Đài VOA ngày 7/12/2012 dẫn nguồn tin của Bộ Quốc Phòng Mĩ (US Department of Defense PR/ Freebeacon.com) đưa tin về tuyên bố báo chí của Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mĩ ngày 6/12 với tiêu đề "Mỹ từ chối hỗ trợ đồng minh Châu Á trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc".Tiếp ngay bên dưới là lời dẫn đề nêu rõ:
Phải chăng cái gì đến đã đến. Lời tuyên bố mới này có thể được hiểu như một tuyên bố chính thức về lập trường của nước Mĩ, đó là đứng ngoài cuộc tranh chấp chấp chủ quyền biển đảo giữa các quốc gia nhỏ yếu hơn với cường quốc Trung Quốc. Nói cách khác, Mĩ sẽ khoanh tay đứng nhìn các thế lực bành trướng Trung Quốc tác oai tác quái tại Biển Đông . Có lẽ chỉ còn một điều chưa hoàn toàn rõ ràng là Mĩ sẽ làm gì nếu một ngày kia tàu bè của bản thân nước Mĩ sẽ không được tự do qua lại vùng Biển Đông như họ đã từng được làm như vậy suốt thế kỷ qua. Rất có thể câu chuyện riêng tư này cũng sẽ được Bắc Kinh yêu cầu "thỏa thuận song phương Trung -Mĩ !"
Những ai có chút am hiểu về nước Mĩ, đặc biệt qua những chặng đường biến thiên trong lịch sử quan Mĩ-Trung, nhất là thời kỳ sắp kết thúc chiến tranh Việt Nam, sẽ không mấy ngạc nhiên trước kết cục nói trên. Còn nhớ người Mĩ đã từng bỏ rơi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và để mất quần đảo Hoàng Sa như thế nào trong thời gian trước biến cố tháng 4/1975. Thực ra sự câu kết Mĩ -Trung đã bắt đầu từ cuộc gặp bí mật Thượng Hải 1972, chứ không phải đợi đến sau khi kết thức chiến tranh lạnh. Nếu hiểu được sự thật này sẽ thấy rằng lời tuyên bố của Tư lệnh Thái Bình Dương mới đây chỉ là một sự tiếp nối có lo-gíc mà thôi. Đó là một vấn đề có tính chiến lược của nước Mĩ trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh mà trong đó nước Mĩ không sớm thì muộn buộc phải chia sẻ quyền lực với Trung Quốc.
Là người Việt Nam, chúng ta không có gì để ngạc nhiên trước kết cục nói trên. Các cường quốc dù là Mĩ hay Trung Quốc chưa bao giờ thực sự là đồng minh lâu dài của các quốc gia độc lập dân tộc, nếu có chăng chỉ là tạm thời và có điều kiện. Sự nghiệp bảo vệ độc lập và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nội lực của mỗi nước. Lịch sử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng minh điều đó. Dĩ nhiên Việt Nam cũng không thể trông chờ hoặc phụ thuộc mãi mãi vào một cường quốc. Vẫn biết vai trò Mĩ rất quan trọng, nhưng bạn bè thiết thực của Việt Nam là những nước có cùng cảnh ngộ trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Philipine, Hàn Quốc, ASEAN, Úc, Nga... Nhớ lại thời đại phong kiến ít khả năng liên kết với quốc tế, người Việt Nam đã từng chiến thắng xâm lược Phương Bắc, huống chi trong thời đại toàn cầu hóa bạn bè có ở khắp nơi . Đối với Việt Nam , bí quyết thành công của mọi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm chính là lòng tự tôn, tự cường dân tộc; sức mạnh để chiến thắng kẻ thù chính là khối đoàn kết toàn dân. Nếu không ghi nhớ bài học đơn giản này, sẽ không thể tin vào thắng lợi tất yếu của dân tộc. Người lãnh đạo nào không thấm nhuần bài học này thì nên từ bỏ vai trò lãnh đạo nếu không muốn bị nhân dân đào thải.
Trong việc chọn bạn/thù, Việt Nam nên học hỏi thêm bài học kinh nghiệm của Nhật bản, Hàn Quốc, chừng mực nào đó của Đài Loan và Hồng Kông. Bí quyết thành công của các nước và vùng lãnh thổ nói trên là phải giữ khoảng cách trong quan hệ với Đại lục. Bài học này cũng giải thích tại sao cùng một dân tộc, nhưng Bắc Triều Tiên mãi lạc hậu trong khi Nam Triều Tiên thì phát triển như vậy . Từ bài học này cho thấy, Việt Nam tuy không bao giờ nên chủ trương đối đầu, nhưng nhất quyết phải tách khỏi ảnh hưởng về "ý thức hệ" với Trung Quốc. Chỉ khi nào thoát khỏi thế kèm cặp của Trung Quốc, Việt Nam mới có thể tận hưởng nguồn tri thức và khoa học-kỹ thuật tiên tiến của nhân loại để phát triển lên một tầm cao mới . Và phát triển là điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc. Nói cách khác, giữ khoảng cách thích hợp với Trung Quốc là thượng sách đối với Việt Nam. Thực tế cũng đã cho thấy trong thời kỳ 100 năm thuộc Pháp dù sao lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam đã không mất vào tay Trung Quốc. Từ sau tháng Tám 1945, quan hệ Việt-Trung càng gần gũi bao nhiêu nguy cơ mất lãnh thổ càng lớn bấy nhiêu. Hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc đã nổ ra trong sự bất ngờ của Việt Nam và thế giới, qua đó biên giới phía Bắc đã bị gặm nhấm, mất quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, hiện đang có nguy cơ mất cả vùng đặc quyền kinh tế. Thực tế cũng cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã từng có cơ hội phát triển theo hướng hiện đại hóa ngay trong thời kỳ từ 1980- đầu những năm 2000 khi quan hệ Việt -Trung căng thẳng và lạnh nhạt. Nhưng từ khi bình thường hóa quan hệ, máy móc cũ lỗi thời cùng hàng hóa, thiết bị kém chất lượng của Trung Quốc tràn vào bóp chết các cơ sở sản xuất hiện đại mới manh nha của Việt Nam. Đó là chưa kể những âm mưu phá hoại ngầm của ông bạn "4 tốt" từ việc chào thầu thấp để tranh giành các dự án khai thác boxit Tây Nguyên, các nhà máy nhiệt điện, chiếm dụng các vùng đất, rừng, mặt biển trọng yếu v.v...gây nhiều hậu quả và khó khăn cho phía Việt Nam.
Tóm lại, dù trong bất cứ tình huống nào, có hay không sự can thiệp của Mĩ trong cuộc tranh chấp Biển Đông, thì Việt Nam vẫn kiên quyết đấu tranh bảo về chủ quyền biển đảo của mình vì đó không chỉ là nguồn sống mà là cửa ngõ, là tương lai sinh tồn của dân tộc. Tuyên bố mới đây của Mĩ "không hỗ trợ đồng minh và nước bạn..." chắc chắn sẽ khuyến khích các hành động lấn chiếm ngang ngược hơn của tàu thuyền Trung Quốc trên khắp vùng Biển Đông khiến Việt Nam, Phlipin thêm điêu đứng . Nhưng tình hình mới sẽ thúc dục Việt Nam và các bên bị tác động xích lại gần nhau hơn để đối phó với Trung Quốc. Việt Nam không có cách nào khác là phải kiên định hơn nữa trong quan hệ với Trung Quốc. Đó là một thời kỳ mới với cả thách thức và cơ hội đòi hỏi Việt Nam, trước hết là giới lãnh đạo, phải thích ứng để tồn tại và phát triển. Đây là cơ hội để Việt Nam điều chỉnh lại quan hệ đồng minh, bạn/thù phù hợp với tình hình mới, đối xử ngang nhau với hai cường quốc Mĩ, Trung. Đây là thời điểm thuận tiện để Việt Nam chuyển sang một chính sách ngoại giao cởi mở, minh bạch, trong đó mọi ân, oán với các cựu thù, kể cả Mĩ và Trung Quốc, cần được giải bày nhằm đi tới cơ sở đồng thuận mới công bằng hợp lý hơn.
.
Trong việc chọn bạn/thù, Việt Nam nên học hỏi thêm bài học kinh nghiệm của Nhật bản, Hàn Quốc, chừng mực nào đó của Đài Loan và Hồng Kông. Bí quyết thành công của các nước và vùng lãnh thổ nói trên là phải giữ khoảng cách trong quan hệ với Đại lục. Bài học này cũng giải thích tại sao cùng một dân tộc, nhưng Bắc Triều Tiên mãi lạc hậu trong khi Nam Triều Tiên thì phát triển như vậy . Từ bài học này cho thấy, Việt Nam tuy không bao giờ nên chủ trương đối đầu, nhưng nhất quyết phải tách khỏi ảnh hưởng về "ý thức hệ" với Trung Quốc. Chỉ khi nào thoát khỏi thế kèm cặp của Trung Quốc, Việt Nam mới có thể tận hưởng nguồn tri thức và khoa học-kỹ thuật tiên tiến của nhân loại để phát triển lên một tầm cao mới . Và phát triển là điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc. Nói cách khác, giữ khoảng cách thích hợp với Trung Quốc là thượng sách đối với Việt Nam. Thực tế cũng đã cho thấy trong thời kỳ 100 năm thuộc Pháp dù sao lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam đã không mất vào tay Trung Quốc. Từ sau tháng Tám 1945, quan hệ Việt-Trung càng gần gũi bao nhiêu nguy cơ mất lãnh thổ càng lớn bấy nhiêu. Hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc đã nổ ra trong sự bất ngờ của Việt Nam và thế giới, qua đó biên giới phía Bắc đã bị gặm nhấm, mất quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, hiện đang có nguy cơ mất cả vùng đặc quyền kinh tế. Thực tế cũng cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã từng có cơ hội phát triển theo hướng hiện đại hóa ngay trong thời kỳ từ 1980- đầu những năm 2000 khi quan hệ Việt -Trung căng thẳng và lạnh nhạt. Nhưng từ khi bình thường hóa quan hệ, máy móc cũ lỗi thời cùng hàng hóa, thiết bị kém chất lượng của Trung Quốc tràn vào bóp chết các cơ sở sản xuất hiện đại mới manh nha của Việt Nam. Đó là chưa kể những âm mưu phá hoại ngầm của ông bạn "4 tốt" từ việc chào thầu thấp để tranh giành các dự án khai thác boxit Tây Nguyên, các nhà máy nhiệt điện, chiếm dụng các vùng đất, rừng, mặt biển trọng yếu v.v...gây nhiều hậu quả và khó khăn cho phía Việt Nam.
Tóm lại, dù trong bất cứ tình huống nào, có hay không sự can thiệp của Mĩ trong cuộc tranh chấp Biển Đông, thì Việt Nam vẫn kiên quyết đấu tranh bảo về chủ quyền biển đảo của mình vì đó không chỉ là nguồn sống mà là cửa ngõ, là tương lai sinh tồn của dân tộc. Tuyên bố mới đây của Mĩ "không hỗ trợ đồng minh và nước bạn..." chắc chắn sẽ khuyến khích các hành động lấn chiếm ngang ngược hơn của tàu thuyền Trung Quốc trên khắp vùng Biển Đông khiến Việt Nam, Phlipin thêm điêu đứng . Nhưng tình hình mới sẽ thúc dục Việt Nam và các bên bị tác động xích lại gần nhau hơn để đối phó với Trung Quốc. Việt Nam không có cách nào khác là phải kiên định hơn nữa trong quan hệ với Trung Quốc. Đó là một thời kỳ mới với cả thách thức và cơ hội đòi hỏi Việt Nam, trước hết là giới lãnh đạo, phải thích ứng để tồn tại và phát triển. Đây là cơ hội để Việt Nam điều chỉnh lại quan hệ đồng minh, bạn/thù phù hợp với tình hình mới, đối xử ngang nhau với hai cường quốc Mĩ, Trung. Đây là thời điểm thuận tiện để Việt Nam chuyển sang một chính sách ngoại giao cởi mở, minh bạch, trong đó mọi ân, oán với các cựu thù, kể cả Mĩ và Trung Quốc, cần được giải bày nhằm đi tới cơ sở đồng thuận mới công bằng hợp lý hơn.
.
Yêu thế này thì...bỏ cả cha lẫn mẹ.