Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Di sản Hán-Việt

   
Thầy Thích Nhuận Pháp được VietKings công nhận là “ông đồ nhỏ nhất”
Hình ảnh chỉ có tính minh họa

Vẫn biết mọi quốc gia dân tộc đều phải chấp nhận quy luật ngôn ngữ là sinh ngữ và mọi ngôn ngữ đều chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau với cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Nhưng xấu tốt còn do bản thân chọn lọc, và nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa. Phải chăng tiếng Việt là một trong những trường hợp đáng báo động? 

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức

Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.
LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.
Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.


Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Con thuyền thúng Việt Nam(*)

 (*)Đây là tiêu đề bài viết của tác giả: Phan Dương. Mình thích những bài viết ngắn gọn ... còn quan điểm thế nào thì để dành cho bạn đọc. Vậy xin mạn phép "chom" về Bách Việt.

Ảnh HDTG
Ảnh HDTG
Tối qua, đọc được bài của bác Lê Phú Khải mà cứ nằm nghĩ mãi. Chuyện Liên Xô sửa hiến pháp cách đây 22 năm với phát biểu của ông đảng trưởng đảng đối lập của họ hồi đó. Sao giống Việt Nam ta bây giờ quá đổi.
Ông này đã nhận định và nó đã đúng với trường hợp của Liên Xô sau 22 năm trôi qua.  Ông bảo “Liên Xô chúng tôi là một cái chiến hạm đang mắc cạn, còn Việt Nam của các đồng chí là một con thuyền thúng không biết nó trôi về đâu”. Ghép lại với cái phát biểu của bác đảng trưởng Trọng của ta hôm 23/10/2013 trước toàn thể đại biểu Quốc Hội về vấn đề sửa đổi hiến pháp: ”…Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa…”.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Lãnh đạo VN: Vì sao nhiều nhưng không manh, mới nhưng vẫn cũ?

Hai tân Phỏ Thủ tướng Vũ Đức Đam (trái) và Phạm Bình Minh
Ngày 13/11, Quốc hội vừa "nhất trí cao" thông qua việc bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng mới nâng tổng số Phó Thủ tướng của Việt Nam lên con số 5 tròn trĩnh và có lẽ là nhiều nhất thế giới! Cá nhân tôi vốn ngưỡng mộ hai nhân vật này và tin rằng họ sẽ còn tiến xa hơn thế. Điều tôi muốn nói ở đây là cái cách thức lựa chọn và bổ nhiệm lãnh đạo ở Việt Nam và những hệ lụy của nó.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Mùa thu Việt Nam

Bão được dự báo quét dọc miền Trung, vòng lên Bắc bộ.Mùa thu được coi là mùa đẹp nhất trong bốn mùa ở Việt Nam. Nhưng năm nay có một điềm báo chẳng lành trước hàng loạt thông tin thất thiệt cùng với nhiều vụ tai tiếng gây sốc trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội trên khắp các vùng miền của đất nước. Các nhóm lợi ích và thế lực tham nhũng đang chiếm thế thượng phong. Nếu coi đó là "nhân tai" thì trận bảo Haiyan là một thiên tai quái ác đang tạo nên một tình thế rất bất thường đối với Việt Nam.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Tham nhũng: Ai chống ai?

Có thể nói, không một công chức Việt Nam XHCN nào từng được cầm trong tay một tháng lương đúng với nghĩa của nó. Các thế hệ chiến tranh đã đành. Nhưng với các thế hệ sau này mà vẫn thế thì thật phi lý quá (!?). Nhưng đồng thời cũng có một thực tế vô lý hơn thế. Đó là hầu hết công chức Việt Nam đều có mức sống cao hơn so với mặt bằng xã hội, rất nhiều người giàu có đến mức khiến các đồng nghiệp của họ bên Trung Quốc và một vài nước ASEAN phải ghen tị! Vì sao vậy?

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Thời điểm vàng đón vốn Nhật? (*)



(*) Đó là tiêu đề của bài phỏng vấn đăng trên Tuổi trẻ sáng nay. Tôi vốn không mấy thiện cảm với từ "vàng" vì lâu nay nghe và chứng kiến quá nhiều về chuyện người Việt ta ưa chuộng vàng như thế nào!. Nhưng tôi vẫn đọc nó và thấy điều thú vị là người trả lời phỏng vấn -Đại sứ Đoàn Xuân Hưng không dùng từ "vàng"... . Dù sao, thiết nghĩ  đây là những thông tin có giá trị phát ra từ một "người trong cuộc" rất đáng để giới lãnh đạo và giới doanh nhân Việt Nam tiếp thu nên xin mạn phép đăng lại trên blog cá nhân để có thêm người đọc (Xin lỗi tác giả tôi đã thêm dấu ? sau tiêu đề)-(Chủ Blog Bách Viêt).  

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này