Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính sách. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính sách. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

'Hãy để chúng chết đi'

 
Nguồn:Tuần Vietnam ngày 3/8/2012
Một giải pháp thật đơn giản mà tôi đề nghị: "đừng làm gì cả". Hãy tin dân và giao quyền lại cho các doanh nghiệp tư nhân tự ứng xử.

Chúng ta có thể thường thỏa mãn mọi đòi hỏi về công lý khi ngồi im và không làm gì cả - Adam Smith.
Năm 1976, New York ngập chìm trong công nợ vì chính quyền thành phố liên tục tiêu xài cho những chương trình gọi là "xã hội" và cho "phe nhóm". Ngân sách gia tăng cùng hệ thống quan chức và sưu cao thuế nặng khiến các doanh gia bỏ chạy khỏi New York. Đối diện với thảm họa phá sản, thành phố kêu gọi chính quyền liên bang cứu trợ khẩn cấp. Tổng thống Ford trả lời với một câu nói đi vào lịch sử, "Drop Dead" (Hãy chết đi). Hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh quyết định sáng suốt này.


Tìm giải pháp  
Chưa bao giờ tôi thấy các chuyên gia Việt Nam hăng hái và bận rộn như lúc này. Ngày nào cũng có vài ba giải pháp trên các báo cho đủ mọi vấn đề kinh tế. Và chưa bao giờ các thành phần kinh tế lại ỉ ôi như thế này. Ai cũng xin chính phủ cứu giúp với OPM (tiền người khác) và tốt nhất là "cho luôn" thì khỏi phải hạch toán lôi thôi. Về nợ xấu ngân hàng, nhà nước đề nghị một công ty mua bán nợ xấu 100 ngàn tỷ, nhưng vài ông viện nghiên cứu nói 30 tỷ là đủ rồi. Một chuyên gia có giấy phép thì cho rằng 200 ngàn tỷ là tối thiểu; trong khi vài ông không có giấy phép thì đòi 600 ngàn tỷ.
Còn chuyện mua nợ xấu để bán cho ai, với giá nào, thu tiền ra sao, ai được ưu tiên...thì cũng có vài chục giải pháp đề nghị.
Qua đến việc giải cứu các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực bất động sản và vật liệu xây dựng, các chuyên gia còn năng động hơn vì chuyện nhà cửa thì ngay cả các bác xe ôm cũng là "sư tổ". Dễ hiểu nhất là lấy tiền chính phủ (OPM) mua nhà tặng cho người nghèo; rồi gay cấn hơn là hạ lãi suất xuống còn 5% hay 8% hay 10%?
Còn chuyện giãn hay khoanh nợ thì các ngân hàng đã âm thầm làm cả chục năm nay, không ai thắc mắc. Hiệu quả chắc chắn đã gây thêm nhiều hệ quả xấu mà tình trạng hiện tại đã chứng minh.
Các nhà làm chính sách còn định tung ra giải pháp là gia tăng tiêu xài và đầu tư công. Ngân sách của chính phủ Việt Nam (34% của GDP) đã cao hơn hẳn Thái Lan (18%) và Singapore (19%) tạo một gánh nặng khủng cho các doanh nghiệp tư nhân. Cộng thêm với đầu tư, chi tiêu và thua lỗ của những doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế bắt buộc như người chỉ nặng có 34 kg mà lại phải vác một ba lô nặng 66 kg. Chả trách ngày nào dân cũng đi uống bia để phục hồi sinh lực, mai còn vác tiếp.
Xây thêm vài chục ngàn cây số đường cao tốc thì GDP sẽ tăng trưởng ngay, nhưng chất lượng chỉ tốt cho các cỗ xe bò thì coi như vứt tiền cho các ngân hàng ngoại quốc.
Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng
Tuần vừa rồi, tôi ghé nhà một người bạn ăn tối. Vợ chồng hắn có 2 đứa song sinh 2 tuổi và 1 đứa 4 tuổi. Khi vừa nhập tiệc thì 3 đứa tranh nhau đồ chơi và đồ ăn, cãi nhau ỏm tỏi và la khóc lớn hơn cả các diễn viên trong một phim tình bi đát của Việt Nam. Hai vợ chồng thử mọi giải pháp, từ các gói cứu trợ đến các dọa dẫm trừng phạt. Sau 20 phút, bọn hắn thua cuộc và không ai ăn uống gì được. Tôi đề nghị một giải pháp đơn giản: 5 người lớn sẽ ra tiệm ăn và để lại căn nhà cho 3 đứa bé và 2 bà ô sin. 15 phút sau, từ quán ăn, ông chồng gọi điện thoại về, bà ô sin xác nhận là lũ trẻ đã vui vẻ chơi đùa và ăn uống trong hòa thuận.
Các thành phần kinh tế của mọi quốc gia cũng giống như lũ trẻ. Họ thích tạo những quấy phá ôn ào để nhận những ban phát "miễn phí" từ các nguồn lực tài chính hay hành chính.


Thực ra, các thành phần kinh tế của mọi quốc gia cũng giống như lũ trẻ. Họ thích tạo những quấy phá ôn ào để nhận những ban phát "miễn phí" từ các nguồn lực tài chính hay hành chính. Khi họ biết chắc chắn rằng những ân huệ này sẽ không đến, họ sẽ phải chịu đựng và tìm giải pháp khác, sáng tạo từ trí óc, con tim và ý chí.
Trở lại câu chuyện New York, mọi thành phần có lợi ích nơi đây cũng kêu la và nguyền rủa chính quyền liên bang vài tháng sau quyết định của Ford. Nhưng họ đã làm những gì phải làm: cân bằng ngân sách, cởi bỏ thủ tục rườm rà, năng động trong việc khuyến khích các doanh nhân, kêu gọi đầu tư... Năm năm sau, tình thế ổn định.
Với một tư duy quản trị sáng tạo mới mẻ, chính phủ và người dân đã đạt những thành tích ấn tượng đem New York về lại vị trí hàng đầu của Mỹ.
Cho nên, nếu các bác hỏi tôi về nợ xấu, tôi sẽ nói "Hãy Để Chúng Chết Đi". Ngân hàng nhà nước chỉ cần bảo đảm khoảng 100 triệu đồng tối đa cho mỗi người gửi tiền, và chúng ta có thể chấp nhận sự sụp đổ của vài chục ngân hàng.
Hỏi về các doanh nghiệp bất động sản, tôi sẽ nói "Hãy Để Chúng Chết Đi". Các căn hộ và các lô đất sẽ bị hạ giá rẻ mạt, tạo một cơ hội tuyệt vời cho nhũng người dân có thu nhập trung bình.
Hỏi về các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tôi sẽ nói "Hãy Để Chúng Chết Đi". Dòng tiền OPM đã cạn kiệt. Các anh chị nào có lãi thì cứ tiếp tục. Còn lỗ thì tôi bán ngay cho các nhà đầu tư, nội hay ngoại. Trên hết, mọi đặc lợi đặc quyền sẽ chấm dứt. Chỉ khi đối diện thực sự với cạnh tranh thị trường, chúng ta mới biết ban quản trị nào có trí tuệ và  lực để sinh tồn.
Sự hủy diệt trong sáng tạo
Nhiều thân hữu sẽ hỏi tôi là ông không lo ngại gì về những xáo trộn xã hội và nạn thất nghiệp khi các công ty thi nhau lăn ra chết? Tôi xin thưa rằng KHÔNG. Bởi vì 2 lý do.
Thứ nhất là số tài sản nhàn rỗi trong dân được ước tính là khoảng 50 tỷ đô la bởi các nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Số vàng và đô la này đang bị rút giấu trong dân bởi thiếu lòng tin vào tương lai kinh tế vốn dựa nhiều vào quan hệ và xin cho. Khi họ nhận ra là chính phủ không can thiệp vô ích vào cách kiếm tiền của một thị trường tự do, dòng tiền này sẽ chảy vào nền kinh tế tạo một cú hích ngoạn mục. Các Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ có khả năng bơm thêm 20 tỷ đô la, dư đủ để kích thích nền kinh tế xứ này.
Lý do thứ hai là tôi tin vào tài năng và sự bền bỉ của doanh nhân Việt. Chỉ trong vòng 5 năm khi đến Mỹ, phần lớn những người dân thất học và không vốn đã gây dựng cho mình và con cái những tài sản đáng kể. Hiện nay, 3 triệu Việt Kiều tại Mỹ tạo ra một GDP ngang hàng với 90 triệu dân Việt Nam trong nước, dù họ không có dầu khí, khoáng sản hay đất đai để bán. Một triệu Việt Kiều khác ở Âu Châu, Úc và toàn thế giới cũng đã có những thành công tương tự.
Một giải pháp thật đơn giản mà tôi đề nghị lên là "đừng làm gì cả".  Hãy tin dân và giao quyền lại cho các doanh nghiệp tự ứng xử. Trong sáng tạo và hồi sinh sẽ có mồ hôi và nước mắt. Trong quá trình trưởng thành, các em thường phải chịu nhiều gian truân đau đớn. Vài em sẽ không qua khỏi. Nhưng đây là định luật của thiên nhiên.

  • T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

--------------

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Việt Nam: ngoại giao và nội trị


Cập nhật: 11:03 GMT - thứ năm, 5 tháng 7, 2012

Việt Nam lại đang có một tuần dồn dập các sự kiện ngoại giao, đánh dấu những bước chuyển hướng phù hợp trong quan hệ quốc tế nhưng cũng làm nổi bật lên các vấn đề nội trị gay cấn.
Hai ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Hillary Clinton tại New York tháng 9/2011
Bà Hillary Clinton sẽ lại đến thăm Việt Nam trong tháng 7 này
Có vẻ như ngoại giao Việt Nam càng khởi sắc thì các vấn đề quản trị kinh tế bên trong và điều hành xã hội lại càng lộ rõ sự yếu kém.
Tìm câu giải thích cho nghịch lý này là cách lý giải sức mạnh tiềm tàng của đất nước và những cản trở nghiêm trọng cho quá trình cải cách chính trị bên trong mà thảo luận về Hiến pháp đang mở ra ít nhiều cơ hội.
Đối ngoại khởi sắc
Việt Nam nay không chỉ là điểm đến của các ‘bạn cũ’ như Bắc Hàn, Cuba sang học hỏi kinh nghiệm cải tổ mà còn là nơi các lãnh đạo Anh Mỹ đến để bàn thảo các chủ đề an ninh vùng và đối tác chiều sâu.
Một phần, sự thành công này là nhờ yếu tố ‘thiên thời’: Việt Nam những năm qua đã kiên trì và nhất quán tận dụng tối đa vị thế địa chính trị chiến lược ở Đông Nam Á giữa lúc Phương Tây ngờ vực đà vươn lên của Trung Quốc.
Nhưng ngành ngoại giao Việt Nam cũng đã và đang tích hợp được yếu tố con người: một thế hệ các nhà ngoại giao trẻ hơn, được đào tạo bài bản hơn đang có mặt ở các nước Phương Tây và Đông Nam Á để triển khai chính sách liên kết, hội nhập.
Trong số các bộ trưởng đương nhiệm, người nắm ngành ngoại giao, ông Phạm Bình Minh nổi bật lên nhờ tài ngoại ngữ và phong thái đĩnh đạc, chuyên nghiệp mà kín đáo, không ồn ào như một số vị khác.
Quân đội Việt Nam cũng tham gia vào ngoại giao quốc phòng với các tuyên bố và hành độ cụ thể, rõ ràng, khiến dư luận quốc tế an tâm, nể trọng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu nhiều nhưng không nhờ thế mà giao thông tốt hơn
Hơn nữa, chính nhờ yếu tố môi trường khó khăn, có cạnh tranh mãnh liệt mà các nhà hoạt động ngoại giao Việt Nam, dù trong lĩnh vực dân sự hay quân sự, phải bật lên được để vượt qua thách thức.
Chưa kể ở bên ngoài, các tiêu chuẩn từ ngôn ngữ, giao tiếp truyền thông đến quy định luật pháp quốc tế khiến họ phải học hỏi và nhanh chóng thích ứng.
Lấy ví dụ trong chủ đề Biển Đông, họ luôn phải theo dõi sát sao dư luận và phản ứng của chính giới từ Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Hoa Kỳ, Úc tới Malaysia, Indonesia và cả Campuchia.
Khi phát biểu, họ cũng phải nỗ lực về trí tuệ và ngôn từ để xứng với tầm vóc của câu chuyện.
Nhưng bên cạnh đó, những người làm ngoại giao Việt Nam cũng có Công ước Luật biển Quốc tế làm chuẩn, và được hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ ý kiến tham vấn của nhiều giới trí thức quốc tế, gồm cả các nhân sĩ Việt Kiều.
Đầy chuyện ‘rùng mình’
Trái lại, bức tranh xã hội Việt Nam như trình bày trên chính truyền thông nước này liên tục khiến người xem người đọc ‘giật mình’, "rùng mình’, ‘ngạc nhiên’, ‘sửng sốt’, ‘hốt hoảng’, ‘sốc’ hay ‘điếng người’, như một bình luận của trang Bấm Viet-Studies gần đây.
Truyền thông và báo chí ngập những chuyện dâm tục, thiếu chuyện nghiêm túc.
Giao thông chật cứng các vấn đề và ồn ào phát ngôn nhưng kẹt về giải pháp.
"Không, chúng ta không thể có những hội để bảo vệ [người bán dâm] được bởi chính họ đã đưa mình vào vòng tội lỗi"
Đại biểu QH Đỗ Văn Đương
Giáo dục và y tế đều chứa chất các bệnh kinh niên không lối ra.
Bấm Đại biểu Quốc hội lo bàn chuyện xử lý mua bán dâm thay vì chất vấn các tập đoàn lỗ hàng tỷ USD và chính sách sai khiến doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
So sánh với đối ngoại thì có thể thấy các vấn đề nghiêm trọng trong điều hành kinh tế, trong an ninh xã hội nội bộ của Việt Nam đến từ chỗ giới quan chức từ cấp bộ xuống địa phương hoạt động thiếu các quy tắc và chuẩn mực rõ rệt.
Có chức có quyền rồi thì gần như làm gì cũng được, nói gì cũng được và lâu không ai dám cãi lại nên phản ứng xấu hổ cũng mất đi.
Môi trường quan chức thiếu cạnh tranh và thiếu cơ chế giám sát làm xuống cấp cả trình độ và ứng xử của một loạt nhân vật ‘kỹ trị’, có học hành ở Phương Tây về vốn từng gợi ra hy vọng (nay đã tan) về một phong cách lãnh đạo khác.
Ổn định ở Việt Nam nhiều khi được định nghĩa theo nhãn quan của lực lượng an ninh
Quán tính dùng vũ lực và bạo lực nhà nước để quy kết dân quyền và dân sinh vào chuyện hình sự đang khiến Việt Nam có nguy cơ dịch xa các tiêu chuẩn quốc tế.
Ổn định xã hội tại Việt Nam nhiều khi được định nghĩa theo nhãn quan của công an, chứ chưa được xây dựng trên nền tảng nhà nước pháp quyền với tư pháp tách biệt ra khỏi hành pháp và lập pháp.
Trong tình hình này, một trong những hướng đi cho Việt Nam là đem các tiêu chuẩn quốc tế về thiết chế xã hội vào định lượng các vấn đề nội bộ.
Một Việt Nam ngày càng hội nhập chắc chắn không nên tiếp tục đề cao cách diễn giải ‘đặc thù’ cho những vấn đề nhiều nước khác đã trải qua mà cần rút tỉa bài học từ những giai đoạn phát triển tương tự của họ.
Nhìn ra bên ngoài, Việt Nam đúng là 'ước gì được nấy' với lộ trình từ bình thường hóa quan hệ với Phương Tây, vào Asean, gia nhập WTO, tới chỗ xây dựng quan hệ sâu rộng với Hoa Kỳ, Anh Quốc.
Thế giới dành thời gian cho Việt Nam hơn 20 năm qua là để quốc gia này hồi sức sau thời chiến tranh và tự cải tổ nhằm hội nhập và tiến bộ hơn nữ̉a.
Nếu coi thời gian quý báu này là dịp kiếm chác, hoặc câu giờ, né tránh cải cách quyết liệt thì các chính khách Việt Nam sẽ không chỉ tiếp tục bị các vấn đề nội bộ thách thức mà sẽ còn làm thất vọng bạn bè, đồng minh quốc tế.
Lúc đó, cơ hội nhiều năm mới có một lần để được Việt Nam vươn lên văn minh, hiện đạ̣i và trở thành một cường quốc khu vực sẽ bị tuột đi.

--------------
*****

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Luật Biển của Việt Nam : Chậm nhưng chắc

Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của dân chài VN
Sau nhiều  năm bị đình hoãn vì những lý do khách quan và chủ quan khác nhau, hôm qua (21/6/2012) Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển với sự nhất trí hầu như tuyệt đối (495/496 phiếu). Đó là kết quả của một quá trình tranh đấu gay go phức tạp có nhân tố "thù trong giặc ngoài" và cuối cùng đã thắng lợi. Dù sao đó cũng là một tin vui đối với nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như  bạn bè quốc tế. 

Luật gồm 7chương, 55 điều sẽ có hiệu lực đầy đủ vào ngày 01/01/2013. Tuy nhiên, hiệu lực chính trị đối ngoại của nó đã có ngay từ bây giờ, biểu hiện trước tiên là sự giận dữ của ông bạn láng giềng phương Bắc. Chẳng hay Bắc Kinh có nhận ra rằng chính thái độ nóng lòng muốn độc chiếm biển Đông của người Trung Quốc đã thúc dục Việt Nam đi tới quyết định quang trọng này (?). Dù sao đây cũng là thời điểm tốt để các nhà lập pháp Việt Nam có thể "cập nhật" tình hình mới nhất trong bộ luật của mình. Đây cũng là thời điểm mà nhân dân Việt Nam đã vữngvàng  hơn về ý thức chính trị,  quốc phòng được tăng cường và đang tiếp tục tăng cường nhanh mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật. Bởi lẽ trong lĩnh vực luật biển, việc ban hành luật lệ của một quốc gia là một chuyện, nhưng năng lực thực thi pháp luật còn quan trọng hơn nhiều. Do đó, việc Quốc hội thông qua Luật Biển vào lúc này tuy có chậm nhưng vẫn còn kịp thời và có thể nói là “chậm chắc”. Với bộ luật này Việt Nam coi như  đã được vũ trang cả về quân sự và pháp lý trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo chính đáng của mình. Đó là sự tái khẳng định chính thức nhất về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bất chấp sự chiếm đóng bằng vũ lực phi pháp của các lực lượng Trung Quốc.

Thế giới đều biết,  Bắc Kinh  đã dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 lúc đó đang thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa (miền nam Việt Nam), và do đó sự chiếm đóng trong mấy chục năm qua của Trung Quốc chỉ là tạm thời và hoàn toàn phi pháp theo luật pháp quốc tế. Thế giới cũng biết rằng Việt Nam với tư cách một quốc gia dù trong thời kỳ phong kiến, thuộc địa hoặc thời kỳ bị chia cắt hai miền đều đã thực thi quyền chiếm hữu hợp pháp liên tục đối với hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa. Theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS 1982) Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này và toàn bộ vùng nước từ bờ biển đất liền như một thực thể lãnh thổ và biển đảo không tách rời. Thế giới cũng biết rằng cả Trung Quốc lục địa và Đài Loan đều cách rất xa về mặt địa lý và không có hoặc thiếu cơ sở lịch sử để đòi chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của hai quần đảo nói trên, lại càng không có quyền gì đối với lãnh hải và vùng đặc quyền  kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.     
Đồn trú TQ tại bãi Gạc Ma-nơi 60 công binh VN hy sinh năm 1988
Đó là lý do tại sao Trung Quốc giận dữ như ta thấy. Ngay sau khi Luật Biển được Quốc hội Việt Nam thông qua, Bộ ngoại giao Trung Quốc triệu Đại Sứ Nguyễn Văn Thơ để phản đối cái mà họ gọi là “ luật biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền tại Tây Sa và Nam Sa là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc “ và “ Trung Quốc cực lực chống lại…”. Bắc Kinh cũng vội vã ban hành một số biện pháp hành chánh với  mưu đồ sắp đặt “sự đã rồi”, đó là  tuyên bố nâng cấp địa bàn gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ( mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) và đảo Macclesfield Bank của Philippines ( mà Trung Quốc gọi là Trung Sa ), thành “ Địa cấp Tam Sa thị “ ( lớn hơn cấp huyện, nhỏ hơn tỉnh).

Cho đến nay, ngoại trừ sự phản ứng thái quá của phía Trung Quốc, các bên liên quan khác đều tỏ ra thận trọng. Trong bối cảnh hiện nay, giữa lúc đang diễn ra cuộc tranh chấp Hoàng Nham-Scarborough giữa Trung Quốc với Philipine, chắc rằng sự kiện Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển sẽ “làm nóng “ thêm  không khí của Hội nghị cấp cao về an ninh khu vực tại Phnom Penh sắp nhóm họp trong đầu tháng 7. Hồ sơ biển Đông sẽ được chồng chất thêm và thành phần tham gia tranh chấp cũng tăng lên theo hướng đa phương, chứ không “song phương” như Bắc Kinh mong muốn, nhất là trước những bước đi quyết đoán hơn của Mỹ và đồng minh trong việc chuyển hướng bố trí lực lượng tại khu vực.
Tuy nhiên, bàn cờ khu vực có lẽ vẫn còn tiếp tục chuyển động trong thế đấu giữa những người tí hon với tên khổng lồ. Nhưng điều quan trọng là những người tí hon có trong tay một cơ sở pháp lý và thế chính nghĩa trong khi tên khổng lồ chỉ có thân hình hộ pháp và sức mạnh. Đây là một nghịch lý. Thoạt nhìn ai cũng cho rằng tên khổng lồ đang thắng thế.  Nhưng rồi người ta nhận ra rằng đằng sau vẽ hung hãn và hiếu thắng của tên khổng lồ luôn che đậy một nỗi sợ hãi, đó là pháp lý và dư luận quốc tế. Cuộc đấu tranh nào cũng vậy, thắng lợi thực sự và cuối cùng bao giờ cũng thuộc về phía chính nghĩa. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng qua lịch sử chống ngoại xâm của nhiều dân tộc , trong đó có dân tộc Việt Nam, một dân tộc vì  những điều kiện ngẫu nhiên  luôn phải đối kháng với những kẻ khổng lồ. Bất đắc dĩ mới phải chiến đấu, lại càng bất đắc dĩ để chiến đấu với tên khổng lồ. Nhưng chắc  rằng nhân dân Việt Nam biết mình phải làm gì và làm như thế nào để chiến thắng.       
Dưới đây xin đính  kèm môt tài liệu nói về Công ước UNCLO có liên quan như thế nào trong trường hợp của VN để bạn đọc tiện tham khảo:
Báo Tổ quốc: Công ước Luật Biển năm 1982 xác định quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. Theo Công ước Luật Biển này, quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Công ước bao gồm 320 điều khoản, 9 phụ lục. Công ước cho phép các quốc gia mở rộng chủ quyền quốc gia ra biển, và biến một phần tài sản chung của nhân loại thuộc về quốc gia mình. Đây là điều có lợi cho một quốc gia ven biển. Lấy ví dụ Biển Đông, xét trường hợp Việt Nam, quốc gia ven biển kẻ một đường cơ sở về mặt kỹ thuật, dựa trên đường cơ sở để xác định các vùng biển bao gồm nội thủy nằm sát ở bờ biển bên trong đường cơ sở. Từ đường cơ sở, sẽ tính vùng lãnh hải bao gồm 12 hải lý, nếu kéo dài vùng lãnh hải thêm 12 hải lý nữa còn được gọi là vùng tiếp giáp lãnh hải. Bắt đầu tính từ đường cơ sở sẽ kéo dài 200 hải lý để mở rộng ra tới vùng đặc quyền kinh tế. Tiếp giáp trực tiếp với vùng đặc quyền kinh tế sẽ là vùng biển quốc tế hay vùng biển cả đại dương. Dưới mực nước biển, tính từ bờ biển các quốc gia ven biển mặc nhiên được công nhận quyền chủ quyền quốc gia với việc mở rộng thềm lục địa 200 hải lý, trong trường hợp thềm lục địa kéo dài hơn thì có thể tới 370 hải lý.­­ Về nguyên tắc, nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa là ba vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. Còn lại vùng biển cả ngoài phạm vi ấy là biển tự do, không một quốc gia nào có quyền xác lập chủ quyền đối với bất cứ bộ phận nào của biển.
Nội thủy là tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở. Tại nội thủy, quốc gia  ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Nội thủytoàn bộ vùng biển tiếp giáp với bờ biển từ bên trong của đường cơ sở bao gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh và các đảo bên trong đường cơ sở. Các quốc gia ven biển có chủ quyền không chỉ với vùng nước mà cả vùng trời, vùng đáy biển và vùng đất dưới đáy biển, tức là quyền chủ quyền được mở rộng trên mọi hướng. Tại đây, quốc gia ven biển có chủ quyền tuyệt đối như là có chủ quyền trên đất liền.
Lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài đường cơ sở có chiều rộng tối đa 12 hải lý (trước năm 1958 thì lãnh hải chỉ có ba hải lý). Tại đây các quốc gia ven biển có chủ quyền của mình. Tuy nhiên, tính chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì trong lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại và cần xin phép. Các quốc gia ven biển có thẩm quyền trên biển về phòng thủ quốc gia, hoạt động cảnh sát trên biển, đánh thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống ô nhiễm môi trường và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua. Tại đây vẫn có thể dựa trên nguyên tắc lấy đất liền làm cơ sở để xác định lãnh hải.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó và đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Việc các quốc gia khác tới đây với mục đích khai thác kinh tế là không được phép, chỉ có quốc gia ven biển đó mới có quyền khai thác kinh tế ở đó.
Bên cạnh đó, Công ước cũng quy định rõ ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, các quốc gia khác có một số quyền như quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển.
Trong vùng đặc quyền kinh tế còn có một vùng biển với chiều rộng 12 hải lý gọi là vùng tiếp giáp lãnh hải. Trong vùng biển đặc thù này các quốc gia ven biển có quyền thực hiện sự kiểm soát cần thiết nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm xảy ra trong lãnh hải của quốc gia đó.
Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển với chiều rộng tối thiểu là 200 hải lý (kể cả khi chiều rộng thực tế của thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Nếu chiều rộng thực tế của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia đó có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 m. Tuy nhiên, để có thể mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý, quốc gia ven biển liên quan phải trình Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc báo cáo quốc gia kèm đầy đủ bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó. Thực hiện quyền này, vào tháng 5-2009, Việt Nam đã trình Liên hợp quốc hai báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa của ta ngoài 200 hải lý. Báo cáo phía bắc nước ta tự nộp, còn Báo cáo khu vực phía nam Biển Ðông ta phối hợp với Malaysia cùng xây dựng và cùng trình Liên hợp quốc.
Công ước Luật Biển năm 1982 quy định trong thềm lục địa của mình, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đó. Ðặc biệt, Công ước nêu rõ quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Như vậy, các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 về phạm vi cũng như quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển rất rõ ràng và minh bạch. Phù hợp với Công ước các quốc gia ven biển có các quyền hợp pháp và chính đáng đối với mỗi vùng biển của mình. Khi thực hiện các quyền đó của mình, mỗi quốc gia ven biển có nghĩa vụ tôn trọng các quyền tương tự của các quốc gia ven biển khác. Ðó là yêu cầu khách quan của trật tự pháp lý trên biển mà cộng đồng quốc tế đã cùng nhau xây dựng nên. Các quyền và nghĩa vụ theo các cam kết quốc tế luôn luôn phải song hành. Không có gì có thể biện minh cho việc một quốc gia thành viên xâm phạm các quyền chính đáng của một quốc gia thành viên khác theo Công ước Luật Biển năm 1982.
Ðáy biển quốc tế (hay còn gọi là đáy đại dương) là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển. Công ước Luật Biển năm 1982 quy định đáy biển quốc tế là tài sản chung của nhân loại và không một quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó. Tức là về quy chế pháp lý, ở đáy biển quốc tế các quốc gia không có quyền tự do khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đối với vùng biển quốc tế. Căn cứ quy định của Công ước, các quốc gia thành viên đã thành lập Cơ quan Quyền lực quốc tế về Ðáy đại dương để điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến đáy biển quốc tế.
Chế độ pháp lý của đảo: Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về đảo ở Điều 121, nhưng không có quy định riêng về quần đảo. Theo cách hiểu thông thường, đảo là một vùng đất có nước bao quanh. Theo định nghĩa đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc khi thủy triều lên vùng đất này vẫn nổi trên mặt nước. Khi thủy triều rút thì vùng đất đó nhô lên nhưng khi thủy triều dâng nếu vùng đất đó biến mất thì không thể coi đó là đảo. Nghĩa là đảo phải luôn nổi trên mặt nước (khoản 1 Điều 121 Công ước). Các đảo có thể nằm trong sông hồ, các đảo nằm ngoài biển được gọi là hải đảo, có thể là các đảo hoặc đảo đá, đảo san hô.
Điểm quan trọng trong Công ước là cho phép quy chế đảo ngang hàng với quy chế đất liền. Việt Nam ở vào vị trí một quốc gia có biển rộng, bờ biển dài, nhiều đảo và quần đảo. Nếu một vùng đất được hưởng quy chế đảo tương đương quy chế đất liền thì nó được hưởng đầy đủ các quyền như trên đất liền, tính từ bờ đảo được mở rộng thêm nội thủy, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa, với điều kiện vùng đất đó phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện do Công ước đặt ra theo khoản 2 Điều 121 Công ước.
Về quy chế các bãi đá, thông thường vẫn còn được gọi là đảo đá thì không được hưởng các quy chế của đảo, chỉ có thể có được vùng lãnh hải 12 hải lý. Theo khoản 3 Điều 121 Công ước ghi rằng những đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc có sinh hoạt kinh tế riêng chỉ có được vùng lãnh hải, không có quyền mở rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Vấn đề này gây tranh cãi lớn trên thế giới để xác định khi nào một bãi đá được coi là đảo. Sự tranh cãi ở hai điểm, thứ nhất là thế nào là không thích hợp cho con người đến ở và thứ hai là hiểu thế nào là đời sống kinh tế riêng. Trong những năm gần đây, các quốc gia đã tranh thủ thời gian để ra đảo bỏ ra nhiều tiền đổ đá, xây nhà ở, xây sân bay và tạo ra các đời sống kinh tế riêng, tạo điều kiện du lịch, để được coi là đảo.
Việt Nam đã ký kết và trở thành thành viên thứ 63 của Công ước Luật Biển. Theo luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và các Tuyên bố, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam được ban hành trong mấy chục năm gần đây, Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán đối với những vùng biển và hải đảo của mình với các chế độ pháp lý khác nhau. Theo Công ước Luật Biển 1982, Việt nam được phép mở rộng chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia tại Biển Đông, bao gồm các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thềm lục địa dưới biển tới 370 hải lý. Điều này có nghĩa là, với chiều dài bờ biển của Việt nam là 3260 km, Việt Nam được mở rộng lãnh hải quốc gia đến 1 triệu km2. Việt Nam trở thành một quốc gia biển./.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Vua xưa & Lãnh đạo nay

Lang thang trên mạng gặp lại lời Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) kêu gọi nhân dân cảnh giác với giặc Tàu , trong đó có đoạn:
" Các người chớ quên , chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ , trái đạo . Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo . Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu . Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải . Các việc trên , khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn . Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước . Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp . Không thôn tính được ta , thì gậm nhấm ta . Họ gậm nhấm đất đai của ta , lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích .
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn :
" Một tấc đất của Tiền nhân để lại , cũng không được để lọt vào tay kẻ khác " . Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu ".http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Nh%C3%A2n_T%C3%B4ng (*)

Đọc lời người xưa soi vào ngày nay thấy có những điều thật thú vị! Chẳng lẽ ý chí quật cường của dân tộc mà đại diện là  vua chúa trước đây và giai tầng lãnh đạo ngày nay lại "xuống cấp" quá nhiều như vậy?

Những ai ít nhiều theo dõi thời cuộc đất nước đều có thể nhận thấy một tình trạng xói mòn nghiêm trọng về niềm tin của dân chúng đối với giới lãnh đạo đất nước trong thời  kỳ gần đây. Nhân dân từ chỗ một lòng tin tưởng và phục tùng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng  và Nhà nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc thì nay đã chuyển sang trạng thái hoài nghị, thậm chí không tin vào sự lãnh đạo đó nữa. Sự thật này đã được ghi nhận trong một số văn kiện của Đảng, gần đây nhất là NQ TW 4 khóa XI.
 
Có rất nhiều biểu hiện của trạng thái nói trên. Đó là thái độ bất bình, bất tín , thậm chí bất tuân lệnh  đang ngày một lan rộng trong xã hội, không chỉ từ dân chúng mà cả giới trí thức và quan chức. Trong khi người dân bức xúc trước những diễn biến tiêu cực trong tình hình kinh tế-chính trị-xã hội và chủ quyền lãnh thổ trên bộ và trên biển, thì giới quan chức dường như tỏ ra thờ ơ, lãnh cảm, thậm chí thoái thác trách nhiệm. Đã bắt đầu có triệu chứng chính quyền ngăn chặn tự do thông tin và hạn chế dân chúng bàn luận chính trị, thậm chí truy chụp những người có ý kiến trái ngược dù với động cơ xây dựng. Tình hình có cái gì đó na ná với thời chính quyền Mỹ-ngụy cấm người dân "nói chính trị".... Trong nhiều trường hợp, nhất là trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, nhân dân và báo chí, kể cả "lề trái" trở thành  người đi đầu phát hiện vấn đề và đề xướng giải pháp trong khi các cơ quan chính quyền lại tỏ ra thụ động, chậm vào cuộc hoặc bất lực. Trên mặt trận an ninh quốc phòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư trường và ngư dân...,  họ cũng là người đi đầu với những hình thức đấu tranh thiết thực và kịp thời khiến đối phương lo sợ,  trong khi giới chức lại tỏ ra dè dặt, thậm chí  tránh né với lý do "vấn đề nhậy cảm" hoặc " khôn khéo"....

Lẽ nào những người lãnh đạo đất nước bây giờ không biết rằng khí phách của một dân tộc trước hết phải được thể hiện bởi những người đứng đầu dân tộc đó; và kẻ thù  thường nhìn vào đó để đưa ra quyết sách của chúng (?). Kinh nghiệm cho thấy, dưới con mắt của bọn bành trướng. mọi cử chỉ do dự hoặc những tiểu xảo gọi là "khôn khéo" của người Việt chỉ là dấu hiệu của sợ hãi và khuất phục mà thôi. Điều quan trong hơn nữa là, nhân dân luôn đặt niềm tin vào những người lãnh đạo như những thủ lĩnh đại diện cho ý chí và nguyện vọng của họ. Đó là điều kiện tiên quyết để đảm báo khối đoàn kết dân tộc-nguồn sức mạnh vô địch của Việt Nam xưa nay. Nói cách khác, không nên vì bất cứ lý do gì để những người lãnh đạo xa rời nhân dân hoặc né tránh không thể hiện một cách công khai minh bạch ý nguyện của nhân dân.   

Câu hỏi đặt ra là, tại sao từ hàng ngàn năm trước các vua chúa nước Việt  đã từng thực hiện những điều mà ngày hôm nay giới lãnh đạo nói rất nhiều nhưng không làm được bao nhiêu? Tại sao xưa kia trong bối cảnh quan hệ quốc tế hạn hẹp với vị thế bất lợi trước kẻ thù, nhưng các vua chúa, trong đó có Vua Trần Nhân Tông, vẫn dám gọi đích danh "họa nước Tàu". Vua còn đích thân đứng ra cảnh báo dân chúng về  âm nưu "gặm nhấm.... để biến nước ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích"! Sự chỉ đạo của Vua như thế xem ra vừa rất cụ thể vừa tỏ rõ tầm nhìn xa trông rộng. Lãnh đạo ngày nay có mấy ai dám nói trước bàn dân thiên hạ những lời như thế? Bao giờ mới thay thế những từ "tàu lạ", "nước ngoài" chung chung... bằng đúng tên thật của chúng? Trộm nghĩ,  liệu Vua Trần Nhân Tông với những lời tuyên bố chẳng mấy khéo léo như thế mà còn sống đến ngày hôm nay thì có bị cấm đoán hay bị phạt tù không nhĩ?  Than ơi, nghĩ đến đây thấy sao mà nghịch lý đến não ruột! 
        
(*) Lời trích này lấy từ nguồn Wikipedia có thể không hoàn toàn chính xác. Song, nội dung này cũng thấy phổ biến trên nhiều tài liệu được lưu truyền ở VN lâu nay.  Bạn đọc có thể tự tìm hiểu để kiểm chứng thêm. 


Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/6/2012

Bổ nhiệm Người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao9:56 PM, 21/06/2012

(Chinhphu.vn) - Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý  đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là  “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ  với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới./.


Nguồn: Trang web Ngoại giaoViệt Nam: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Tuyen-bo-cua-Nguoi-phat-ngon-Bo-Ngoai-giao-Viet-Nam-ngay-2162012/20126/141431.vgp


Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Đảng viên có phải là nhân dân?


Mấy hôm trước xem tin TV  thấy  TBT Nguyễn Phú Trọng thăm  Học viện Nguyễn Ái Quốc, trong đó có nhận xét rằng trình độ cán bộ của Học viện còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu cách mạng..., mình đã thầm  khen TBT nắm sát tình hình quá! Sáng nay đi nghe phổ biến NQ TW 4 do một báo cáo viên hàm giáo sư-tiến sĩ đã từng có 10 năm giảng dạy tại Học viện chính trị quốc gia, lại càng thấy đánh giá trên đây của TBT là chuẩn không cần chỉnh!

Phần đầu vị báo cáo viên tỏ ra rất  lưu loát không một chút nhệu ngộ như thể một con tằm đang nhã tơ vậy !. Bài nói càng có thêm sức truyền cảm khi đề cập những nội dung liên quan đến Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên dưới hội trường mọi người chăm chú lắng nghe; bản thân mình cũng cảm thấy mừng thầm vẫn còn những giảng viên tốt!  Tuy nhiên, đến phần sau,  không hiểu sao, cũng chính vị báo cáo viên đó lại trở nên  “lạc điệu “một cách lạ lùng! Đó là khi ông ta đưa ra những quan điểm “xanh rờn” về một số vấn đề mới nhưng cũng không kém phần "lý luận cơ bản".

Khi nói về tình hình dân khiếu kiện, biểu tình gần đây, vị báo cáo viên thản nhiên nhận xét: “Những kẻ biểu tình bây giờ "khôn" lắm, chúng được chỉ đạo (không nói của ai) mặc đồng phục áo đỏ, chữ vàng đi thành từng nhóm nhỏ nên rất khó đối phó!...” khiến nhiều người bên dưới nhìn nhau băn khoăn....  Đến đoạn nói về công tác báo chí, vị báo cáo viên sau khi phê phán "Báo chí toàn đưa tin tiêu cực, giật gân như giết người, cướp của, hiếp dâm ..., đồng thời cũng phê phán "Báo chí đưa tin lộ liễu về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội ..., mà theo ông ta “Nước ngoài họ chỉ cần cử ra một vài chuyên gia đọc báo thì nắm hết tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của ta..., thật là nguy hiểm"(!?) Ông ta còn đưa ra ví dụ: "Sở dĩ Tổ chức chống tham nhũng thế giới năm nào cũng xếp VN hạng yếu kém là vì họ có thể nghiên cứu và biết rõ tình trạng tham nhũng của ta qua báo chí của ta". Không ngờ một vị  vị giáo sư- tiến sĩ  vẫn tư duy theo cách cũ, nhắm mắt trước trào lưu hội nhập quốc tế mà trong đó mọi quốc gia đều cần công khai, minh bạch những thông tin kinh tế, kể cả tình hình lạm phát, tình trạng tham nhũng v.v...(!?) 

Đến phần cuối nói về đảng viên, Điều lệ và 19 điều cấm,  vị báo cáo viên bổng hỏi: “Đảng viên có phải  là nhân dân ?” Cả hội trường gần như không trả lời câu hỏi ngô nghê đó.  Vẫn biết, cách hỏi như vậy thường là một “thủ thuật ” của nghề giảng viên …Nhưng trường hợp này nghe sao mà hài hước!  Đảng viên không là nhân dân thì là gì ? Khác chăng là những "người dân đảng viên" phải chịu 19 điều cấm, kể cả cấm  không được cùng người dân khác tham gia biểu tình yêu nước, khiếu kiện chống tham nhũng đất đại và tài nguyên môi trường...Như vậy là hoàn toàn mâu thuẫn với nhiệm vụ của của đảng viên là phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống tiêu cực! Đáng ra chỉ cần một số điều cấm  và chỉ áp dụng đối với các đối tượng có chức có quyền, nhưng không hiểu vì lý do gì lại mở rộng ra toàn thể đảng viên, và do đó vô hình trung làm "vô hiệu hóa" mục đính đáng có của chúng?. Sự bất bình xung quanh câu hỏi này chính là lý do của sự im lặng từ bên dưới hội trường.  
     
Thì ra, lý luận chính trị thời nay nó thế. Nói thế nào cũng đúng hoặc cũng sai! Và cấp trên bao giờ cũng  đúng hơn cấp dưới; người nói bao giờ cũng  đúng hơn người nghe!. Câu hài hước trong dân gian "Sáng đúng, chiều sai, đến mai lại đúng!" phần nào nói lên thực trạng này.  Nguyên nhân xem ra cũng thật đơn giản: Nghiên cứu lý luận là một chuyện, nhưng nói ra như thế nào là một chuyện khác. Báo cáo viên thường chỉ được phép "múa gậy" trong một cái vòng kim cô nhất định. Đã vậy họ còn muốn đóng vai trò như những cha cố giảng đạo thánh thần...nhưng để rao giảng về một chủ đề mang tính khoa học thuần túy thì thật là khó!. Thiết nghĩ, đã nhân danh "khoa học" thì phải để nó thật sự rộng mở và sẵn sàng tiếp thu chân lý. Lý luận mà cứ luẩn quẩn, loanh quanh, bảo thủ , cứng nhắc thì nói nhệu, nói sai là không thể tránh khỏi. Mọi người hẳn còn nhớ Trường hợp ông Bí Thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành hồi đầu năm nay nói sai quá khiến Câu lạc bộ Bạch Đằng phải lên tiếng đề nghị cách chức, thật bi hài! http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=xWaGRMOqdMI



Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Đằng sau vấn nạn ách tắc giao thông của Thủ đô Hà Nội


Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn nạn  ách tắc giao thông của thủ đô Hà Nội. Ngưeời ta đã nói đến nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân ít được đề cập, đó là sự thiếu đồng bộ và bất hợp lý trong quy hoạch phát triển kinh tế, quốc phòng trên quy mô quốc gia tuy là nguyên nhân nguyên nhân gián tiếp nhưng đã và đang tạo nên áp lực dân số nghiêm trọng không thể cứu vãn của thủ đô Hà Nội. Nạn ách tắc giao thông của Hà Nội chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, đó là vấn đề hoạch định chính sách  tổng thể ở cấp độ quốc gia. 
Khai thác du lịch thác Bản Dốc từ phía VN
Nếu ai có dịp đến các tỉnh biên giới phía Bắc sẽ thấy một sự mất cân đối trong cơ cấu dân số rất đáng báo động. Tỉ lệ dân số tại đây vốn đã thấp nhất so với toàn quốc lại ngày càng giảm thấp hơn khi dân địa phương  di chuyển về miền  xuôi và vào các tỉnh Tây nguyên và phía nam. Sự ra đi của họ để lại những vùng đất trống rất đáng suy nghĩ, nhất là trong “thế trận an ninh quốc phòng” (như vẫn được đề cập trong các văn kiện  của Đảng và Nhà nước). Bất cứ ai từng một lần đến thăm vùng biên giới phía Bắc, ngay tại hai bên các cửa khẩu lớn như Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái đều không khỏi ngạc nhên trước cảnh tương phản rõ rệt giữa hai bên đường biên. Trong khi ngày càng xuất hiện nhiều cụm dân cư, thị trấn và thành phố của người Trung Quốc áp sát đường biên, thì bên phía Việt Nam là cảnh vắng vẽ, tiêu điều, lạc hậu. Gần đây nhiều người thăm thác Bản Dốc đã phải thốt lên: “ Sắp mất hết cả thác rồi!”. Tại vùng Móng Cái và sông Bắc Luân người Việt Nam thậm chí còn không được vào bên trong một số khu vực vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam . Trên toàn tuyến đường biên phía Việt Nam dân cư rất  thưa thớt như thể “mời chào” trước dòng dân cư đông đúc đang chờ sẵn từ bên kia biên giới.
Cổng vào tham quan Thác Bản Dốc  từ phía Trung Quốc
Một số thị trấn hoặc thành phố vốn có thế mạnh về du lịch, thương mại và công, nông, lâm nghiệp như Lào Cai , Lạng Sơn, Móng Cái, Thái Nguyên phát triển rất chậm và tồn tại như những ốc đảo tách biệt không được kết nối với nhau để tạo thành thế mạnh tổng hợp đủ sức khai thác tốt nhất các nguồn lực tại chỗ đồng thời thu hút đầu tư từ bên ngoài. Trong số nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là do không được chú ý đầu tư đúng mức từ Trung ương. Lý do có nhiều, trong đó có tâm lý coi thường tiềm năng của các vùng sâu vùng xa thường chỉ đáng nhận của bố thí từ trung ương! Các nhà hoạch định chiến lược  dường như cũng không tiếp thu bài học của các nước như Tụy Sĩ, Nhật Bản... tuy đất đai chủ yếu là núi non không khác mấy so với vùng biên giới phía Bắc nước ta nhưng rất phát triển. Ngay cả so với phía bên kia biên giới nơi địa hình và thổ nhưỡng không khác gì bên ta,  nhưng phía Trung Quốc đang phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, nếp tư duy phòng thủ theo mô hình "vườn không nhà trống" còn rơi rớt lại  cũng là một nguyên nhân khiến các nhà hoạch định chính sách do dự, thiếu quyết tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại vùng này (?). Thực ra đó là lối tư duy phòng thủ thụ động hoàn toàn không còn phù hợp với thời đại, không khác nào chưa đánh đã lo thua trận!       
Đoạn biên giới sông Quây Sơn: bên VN trâu đang gặm cỏ, bên TQ là khu liên hợp khách sạn 
Lối tư duy” ăn xổi ở thì” còn được gọi là “tư duy nhiệm kỳ” cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bố trí nhân tài, vật lực “trái khuấy”  như ta thấy gần đây trên quy mô toàn quốc. Đó là lý do tại sao người ta thích mở rộng thủ đô với hàng tỉ tỉ đồng trong khi dè dặt bỏ ra vài chục tỉ để nâng cấp các cửa khẩu xập xệ rất mất cân đối so với phía bên kia biên giới. Đó là lý do tại sao người ta liên tục  mở ra  những dự án , khu nghĩ dưỡng, sân golf ... ngay trên vùng đất trồng lúa xung quanh Hà Nội mà không chịu đầu tư cho các tỉnh biên giới. Một số vị vẫn rao giảng rằng “kinh tế không thể duy ý chí...”, rằng  “trước hết phải tạo ra những đầu tàu...”, v.v... Ý chí ư? Đó chỉ là sự ngụy biên của  những kẻ chỉ muốn kiếm tiền bằng con đường nhanh , nhiều, tốt, rẻ nhất đối với họ!. Đầu tàu ư? Đó là cơ hội để một số kẻ đầu cơ chính trị mau chóng biến thành  “đại gia tư bản”. Cũng thật mỉa mai thay khi  họ luôn mồm đề cao “quan hệ đối tác chiến lược” với  Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông…nhưng lại cứ để các tĩnh biên giới của mình trong tình trạng kinh tế yếu kém và dân số suy giảm...để rồi phải  huy động nguồn lực bằng đường bộ từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lên để “đối ứng” với hàng dởm , hàng lậu  của mấy tỉnh biên giới của "nước bạn"? Buồn cười thay, mới đây “cầu truyền hình hữu nghị “ cũng đã được nối giữa đài TH TW với đài TH Quảng Tây!

Cách tư duy và sự vận dụng như thế thực chất  là gì , nếu không phải là  sai lầm chiến lược ? Hậu quả nhãn tiền là sự lãng phí đất đai và tài nguyên thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn phía bắc sông Hồng đồng thời tạo ra nhiều sơ hở trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tại đây trước nhu cầu cấp bách của ông bạn láng giềng phương Bắc đang rất cần mở rộng không gian phát triển bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, kể cả  xâm canh, xâm cư kết hợp thuê, mua đất, rừng, hầm mỏ v.v.... Sự sai lầm đó đã khiến người dân tại đây không có cách nào khác là phải đổ xô về miền xuôi, chủ yếu  về Hà Nội, như một cứu cánh để "mưu cầu ấm no hạnh phúc"!. Ai muốn có cơ hôi học tập tốt,  việc làm tốt, được chữa bệnh, v.v... đều phải về Hà Nội!  Lại có một sự trùng hợp đầy nghịch lý khi giới lãnh đạo rất  đề cao chủ trương xây dựng thủ đô Hà nội thành một trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội..., chính xác là trung tâm của mọi thứ!.  Hà Nội do đó phải to nhất , rộng nhất, đông dân nhất, hoành tráng nhất, cái gì cũng nhất, nhất...; và mọi con đường đều phải qua Hà Nội!. Cũng với  tư duy đó, người ta quyết tâm ưu tiên xây đường sắt cao tốc Hà Nội -Hồ Chí Minh chứ không phải những con đường và sân bay đang rất cần cho phát triển kinh tế của khu vực biên giới phía Bắc. Thật là phương châm: Cả nước hướng về Hà Nội!  Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải dân số và ách tắc giao thông của Thủ đô như ta thấy hiện nay. Nhưng đây chỉ mới là sự bắt đầu. Nếu những sai  lầm trong quy hoạch phát triển tổng thể của đất nước không được kịp thời chỉnh đốn thì không chỉ ông Đinh La Thăng mà hàng chục ông bộ trưởng kế nhiệm sau này cũng khó có thể giải quyết được vấn nạn ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội!./.  

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Lạm bàn về căn bệnh dối trá ở Việt Nam


Đọc Nghị quyết TW 4 khóa XI  thấy đồng chí Tổng Bí thư quả  là "danh bất hư truyền" về tài phân tích, tổng kết, báo cáo. Bản Nghị quyết không dài lắm nhưng nêu lên được rất nhiều khuyết điểm … Lời văn cũng rất hay ho...đến nỗi cánh hưu trí chăm chú lắng nghe, đọc suốt ngày đêm, có những lúc ngồi thần trước màn hình TV ngắm diễn giả không khác nào giới trẻ ngưỡng mộ các “sao Việt” thời @. Thật đấy, chả là dù sao và ít nhất nó cũng giúp xả bớt tâm tư của người dân đang hồi vô cùng bức xúc. (Có thể  xem toàn văn NQ tại đây):
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/2012/4636/Mot-so-van-de-cap-bach-ve-xay-dung-ang-hien-nay.aspx
Tuy nhiên, nghĩ đi ngẫm lại, rằng hay thì thật là hay, nhưng có lẽ để thực hiện rốt ráo cái Nghị quyết này chắc sẽ còn tốn rất nhiều giấy mực và thời gian, không khéo hàng trăm tỷ đồng để phục vụ các ban bệ chuyên trách(?). Dư luận đang theo dõi  sát sao quá trình triễn khai NQ với những tâm trạng khác nhau.

Theo như Nghị quyết đã vạch ra,  khuyết điểm có ở mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành lại còn kéo dài triền miên, nay đã đến hồi “đe dọa sự tồn vong của chế độ”. Tất cả cho thấy một sự thật đau lòng: Đảng đã đánh mất lòng tin nơi quần chúng nhân dân - một bảo bối của sự nghiệp cách mạng đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng với những lời cảnh báo từ rất sớm như “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” và “Đẩy thuyền là dân thì lật thuyền cũng là dân”.

Đành rằng cái gì mất đều có thể lấy lại, nhưng cũng có những thứ không thể lấy lại, hoặc lấy lại cũng khó mà nguyên vẹn, nhất là trong trường hợp mất lòng tin do động cơ vụ lợi cá nhân của người trong cuộc. Đời vẫn thế mà! Nếu nhìn nhận một sự việc không có mình trong đó thì thường bao giờ cũng có vẽ sáng suốt, công bằng, bác ái…Nhưng hể có mình trong đó là méo mó, vẹo vọ liền. Khi kiểm điểm chung thì nói vanh vách như thể khuyết điểm là của ai khác, chứ quyết không phải của mình; chỉ có thành tích là "của tôi" !. Thế nên dân gian có câu “Có ai tự vác đá ghè vào chân mình?” là do xuất phát từ thực tế muôn thuở này.  Nghị quyết vạch ra rất nhiều khuyết điểm nghiêm trọng, nhưng liệu có bao nhiêu người tự nhận mình có khuyết điểm nghiêm trọng đến mức phải từ chức? Phần lớn nội dung nói về chống tham nhũng quan liêu, nhưng liệu có mấy ai tự nhận mình tham nhũng, quan liêu? Trình độ yếu kém ư, liệu có ai tự nhận mình yếu kém và xin từ chức? Nhiều kẻ vi phạm, cố ý làm sai trái phè phè ra đấy không những không mất chức còn được chuyển sang những vị trí mới để tiếp tục làm sai và tiếp tục đục khoét công của ...Vì sao vậy?  Suy cho cùng đó chính là chủ nghĩa DỐI TRÁ đã ăn sâu bám rễ trong mỗi người và trong toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước này. Nhưng dường như điều này chưa được gọi đích danh trong Nghị quyết lần này. Thiết nghĩ chính căn bệnh dối trá mới là đối tượng cần chỉnh đốn tận gốc rễ trước khi chỉnh đốn những vấn đề khác, vì đối trá cùng với tham nhũng đích thực là một "cặp song sinh" của chế độ.

Dối trá mới nghe tưởng không có gì nguy hại lắm, vì nó vốn dĩ là thói xấu của xã hội loài người chứ đâu của riêng ai! Nhưng ở Việt Nam bệnh dối trá có những đặc thù riêng. Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc và việc lập nên chế độ hoàn toàn mới mẽ do giai cấp công nông lãnh đạo nhưng bắt buộc phải sử dụng các thành phần tư sản và trí thức với trình độ học vấn khác nhau và quan niệm sống cũng khác nhau trong guống máy chính trị-kinh tế-xã hội của đất nước.Thật quả khó để mọi thành phần cùng tồn tại bên nhau nếu không dung túng thói giả dối, đạo đức giả hoặc trưởng giả. Đó là một bước"quá độ" không kém phần bi hài. Trãi qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt đấu tố trong cải cách ruộng đất, nhân văn gai phẩm, cải tạo công thương, v.v...khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên. Những thời kỳ kinh tế khắc khổ kéo dài khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất cả tạo nên lối sống và tư duy phức tạp, thường  mang tính hai mặt, nói và làm không đi đôi với nhau. Trong thời kỳ bí mật những người cộng sản thường phải che dấu  tung tích của mình, kể cả phải thay tên đổi họ, tuổi tác, quê quán, thậm chí cả lai lịch bố mẹ, vợ con; trong nhiều trường hợp họ được “đặc cách” giữ kín những thông tin cá nhân, kể cả khi tham gia ứng cử, bầu cử hoặc khi đã nắm giữ một cương vị lãnh đạo quan trọng. Cách làm này là cần thiết trong thời kỳ bí mật, nhưng  là yếu điểm đối với một bộ máy công quyền trong thời bình. Đó là tình trạng không minh bạch về lý lịch cá nhân, kể cả tư cách đạo đức của người cán bộ từ cấp thấp lên cấp cao. Nó khuyến khích thói tự mãn và bao biện cùng với những thói hư tật xấu như tác phong gia trưởng, tệ sùng bái cá nhân, thói xu ninh, thủ đoạn câu kết, bao che lẫn nhau  để cầu lợi.  Thói “làm thì láo, báo cáo thì hay” và thói chạy theo thành tích vốn đã phát sinh từ thời kỳ XHCN ở miền Bắc cũng là những tác nhân gây ra căn bệnh dối trá. Cấp trên thích nghe lời hay ý đẹp, cấp dưới che dấu sự thật để được lòng cấp trên, do đó có những sự thật không bao giờ được nói tới. Và ngày nay dối trá đã  trở thành một lối sống ăn sâu bám rể trong toàn bộ xã hội mà ở đó ai không biết nói dối, không biết làm ẩu và không biết "ăn theo nói leo" thì không thể tồn tại. Người mắc bệnh dối trá mất cả cảm giác tự trọng để nhận ra lỗi lầm của mình hoặc nhận ra nhưng không chịu xin lỗi. Dối trá là môi trường dung dưỡng những kẻ bất tài, vô đạo đức nhưng thích làm quan. Dối trá là môi trường ẩn nấu tuyệt vời cho bọn tham nhũng. Dối trá là phương tiện trong tay những kẻ đương chức đương quyền để “sống mòn” với địa vị và quyền lực bất chấp lợi ích chính đáng lâu dài dân tộc.

Căn bệnh dối trá chính là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng không minh bạch (ngôn từ thời hội nhập) trong hệ thống công quyền Việt Nam ngày nay. Tình trạng thiếu minh bạnh thể hiện trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hôi, giáo dục, an ninh quốc phòng, v.v…Đâu đâu cũng thấy tình trang thông tin mập mờ, không đầy đủ hoặc bị bóp méo sai lệch bởi chính bộ máy hành chính công rất đông mà không mạnh. Mỗi khi cần giải quyết một việc gì người dân phải chạy vòng vo để tìm kiếm mà cũng không có gì để đảm bảo. Có thể nói hài hước rằng ở Việt Nam mọi thứ đều giả, chỉ có dối trá là có thật!  Tại đây mọi đứa trẻ sinh ra đã bắt đầu phải hứng chịu hậu quả của sự dối trá. Chúng lớn lên, đi học và đi làm đều ngụp lặn trong môi trường dối trá và thiếu minh bạch. Hầu hết mọi người Việt lớn bé đều tin rằng nói dối là khôn khéo cho được việc(!). Xã hội đầy rẫy những “ma hồn trận” do sự dối trá gây ra từ đồ ăn thức uống đến nhữg công trình xây dựng  .Có thể nói không ngoa rằng căn bênh dối trá đã và đang làm hỏng mấy thế hệ người Việt, và giờ đây đang tấn công vào lợi ích sống còn của dân tộc bằng cách phá hỏng mọi kế hoạch phát triển của đất nước. Bởi lẽ, một khi khái niệm đúng/sai đã bị đánh lộn sòng thì  mọi chủ trương chính sách, mọi kế hoạch, dự án của nhà nước dù đúng/sai cũng bị nghi ngờ, thậm chí bị phá sản. Có lẽ chưa bao giờ người dân tỏ ra không tin vào mọi quyết sách của nhà nước như bây giờ sau khi họ đã học được những bài học cay đắng do sự dối trá gây ra. Nói cách khác, người dân đã bị lừa dối quá nhiều bởi những thực tế phủ phàng, từ lý thuyết đến thực hành, bằng rất nhiều những công trình xây dựng kém chất lượng do bị các nhóm lợi ích đục khoét tham nhũng . Tuy mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm nhưng những vụ tham nhũng như PU 18, Lã Thị Kim Oanh, ODA Hành lang Đông-Tây, những vụ nhượng bán rừng và hầm mỏ cùng với những vụ thất thoát bạc nghìn tỷ của Vinashin, Vinalines, Dung Quất và của hàng loạt  “anh cả đỏ” đang trên bờ vực phá sản khiến dư luận xã hôi hết sức bất bình và bất tín. Sự kiện rò nước tại con đập Sông Tranh 2 hiện nay là một ví dụ điễn hình của loại "tội phạm kép"- tham nhũng và dối trá. Người dân không mất lòng tin sao được trước hàng loạt những vụ việc như nói trên. Dù không có hình thức bỏ phiếu thăm dò dư luận, nhưng bằng trực giác cũng có thể thấy uy tín của Đảng và của giới lãnh đạo đã giảm sút nghiêm trọng đến mức nào; giảm sút bi đát đến mức có hiện tượng phổ biến là mỗi khi thấy vị lãnh đạo  A,B,C…  xuất hiện trên TV người xem lập tức chuyển kênh hoặc tắt máy cho bỏ tức! Đã lâu rồi không còn nữa câu chuyện kính trọng và thần tượng lãnh tụ, thay vào đó là những thái độ miệt thị rất bi hài. Đó là sự thật. Và sự thật này đang tăng lên một cách đáng kinh ngạc trên quy mô cả nước. 

Thiết nghĩ, để thực sự chỉnh đốn Đảng và chỉnh đốn thành công, nên chăng trong nhiều việc cần làm thì việc đầu tiên là phải chữa trị căn bệnh dối trá đang lan tràn ở đất nước này. Ví dụ, người dân không thể chấp nhận những ứng cử viên vào các chức vụ lãnh đạo mà lý lịch không rõ ràng, thậm chí cha mẹ đích thực là ai cũng không biết. Bộ máy công quyền không thể cứ tiếp tục dung nạp mãi những tấm bằng dỡm có được bằng tiền hoặc các thủ đoạn dối trá. Không thể nói mãi "chính quyền của dân, do dân, vì dân" trong khi vẫn tiếp tục "hành dân" từ những công vụ đơn giản hàng ngày như khai sinh, khai tử, đăng ký hộ tịch...Thật phi lý khi chính quyền nắm trong tay mọi quyền lực, chức năng mà không thể bảo vệ được người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả và thực phẩm độc hại lan tràn. Một vấn đề cấp thiết nữa là, phải đảm bảo quyền của mọi công dân Việt Nam được tiếp cận thông tin một cách rõ ràng, minh bạch về chủ quyền toàn và vẹn lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc mình. Nghịch lý thay, bên cạnh Điều lệ đảng còn có đến 19 điều cấm đối với đảng viên mà không sao ngăn chặn được tệ nạn dối trá, trong khi đó lại cấm đảng viên cùng nhân dân đấu tranh vì công lý và tiến bộ xã hội (?)./.    

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Cu ba: Bước đầu tan rã của một nhà nước toàn trị (1)



Jossé Manuel Prieto
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết đặc sắc của nhà văn Cuba Jossé Manuel Prieto. Sau mười năm sống ở Mỹ, trở về thành phố quê hương La Habana, ông ngỡ ngàng nhận ra – qua những chi tiết của đời sống thường nhật – một nhà nước sau gần 70 năm toàn trị nay có vai trò ngày càng thu hẹp. Mô hình nào cho một  Cuba đang hấp hối, khi viện trợ Liên Xô từ lâu không còn, Venezuela nay cũng đang gặp khó khăn, còn Trung Quốc làm ngơ không muốn cứu giúp đảo quốc xa xôi này? Cuba đang ở chân tường – đổi mới hay là chết!
Bài viết đăng trên tờ Letras Libres (Mehico), được Le Courrier International dịch ra tiếng Pháp.
Thuỵ My

clip_image001
Một người đánh giày đang chờ khách trên vỉa hè,

Tại đại lý du lịch ở Queens, khi mua vé để đáp chuyến bay trực tiếp duy nhất nối liền New York – La Habana, tôi được trao bản danh sách các sản phẩm được phép mang đến Cuba: 10 ký lô dược phẩm và 20 ký thực phẩm miễn thuế hải quan. Cuba hiện vẫn đang bị Mỹ cấm vận thương mại, chính những người Cuba sống ở hải ngoại đảm trách việc duy trì cuộc sống bình thường cho đất nước.
Hôm khởi hành, tại sân bay tôi trông thấy các hành khách tay xách nách mang. Không chỉ những gói hành lý lớn – theo tôi hình dung thì bên trong là thuốc men và thực phẩm được phép – mà cả ti–vi màn hình phẳng còn trong bao bì, các dàn máy nghe nhạc hi–fi và dụng cụ điện gia dụng. Tờ La Jornada cho biết, năm 2009, trong số 324.000 khách du lịch đến bằng các chuyến bay trực tiếp từ Mỹ, có tới 95% là người gốc Cuba. Theo tính toán của nhiều nhà kinh tế khác nhau, kiều hối của người Cuba hải ngoại gởi về mỗi năm hơn một tỉ đô la, chiếm 35% ngoại tệ thu về của cả nước.
Món viện trợ này tuy vậy vẫn chưa thấm vào đâu. Tôi đã đến với một La Habana gần như chìm sâu hoàn toàn trong bóng tối. Ngã tư nổi tiếng giữa đường 23 và L, có thể được xem là một Times Square của Cuba, vắng như chùa bà Đanh vào lúc 22 giờ đêm. Điều này mang lại một ấn tượng buồn thảm, cứ như là đất nước vừa bị một thiên tai ụp xuống. Cảm giác bị bỏ rơi và khủng hoảng sâu sắc bao trùm. Cuba đang thoi thóp.
Vài ngày sau khi tôi đến nơi, ngày 18/04/2011, đương kim Chủ tịch Cuba là Raul Castro cũng gần như có cùng một chẩn đoán. Phát biểu trước Quốc hội, nêu lên thời điểm khó khăn mà đảo quốc đang phải trải qua, ông cảnh báo: “Hoặc là chúng ta sửa đổi, hoặc như thế là hết. Chúng ta không còn có thể đi men theo bờ vực thẳm, chúng ta sẽ chìm đắm, và cùng chìm theo ta là nỗ lực của bao nhiêu thế hệ”.
Chắc hẳn là những triệu chứng của cuộc khủng hoảng sâu sắc này đã hiện diện từ ít nhất hai chục năm qua. Nhưng những gì đập vào mắt hôm nay, là khủng hoảng không phải nhất thời mà chính từ cấu trúc. Không còn có thể tiếp tục đổ tội cho “blocus” (cấm vận) của Mỹ, và sự sụp đổ của Liên Xô, mà là do hệ thống tệ hại.
Tháng 8/2010 chính Fidel Castro đã nhìn nhận trong một cuộc đối thoại lạ lùng với Jeffrey Goldberg, phóng viên báo The Atlantic, và chuyên gia Mỹ Julia Sweig: mô hình này không ổn. Cụ thể hơn, ông nói: “Mô hình Cuba không còn tác dụng nữa, ngay cả với chúng tôi”. Cần nhấn mạnh ở đây là Fidel không còn tố cáo sự dối trá của đế quốc Mỹ, mà nêu ra một nguyên nhân nội tại. Bản thân điều này đã là một sự kiện, xứng đáng được phân tích sâu hơn. Fidel muốn nói về mô hình nào? Đó là mô hình xô–viết công hữu hóa bắt buộc.
Kể từ cách mạng Cuba 1959, Nhà nước đảm trách tất cả những gì mà các lãnh đạo trước đó làm không tốt. Liên Xô với những thành công vang dội (như việc phóng hỏa tiễn Spoutnik đầu tiên vào năm 1957) cho thấy chủ nghĩa xã hội là một con đường đầy hứa hẹn. Một con đường mang lại những lợi ích lớn lao khi hoạt động trên nguyên tắc chính phủ độc đảng, hoàn toàn không có đối lập, với một xã hội công dân chỉ là con số không.
Nay với chuyến trở về Cuba đầu tiên từ mười năm qua, tôi có thể nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của một tiến trình ngược lại – những giai đoạn đầu của việc tháo dỡ cái nhà nước với những chiếc vòi bạch tuộc này. Tôi quan sát sự thu nhỏ lại của nó. Đó là một hiện tượng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, một hiện tượng vật lý, như nước triều khi đột ngột rút đi đã để lại những tàn tích phía sau.
Đó là thảm họa của một nền kinh tế bị phá hủy, đất nước đắm chìm trong một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc, trầm trọng thêm bởi hệ thống phân lập hai loại tiền tệ. Đồng peso chuyển đổi được (chavito) được xem là đồng tiền chính thức từ năm 2004, nhưng tiền lương được trả bằng đồng peso nội địa hoàn toàn không có giá trị nào đối với bên ngoài. Tất cả nằm trong bối cảnh dân chúng ngày càng bất mãn, và phái ly khai ngày càng mạnh hơn.
Thích ứng với thay đổi
Tôi mua tất cả các báo chí có trên quầy bán báo gần “casa particular” (nhà trọ tư nhân) nơi tôi ở nhất. Sự quan tâm bất thường của tôi dành cho các tờ báo và tạp chí mà hầu như không ai thèm đọc, đã tố cáo tôi ngay lập tức: tôi là kiều dân ở nước ngoài. Tôi hỏi mua tài liệu mới nhất “Đề án các đường hướng chủ đạo về chính sách kinh tế xã hội”, nhưng đã hết. Ông già bán báo nói với tôi: “Cả La Habana đang đọc cuốn đó!”. Cuối cùng tôi cũng có được nhờ một ông già khác nghe qua câu chuyện, đã nhượng lại cho tôi với giá gấp mười.
Tập brochure 29 trang nêu chi tiết 291 điểm sẽ được “cập nhật” trong mô hình kinh tế Cuba. Nhật báo chính thức Granma khẳng định, đây là kết quả của cuộc thăm dò dân ý do Raul Castro đưa ra ngày 26/07/2007, qua đó “trên 4 triệu người Cuba đã đưa ra trên 1 triệu đề xuất”. Về cơ bản, cụ thể là làm giảm béo cái nhà nước nặng nề này, giúp cho nó gọn gàng hơn, và giảm bớt chi phí hoạt động.
Cuối cùng tôi đã hiểu được đằng sau các ngôn từ văn vẻ của các Lineamientos – mà cả nước Cuba đều đọc và tranh luận như là một tác phẩm best–seller, cơ bản là xác định cho được vai trò mới của Nhà nước (được cho là sẽ giữ vai trọng tài thay vì cầu thủ ngôi sao) trong khi vẫn không để mất vị trí chi phối chính trị. Đảng hiện tại của chính phủ vẫn tiếp tục nắm quyền nhằm “bảo vệ thành quả cách mạng”.
Từ đó tôi kết luận rằng, thực ra các nhà lãnh đạo đang tìm cách thích ứng với một sự thay đổi đã được khởi đầu mà không có sự tham gia của chính phủ, nhưng là từ sáng kiến của nhân dân Cuba. Giống như là một dòng sông quay về với cội nguồn. Hoặc có thể nói, giống như trước cảnh tháo chạy tán loạn ở mặt trận tiền phương, bộ tham mưu đành tuyên bố “rút lui có tổ chức”. Các Lineamientos chỉ có nhiệm vụ duy nhất là cứu vãn thể diện, kiểm soát tiến trình.
Cuộc sống dưới chủ nghĩa xã hội là một trò mèo vờn chuột muôn thuở. Một bên là Nhà nước, bảo vệ một cách ích kỷ vai trò nhân tố độc tôn của mình. Bên kia là trận du kích chiến không mệt mỏi của các sáng kiến tư nhân và chợ đen – dòng sông mạnh mẽ này cuộn chảy dưới bề mặt có vẻ liền lạc của đất nước, và bảo đảm phần lớn cho sự bình ổn. Nhà nước bèn ấn định mục đích khoan các giếng phun để chạm được vào dòng chảy ngầm ấy, giúp nó phun trào ra ngoài ánh sáng, dưới một dạng thức ít nhiều được điều khiển.
Không phải xếp hàng
Tôi vô cùng kinh ngạc, chẳng hạn, trước số lượng thực phẩm được bán trên đường phố, so với nạn đói từng hoành hành trong thời kỳ được gọi là “giai đoạn đặc biệt” (sau khi Liên Xô tan rã, giai đoạn này đánh dấu các khó khăn kinh tế nghiêm trọng cho Cuba vì không còn viện trợ). Trên đường San Rafael ở ngay trung tâm thủ đô, tại khu phố cổ, tôi đếm được ít nhất mười điểm bán thức ăn, đa số nhận tiền peso Cuba. Và hầu như không có ai phải xếp hàng, có lẽ là do giá cả khá cao. Các quầy hàng được cung ứng dồi dào (ở Cuba thì mọi thứ đều phải hiểu theo nghĩa tương đối), và dù giá bán đắt đỏ so với đại đa số người dân, các món hàng vẫn có người mua.
Dù sao đi nữa nguồn hàng tư nhân bổ sung cho nguồn nhà nước đã giúp cho nhiệm vụ tìm kiếm cái ăn bớt khó khăn hơn. Cuba phải nhập khẩu đến 80% lượng thực phẩm tiêu thụ, tương đương khoảng 2 tỉ đô la mỗi năm. Việc phân bố đất canh tác (khoảng 3 triệu hecta, tức phân nửa diện tích đất trồng trọt) đã bắt đầu từ năm 2007. Trả lời phỏng vấn tạp chí Espacio Laical, nhà kinh tế trẻ tuổi Cuba, Pavel Vidal Alejandro nhấn mạnh, còn phải hoàn tất việc “tách rời độc quyền nhà nước và tập trung cho việc thương mại hóa nông sản”. Bởi vì chính tình trạng này chứ không phải chứng thiểu năng hay trận bão nào đó luôn kìm hãm nhà nông Cuba chất đầy vựa lúa.
Sự biến mất của các cuốn sổ mua hàng tem phiếu – giấc mơ vĩnh cửu của người dân Cuba – đã được loan báo. Ngày nay giấc mơ ấy đã ở trong tầm tay. Không phải nhờ đã đạt được sự thịnh vượng kinh tế của “chủ nghĩa xã hội phát triển” (như ở Liên Xô, theo như người ta nói là không cần đến tem phiếu nữa), nhưng chỉ đơn giản là Nhà nước chẳng còn gì để mà phân phối! Bodega (cửa hàng mậu dịch bán thực phẩm theo số mua hàng) mà mỗi sáng tôi đều đi qua – có cái điện thoại công cộng trong tình trạng hoạt động, nhờ tôi có thể gọi vài cuộc điện thoại – vẫn trống rỗng như hồi tôi còn bé. Hồi đó mẹ tôi phải chiến đấu cật lực mới mua được tiêu chuẩn bánh mì, mà chẳng bao giờ đủ để chia cả.
J. M. P.
Nguồn: Blog Thuỵ My RFI

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Ván cờ Tiên Lãng


Suốt hơn tháng qua dư luận cả nước cuốn hút vào vụ Tiên Lãng. Báo chỉ và các phương tiện truyền thông không ngày nào vắng bóng từ “Tiên Lãng”. Người dân theo dõi với không chỉ nỗi lòng bức xúc mà cả với lòng mong đợi một giải pháp thấu tình đạt lý từ phía Nhà nước. Giới tuyền thông theo dõi để tác nghiệp. Giới chính trị gia, kể cả những kẻ "diễn biến hòa" bình các thể loại, vừa theo dõi vừa toan tính...   

Nếu như ý kiến kết luận và chỉ đạo xử lý vụ Tiên Lãng của Người đứng đầu Chính phủ-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra ngày 10/2 khiến mọi người tràn trề hy vọng thì phát biểu của Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành trước hội nghị cán bộ trung cấp, cao cấp thuộc CLB hưu trí Bạch Đằng, Hải Phòng sáng 17-2 đã khiến dư luận sững sốt, bức xúc...đến nỗi có người đã nhảy lên sân khấu đòi cách chức vị Bí thư Thành ủy và được cả hội trường vỗ tay tán đồng  http://www.youtube.com/v/vCHsmG8E2bQ?version=3&hl=en&fs=1 Cảnh này hơi giống cảnh nghị trường ở các nước Đông Á. Nhưng điều quan trong hơn, nó cho thấy một ván cờ mới hình thành đã bước sang hồi gay cấn vậy!

Tại cuộc họp đó ông Thành đã nói nhiều ý kiên sai lệch với kết luận của Thủ tướng , tiếp tục bênh vực cho những lỗi lầm của hệ thống lãnh đạo từ huyện Tiên Lãng đến Thành phố nơi ông là lãnh đạo tối cao. Không những thế ông Thành còn lên tiếng tố cáo báo chí, đồng thời tiếp tục tìm cách đổ tội cho gia đình nông dân họ Đoàn.

Vậy ông Thành là ai? Tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1957, quê Hoa Lư (Ninh Bình), có bằng tiến sĩ kinh tế và cử nhân luật (không biết học khi nào, học theo cách gì(?); đi lên từ ngành Công an chuyển sang làm Chánh Văn phòng Quận ủy Hồng Bàng, sau làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng. Tháng 12-2009, tại kỳ họp thứ 17, Hội đồng ND thành phố Hải Phòng khóa XIII được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố. Chỉ một năm sau, tháng 12-2010 được Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV bầu làm Bí thư Thành ủy. Theo cơ cấu, ông là ủy viên TW Đảng.Vậy ông là lãnh đạo cao cấp của Đảng.

Phát biểu của ông Thành hoàn toàn không phải là do “nhỡ mồm” như ta thường thấy gần đây ở nhiều vị lãnh đạo và quan chức, mà là một sự chủ ý bắt nguồn từ nếp tư duy thâmcăn cố đế của ông ta.  Nó diễn ra trong bối cảnh cho đến nay chưa thấy Người đứng đầu của Đảng chính thức "chỉ đạo" gì về vụ việc Tiên Lãng. Dư luận không thể không phân vân: ông Thành hành động theo lệnh của ai?... Qua đó cho thấy một sự khác lạ so với những gì thường thấy trước đây khi giải quyết những vụ việc tương tự như Quỳnh Phụ (thái Bình) và nhiều vụ việc khác khi mà toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước (Đảng và Chính phủ) từ trung ương xuống địa phương đều nhất quán, cấp dưới phục tùng cấp trên nhằm giải quyết êm thấm (dù chỉ là hình thức và tạm thời). Nhưng lần này rõ ràng đang có chuyện “trên bảo dưới không nghe”. Nó gợi cho ta hình ảnh một bàn cờ mà sau khi vừa hai bên chơi vừa dọn bỏ một vài con tốt để mở đường tiến quân, thì một bên liền đưa xe chiếu vỗ mặt, và bên kia kê pháo đỡ đòn đồng thời chiếu tướng ngược lại. Mới đầu trông tưởng "ngon ăn" nhưng hóa ra lại đặt cả hai bên vào thế tiến thoái lưỡng nan: Đánh pháo thì mất xe, giữ xe thì phải lên sĩ; lên sĩ rồi, nước tiếp sao đây...? Xin mời mọi người cùng theo dõi hồi sau phân giãi./.


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này