam sống lưu vong ở Âu Mỹ khá đông. Người ta đã nghĩ đến chuyện mời cựu hoàng Bảo Đại làm lãnh tụ của họ, nhưng ông từ chối mọi hoạt động chính trị, muốn sống yên thân cho đến khi nhắm mắt. Tuy vậy, những người này vẫn không bỏ cuộc. Đầu năm 1982, người ta bày ra chuyện mừng sinh nhật cựu hoàng bằng cách mời ông sang thăm nước Mỹ. Mục đích của chuyến đi được nêu lên rõ ràng: “1. Để cho người Việt Nam ở Mỹ biết Việt Nam còn có một vị cựu hoàng khỏe mạnh; 2. Nhân dịp sang Mỹ, với tư cách ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, cựu hoàng cảm ơn chính quyền và nhân dân Mỹ đã giúp đỡ đồng bào Việt Nam trong việc định cư". Thấy hai mục đích ấy không liên quan gì đến chính trị, cựu hoàng đồng ý. Bà Monique nghe vậy liền bắt chẹt: Nếu Bảo Đại không làm giấy kết hôn với bà và không cho bà đi Mỹ thì bà sẽ không cho Bảo Đại ra khỏi nhà. Lúc này bà Từ Cung đã qua đời, không còn trở ngại nào nữa, Bảo Đại đem Monique Baudot ra Tòa Đốc lý quận 16, Paris đăng ký kết hôn. Hai ông bà được cấp giấy kết hôn với nội dung: “Hôm nay là ngày 19-1-1982 đã diễn ra việc thành hôn của hoàng thân Vĩnh Thụy cũng gọi là Hoàng thân Bảo Đại, sinh ở Huế (Việt Nam) vào ngày 23-10-1913, con trai của Khải Định và Từ Cung (đều đã mất) và cô Monique Marie Eugène Baudot, sinh tại Saint Amand Montrond vào ngày 30-4-1946, con gái của ông Lucien Henri Baudot và Hélène Marie Madeleine Legeai. Giấy đăng ký kết hôn gởi từ ngày 14-1-1982”.
Monique đã trở thành vợ chính thức của cựu hoàng Bảo Đại. Hoàng hậu Nam Phương được triều đình nhà Nguyễn đứng ra cưới cho Bảo Đại (1934) nhưng không làm giấy kết hôn. Các bà “thứ phi” có con với cựu hoàng nhưng không ai có giấy kết hôn cả. Theo luật pháp nước Pháp, chỉ những người có giấy kết hôn mới được công nhận là vợ chính thức. Do đó, người Pháp chỉ công nhận Monique Baudot là vợ của Hoàng thân Vĩnh Thụy mà thôi.
Những chuyện nhập nhằng trong chuyến đi Mỹ
Vừa nhận được giấy kết hôn, hai ông bà Bảo Đại - Monique Baudot đáp tàu bay qua Los Angeles (Mỹ) ngay, được vài trăm bà con Nguyễn Phước tộc và đồng bào Việt Nam tại Mỹ đón tiếp thân mật. Sáng hôm sau, có người gợi ý Bảo Đại lên tiếng ủng hộ lực lượng chống chính quyền Việt Nam ở quốc nội, Bảo Đại từ chối và nhắc lại rằng:
- Tôi qua Mỹ thăm đồng bào, thăm nước Mỹ, chỉ có vậy!
Hôm sau, trong một cuộc tiếp tân, bà thị trưởng thành phố Westminster trao tặng chiếc chìa khóa của thành phố cho Bảo Đại. Ông cảm ơn bằng tiếng Việt: “Đây là lần thăm viếng nước Mỹ đầu tiên của tôi. Tôi qua thăm đồng bào tôi. Tôi thay mặt người Việt Nam cám ơn chính quyền và dân chúng Mỹ đã dành cho dân Việt Nam lưu vong sự giúp đỡ nồng hậu để họ tạo lại đời sống mới tại nước này”.
Từ lâu người ta nói “Bảo Đại đã quên hết tiếng Việt, ông chỉ biết ăn chơi”. Không ngờ hôm ấy người ta nghe ông nói tiếng Việt bằng giọng Huế rất rành rẽ, tình cảm. Những lời ông nói ngắn gọn, có tính cách ngoại giao nhưng đầy đủ ý nghĩa, làm cho những người Mỹ có mặt trong buổi tiếp tân hài lòng.
Sáng hôm 23-1-1982, cựu hoàng Bảo Đại được mời đến dự lễ khai mạc hội chợ tại Westminster, được bà thị trưởng mặc áo dài Việt Nam đón tiếp hết sức thân mật. Đến lúc đó Monique Baudot cho Bảo Đại biết bà đã gặp một cựu nhân viên OSS (tiền thân của CIA) về hưu tại Minaco. Ông này tiết lộ có một số dân biểu Mỹ ủng hộ Bảo Đại, nhân dịp qua Mỹ, Bảo Đại nên đến Hạ viện Mỹ điều trần đòi Chính phủ Mỹ bồi thường 5 triệu Mỹ kim tài sản của Bảo Đại bị mất, vì Mỹ ủng hộ Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại hồi năm 1955. Người bày cho Monique là ông Hilaire du Berrier. Vốn bản tính nhu nhược, cho nên khi nghe bà Monique nói vậy Bảo Đại cũng hứa sẽ làm. Nhưng không ngờ... có một vài chuyện trục trặc diễn ra.
Một hôm, cựu hoàng vào thăm cửa hàng Thanh Lan của người Việt Nam. Vợ chồng chủ cửa hàng xuất thân trong một gia đình lớn ở Huế có cảm tình với cựu hoàng, rất hân hạnh được đón cựu hoàng đến thăm. Cửa hàng tặng cho cựu hoàng một món quà sáng giá và không để ý gì đến Monique Baudot theo sau Bảo Đại. Vừa ra khỏi cửa hàng, người ta nghe Monique Baudot nói với Bảo Đại: “Dân Việt của ông không ra gì''. Những người trong ban tổ chức đón tiếp cựu hoàng nghe thế không ai hiểu vì sao lại có sự thể như thế. Tiếp đến cựu hoàng dự một buổi tiệc do ông bà Robert Kane khoản đãi tại nhà riêng Tiburon vùng San Francisco. Trong số thực khách có cả ông bà Brochand, Tổng Lãnh sự Pháp, và một số người Mỹ biết nói tiếng Pháp. Bà Kane chủ tọa một bàn tiếp Bảo Đại và một số thực khách, bàn thứ hai do ông Kane chủ tọa tiếp Monique và một số thực khách khác. Không ngờ, khi mới ngồi vào bàn Monique tỏ ra bực bội, vặn vẹo hỏi mọi người tại sao không sắp xếp cho bà ngồi gần Bảo Đại. ''Dù sao tôi cũng là vợ của ông Bảo Đại kia mà!''. Một người có trách nhiệm đưa cựu hoàng đi thăm viếng các nơi trả lời: ''Đây là cái phòng tiệc chứ không phải phòng ngủ. Chủ nhà người ta sắp xếp như vậy là phải”.
Monique tức giận, bất ngờ nắm cái chéo khăn trải bàn ăn kéo một cái xoạt, thức ăn dọn trên bàn ngả nghiêng, đổ tung tóe ra bàn. Cả phòng tiệc vô cùng ngạc nhiên. Riêng cựu hoàng thì ngồi thản nhiên xem như không có chuyện gì xảy ra. May mắn ông Kane kịp thời hiểu được vấn đề. Ông xin lỗi mọi người và nhận lỗi vô ý đã trải cái khăn bàn không đúng cách nên mới có chuyện không hay này. Buổi tiệc mất vui nhưng cuối cùng cũng diễn ra đúng bài bản cho đến lúc kết thúc.
Hôm sau, ban tổ chức đón tiếp chất vấn Bảo Đại:
- Hôm qua bà Monique nói bà ấy là vợ của Ngài. Vậy có đúng không?
Cựu hoàng thản nhiên đáp:
- Đúng. Trước khi qua Mỹ một ngày, bà ấy và tôi đã có giấy kết hôn!
- Vậy, tại sao Ngài không nói cho chúng tôi biết trước để chúng tôi sắp đặt nghi lễ, nếu bà ấy là vợ Ngài thì chúng tôi đã sắp đặt đúng phép sẽ không xảy ra những chuyện vừa qua.
Cựu hoàng Bảo Đại trả lời tỉnh bơ:
- Phần nghi lễ, tùy theo trường hợp, lúc là thơ ký, lúc là vợ.
Đến lúc đó người ta mới hiểu đối với cựu hoàng Bảo Đại, lúc ở nhà Monique Baudot là vợ, khi đi ra ngoài, trong các cuộc tiếp tân, bà ấy chỉ là một cô thư ký. Đó là cách đối xử tồn tại hàng chục năm qua của Bảo Đại dành cho Monique Baudot. Nhưng từ sau khi bà ấy nắm được cái giấy kết hôn trong tay rồi thì bà không cho phép Bảo Đại đối xử với bà như thế nữa. Chính vì thái độ ỡm ờ, không dứt khoát của Bảo Đại về chuyện bà vợ mà chuyến sang Mỹ của Bảo Đại đã phải chấm dứt sớm. Chương trình đi Florida và Washington D.C. bị hủy bỏ. Do đó, chuyện Bảo Đại đến Hạ viện Hoa Kỳ xin bồi thường 5 triệu Mỹ kim cũng không diễn ra.
Nguồn: Lieucorp <lieucorp@peoplepc.com> Cựu hoàng Bảo Đại và người vợ cuối cùng

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược


Như thường lệ trong những ngày tháng 12 này cả nước lại tái hiện không khí thời chiến tranh chống Mĩ. Âu đó cũng là lẽ bình thường, quên sao được tội ác giặc ngoại xâm! Nhưng điều không bình thường là có một cuộc xâm lược khác không được nhắc đến, đó là những cuộc chiến lớn nhỏ do Trung Quốc gây ra từ biên giới Tây Nam lên biên giới phía Bắc và ngoài Biển Đông kể từ sau khi "Mĩ cút, ngụy nhào" đến nay vẫn chưa dứt. Người Việt Nam bình thường ai cũng nhận thấy điều vô lý này. Song điều không bình thường là ai cũng im lặng hoặc nếu có ai thắc mắc, sẽ được trả lời rằng đó là sách lược mềm dẻo, khôn khéo của ta! 
 
Dòng chữ trên một bia tưởng niệm chiến tranh biên giới bị đục bỏ
Vậy ra, đối với người Việt Nam, có hai loại chiến tranh xâm lược(?). Chiến tranh do Pháp, Mĩ gây ra thì phải ghi xương khắc cốt và tuyên truyền lên án công khai. Nhưng chiến tranh do người Trung Quốc gây ra thì phải cố mà quên đi, thậm chí  mấy cái  bia tưởng niệm trót dựng lên  ở Lạng Sơn cũng phải đục bỏ phi tang (ảnh bên); nếu thấy tàu Trung Quốc xâm lấn biển đảo, ức hiếp dân chài ta thì gọi là "tàu lạ", nó càng ức hiếp, ta càng bày tỏ lòng biết ơn "bạn" ở cấp cao hơn... Chỉ khổ thân những người lính đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh chống quân bành trướng chưa được chính thức vinh danh như các đồng đội chống Pháp chống Mĩ của họ. 
 
Nếu nói rằng đó là sách lược mềm mỏng, khôn khéo thì thật trớ trêu!  Vẫn biết, vì nhiều lý do, Việt Nam không nên chủ trương đối đầu với Trung Quốc, và sách lược mền dẻo, khôn khéo là rất cần thiết. Vẫn biết phải ưu tiên duy trì hòa bình, nhất là với một đất nước đã mất quá nhiều thời gian cho chiến tranh như Việt Nam. Nhưng độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải là mục tiêu cao nhất và không thể nhân nhượng. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả của quá trình vận dụng sách lược trong quan hệ Việt-Trung đến nay thấy trái ngược với mong đợi. Đó là lãnh thổ bị gậm nhấm, chủ quyền biển đảo bị xâm chiếm gần hết trong khi quan hệ hai nước vẫn luôn trong trạng thái căng thẳng, nguy cơ chiến tranh nóng có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Vì sao vậy?

Để trả lời câu hỏi trên, trước hết hãy suy ngẫm về điều này: Tại sao Việt Nam phải đánh nhau liên tục với các "đế quốc to", hết họa đế quốc lại rước họa láng giềng bành trướng ? Có một cách giải thích đã trở thành cửa miệng của người Việt Nam: Vì nước ta giàu đẹp, và vì nước ta nằm ở vị trí địa chính trị quan trong..., nên thường xuyên bị các cường quốc tranh giành hoặc lợi dụng!. Cách giải thích này không sai, nhưng chỉ đúng một phần. Về lý do giàu đẹp, đến nay chính người Việt Nam khi có dịp tiếp xúc với thế giới và biết người biết ta hơn đã  không còn tin như vây. Về lý do bị tranh giành, lợi dụng, thì trước hết hãy xem lại sách lược bạn/thù của ta có gì chưa ổn (?) Phải chăng lý do chính là ở chỗ, người Việt Nam  tự vận vào mình một vai trò đáng ra không nên có, đó là đứng trên tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời quá trung thành với ông bạn láng giềng cùng ý thức hệ cộng sản?  Hãy xem người Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia,  Mã Lai và nhiều dân tộc khác có cùng cảnh ngộ trong khu vực đã không làm như vậy, và họ đã sớm có hòa bình để phát triển vượt xa Việt Nam vốn từ một mặt bằng như nhau sau Thế chiến thứ Hai.  Phải chăng nếu Việt Nam cũng có cách tiếp cận thực tế như các nước láng giềng thì chắn chắn đã có thể phát huy vị thế địa chiến lược một cách có lợi hơn cho mình?. Có thể có ý kiến rằng Việt Nam có đặc thù khác với các nước khu vực, đó là quá khứ Bắc thuộc. Nhưng trong cái rủi đã có cái may, đó là 100 năm Pháp thuộc ít nhiều đã có tác dụng đưa Việt Nam ra khỏi địa vị phiên thuộc của Vương Triều. Nền độc lập giành được sau Cách mạng tháng 8 năm1945 là một cơ hội lớn để vĩnh viễn thoát khỏi vị thế phiên thuộc đó. Nhưng cơ hội đó đã không được tận dụng, và Việt Nam một lần nữa lại rơi vào quỹ đạo Bắc thuộc dưới những chiêu bài mới . 

Đây là một câu chuyện dài mà chỉ lịch sử mới có quyền phán xét. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là, không phải giới lãnh đạo Việt Nam không nhận ra điều này, có lẽ rõ nhất là thời kỳ sau giải phóng miền Nam và đã được đúc kết bằng phương châm " Việt Nam sẵn sàng  làm bạn với tất cả" từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Song, đáng tiếc là phương châm đó đã không được thực hiện đầy đủ trong suốt quá trình về sau, thậm chí có những thời kỳ đi "chệch hướng". Nguyên nhân chính là do ý thức hệ "vừa là đồng chí vừa là anh em" đã khiến một bộ phận giới lãnh đạo thiếu kiên định với phương châm và mục tiêu đã đề ra. Sự kiện sai lầm mang tính quyết định là thỏa hiệp Thành Đô năm 1990. Từ đó đến nay Việt Nam chưa bao giờ lấy lại được thế cân bằng cần thiết, miệng nói "sẵn sàng làm bạn với tất cả", nhưng thực tế lại nghiêng về phía ông bạn láng giềng. Mặc dù nhiều phen bị ông bạn xâm hại vẫn cam chịu. Quan hệ với Mĩ và ASEAN không được thực sự coi trọng đúng mức. Chơi với họ nhưng luôn dè dặt, nghi ng. Điều này được thể hiện khá rõ trong những phát ngôn của nhiều nhân vật lãnh đạo chính trị, quân sự và  học thuật trong thời gian gần đây. Mới đây có một vị Đại tá, Phó Giáo sư tên là Trần Đăng Thanh khi lên lớp trước hàng trăm cán bộ lãnh đạo các trường đại học tại Hà Nội đã đưa ra cách nhận định, đánh giá về bạn/thù thật rối rắm như sau:
“… Các đồng chí nhớ người Mĩ ... nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.” 
“...Đối với Trung Quốc hai điều không được quên”:“ họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa” .
Suốt mấy ngày qua dân mạng phê phán, thậm chí chửi bới ông này dữ quá. Nhưng suy cho cùng ông ta đã thể hiện đúng thực trạng tình hình nhận thức của giới Lãnh đạo và lý luận đất nước trong thời kỳ "hậu đổi mới". Đó là tình trạng lúng túng về đường lối chủ trương chính sách, nhầm lẫn trong việc lựa chọn bạn/thù trước bối cảnh tình hình biến động mau chóng tại khu vực và thế giới. Còn nhớ khi tiếp xúc cử tri Quận Ba Đình ngày 1/10/2011, người đứng đầu của Đảng đã từng đưa ra cách đánh giá về vấn đề tranh chấp Biển Đông như sau:
Nói Biển Đông không phải chỉ là Biển Đông. Nói Biển Đông không phải quan hệ ta với Trung Quốc. Nói Biển Đông không phải toàn bộ vấn đề Biển đông. Nó chỉ có một cái chỗ đảo Hoàng Sa với lại… quần đảo Hoàng Sa với lại chỗ quần đảo Trường Sa ấy … và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế...”.   

Nói vậy có nghĩa Biển Đông nào có quan trọng gì và nó là vấn đề của người khác chứ không phải của Việt Nam. Vậy chẳng trách  đối với những trường hợp phát ngôn nhu ngộ khác được ghi nhận từ các cấp trong mấy năm gần đây. Ví dmột ông Viện trưởng Mác-Lê lập luận rằng trong quá khứ ông cha ta mỗi lần đánh thắng xâm lược Phương Bắc đều trở lại triều cống ...cớ sao bây giờ lại đòi chống Trung Quốc(?) và một ông Phó ban Biên giới đánh giá hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí Bình Minh II của Việt Nam hồi năm ngoái là "thương cho roi cho vọt..." (!) Vân vân và vân vân.... Tất cả cho thấy điều gì nếu không phải là tình trạng thiếu nhất quán trong việc nhận định đánh giá tình hình, là sự lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược? Không phải họ "không thuộc bài"  mà vì bài bản nó như vậy!

Phải chăng đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những việc làm khó hiểu gây bức xúc trong dư luận cả nước gần đây? Đó là việc mất cảnh giác khi cho "bạn" thuê đất rừng đu nguồn và đất canh tác  dọc đường biên, đưa hàng nghìn công nhân vào khai thác bo-xit trên Tây Nguyên, du nhập, lưu hành tràn lan văn hóa phẩm cũng như hàng hóa các loại từ Trung Quốc bất chấp nguyên tắc có đi có lại, v.v...Chủ trương đàn áp không phân biệt các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông cũng là một biểu hiện. Những việc làm đó, dù cố tình hay vô ý thức, đã và đang gây bức xúc và đánh mất nốt chút lòng tin còn sót lại của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chỉ kẻ thù được lợi và đắc chí, nhưng chúng không vì thế mà dừng lại./.
 

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Viện Toán học (VN) có Viện phó mới là giáo sư trẻ nhất năm 2012

Theo tin V-Express 11/12/2012,  

 Được các viện nghiên cứu lớn ở Italia, Đức, Mỹ... mời làm việc với chế độ đãi ngộ và lương bổng cao nhưng TSKH Phùng Hồ Hải vẫn về nước làm việc và được bổ nhiệm làm Viện phó Viện Toán học.

TSKH Phùng Hồ Hải.
TSKH Phùng Hồ Hải. Ảnh: Viện Toán.
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vừa tổ chức kỳ họp thứ 10 xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư 2012. Sau khi thẩm định, bỏ phiếu kín, có 41 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, một ứng viên được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư đặc cách; 426 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, một ứng viên được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư đặc cách.
Hai nhà khoa học được xét đặc cách là ông Phùng Hồ Hải, Viện phó Viện Toán học (sinh năm 1970, xét đặc cách chức danh giáo sư) và Phạm Hữu Anh Ngọc, giảng viên ĐH Quốc tế, ĐHQG TP HCM (xét đặc cách chức danh phó giáo sư).
Trao đổi với VnExpress, giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho biết, Hội đồng vừa làm tờ trình gửi Thủ tướng về việc đề nghị cho phép công nhận đặc cách đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư.
Theo GS Nhung, PGS Phùng Hồ Hải là nhà toán học trẻ, có nhiều công trình được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế danh tiếng trên thế giới, có thành tích khoa học xuất sắc. Ông được mời làm việc tại các Viện Nghiên cứu Toán - Lý lớn như: Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế ở Trieste (Italia), Viện Max Planck về toán ở Bonn (Đức), Viện Nghiên cứu các khoa học về toán tại Berkeley (Mỹ).
Ông Hải từng được nhận giải thưởng Baedeker dành cho luận án tiến sĩ khoa học xuất sắc nhất của Đức năm 2005, Giải thưởng Von Kaven của Quỹ DFG (Đức) năm 2006, Học bổng Heisenberg các năm 2005-2010, được Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba (TWAS) bầu làm Viện sĩ trẻ, đại diện cho khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2009-2013.
PGS Hải từng giảng dạy một số năm tại ĐH Essen (Đức), nhưng chủ yếu dành thời gian giảng dạy tại Viện Toán học và nhiều trường đại học khác tại Việt Nam. Ông là Phó Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Acta Math Vietnamica, Phó viện trưởng Viện Toán học (từ tháng 7/2012).
"Tuy có thể làm việc và sống ở nước ngoài với chế độ đãi ngộ, lương bổng cao, nhưng PGS Phùng Hồ Hải vẫn quyết tâm làm việc và sống tại Việt Nam. Vì vậy, dù chưa đủ một số tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư nhưng hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, các nhà khoa học vẫn đánh giá rất cao", GS Nhung cho hay.
Còn tiến sĩ Phạm Hữu Anh Ngọc có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, đã công bố 45 bài báo khoa học, trong đó 30 bài đăng ở tạp chí SCI và SCI-E (hàng đầu thế giới), có tổng số điểm công trình gấp 6 lần điểm quy định. Ông đã được nhận học bổng Humboldt của CHLB Đức - một học bổng danh giá dành cho các nhà khoa học trẻ (không quá 40 tuổi) có triển vọng.
Khi được Thủ tướng phê duyệt, ông Hải sẽ là giáo sư trẻ nhất năm 2012, còn phó giáo sư trẻ nhất là Nguyễn Khánh Diệu Hồng, công tác ở Viện Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa (sinh năm 1981). 
Phóngviện: Hoàng Thùy



Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Có không chuyện Phó Giáo sư S ?

Mấy hôm nay công luận, nhất là cư dân mạng, xôn xao bức xúc về một vụ việc được phát giác trên bài viết của tác giả tên là Hồng Châm đăng trên báo Giáo dục và Thời đại. Bài báo đề cập vtrường hợp sai phạm  của một chư vị Tiến sĩ-Phó Giáo sư S (vì lý do nào đó tác giả không nêu tên thật) của một trường Đại học danh giá Hà Nội được cđi giảng bài tại Đà Nẵng . Sau khi kim tra lại, chủ blog tôi thấy bài báo đó là có thật và nó đang được lưu truyền khá rộng trên Twitter, Facebook... Xin mạn phép đưa lại trên blog Bách Việt  nguyên văn  một entry của blog  Nguyễn Thông http://thongcao55.blogspot.com.au/2012/11/thay-u-pho-giao-su-u.html cùng với những lời bình bên dưới . Tđây bạn đọc cũng có thể dễ dàng tìm ra nguyên gốc bài báo đồng thời với các tài liệu tham khảo khác.

Vẫn biết cần thận trong với mọi loại thông tin, song sẽ là quá thận trong nếu bỏ qua thông tin này trước tình trạng mua danh bán chức tràn lan tạo ra những vị giáo sư vô liêm sĩ như thế này. Nếu đúng sự thật thì đây chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp đất nước có tha tiến sĩ nhưng thiếu tri thức như Việt Nam. Vấn đđặt ra là ngành Giáo dục và Đào tạo cần kịp thời kim tra và xử lý một cách nghiêm minh với tinh thần cầu thị khách quan và làm sáng tỏ trước công luận, tránh tình trạng "lơ đi" hoặc ém nhẹm như đối với nhiều trường hợp trước đây khiến dư luận càng khó hiểu--Bách Việt    


Tranh minh họa (Bách Việt sưu tm tnguồn intrnet)

Thầy ư, phó giáo sư ư ?

Bài báo dưới đây của tác giả Hồng Châm đăng trên báo Giáo dục & Thời đại, cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục-Đào tạo.Nếu chuyện không có thật (bởi vì báo chí dạo ni rất hay bịa) thì cơ quan chức năng, trước hết là Ban Tuyên giáo và Vụ Báo chí-xuất bản cần nhắc nhở và có biện pháp xử lý tờ báo trên, bởi làm xấu đi hình ảnh người thầy, người trí thức (giáo sư, phó giáo sư) nước nhà.Nếu đúng như tác giả và tờ báo phản ánh, có nhẽ chả chần chừ gì nữa mà không làm việc với vị phó giáo sư mất nết ấy. Thầy kiểu vị này đang hơi bị nhiều, bớt đi một con sâu cũng đỡ xấu phần nào cho vườn học thuật, giáo dục nước nhà.
Tôi từng nhiều năm dạy học, cũng từng dạy cho sinh viên năm cuối ĐH KHXH-NV về báo chí, mỗi lần lên bục giảng đều tự nhắc mình phải đúng tư cách người thầy, thiếu micro tự tìm micro, bảng chưa xóa tự tay xóa bảng, không một lần rủ rê học trò ăn nhậu, chơi bời... nên không tưởng tượng được trên đời lại có thầy giáo, giảng viên, giáo sư như vậy. Chả nhẽ đạo học thời nay nát đến thế sao? Nghe đâu vị được phản ánh dưới đây là giảng viên một trường rất lớn ở Hà Nội mà một ông bạn tôi, thầy Vũ Đức Nghiệu đang làm quản lý tại đó. Xin thầy Nghiệu lưu tâm, đừng để con sâu làm rầu nồi canh, thầy ạ.

Ngậm ngùi vì thầy... sang quá
 HỒNG CHÂM  
 Nghe cán bộ giáo vụ khoa báo tin tuần lễ tới, lớp sẽ học môn của một PGS có tên là S ở Hà Nội vào thỉnh giảng, sinh viên lớp báo chí năm thứ tư của trường đại học nọ mừng rơn. Chỉ vì từ đầu năm học tới giờ, toàn phải lên lớp theo thời khóa biểu chính khóa do các GV ở trường dạy.Được học với giáo viên thỉnh giảng có phần mới mẻ, đỡ gò bó về giờ giấc; thêm nữa, giáo viên thỉnh giảng thường có tay nghề, nhiều vốn sống thực tế. “Tiếp cận với họ chẳng bổ bề dọc, cũng bổ bề ngang”, GV chủ nhiệm lớp đã từng nói một cách hóm hỉnh như vậy! Phó giáo sư S có thâm niên ở một trường đại học thuộc hàng quốc gia, thế nào học môn của thầy cũng bổ ích, lý thú.
Lớp trưởng lớp báo chí năm tư giãi bày tâm sự trên đây với một SV khóa trước đã ra trường, thì SV này cười và nói một cách bí ẩn: “ Phó giáo sư S hả? Ừ thì …hãy đợi đấy!” làm lớp trưởng báo chí năm thứ tư càng hồi hộp.

Giây phút chờ đợi rồi cũng đã đến! Vị PGS nọ bước vào lớp, dáng dấp phương phi và bước chân đường hoàng, đĩnh đạc. Vừa ngồi vào bàn giáo viên, thầy đã đảo mắt quan sát khắp lượt phòng học và chê bai trang thiết bị ở đây “nghèo” quá. “Thời buổi bây giờ tất cả phải công nghệ cao. Công việc của tôi hàng ngày quá nhiều, nên lúc nào máy móc, phương tiện phục vụ cũng phải chỉnh chu”- Thầy nói với chất giọng lơ lớ xứ Nghệ, rồi giở chiếc máy vi tính mới toanh ra để trên bàn và hỏi cả lớp: “Wifi cắm ở đâu các em?”. Học sinh ở bên dưới bắt đầu “ mắt tròn mắt dẹt” nhìn nhau. Rồi thì lớp trưởng đứng lên “Thưa thầy, Wifi là mạng không dây, chỉ cần gõ mật mã Password là được ạ”. Rắc rối, “quật” với chẳng “quộc”, thời buổi hiện đại mà rắc rối ! Ở phòng làm việc của tôi la liệt máy móc nên chỗ nào cũng phải có ổ ắm tiện lợi cả ”.

Tiếp đó, thầy “con cà con kê” về chuyến bay từ Hà Nội vào, ở đâu, ăn gì, làm gì từ tối hôm qua tới giờ. Rồi thầy ghi lên lớp tên bài giảng cùng đề mục một la mã –“Khái niệm”; thầy mở giáo trình ra “lua” một mớ định nghĩa, con số và những lời phát biểu của triết gia này, triết gia nọ, bảo học sinh phải chép vào đầy đủ, bởi “môn học của tôi không có sẵn tài liệu đâu đấy nhé. Muốn có tài liệu thì phải biết điều, phải năng động”... Trong lúc học sinh còn hí hoáy “toát mồ hôi” cũng không chép kịp thì thầy đã kể chuyện bên Tây, bên Tàu; toàn những chuyện mà thầy cho là “sang trọng hơn hẳn bên ta”.

Không khí lớp học trầm lắng. Thầy bảo: “ Thầy dạy ở đâu học sinh cũng tập trung học răm rắp chứ không có lơ tơ mơ. Nhưng học là học mà chơi là phải chơi cho ra trò, thì tinh thần mới khỏe khoắn. Đàn ông thì phải như cụ Lý Bạch ở Trung Quốc hay chí ít ra cũng như cụ Nguyễn Công Trứ của ta mới là sang! Tối hôm qua thầy đi dạo một mình ngoài phố, buồn thênh thang. Cánh mày râu lớp này tối nay mời thầy đi chơi một bữa cho ra trò nhé!”...

Thầy bước ra khỏi lớp rồi, lớp trưởng bảo cả lớp phải ngồi lại để hội ý. Bàn qua, cãi lại mãi vẫn không định được là phải nộp mỗi người bao nhiêu để cánh SV nam đưa thầy đi chơi là vừa. Thôi thì cứ gom góp mà ứng trước đi vậy!

Tối hôm ấy, cánh SV nam tới khách sạn để rước thầy. Sau khi đưa thầy đi dạo một vài thắng cảnh thì thầy bảo tìm một nhà hàng “víp một chút” để thưởng ngoạn đặc sản. Thầy gắp nhắm, cụng ly liên tục. Mấy SV nam được “đề cử” tiếp thầy từ trước cũng phải gắp nhắm, cụng ly theo thầy. May quá, đúng vào lúc SV nào, SV nấy cảm thấy ngà ngà hơi men thì thầy bảo “stop” để đưa thầy đi massage thư giãn, có sức khỏe mai lên lớp “chiến đấu” tiếp.

Cánh SV nam đã tản mạn ra về, chỉ còn có lớp trưởng và lớp phó ngủ gà, ngủ gật, chờ thầy ở ngoài phòng massage. Tưởng thế là đã trọn vẹn trách nhiệm với thầy. Ai ngờ khi thầy bước ra, lại có mấy cô nhân viên trẻ trung, xinh đẹp ra bảo trả tiền “bo” cho thầy. Lớp trưởng, lớp phó nhìn nhau vì tiền đưa thầy đi chơi đã cạn rồi. Nhưng không còn cách nào khác là phải bỏ thêm tiền túi cá nhân lớp trưởng, lớp phó ra để mà “bo” giúp thầy. Lòng ngậm ngùi vì nỗi…thầy chơi sang quá!

Tôi hỏi lại các em SV rằng, tại sao nhà trường đã thực hiện chủ trương lấy ý kiến phản hồi của người học của Bộ mà SV lại không phản ánh sự việc bất bình ra trình bày với lãnh đạo khoa của trường, thì các em bảo, sợ phản ánh sẽ bị thầy trù dập, không cho đủ điểm thi hết môn, hơn nữa nghe đâu thầy S lại có quan hệ “dây mơ, rễ má” gì đấy với một cán bộ của khoa. Sự thật này với tôi thật sự đột ngột ! Có người còn chỉ cho tôi tâm sự não nùng của một SV trên Facebook: “ Ở khoa của chúng tôi, các thầy cô giáo, kể cả một vài GV được mời thỉnh giảng cũng rất giản dị, gần gũi với SV, thương SV lắm. Nên chúng đâu có ngờ người có học hàm, học vị đầy mình như giáo sư S lại “ bắt chẹt” sinh viên đến thế”.

Đã từng được may mắn tiếp cận với nhiều cán bộ, giảng viên rất đáng kính, chuẩn mực từ tác phong, lối sống tới năng lực giảng dạy, chính tôi cũng khó ngờ kiểu giáo viên như Phó giáo sư S vẫn còn tồn tại nơi giảng đường đại học. Mong sao qua mẩu chuyện này, nỗi niềm khó nói của SV khoa báo chí kể trên đến được với tất cả, trong đó có Phó giáo sư S…

Hồng Châm
(theo báo Giáo dục & Thời đại- cơ quan ngôn luận của Bộ GD-ĐT)

15 nhận xét:

  1. Qua sông phải bắc cầu kiều Muốn thành hay chữ phải yêu lấy thày.
    Yêu thế này thì...bỏ cả cha lẫn mẹ.
    Trả lời
  2. Thông tin này có đăng trên vài ba tờ báo nhưng cũng đều dẫn nguồn từ báo GD&TĐ.Chắc Ông Phạm Vũ Luận đã nắm được cụ thể vụ việc.Một sinh viên khoa BC vừa ra trường đã úp mở về vị PGS.TS S.với đồng môn năm thứ 4,chứng tỏ lão S. đã rất nhiều lần vi phạm đạo đức nghề nghiệp.Một con chó chết đang bốc mùi trong ngành trồng người.Không S.,X.gì nữa,hãy gọi đích danh lão,nơi lão hành nghề,lôi lão ra ánh sáng để nhân dân,công luận ị vào mặt lão!
    Trả lời
  3. Ông Phạm Vũ Luận là son sâu bự hơn thì làm gì nhau?
    Trả lời
  4. Hạng giáo sư này nhiều như trấu các bác ơi. Nhưng lôi được đám này ra trước công luận khó lắm. Cũng như tham nhũng, ai cũng thấy, ai cũng biết mà không làm gì được chúng; ngay gọi tên thật nó ra cũng không dám, nói gì trị nó. Thôi, cái nghiệp chướng của dân vn mìnnh như thế mà
    Trả lời
  5. Trong chăn mới biết chăn có rận, nên chuyện như trên trong trường ĐH chẳng có gì là lạ, là hiếm đâu quí vị ơi. Nếu quí vị quen GV ĐH hỏi thì biết liền, ở đâu tiêu cực nhiều, ở đâu tiêu cực ít, trình độ ra sao... của những vị "trí thức đẳng cấp" đó.
    Trả lời
    Trả lời







    1. Ngay bộ GDĐT còn tham nhũng bằng cách độc quyền sách thì tên gs S có chi mà lạ!!
  6. Khi viết báo , người viết ắt phải có đủ chứng cứ vậy việc gì phải gọi S ,X làm gì , cứ như là họp TW vậy. chán mấy ông viết báo thật
    Trả lời
  7. Theo như bài báo mô tả thì ông phó GS này họ Dương, tên Sơn, là tiến sĩ báo chí, quê ở Hà Tĩnh. Nếu bài báo trên nói về ông này thì đúng là có thật đấy bác Thông à. Cách đây hơn chục năm, chúng tôi cũng từng là "nạn nhân" của ông này khi ông vào dạy thỉnh giảng chúng tôi ở trường ĐH KH Huế. Sau này, tôi có nghe nhiều sinh viên từng là học trò của ổng ở ngay trường ổng dạy và vài trường khác ông này đến thỉnh giảng đều khiếp đảm vì sự "mất dạy" của ổng khi ổng bắt sinh viên phải chiều ổng đủ thứ, từ ăn uống, chơi bời... Nói chung, ông này không hề có tư cách dạo đức của một người thầy giáo.
    Thế nhưng, dù rất nhiều thế hệ sinh viên bị hành hạ bởi một giảng viên có tư cách "mất dạy" như vậy nhưng lạ là ổng vẫn được phong hàm phó giáo sư hẳn hoi. Nghe đâu, đã từng có nhiều sinh viên không chịu nổi đã từng làm đơn tố cáo lên trường nơi ông này công tác nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó. Quá buồn!
    Trả lời
  8. Nếu đúng như bài báo viết thì ông này họ Dương, tên Sơn, là tiến sĩ báo chí, giảng dạy tại 1 trường ĐH mang danh nhân văn ở Hà nội. Hơn chục năm trước ông này từng vào thỉnh giảng chúng tôi ở Trường ĐHKH Huế và ổng để lại ấn tượng về nhân cách mà đến giờ tôi không thể quên được. Ông dùng đủ trò để "hành hạ" sinh viên nghèo bằng cách gợi ý để sinh viên đưa ông đi ăn uống, chơi bời... Rồi cách nói năng rât tục tĩu của ổng. Tôi từng nghe nhiều sinh viên ở trường ổng này dạy kêu trời vì đạo đức và nhân cách không thể chấp nhận được của ông ta, và nghe đâu từng có sinh viên làm đơn tố cáo lên trường nơi ông ta công tác nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Và đến nay thì ông đã được phòng hàm phó giáo sư. Khổ thế đó bác!
    Trả lời
  9. Chuyện của vị PGS này quá bình thường. Gặp cụ này là quá đơn giản. Tôi từng làm lớp trưởng, từng phải hầu hạ dạ vâng các cụ rất nhiều, tôi từng là khách VIP của các tụ điểm ăn chơi vì tôi là người trả tiền cho các cụ thư giãn sau những giờ lên lớp mệt mỏi. Các cụ khen thằng này hay hơn mấy thằng lớp kia. Các cụ đổ tội cho tôi vì mày mà tao mất danh hiệu chiến sỹ diệt sinh viên. Khi nào có điều kiện tôi tặng bác Thông vài bài trước khi bác nhập viện
    Trả lời
  10. Tôi được biết P.Giáo sư S đã được Ban giám hiệu kiểm điểm nghiêm túc và Ban giám hiệu cũng đã tự nhận một hình thức kỷ luật, vì đã để PGS. S sa sút đạo đức. Tuy nhiên, để cho thực sự dân chủ, BGH không quyết định ngay hình thức kỷ luật mà đưa ra Hội đồng nhà trường. HĐNT họp 5 giờ liền, một cuộc họp dài chưa từng thấy, kiểm điểm rất kĩ, cuối cùng đã bỏ phiếu tín nhiệm, kết quả đa số cho rằng để khỏi mang tiếng xấu cho một trường đại học, rất dễ bị thế lực thù đich lợi dụng, cho nên không kỉ luật PGS. S. Giáo sư Hiệu trưởng nói đến đây rưng rưng suýt bật khóc làm cả Hội đồng rất cảm động. Thật là một cuộc phê và tự phê chưa từng thấy xưa nay ở trường đại học này.
    Trả lời
  11. Tôi từng học qua (chắc là) vị này hồi còn là SV BC ĐHTH những năm 90. Thầy dạy cũng thường thôi nhưng có mác TS từ bên Nga nên làm phó khoa, ăn nói hoành tráng ai nghe cũng sợ. Riết rồi chúng tôi cũng nhận ra, không mấy ai nể nữa. Vậy mà giờ...Thôi thì chúc mừng thầy và chia buồn cùng các bạn.
    Trả lời
  12. Ai có hình ảnh chân dung của vị GS này không? Xin cám ơn!
    Trả lời
  13. PGS S như này chưa ăn nhằm gì đâu,tui còn biết một gs ở ĐHBK Hanoi còn tởm hơn.
    Trả lời
  14. Tôi là GV của một trường ĐH ở thủ đô. Tuy trường tôi chưa có vụ scandal ầm ĩ nào về những chuyện như thế này, nhưng tôi biết một vài nhân vật là đảng viên "có mác - có chức" ăn tiền của sv dã man luôn, ấy thế nhưng trên các cuộc họp hoặc đại hội CBCNV cứ leo lẻo rao giảng "đạo đức nhà giáo XHCN". Nghĩ mà tởm!

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này