Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Biển Đông-tương lai của xung đột

Chiến trường đặc trưng của thế kỷ 21 sẽ là trên biển.
Tác giả: Robert D. Kaplan, Tạp chí Foreign Policy, Tháng 9 / 10 năm 2011

Nhìn Châu Âu thấy đất, nhìn Đông Á thấy biển.  Từ đó có một khác biệt quan trọng giữa thế kỷ 20 và 21.  Những khu vực bị tranh chấp nhiều nhất trên địa cầu trong thế kỷ trước nằm trên đất liền ở châu Âu, đặc biệt là trên vùng bình địa khiến cho những biên giới phía đông và phía tây của Đức trở nên giả tạo và trơ mình gánh chịu bước chân hành quân không thương tiếc của các lực lượng lục quân.  Nhưng trong vòng mấy chục năm, trục dân cư và kinh tế của Trái Đất đã chuyển đáng kể sang đầu bên kia của khu vực Âu-Á, nơi mà những khoảng không gian giữa các trung tâm dân số quan trọng chủ yếu là biển.
Do cách địa lý soi rọi và xác lập các thứ tự ưu tiên, những địa hình đặc thù này của Đông Á tiên đoán một thế kỷ hải quân – hải quân ở đây được hiểu theo nghĩa rộng để bao gồm những đội hình chiến đấu cả trên biển lẫn trên không mà nay ngày càng không thể tách rời nhau.  Lý do?  Đó là Trung Quốc; quốc gia này đang tiến hành một cuộc bành trướng hải quân không thể chối cãi được, đặc biệt là khi mà các biên giới đất liền của nước này hiện nay vững chắc hơn bất cứ lúc nào kể từ thời kỳ đỉnh cao của triều đại nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18.  Chính bằng sức mạnh trên biển mà về mặt tâm lý Trung Quốc sẽ xóa sạch hai thế kỷ bị ngoại bang xâm lấn lãnh thổ của họ – buộc tất cả các nước xung quanh họ phải phản ứng.
Tham chiến trên bộ và trên biển khác nhau vô cùng, với những ý nghĩa quan trọng cho các đại chiến lược cần có để thắng – hoặc để tránh – cuộc chiến.  Những cuộc chiến trên bộ lôi kéo cả thường dân vào cuộc, trên thực tế khiến cho nhân quyền trở thành một thành tố chính của các nghiên cứu về chiến tranh.  Những cuộc chiến trên biển xem xung đột như một vấn đề phân tích lý thuyết và kỹ thuật, trên thực tế biến chiến tranh chỉ còn là một phép toán, trái ngược hẳn với những cuộc đấu trí vốn là đặc trưng của những cuộc xung đột trước kia.
Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai là cuộc đấu tranh luân lý chống lại chủ nghĩa phát xít, cái ý thức hệ dẫn tới sát hại hàng chục triệu thường dân.   Chiến Tranh Lạnh là cuộc đấu tranh luân lý chống lại chủ nghĩa cộng sản, một ý thức hệ không kém phần áp bức mà qua đó đặt ách thống trị lên những vùng lãnh thổ bao la bị Hồng Quân đánh chiếm.   Thời kỳ ngay sau Chiến Tranh Lạnh trở thành cuộc đấu tranh luân lý chống lại nạn diệt chủng ở vùng Balkan và Trung Phi, hai nơi mà chiến tranh trên bộ và các tội ác chống lại nhân loại không thể nào tách rời nhau.  Gần đây hơn, cuộc đấu tranh luân lý chống lại Hồi giáo cực đoan đã kéo Mỹ lún sâu vào những địa hình núi non khép kín của Afghanistan, nơi mà việc đối xử nhân đạo với hàng triệu thường dân có ý nghĩa trọng yếu cho thành công của cuộc chiến.  Trong tất cả những nỗ lực này, chiến tranh và chính sách đối ngoại đã trở thành những vấn đề không chỉ cho binh lính và giới ngoại giao, mà còn cho cả giới hoạt động nhân đạo và giới trí thức.  Thực vậy, hoạt động chống chiến tranh du kích thể hiện cực điểm của cái có thể xem là sự liên kết giữa các quân nhân và các chuyên gia nhân quyền.  Đây là kết quả của việc chiến tranh trên bộ phát triển thành chiến tranh toàn diện trong thời hiện đại.
Đông Á, hay chính xác hơn khu vực Tây Thái Bình Dương, hiện đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của thế giới về hoạt động hải quân, báo trước một thế cục khác căn bản.   Có thể sẽ có tương đối ít những thế tiến thoái lưỡng nan về luân lý kiểu như những trường hợp chúng ta đã quen trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với một ngoại lệ nổi bật nhưng khó xảy ra là chiến tranh trên bộ ở Bán đảo Triều Tiên.  Khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ đưa các vấn đề quân sự trở lại phạm trù hạn hẹp của các chuyên gia quốc phòng.  Sở dĩ như vậy không chỉ vì chúng ta đang bàn tới một phạm trù hải quân, trong đó vắng mặt thường dân.  Mà cũng bởi vì bản chất của chính các nước ở Đông Á, mà, giống như Trung Quốc, có thể rất độc tài nhưng trong phần lớn các trường hợp lại không phải là tàn bạo hay quá độc ác.
Cuộc đấu tranh giành thế thượng phong ở khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết sẽ có đánh nhau; phần lớn những gì xảy ra sẽ diễn ra lặng lẽ và ở phía chân trời giữa biển cả mênh mông, với một nhịp độ chậm lừ đừ như băng trôi phù hợp với tiến trình thích nghi từ từ, đều đặn với sức mạnh kinh tế và quân sự ưu việt mà các nước đã trải qua trong lịch sử.   Chiến tranh không phải là tất yếu cho dù cạnh tranh là điều hẳn nhiên.  Và nếu Trung Quốc và Mỹ xử lý thành công cuộc chuyển giao sắp đến, Châu Á, và thế giới, sẽ là nơi an ninh và thịnh vượng hơn.  Còn gì có thể luân lý hơn thế?  Nên nhớ: chính chủ nghĩa hiện thực nhằm phục vụ lợi ích quốc gia – với mục tiêu là tránh chiến tranh – trong quá trình lịch sử đã cứu nhiều mạng người hơn sự can thiệp nhân quyền.
ĐÔNG Á LÀ MỘT KHU VỰC MÊNH MÔNG BAO LA trải dài gần như từ Bắc cực tới Nam cực – từ Quần đảo Kuril xuống phía nam tới New Zealand – và có đặc điểm là một chuỗi không liền lạc các bờ biển tách biệt và những quần đảo dàn trải.  Ngay cả khi tính đến chuyện khoa học kỹ thuật đã giảm đáng kể khoảng cách, bản thân biển cả vẫn là một rào cản cho việc xâm lấn, ít nhất là trong chừng mực mà đất liền không phải là rào cản.  Khác với đất liền, biển tạo ra những biên giới xác định rõ ràng, khiến nó có tiềm năng giảm xung đột.  Rồi còn phải kể đến tốc độ.  Ngay cả những tàu chiến nhanh nhất cũng đi tương đối chậm, chẳng hạn 35 hải lý, làm giảm xác suất tính toán sai và giúp cho các nhà ngoại giao có thêm nhiều giờ – thậm chí nhiều ngày – để xem lại các quyết định.  Hải quân và không quân không thể chiếm đóng lãnh thổ như cách của lục quân.  Chính vì các vùng biển xung quanh Đông Á – trung tâm của hoạt động sản xuất toàn cầu cũng như chi tiêu mua sắm quân sự ngày càng tăng – mà thế kỷ 21 có cơ may lớn hơn thế kỷ 20 để tránh những cuộc đại xung đột quân sự.
Dĩ nhiên Đông Á đã gặp nhiều cuộc đại xung đột quân sự trong thế kỷ 20 mà các vùng biển không ngăn chặn được: Chiến Tranh Nga-Nhật; gần nửa thế kỷ nội chiến ở Trung Quốc diễn ra với sự sụp đổ từ từ của nhà Thanh; nhiều cuộc chinh phạt của đế quốc Nhật mà tiếp theo đó là Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai ở Thái Bình Dương; Chiến Tranh Triều Tiên; các cuộc chiến tranh ở Cam Bốt và Lào; và hai cuộc chiến ở Việt Nam có dính líu đến người Pháp và người Mỹ.  Chuyện địa lý của Đông Á chủ yếu là biển chẳng có tác động gì tới những cuộc chiến tranh đó vốn dĩ cốt lõi là những cuộc xung đột nhằm thống nhất quốc gia hay giải phóng dân tộc.  Nhưng thời kỳ đó nhìn chung đã lùi vào quá khứ.  Các quân đội Đông Á, thay vì tập trung vào đất liền với các binh chủng lục quân kỹ thuật thấp, đang tập trung ra ngoài khơi với hải quân và không quân kỹ thuật cao.
Nhiều người so sánh giữa Trung Quốc hiện nay và Đức trước lúc xảy ra Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, nhưng so sánh đó sai lầm:  Trong khi Đức chủ yếu là một quyền lực trên đất liền do địa lý của Châu Âu, Trung Quốc sẽ chủ yếu là một quyền lực trên biển do địa lý của Đông Á.
Đông Á có thể được chia thành hai khu vực tổng quát: Đông Bắc Á, nổi bật là Bán Đảo Triều Tiên, và Đông Nam Á, nổi bật là Biển Đông.  Đông Bắc Á xoay quanh vận mệnh của Bắc Hàn, một nhà nước chuyên chế, cô lập với những viễn cảnh mờ mịt trong một thế giới chịu sự chi phối của chủ nghĩa tư bản và thông tin liên lạc điện tử.  Nếu như Bắc Hàn bùng nổ từ bên trong, các lực lượng lục quân Trung Quốc, Mỹ, và Nam Hàn có thể gặp nhau ở phía bắc của bán đảo này với những can thiệp nhân đạo ở quy mô lớn khủng khiếp, ngay cả khi họ tạo ra những vùng ảnh hưởng cho chính mình.  Các vấn đề hải quân sẽ là thứ yếu.  Nhưng nếu cuối cùng hai nước Triều Tiên thống nhất, thì những vấn đề hải quân sẽ nhanh chóng được đưa lên hàng đầu, với Đại Hàn, Trung Quốc, và Nhật nằm trong thế cân bằng tế nhị, được tách biệt bởi Biển Nhật bản và các biển Hoàng Hải và Bột Hải.  Tuy nhiên vì Bắc Hàn vẫn tồn tại, giai đoạn Chiến Tranh Lạnh của lịch sử Đông Bắc Á vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, và sức mạnh trên đất liền rất có thể vẫn chiếm lĩnh thời sự ở đó trước khi sức mạnh trên biển lên ngôi.
Ngược lại, Đông Nam Á đã bước sâu vào giai đoạn hậu Chiến Tranh Lạnh của lịch sử.  Việt Nam, chi phối bờ phía tây của Biển Đông, là một cỗ xe khổng lồ băng băng lao tới theo chiều hướng tư bản bất chấp hệ thống chính trị của họ, đang muốn thắt chặt quan hệ quân sự gần gũi hơn với Mỹ.   Trung Quốc, được Mao Trạch Đông củng cố thành một nhà nước mang tính triều đại sau nhiều thập niên hỗn loạn và được các chính sách tự do hóa của Đặng Tiểu Bình biến thành nền kinh tế năng động nhất thế giới, đang dùng hải quân của mình để lấn dần ra ngoài tới cái mà nước này gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” trong khu vực Tây Thái Bình Dương.  Quốc gia Hồi giáo khổng lồ Indonesia, sau khi đã cam chịu và cuối cùng chấm dứt hàng thập niên ách cai trị quân phiệt, đang sẵn sàng trỗi dậy thành một Ấn Độ thứ hai: một nền dân chủ mạnh mẽ và ổn định với tiềm năng phô trương sức mạnh nhờ nền kinh tế lớn mạnh của mình.  Singapore và Malaysia cũng đang tiến nhanh về kinh tế, nhiệt thành theo đuổi mô hình “nhà nước đô thị kiêm nhà nước thương mại” và bằng nhiều sắc thái khác nhau pha trộn giữa dân chủ và chế độ độc tài.  Bức tranh tổng hợp thể hiện một cụm gồm những nước tuy vẫn còn trĩu nặng những vấn đề về tính chính đáng cúa thể chế trong nước và xây dựng đất nước nhưng đã sẵn sàng thúc đẩy những quyền lãnh thổ do tự họ cảm nhận vượt ra khỏi bờ biển của chính họ.  Lực đẩy tổng hợp ra biển khơi này nằm trong vùng tranh chấp dân số của địa cầu, vì chính Đông Nam Á, với 615 triệu người, là nơi 1,3 tỉ dân của Trung Quốc hội tụ với 1,5 tỉ người của tiểu lục địa Ấn Độ.  Nơi gặp nhau về mặt địa lý của những nước này và quân đội của họ là trên biển: Biển Đông.
Biển Đông nối các nước Đông Nam Á với khu vực Tây Thái Bình Dương, có chức năng như nút cổ chai của các tuyến đường biển toàn cầu.   Đây là trung tâm của vùng biển khu vực Âu-Á, bị chia cắt bởi các eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar.  Hơn phân nửa trọng tải tàu thương mại hàng năm của thế giới đi qua những nút thắt chật hẹp này, và một phần ba của toàn bộ lưu lượng giao thông đường biển qua đây.  Lượng dầu hỏa được chuyên chở qua Eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương, trên đường tới Đông Á qua Biển Đông, là gấp sáu lần lượng dầu đi qua Kênh Suez và gấp 17 lần lượng dầu chở qua Kênh Panama.  Khoảng hai phần ba nguồn cung cấp năng lượng của Nam Hàn, gần 60 phần trăm nguồn cung cấp năng lượng của Nhật và Đài Loan, và khoảng 80 phần trăm lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông.  Ngoài ra, Biển Đông đã chứng tỏ có trữ lượng dầu 7 tỉ thùng và ước tính 900 ngàn tỉ bộ khối khí đốt tự nhiên, một kho báu khổng lồ.
Không chỉ vị trí và trữ lượng năng lượng hứa hẹn khiến cho Biển Đông có tầm quan trọng địa chiến lược lớn lao, mà còn do những cuộc tranh chấp lãnh thổ tàn khốc từ lâu đã diễn ra xung quanh các vùng biển này.  Nhiều cuộc tranh chấp liên quan đến Quần đảo Trường Sa, một quần đảo ở phía đông nam của Biển Đông.  Việt Nam, Đài Loan, và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc phần lớn Biển Đông, cũng như toàn bộ Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa.  Đặc biệt, Bắc Kinh khẳng định một đường lịch sử: Họ tuyên bố chủ quyền tới tận trung tâm của Biển Đông trong một đường vòng khổng lồ (thường được gọi là “đường lưỡi bò”) từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc ở đầu cực bắc của Biển Đông kéo dài suốt 1.200 dặm xuống phía nam đến gần Singapore và Malaysia.
Kết quả là tất cả chín nước tiếp giáp với Biển Đông ít nhiều đều dàn trận chống lại Trung Quốc và do đó dựa vào Mỹ để được ủng hộ về ngoại giao và quân sự.  Những tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn này có thể sẽ càng gay gắt hơn vì các nhu cầu năng lượng tăng dần của Châu Á – mức tiêu thụ năng lượng dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng gấp đôi, trong đó Trung Quốc chiếm phân nửa mức gia tăng đó – khiến cho Biển Đông thành nhân tố càng trọng yếu hơn để bảo đảm cho sức mạnh kinh tế của khu vực.  Hiện Biển Đông đã ngày càng trở thành một trại vũ trang khi mà các nước giành chủ quyền tăng cường và hiện đại hóa hải quân của họ, ngay cả khi việc tranh giành các đảo và bãi đá ngầm trong những thập niên gần đây hầu như đã chấm dứt.  Tính đến nay Trung Quốc đã chiếm giữ 12 vị trí địa lý, Đài Loan một, Việt Nam 25, Philippines tám, và Malaysia năm.
Chính địa lý của Trung Quốc định vị nước này theo hướng Biển Đông.  Trung Quốc nhìn về hướng nam tới một vùng biển được định hình, theo chiều kim đồng hồ, bởi Đài Loan, Philippines, đảo Borneo được phân tách giữa Malaysia và Indonesia (cũng như quốc gia bé tí Brunei), và bờ biển dài ngoằn ngèo của Việt Nam: tất cả đều là nước yếu, so với Trung Quốc.  Giống như Biển Caribbe, bị chia cắt bởi nhiều đảo quốc nhỏ và bao quanh bởi Mỹ có kích thước bằng cả lục địa, Biển Đông là một đấu trường hẳn nhiên để phô trương sức mạnh của Trung Quốc.
Thực vậy, vị trí của Trung Quốc ở đây về nhiều mặc giống như vị trí của Mỹ đối với khu vực Caribbe có kích thước tương tự trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.  Mỹ đã nhận ra sự hiện diện và các tuyên bố chủ quyền của các cường quốc Châu Âu trong vùng Caribbe, thế nhưng vẫn tìm cách thống lĩnh khu vực này.  Chính Chiến Tranh Tây Ban Nha – Mỹ 1898 và việc đào Kênh Panama từ năm 1904 đến 1914 đã đánh dấu việc Mỹ trở thành một cường quốc thế giới.  Hơn nữa, việc thống lĩnh khu vực đại Lưu vực Caribbe thực sự đã trao cho Mỹ quyền kiểm soát Tây Bán cầu, cho phép họ có ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở Đông Bán cầu.  Và ngày nay Trung Quốc thấy mình ở trong một tình thế tương tự ở Biển Đông, một tiền sảnh dẫn vào Ấn Độ Dương, nơi mà Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện hải quân để bảo vệ các nguồn cung năng lượng Trung Đông của mình.
Tuy nhiên có một điều sâu xa hơn và cảm tính hơn địa lý thúc đẩy Trung Quốc tiến tới vào Biển Đông và vươn ra Thái Bình Dương: đó là việc chính Trung Quốc bị các cường quốc phương Tây chia cắt một phần trong quá khứ tương đối gần đây, sau khi đã là một cường quốc vĩ đại và một nền văn minh thế giới trong mấy ngàn năm.
Trong thế kỷ 19, khi nhà Thanh trở thành con bệnh của Đông Á, Trung Quốc mất phần lớn lãnh thổ của mình về tay Anh, Pháp, Nhật, và Nga.  Trong thế kỷ 20 xảy ra những vụ tiếp quản đẫm máu của Nhật đối với Bán đảo Sơn Đông và Mãn Châu.  Đâu chỉ có những sự kiện này; Trung Quốc còn chịu bao nhục nhã ê chề do các thỏa thuận đặc quyền ngoại giao trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, qua đó các nước phương Tây giành giật quyền kiểm soát một số phần của các thành phố Trung Quốc – những cái gọi là “cảng hiệp ước”.   Đến năm 1938, như sử gia Jonathan D. Spence thuộc Đại học Yale thuật lại trong cuốn The Search for Modern China (Đi tìm Trung Quốc hiện đại), do những cuộc cướp bóc này cũng như Nội Chiến Trung Hoa, thậm chí có một nỗi sợ ngấm ngầm rằng “Trung Quốc sắp bị chia cắt, rằng nó sẽ không còn tồn tại như một quốc gia, và rằng bốn ngàn năm lịch sử được ghi nhận của nó sẽ đột ngột chấm dứt.”   Nỗi khát khao bành trướng của Trung Quốc là lời tuyên ngôn cho biết rằng họ không bao giờ có ý định để cho người nước ngoài lợi dụng họ lần nữa.
CŨNG NHƯ ĐẤT CỦA NƯỚC ĐỨC tạo thành tiền tuyến quân sự của Chiến Tranh Lạnh, vùng nước của Biển Đông có thể tạo thành tiền tuyến quân sự của những thập niên sắp tới.  Khi hải quân của Trung Quốc trở nên mạnh hơn và khi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông mâu thuẫn với tuyên bố chủ quyền của những nước ven biển khác, những nước khác này sẽ buộc phải tăng cường năng lực hải quân của họ.  Họ cũng sẽ giữ thế cân bằng với Trung Quốc bằng cách ngày càng dựa vào Hải quân Mỹ với sức mạnh có lẽ đã đạt tới đỉnh cao xét về tương đối, ngay cả khi Mỹ phải chuyển hướng khá nhiều nguồn lực sang Trung Đông.  Tính đa cực toàn cầu đã là một đặc điểm của ngoại giao và kinh tế học, nhưng Biển Đông có thể cho ta thấy tính đa cực thực sự nghĩa là gì về mặt quân sự.
Không có gì viễn vông về trận tuyến mới này, dù cho nó không có những cuộc đấu tranh luân lý.  Trong các cuộc xung đột hải quân, trừ phi có nã pháo lên bờ, không có nạn nhân, cũng không có kẻ thù triết lý để đối đầu.  Có thể sẽ không xảy ra chuyện gì cỡ như thanh trừng sắc tộc trong vũ đài xung đột trung tâm này.  Tuy vẫn còn những người đối lập chịu đau khổ, Trung Quốc chưa tới mức để được xem là mục tiêu bị phẫn nộ về luân lý.  Chế độ Trung Quốc thể hiện chủ nghĩa độc tài chuyên chế chỉ ở mức độ thấp, với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và chẳng có là bao ý thức hệ cai trị để bàn tới.  Hơn nữa, Trung Quốc có thể trở thành một xã hội mở, chứ không khép kín trong tương lai.  Thay vì chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa quân phiệt, Trung Quốc, cùng với những nước khác ở Đông Á, ngày càng được đặc trưng bởi tính bền bỉ của chủ nghĩa dân tộc kiểu cũ: đương nhiên là một quan niệm, nhưng không phải là một quan niệm còn hấp dẫn đối với giới trí thức kể giữa thế kỷ 19.  Và ngay cả khi Trung Quốc trở nên dân chủ hơn, chủ nghĩa dân tộc của họ có thể chỉ càng tăng mạnh hơn, như có thể thấy rõ nếu chỉ cần điểm sơ qua các quan điểm của những công dân mạng tương đối được tự do của họ.
Ta thường nghĩ tới chủ nghĩa dân tộc như một cảm nghĩ phản động, một di tích của thế kỷ 19.  Nhưng chính chủ nghĩa dân tộc truyền thống là động lực chính thúc đẩy chính trị ở Châu Á, sẽ còn tiếp tục như thế.  Chủ nghĩa dân tộc đó đang không ngại ngùng dẫn tới sự tăng cường quân sự trong khu vực – đặc biệt là hải quân và không quân – để bảo vệ chủ quyền và tuyên bố chủ quyền đối với những tài nguyên thiên nhiên bị tranh chấp.  Hoàn toàn không có sức hấp dẫn triết lý ở đây.  Chỉ là lô gíc lạnh lùng của cán cân quyền lực.  Nếu như chủ nghĩa hiện thực không ủy mị, được liên kết với chủ nghĩa dân tộc, có một ngôi nhà địa lý, đó chính là Biển Đông.
Vì thế, bất cứ vở kịch luân lý nào thực sự diễn ra ở Đông Á cũng sẽ dưới dạng chính trị quyền lực khắt khe theo kiểu khiến nhiều tri thức và nhà báo bàng quan.  Như Thucydides thuật lại rất đáng nhớ chuyện người Athens cổ đại chinh phục đảo Melos, “Kẻ mạnh làm chuyện họ có thể làm, và kẻ yếu chịu đựng những gì họ phải chịu đựng.”  Trong phiên bản của thế kỷ 21, với Trung Quốc trong vai trò của Athens như một quyền lực trên biển ưu việt trong khu vực, kẻ yếu vẫn sẽ quy phục – nhưng chỉ vậy thôi.  Đây sẽ là chiến lược không công bố của Trung Quốc, và những nước nhỏ ở Đông Nam Á rất có thể đi cùng với Mỹ để tránh số phận như người Melos.  Nhưng sẽ không có cảnh tan xương nát thịt.
Biển Đông báo trước một hình thức xung đột khác với những cuộc xung đột mà chúng ta xưa nay đã quen.  Kể từ đầu thế kỷ 20, chúng ta đã đau lòng trước một mặt là những cuộc chiến trên bộ to lớn theo quy ước, và một mặt khác là những cuộc chiến bẩn thỉu, nhỏ không theo quy ước.  Bởi vì cả hai loại chiến tranh đều gây ra thương vong lớn cho thường dân, chiến tranh xưa nay là đề tài cho giới hoạt động nhân đạo cũng như giới tướng lĩnh.  Nhưng trong tương lai chúng ta có thể chứng kiến một hình thức xung đột tinh khiết hơn, chỉ giới hạn trong lĩnh vực hải quân.  Đây là một kịch bản tích cực.  Không thể loại trừ hoàn toàn xung đột ra khỏi thế gian.  Trong tác phẩm Discourses on Livy (Bàn về Livy) của Machiavelli, có một chủ đề cho rằng xung đột, nếu được kiểm soát đúng mức, có khả năng dẫn tới tiến bộ cho nhân loại hơn là tình trạng ổn định cứng nhắc.  Một vùng biển đông đúc tàu chiến không mâu thuẫn với một kỷ nguyên đầy hứa hẹn cho Châu Á.  Tình trạng bất an sinh ra tính năng động.
Nhưng liệu xung đột ở Biển Đông có thể được kiểm soát đúng mức hay không?  Lập luận của tôi cho tới đây giả định trước rằng sẽ không bùng nổ chiến tranh lớn trong khu vực này, mà thay vì thế, các nước sẽ hài lòng với việc giành giật ưu thế bằng các tàu chiến ngoài khơi xa, trong khi tranh nhau tuyên bố chủ quyền đối với các tài nguyên thiên nhiên và có lẽ thậm chí thỏa thuận một cách phân phối công bằng các tài nguyên này.  Nhưng nếu Trung Quốc, bất chấp mọi xu hướng rõ rệt, xâm lược Đài Loan thì sao?  Chuyện gì xảy ra nếu Trung Quốc và Việt Nam với lịch sử kình địch khốc liệt từ lâu nay lại đánh nhau như hồi năm 1979, nhưng lần này với vũ khí hiệu nghiệm hơn?  Vì không chỉ Trung Quốc mà cả các nước Đông Nam Á cũng mạnh tay xây dựng quân đội của mình.  Ngân sách quốc phòng của họ đã tăng khoảng một phần ba trong thập niên vừa qua, trong khi ngân sách quốc phòng của Châu Âu đã giảm.  Lượng nhập khẩu vũ khí vào Indonesia, Singapore, và Malaysia đã tăng lần lượt 84%, 146%, và 722% kể từ năm 2000.  Khoản chi tiêu này dành cho các hệ thống hải quân và không quân: tàu chiến trên mặt biển, tàu ngầm với các dàn tên lửa tối tân, và máy bay chiến đấu tầm xa.  Gần đây Việt Nam chi 2 tỉ đô-la mua sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo thượng hạng của Nga và 1 tỉ đô-la mua máy bay chiến đấu của Nga.  Malaysia vừa mới mở một căn cứ tàu ngầm trên đảo Borneo.  Trong khi Mỹ đang bị phân tâm bởi những cuộc chiến tranh trên bộ ở khu vực đại Trung Đông, quyền lực quân sự đã và đang lặng lẽ chuyển từ Châu Âu sang Châu Á.
Mỹ hiện tại bảo đảm hiện trạng rối rắm ở Biển Đông, giữ cho sự xâm lấn của Trung Quốc bị hạn chế chủ yếu trên bản đồ của họ và đóng vai trò kìm hãm đối với giới ngoại giao và hải quân của Trung Quốc (mặc dù như vậy không phải để nói rằng Mỹ là trong sáng trong hành động của mình và Trung Quốc đương nhiên là kẻ ác).  Mỹ mang đến cho các nước thuộc khu vực Biển Đông sức mạnh thô, chứ không hẳn là giá trị dân chủ.  Chính cán cân quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc rốt cuộc sẽ giúp cho Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Singapore, và Malaysia được tự do, có thể buộc hai đại cường quốc kình giữ nhau.  Và trong không gian tự do đó, chủ nghĩa khu vực có thể nổi lên để tự thân nó là một quyền lực, dưới dạng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).  Tuy nhiên tự do đó không thể được xem là đương nhiên.  Bởi thế cân bằng tiếp tục căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc – bao trùm một loạt vấn đề từ thương mại tới cải cách tiền tệ, từ an ninh mạng tới do thám tình báo – có nguy cơ rốt cuộc sẽ chuyển hướng có lợi cho Trung Quốc ở Đông Á, chủ yếu là do vị trí địa lý trọng tâm của Trung Quốc đối với khu vực này.
BẢN TÓM TẮT TOÀN DIỆN NHẤT về bức tranh địa chính trị Châu Á mới không xuất phát từ Washington hay Bắc Kinh, mà từ Canberra.  Trong một bài viết dài 74 trang xuất bản năm ngoái có tựa đề “Power Shift: Australia’s Future Between Washington and Beijing” (Chuyển đổi Quyền lực: Tương lai của Úc giữa Washington và Bắc Kinh),  Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược ở Đại học Quốc gia Úc, đã mô tả đất nước của ông là quyền lực “hiện trạng” thuần túy – vốn thiết tha muốn tình hình ở Châu Á giữ y nguyên như hiện nay, với Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng để Úc có thể giao thương ngày càng nhiều hơn, trong khi Mỹ vẫn là “quyền lực mạnh nhất ở Châu Á”, để là “người bảo vệ cuối cùng” của Úc.  Nhưng như giáo sư White viết, vấn đề là ở chỗ cả hai điều này không thể tiếp tục như vậy.  Châu Á không thể tiếp tục thay đổi về kinh tế mà không thay đổi về chính trị và chiến lược; con khủng long kinh tế Trung Quốc đương nhiên sẽ không hài lòng với thế thượng phong quân sự của Mỹ ở Châu Á.
Trung Quốc muốn gì? GS White cho rằng người Trung Quốc có thể muốn ở Châu Á có một đế chế kiểu mới giống như kiểu mà Mỹ đã gầy dựng ở Tây Bán cầu sau khi Washington đã nắm chắc vị thế thống lĩnh đối với Lưu vực Caribbe (vì Bắc Kinh hy vọng họ sẽ có được vị thế đó đối với Biển Đông).  Theo lời của GS White, đế chế kiểu mới này đã có nghĩa là các nước láng giềng của Mỹ “ít nhiều cũng được tự do cai quản đất nước của họ”, ngay cả khi Washington nhất quyết đòi hỏi rằng những quan điểm của Mỹ phải “được cân nhắc thấu đáo” và được ưu tiên hơn quan điểm của các quyền lực bên ngoài.  Trở ngại của mô hình này chính là Nhật, mà có lẽ sẽ không chấp nhận bá quyền Trung Quốc, cho dù có mềm đến đâu chăng nữa.  Như vậy là chỉ còn lại mô hình Hòa hợp Châu Âu, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Mỹ, và có lẽ một hoặc vài nước khác sẽ ngồi chung bàn quyền lực Châu Á với vai trò bình đẳng.  Nhưng liệu Mỹ có chấp nhận một vai trò khiêm tốn như vậy, vì xưa nay họ đã gắn sự thịnh vượng và ổn định của Châu Á với thế thượng phong của họ?  GS White cho rằng trong bối cảnh quyền lực Trung Quốc đang tăng lên, sự thống lĩnh của Mỹ có thể từ nay dẫn tới bất ổn cho Châu Á.
Sự thống lĩnh của Mỹ dựa trên quan niệm cho rằng bởi vì Trung Quốc độc tài chuyên chế trong nước, họ sẽ hành động “không chấp nhận được ở nước ngoài”.  Nhưng có thể không phải như vậy, GS White lập luận.  Theo cách Trung Quốc tự nhìn nhận về mình, họ là một cường quốc ôn hòa, không bá quyền, không can thiệp vào những triết lý quốc nội của những nước khác như cách của Mỹ với kiểu luân lý bao biện.  Vì Trung Quốc tự xem mình là Vương quốc Trung tâm, nền tảng cho sự thống lĩnh của Trung Quốc là vị thế trọng tâm vốn có của họ đối với lịch sử thế giới, chứ không phải bất kỳ kiểu chế độ nào mà họ muốn xuất khẩu.
Nói cách khác, Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, có thể là vấn đề trong tương lai.  Chúng ta có thể thực tình quan tâm quá nhiều về bản chất nội tại của chế độ Trung Quốc và mong muốn hạn chế sức mạnh của Trung Quốc ở nước ngoài bởi vì chúng ta không thích  những chính sách quốc nội của họ.  Thay vì thế, mục tiêu của Mỹ ở Châu Á nên là giữ thế cân bằng, chứ không phải thống lĩnh.  Cũng chính vì quyền lực cứng vẫn là thiết yếu cho quan hệ quốc tế mà chúng ta phải chừa chỗ cho một Trung Quốc đang vươn lên.  Mỹ không cần phải tăng sức mạnh hải quân của mình ở Tây Thái Bình Dương, nhưng Mỹ không thể giảm đáng kể sức mạnh đó.
Việc giảm bớt một đội tiêm kích từ hàng không mẫu hạm Mỹ ở Tây Thái Bình Dương do cắt giảm ngân sách hay tái triển khai sang Trung Đông có thể gây nên những thảo luận căng thẳng trong khu vực về sự suy tàn của Mỹ, và từ đó dẫn tới nhu cầu cần phải làm lành và thỏa thuận bên lề với Bắc Kinh.  Tình thế tối ưu là sự hiện diện không quân và hải quân của Mỹ ít nhiều vẫn ở mức hiện nay, ngay cả khi Mỹ nỗ lực hết mức trong khả năng của mình để gượng gạo giữ những quan hệ thân tình và dễ tiên đoán với Trung Quốc.  Bằng cách đó Mỹ có thể dần dần điều chỉnh thích ứng với hải quân có khả năng tác chiến ngoài khơi xa (blue-water navy) của Trung Quốc.  Trong quan hệ quốc tế, đằng sau những câu hỏi về luân lý đạo đức luôn có những câu hỏi về sức mạnh.  Việc can thiệp nhân đạo ở vùng Balkan đã khả thi chỉ vì chế độ Serbia yếu, chứ không phải như chế độ Nga có những hành động tàn bạo ở quy mô tương tự ở Chechnya trong khi phương Tây chẳng làm gì cả.  Tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong những thập niên sắp đến, luân lý có thể nghĩa là từ bỏ một số trong những lý tưởng chúng ta hằng ấp ủ để đổi lấy ổn định.  Còn cách nào khác nữa để chúng ta chừa chỗ cho một Trung Quốc bán độc tài chuyên chế khi quân đội của họ mở rộng?  Bản thân cán cân quyền lực, thậm chí hơn cả những giá trị dân chủ của phương Tây, thường là cách bảo vệ tự do tốt nhất.  Đó cũng sẽ là một bài học của Biển Đông trong thế kỷ 21 – một bài học mà những người lý tưởng không muốn nghe.
Robert D. Kaplan là nghiên cứu viên cao cấp ở Center for a New American Security, thông tín viên quốc gia cho tờ Atlantic, và là ủy viên Hội đồng Chính sách Quốc phòng  của Bộ Quốc phòng Mỹ.  Ông là tác giả của cuốn sách Monsoon: The Indian Ocean and the Future of American Power (Gió mùa: Ấn Độ Dương và Tương lai của Quyền lực Mỹ).
Dịch: PVLH, Blog lên đông xuống đoài,

--------------
*****

Người ngoài nói về nguy cơ mất nước của Việt Nam(*)

(*)Từng đọc khá nhiều bài viết của người Việt và bản thân cũng đã viết về cùng chủ đề , nhưng chủ blog tôi lại thấy như bi "thôi miên" bởi bài viết dưới đáy, có lẽ vì nó phản ánh một cách nhìn khách quan của "người ngoài cuộc" nên thấy rõ thế cờ hơn là người trong cuộc (?). Do xin mạn phép ả đưa lại bài viết này để có thêm người đọc (Bách Việt) 


                   Khi nào thành "phiên bang " mới thôi

Phòng học trên lầu 8 của Đại học Hoa Sen [ngày 9-9-2011] không đủ chỗ ngồi cho buổi tọa đàm về cuốn sách Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa 1847-1885. Ts Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường, đành thú nhận: “Không ngờ đề tài khô khan này lại thu hút người nghe hơn dự định.”
Tác giả cuốn sách, Gs Yoshiharu Tsuboi, trình bày những nhận định của ông không chỉ về cuốn sách mà còn liên hệ đến bối cảnh hôm nay của Việt Nam. Ông cho rằng dường như lịch sử Việt Nam hôm nay đang lặp lại hoàn cảnh như thời Tự Đức ở thế kỷ 19. Tự Đức là ông vua không gặp may, lên ngôi trong hoàn cảnh tao loạn, người dân không tin vào triều đình, còn triều đình cũng nhiều phe nhóm với mục đích và tham vọng cá nhân. Đất nước sau đó rơi vào tay người Pháp, mở đầu cuộc nô lệ cho thực dân kéo dài trăm năm. Gs Tsuboi nhấn mạnh “đất nước nào cũng thế, rất cần những người cầm quyền thật sự đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân.” Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý. Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng một chiến lược lâu dài. Ông nhận định đúng. Riêng tôi nghĩ việc nghiên cứu ấy của Trung Quốc sẽ không chỉ diễn ra hôm nay mà còn kéo dài cho đến ngày họ thực hiện được cái tham vọng biến Việt Nam thành “phiên bang” của họ.
Cách đây 4 năm, khi xảy ra vấn đề Trung Quốc vẽ một số quần đảo của Việt Nam vào bản đồ của họ, thì cuộc biểu tình đầu tiên đã được khởi phát ở Việt Nam. Cuộc biểu tình bị dập tắt nhanh chóng, và những thái thú ngày ấy từ lầu cao của Lãnh sự quán tại Sài Gòn gật gù hài lòng. Cũng ngày ấy, không ít trí thức Việt sống ở nước ngoài thông tin như một nhắc nhở, cảnh báo: Nếu ta không nghiên cứu, nếu ta im lặng mãi khi Trung Quốc nhiều thập niên qua đã đưa sinh viên của họ đến nhiều trường Đại học nước ngoài để nghiên cứu, làm luận án về vấn đề biển Đông, ta không thể có tiếng nói khi đưa vấn đề ấy ra quốc tế. Dù muộn, nhưng vẫn cứ phải kêu lên cho thế giới biết ta có vấn đề đấu tranh này.”
Những lời nhắc nhở ấy, thật ra, đối với một số trí thức yêu nước trong nước thì không phải bất ngờ, vì lâu nay họ vẫn âm thầm nghiên cứu, tìm chứng liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền hải đảo của quốc gia Việt Nam. Nhưng đa số người dân thì hoàn toàn mù mịt, bởi lẽ truyền thông và sách giáo khoa không bao giờ nhắc nhở hay đưa tin. Gs Tsuboi cũng nhận định rằng: “Dường như chưa bao giờ Trung Quốc mạnh như hôm nay trong lịch sử của họ. Còn Việt Nam chưa bao giờ yếu như bây giờ. Có nhiều vấn đề, nhưng cái quan trọng là nếu những cá nhân cầm nắm quốc gia không đặt lợi ích cá nhân xuống dưới lợi ích đất nước, thì e Việt Nam khó tìm được động lực phát triển. Điểm mạnh của các bạn là người Việt rất đoàn kết khi có chiến tranh, tuy rất ít đoàn kết trong thời bình.”
Thật đáng khâm phục, một nhà nghiên cứu người nước ngoài với những nhận định về đất nước mà ông nghiên cứu lịch sử của nó,chứng tỏ sự am hiểu không khác gì của một trí thức người Việt. Chỉ một băn khoăn sau đây của ông “Hình như chính phủ các bạn cũng chưa sử dụng hết nguồn nhân lực, trí thức của mình” khiến tôi cười chua chát và muốn thông tin cho ông bằng cách hài hước, chua chát vốn có của mình: “Riêng điều này thì xin trao đổi rằng ông không chính xác. Nguồn lực trí thức chúng tôi xài không thể hết nổi. Chúng tôi có ‘tiến sĩ’ đông như quân Nguyên đấy ạ.”
Cuốn sách ấy thì cứ để cho độc giả đọc và nhận định, bởi lẽ cách đọc lịch sử phải là cách đọc mà từ đấy mỗi người tự rút ra những nhân định riêng. Lịch sử mà đọc 100% giống hệt nhau thì đấy không phải là thái độ đọc lịch sử
Trung Quốc chưa từng từ bỏ việc nghiên cứu Việt Nam một cách có chiến lược, để làm gì? Vì sao? Có lẽ câu trả lời không khó.
Cứ nhìn chính sách của họ đối với Việt Nam hôm nay, kiểu “hôn má bên này, bật máu má bên kia” [thơ Nguyễn Duy], thì câu trả lời hoàn toàn không khó.
Và đấy là điều cực kỳ quan trọng mà cá nhân người viết tiếp nhận sau buổi tọa đàm.
Phòng học trên lầu 8 của Đại học Hoa Sen [ngày 9-9-2011] không đủ chỗ ngồi cho buổi tọa đàm về cuốn sách Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa 1847-1885. Ts Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường, đành thú nhận: “Không ngờ đề tài khô khan này lại thu hút người nghe hơn dự định.”
Tác giả cuốn sách, Gs Yoshiharu Tsuboi, trình bày những nhận định của ông không chỉ về cuốn sách mà còn liên hệ đến bối cảnh hôm nay của Việt Nam. Ông cho rằng dường như lịch sử Việt Nam hôm nay đang lặp lại hoàn cảnh như thời Tự Đức ở thế kỷ 19. Tự Đức là ông vua không gặp may, lên ngôi trong hoàn cảnh tao loạn, người dân không tin vào triều đình, còn triều đình cũng nhiều phe nhóm với mục đích và tham vọng cá nhân. Đất nước sau đó rơi vào tay người Pháp, mở đầu cuộc nô lệ cho thực dân kéo dài trăm năm. Gs Tsuboi nhấn mạnh “đất nước nào cũng thế, rất cần những người cầm quyền thật sự đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân.” Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý. Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng một chiến lược lâu dài. Ông nhận định đúng. Riêng tôi nghĩ việc nghiên cứu ấy của Trung Quốc sẽ không chỉ diễn ra hôm nay mà còn kéo dài cho đến ngày họ thực hiện được cái tham vọng biến Việt Nam thành “phiên bang” của họ.
Cách đây 4 năm, khi xảy ra vấn đề Trung Quốc vẽ một số quần đảo của Việt Nam vào bản đồ của họ, thì cuộc biểu tình đầu tiên đã được khởi phát ở Việt Nam. Cuộc biểu tình bị dập tắt nhanh chóng, và những thái thú ngày ấy từ lầu cao của Lãnh sự quán tại Sài Gòn gật gù hài lòng. Cũng ngày ấy, không ít trí thức Việt sống ở nước ngoài thông tin như một nhắc nhở, cảnh báo: Nếu ta không nghiên cứu, nếu ta im lặng mãi khi Trung Quốc nhiều thập niên qua đã đưa sinh viên của họ đến nhiều trường Đại học nước ngoài để nghiên cứu, làm luận án về vấn đề biển Đông, ta không thể có tiếng nói khi đưa vấn đề ấy ra quốc tế. Dù muộn, nhưng vẫn cứ phải kêu lên cho thế giới biết ta có vấn đề đấu tranh này.”
Những lời nhắc nhở ấy, thật ra, đối với một số trí thức yêu nước trong nước thì không phải bất ngờ, vì lâu nay họ vẫn âm thầm nghiên cứu, tìm chứng liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền hải đảo của quốc gia Việt Nam. Nhưng đa số người dân thì hoàn toàn mù mịt, bởi lẽ truyền thông và sách giáo khoa không bao giờ nhắc nhở hay đưa tin. Gs Tsuboi cũng nhận định rằng: “Dường như chưa bao giờ Trung Quốc mạnh như hôm nay trong lịch sử của họ. Còn Việt Nam chưa bao giờ yếu như bây giờ. Có nhiều vấn đề, nhưng cái quan trọng là nếu những cá nhân cầm nắm quốc gia không đặt lợi ích cá nhân xuống dưới lợi ích đất nước, thì e Việt Nam khó tìm được động lực phát triển. Điểm mạnh của các bạn là người Việt rất đoàn kết khi có chiến tranh, tuy rất ít đoàn kết trong thời bình.”
Thật đáng khâm phục, một nhà nghiên cứu người nước ngoài với những nhận định về đất nước mà ông nghiên cứu lịch sử của nó,chứng tỏ sự am hiểu không khác gì của một trí thức người Việt. Chỉ một băn khoăn sau đây của ông “Hình như chính phủ các bạn cũng chưa sử dụng hết nguồn nhân lực, trí thức của mình” khiến tôi cười chua chát và muốn thông tin cho ông bằng cách hài hước, chua chát vốn có của mình: “Riêng điều này thì xin trao đổi rằng ông không chính xác. Nguồn lực trí thức chúng tôi xài không thể hết nổi. Chúng tôi có ‘tiến sĩ’ đông như quân Nguyên đấy ạ.”
Cuốn sách ấy thì cứ để cho độc giả đọc và nhận định, bởi lẽ cách đọc lịch sử phải là cách đọc mà từ đấy mỗi người tự rút ra những nhân định riêng. Lịch sử mà đọc 100% giống hệt nhau thì đấy không phải là thái độ đọc lịch sử
Trung Quốc chưa từng từ bỏ việc nghiên cứu Việt Nam một cách có chiến lược, để làm gì? Vì sao? Có lẽ câu trả lời không khó.
Cứ nhìn chính sách của họ đối với Việt Nam hôm nay, kiểu “hôn má bên này, bật máu má bên kia” [thơ Nguyễn Duy], thì câu trả lời hoàn toàn không khó.
Và đấy là điều cực kỳ quan trọng mà cá nhân người viết tiếp nhận sau buổi tọa đàm.

Tiền Vệ
(Nguồn: Blog Người Buôn gió)

 Đăng bởi Blog Bách Việt

Vì sao TQ mềm mỏng hơn với láng giềng?

Nguồn: BBC Tiếng Vt trên internet - Cập nhật: 14:49 GMT - thứ hai, 12 tháng 9, 2011

Bắc Kinh đã gửi nhà ngoại giao hàng đầu sang Hà Nội gần đây.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng ngày 12/09 có bài với tiêu đề "Bắc Kinh tỏ lập trường mềm mỏng hơn với các nước láng giềng". BBC trích lược vài nét chính để độc giả tham khảo về góc nhìn của một số chuyên gia Trung Quốc sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc.
Những nỗ lực ngoại giao gần đây để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, vốn bị ảnh hưởng do tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cho thấy Bắc Kinh đang có cách tiếp cận hòa giải hơn để giải quyết căng thẳng.

Quan hệ ngoại giao và quân sự với Việt Nam và Philippines được củng cố thông qua một loạt các chuyến thăm cấp cao trong hai tuần qua.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp vào ngày 31 tháng 8 tại Bắc Kinh và tái khẳng định cam kết để giải quyết một cách hòa bình lãnh thổ tranh chấp trong vùng Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt vào ngày 29 tháng 8 đã gặp Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh để mở đường cho một chuyến thăm Trung Quốc vào năm nay của tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Và tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã đến Hà Nội gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Cả hai ông đã đồng chủ trì một phiên họp về quan hệ song phương và thảo luận các vấn đề chiến lược và quan trọng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết Bắc Kinh sẽ làm việc với Hà Nội để giữ mối quan hệ song phương đi đúng hướng.

Thiếu tướng đã nghỉ hưu Từ Quang Vũ của Quân Giải phóng Nhân dân, cho biết rằng Bắc Kinh sẽ không để cho mối quan hệ với Việt Nam và Philippines xấu đi.
'Bên thứ ba'
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng thì sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ"
Trương Minh Lượng, Đại học Tế Nam, Quảng Châu
"Mặc dù có một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và tồn tại thái độ chống Trung Quốc ở Việt Nam và Philippines trong vòng ba tháng qua, Bắc Kinh nhận ra rằng bất kỳ cuộc xung đột với các nước láng giềng sẽ không chỉ gây tổn hại cho an ninh khu vực, mà cũng sẽ làm tổn thương phát triển kinh tế của chúng ta, và điều đó sẽ chỉ đem lại lợi ích cho bên thứ ba," ông Vũ nói tuy từ chối đề cập bên thứ ba là nước nào.

Trong khi đó học giả Vương Hàn Lĩnh, một chuyên gia về vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết "bên thứ ba" là Hoa Kỳ.

"Hoa Kỳ đã có mặt ở đó; Hoa Kỳ chưa bao giờ rời châu Á", Giáo sư Vương nói.

Đã có hơn 10 cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội.
"Bắc Kinh biết điều này rất rõ và nhận ra rằng Washington sẽ sử dụng các tranh chấp Nam Hải để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

"Nhưng Trung Quốc cũng nhận ra rằng, khi xét tới sự ổn định của Đông Nam Á với lợi ích kinh tế chung giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tranh chấp lãnh thổ tại Nam Hải không phải là vấn đề lớn ".

Ông Vương cho biết ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh sẽ là duy trì tốt mối quan hệ với tất cả các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp biển, bởi vấn đề phức tạp không thể được giải quyết về ngắn hạn.

"Căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa nên được kiểm soát, không được phép leo thang, vì sẽ chỉ gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế và an ninh khu vực Đông Nam Á," ông nói.
"Bắc Kinh cũng nhắc nhở các nước các nước láng giềng là chúng ta có cùng một văn hoá và lịch sử, đặc biệt là ở chỗ tất cả chúng ta đều bị các nước phương Tây xâm chiếm trong thế kỷ qua."
Ông Vương cho biết Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam, Philippines và những người khác thực hiện các biện pháp để ngăn chặn khả năng tranh chấp biển leo thang.
'Không thể cắt quan hệ'
Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Hà Nội, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do "Vai trò đáng xấu hổ" của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.

"Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt quan hệ với Việt Nam và Philippines ", ông Trương nói.

Trung Quốc lo ngại VN gần hơn với Hoa Kỳ
"Khi so với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "

Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường.
Hai nước hồi tháng trước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y.
"Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ vì Washington là quá quan trọng đối với Hà Nội," ông Trương nói.

Ông cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là đồ Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội.

"Tuy nhiên, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao và công nghệ, và Trung Quốc không có khả năng làm điều đó," ông cho biết.
Ông Trương có nhiều Việt Kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Hoa Kỳ.

"Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích quá gần tới Hoa Kỳ," ông Trương nói.


--------------

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Biển Đông: Lời nguyền đối với Trung Quốc

                                                                                
Một trong những chủ đề quan tâm hàng đầu  của thế giới hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc - đất nước chỉ trong vòng 3 thập kỷ đã chuyển mình từ một nước nghèo đói thành “cường quốc số hai” thế giới.  

Nếu trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhân loại còn chút hoài nghi về khả năng phát triển của nước này thì vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã phải ngạc nhiên với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, thậm chí lo lắng nhận ra rằng sự phát triển của nó dường như đang gây ra những mối tai họa... Đó là nạn “hàng nhái” và “hàng có độc tố” đang thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường trên thế giới; đó là dòng người di cư Trung Quốc ồ ạt tràn vào mọi châu lục; đó là nạn khai thác tài nguyên bừa bãi mang tên “Chinese projects” tại các nước đang phát triển Á-Phi-Mỹ la tinh; đó là hiện tượng “vô trách nhiệm” của nước này trước những vấn nạn toàn cầu; và đó là thái độ hiếu chiến sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng…Thực tế nói trên khiến dư luận quốc tế đang chuyển từ kỳ vọng sang thất vọng về vai trò của cường quốc đang trỗi dậy này. 

Bài viết ngắn này chỉ xin tập trung bàn về mối đe dọa của Trung Quốc liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, qua đó gợi lên đôi điều về cách ứng xử cần thiết của các nước liên quan, trong đó có Việt Nam.   

Tư tưởng bành trướng bá quyền vẫn còn đó 
Ở Trung Quốc và Phương Đông, tên người hoặc địa danh thường gắn với một ý nghĩa mà người đặt ra nó mong đợi. Đó cũng là trường hợp của tên nước “Trung Quốc”-  nó có nghĩa là nước nằm ở trung tâm (của vũ trụ). Một số tài liệu lịch sử cho rằng tên Trung Quốc đã có từ trước CN, nhưng chỉ thật sự trở nên phổ biến từ thời Nhà Hán (206 TCN - 220 SCN) khi mà tư tưởng đại Hán hình thành và phát triển với chủ thuyết tự cho mình là trung tâm của vũ trụ trong khi các dân tộc khác xung quanh là “thiên hạ” man, di, mọi, rợ!  Cách tư duy này rõ rằng đã và đang là động lực giúp đất nước này không ngừng bành trướng lãnh thổ Nhà Hạ bé nhỏ trở thành nước Trung Hoa với diện tích gần 10 triệu km2 và  hơn 1,3 tỷ người. Tư tưởng Đại Hán  ăn sâu bám rễ trong tiềm thức ngưởi Trung Hoa đến ngày nay và là một trong những nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa họ và các dân tộc khác dù ở bất cứ nơi nào họ có mặt.   

Khi các đế chế Âu Châu từng vượt đại dương xâm lược các châu lục khác cách xa chính quốc hàng vạn dặm thì các chế độ phong kiến Trung Quốc trong nhiều ngàn năm chỉ kiên trì mở mang bờ cõi bằng biện pháp chiến tranh thôn tính các nước lân bang .  Đặc điểm này khiến Trung Quốc hầu như không có quan hệ láng giềng bình đẳng và thân thiện với các nước kế cận. Điều này được thấy  trong mọi thời kỳ lịch sử của Trung Quốc, điễn hình là các thời “xuân thu chiến quốc”và “tam quốc”; sau này là cuộc “viện Triều chống Mỹ”, rồi các cuộc chiến tranh hoặc xung đột biên giới với  Ấn Độ, Liên Xô (cũ) và Việt Nam, v.v…. Do không có quan hệ láng giềng thân thiện thật sự và lâu dài nên các thời đại cầm quyền Trung Quốc thường phải duy trì hình thức các “vùng đệm” hoặc "nước đệm" như Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Bắc Việt Nam trước đây và Bắc Triều Tiên hiện nay, hoặc phải xây Vạn Lý Trường Thành ở phía Bắc,  nhằm bảo vệ vùng Trung Nguyên.

Về  phương cách phát triển, lịch sử cho thấy hầu hết các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chủ trương “hướng nội”, coi thường quan hệ với “ngoại biên”, thậm chí chủ trương “bài ngoại” đã trở thành quốc sách. Điều này thể hiện rất rõ cho đến thời Nhà Thanh và cả thời thời kỳ dài sau cách mạng 1949. Trong khi  các đế chế  Âu châu từng ra sức khai phá các vùng đất xa bằng đường biển thì vương triều chỉ tập trung bành trướng lãnh thổ bằng biện pháp đánh nống ra các vùng đất kế cận. Đó là lý do tại sao Trung Quốc chỉ nỗi tiếng với “con đường tơ lụa” mà không có kỳ tích gì trong lĩnh vực hàng hải viễn dương, ngoại trừ những dòng người tha hương vượt biển trốn chạy khỏi điều kiện khốn khổ vốn là một hiện tượng thường xuyên của nước này.     

Những đặc điểm và đặc thù nêu trên ít nhiều có thể giúp ta tìm lời đáp về cách hành xử của người Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế hiện đại. Trong vấn đề Biển Đông, mặc dù chưa bao giờ thực sự chiếm giữ trong quá khứ xa xưa và không hề có bằng chứng nào, Trung Quốc vẫn lớn tiếng tuyên bố và hành động ngang ngược với cái gọi là “lợi ích cốt lõi” đối với toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng   vốn đã nằm trong lãnh hải và đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven bờ. Đáng lẽ ra, nếu do nhu cầu phát triển, họ chỉ có thể đàm phán hòa bình với các nước láng giềng và các nước khác có lợi ích hàng hải liên quan,  nhưng Bắc Kinh  lại lựa chọn phương cách đối đầu với tất cả theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Họ dường như không muốn chia sẻ mà chỉ muốn độc chiếm Biển Đông với bất cứ giá nào. Đó là gì nếu không phải là sự tiếp nối của lối tư duy bá quyền Đại Hán trong quá khứ? Một lần nữa các chiến lược gia bành trướng lại dựng ra cái gọi là "quyền chủ quyền dựa trên chứng cứ lịch sử" đối với đảo và biển tại những nơi mà cách đây không lâu chính họ đã khước từ vì sợ bị lưu lụy (như vụ tàu của Anh quốc kêu cứu tại Hoàng Sa giữa thế kỷ 19, và đã không hề phản bác gì trước quyết đinh của Hội nghị San Francisco 1946, v.v...)    
       
Bế tắc về mô hình nhà nước  
Nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa (CHNDTH) ra đời sau cách mạng 1949. Lực lưong nòng cốt của cuộc cách mạng đó là giai cấp nông dân. Tuy nhiên sau nửa thế kỷ tồn tại , dù dưới tên gọi và hình thức gì thì nông dân vẫn bị thống trị. Như có đề cập ở phần trên, những thành tựu kinh tế Trung Quốc gần đây không phải là nhờ kết quả của việc giải phóng giai cấp công-nông theo lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản và XHCN mà là nhờ trào lưu kinh tế thế giới. Do đó càng phát triển kinh tế đất nước này càng lún sâu vào mâu thuẩn giai cấp vốn có của nó. Đó là nguyên nhân sâu xa tại sao nước này vẫn loay hoai với cái gọi là "CNXH mang màu sắc TQ". 

Đây là một vấn đề lý luận phức tạp nên xin phép không đi sâu. Nhưng có thể nhận thấy trong lúc chờ đợi, người Trung Quốc giờ đây dường như đang lặp lại phương thức phát triển của chủ nghĩa tư bản thời đế quốc thực dân mà đặc trưng là xâm lược và khai thác tài nguyên của nước khác. Có thể đó là xuất phát từ “ảo giác” của họ do cảm thấy bị chậm chân và thua thiệt so với các cường quốc đi trước, đồng thời được khích lệ bởi những thành tựu kinh tế của chính mình trong thời kỳ phát triển nóng gần đây? Ảo giác này có thể khiến họ lựa chọn một chủ trương chính sách sai lầm nhưng ngỡ tưởng là đúng (?). 
  
Không ít người nghi ngờ về sức mạnh thực sự của Trung Quốc ngày nay. Còn nhớ chỉ hơn một thập kỷ về trước, thế giới đã từng coi Trung Quốc là một nước đông dân nhưng không mạnh, giống như  “con hỗ giấy” hay “người khổng lồ trên chân đất sét”. Những thành quả phát triển gần đây chủ yếu là nhờ sự trùng hợp giữa  trào lưu cải cách kinh tế trong nước diễn ra trong sự cộng hưởng của xu thế toàn cầu hóa, mà trong đó, so với hầu hết các nước đang phát triển khác,  Trung Quốc dù sao cũng có lợi thế hơn về trình độ công nghệ, ý thức tổ chức kỷ luật và cơ sở hạ tầng, mạng lưới Hoa kiều nổi tiếng với tài kinh doanh buôn bán lẻ,v.v...  để tiếp thu và phát huy các tiến bộ khoa học và công nghệ mới của nhân loại. Đó hoàn toàn chưa phải là sức mạnh để trở thành một cường quốc thực sự! Mặc khác, sự phát triển muộn mằn, nhất là của một nước quá đông dân đang đặt ra những thách thức không hề nhỏ.  Khác với trường hợp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước có tầm vóc nhỏ hơn đã phấn đấu trở thành NIC (new industrial countries) bằng cách dựa (tầm gửi) vào một vài “đầu tàu” kinh tế của thế giới như Mỹ, EU,…thì giờ đây Trung Quốc không thể làm như vậy, một phần vì tình trạng cạn kiệt  năng lượng, một phần vì tầm cỡ bản thân quá lớn để dựa dẫm vào một “đầu tàu” nào đó.  Giới chuyên gia quốc tế đã chỉ ra những hạn chế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn của đất nước khổng lồ này, đó là sự thiếu vắng một nền tảng xã hội dân chủ cùng với những mâu thuẩn sắc tộc, vùng miền và khoảng cách giàu-nghèo, thành thị-nông thôn, nguy cơ thiếu nguyên, nhiên liệu và thị trường tiêu thụ…

Phải chăng những đặc điểm nêu trên đang đặt ra  áp lực buộc “cường quốc muộn mằn” này phải bằng mọi cách khắc phục, kể cả dùng vũ lực?

Không ai có thể bác bỏ những lý do chính đáng khiến Trung Quốc phải vươn ra bên ngoài để tìm kiếm nguồn nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, vươn ra như thế nào bằng phương cách nào là vấn đề hoàn toàn khác, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay  đã được “thể chế hóa” cao độ trên cơ sở đảm bảo quyền bình đẳng và công bằng giữa mọi quốc gia dân tộc dù lớn hay nhỏ. Nếu như trước đây tư bản Anh, Pháp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, v.v… đã lợi dụng thế mạnh hàng hải để chinh phục các miền “đất hứa”, vơ vét tài nguyên thiên nhiên đem về xây dựng chính quốc, thì ngày nay cách làm như vậy hoàn toàn không còn phù hợp nữa và cũng không thể chấp nhận đối với tầm nhận thức của con người hiện đại.

Có lẽ do nhận biết trước điều này mà  bản thân nhà lãnh đạo  Đặng Tiểu Bình đã đưa ra ý kiến chỉ đạo gồm hai vế: “trỗi dậy hòa bình” và “ẩn mình” (tức là vừa phải biết tranh thủ môi trường hòa bình để phát triển, nhưng cũng phải biết kiên trì chờ đợi thời cơ chín mùi, không được nôn nóng, trong việc thực hiện mục tiêu bá chủ thế giới). Tuy nhiên căn cứ vào những gì  các thế hệ lãnh đạo sau ông đang thể hiện, có thể thấy họ đang tỏ ra nóng vội và không tuân thủ điều mà ông Đặng đã chỉ huấn, hoặc đơn giản chỉ vì họ không thể chờ đợi lâu hơn (?) Có thể đó là lý do tại sao những người lãnh đạo Trung Quốc giờ đây lại nóng lòng áp dụng cách thức của  chủ nghĩa thực dân cũ, không chỉ đối với các địa bàn xa  như Châu Phi, Mỹ la tinh, mà cả các vùng lân cận  từ Trung Á, Viễn đông và Siberi của Nga mà cả khu vực kế cận đầy nhậy cảm là Đông Á và Đông Nam Á.

Tham vọng cường quốc viễn dương    
Là một cường quốc bắt đầu muộn mằn, với vị thế bất lợi mà họ luôn bị ám là bị bao vây bốn mặt, giới lãnh đạo nước này luôn nung nấu ý chí phá thế bao vây đó bằng cách vưon ra biển lớn. Vươn ra phía Đông thì vướng Mỹ , Nhật, Hà Quốc...nên họ chọn vương về hướng Nam như một lựa chọn duy nhất. Vẫn với lối mòn tư duy bá chủ, lần này họ lại tự cho mình cái quyền chọn Biển Đông làm “sân nhà” để vừa độc chiếm nguồn dầu khí và tài nguyên được cho là rất dồi dào tại đây, đồng thời khống chế tuyến đường huyết mạnh ra thế giới. Đó là “động cơ kép” chi phối toàn bộ cách hành xử của Bắc Kinh như ta thấy gần đây tại khu vực Biển Đông. Lựa chọn này cũng cho thấy "CNXH mang màu sắc Trung Quốc" đang nối gót chân của Trung hoa Dân quốc - kẻ đã vẻ ra "đường chín đoạn" tại Biển Đông từ 1939 trước khi bi đẩy ra Đài Loan.  Ngày nay tuy biết rõ những gì đã họ đang làm là phi đạo lý, nhưng Bắc Kinh vẫn chọn thái độ kiên quyết không nhượng bộ, thậm chí sẵn sàng “chơi rắn” một cách trắng trợn và hung bạo bằng cách công bố đường 9 đoạn và tuyên bố đó là “lợi ích cốt lõi” đồng thời cố tình tạo ra thế tranh chấp ngay bên trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven bờ khác. Họ thực sự đang hành động như kẻ "vừa cướp vừa la làng". 

Hành động đó vừa là sự tính toán kỹ kưỡng từ trước, vừa là biểu hiện của trạng thái nôn nóng không thể chờ đợi. Phía Trung Quốc một mặt kiên quyết  bác bỏ biện pháp thương lượng đa phương đồng thời xúc tiến những biện pháp vũ lực! Bắc Kinh cũng đã và đang vội vã nâng cấp lực lượng hải quân với hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, tàu sân bay..., đặc biệt đã hoàn tất căn cứ hải quân lớn nhất nước tại đảo Hải Nam. Thực ra  họ đã có âm mưu độc chiếm Biển Đông từ nhiều năm trước với sự tiếp nối của hàng loạt hành động xâm lấn bằng vũ lực đối với quần đảo Hoàng Sa từ tay Chính quyền miền Nam Việt Nam năm 1974 và sau đó đối với một số đảo và bãi đá  từ tay nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trường Sa.  Từ không đến có, họ muốn tạo ra thế “cài răng lược” giữa Biển Đông để hỗ trợ cho đồi hỏi chủ quyền về lâu về dài.

Trên mặt trận ngoại giao, phía Trung Quốc không nề hà áp dụng mọi thủ đoạn từ việc chia rẽ nội bộ ASEAN  đến việc bịa đặt và xuyên tạc sự thật lịch sử. Họ rêu rao có đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với Biển Đông cách đây 2000 năm nhưng lại không dám đưa vấn đề ra tòa án quốc tế. Họ kiên quyết bác bỏ cái gọi là “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp và chỉ muốn giải quyết song phương với từng nước để hưởng lợi thế của kẻ mạnh; họ kêu gọi giải quyết hòa bình nhưng lại dùng lực lượng và số đông tàu thuyền để lấn lướt và chiếm cứ từng vị trí trên biển với từng nước riêng biệt.

Lực bất tòng tâm   
Trong thế giới tự nhiên loài voi, bò tót, linh dương và trâu bò đều to hơn sư tử nhưng chúng không bao giờ được giữ vai trò là “chúa tể sơn lâm”. Trong thế giới loài người cũng vậy, Trung Quốc từ cổ chí kim chưa bao giờ đựơc coi là “cường quốc số một”, và  nếu tiếp tục như vậy trong tương lai cũng là một lẽ đương nhiên.

Kể từ đầu năm 2011 nền kinh tế Trung Quốc đã được chính thức xếp hạng hai thay chỗ của Nhật Bản, tuy nhiên khoản cách với Mỹ vẫn còn rất xa. Trong những năm gần đây giữa bối cảnh kinh tế Mỹ và EU rơi sâu vào khủng hoảng, một nước Trung Quốc có thể duy trì liên tục đà tăng trưởng với tốc độ trên dưới 10%  đã tạo nên niềm kỳ vọng  đuổi kịp và vượt Mỹ…. Nhưng nếu nhìn lại toàn bộ cơ cấu phân bố dân cư và vùng kinh tế và xem xét những vấn đề nội tại của nước Trung Quốc sẽ cho thấy nước này chưa hội đủ mọi yếu tố cần thiết để trở thành  “đầu tàu” đích thực đối với kinh tế thế giới. Trái lại nhiều việc làm của Trung Quốc đang xâm hại lợi ích kinh tế của các nước khác, đặc biệt tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe  của nhân loại.

Xét về thế địa chính trị, Trung Quốc thiếu hẵn những điều kiện cần thiết để tận hưởng mọi nguồn lực và thị trường của thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc đã “chậm chân” hơn các nước đế quốc thực dân trong việc chiếm hửu và khai thác các nguồn lực, nhất là nếu vẫn chỉ sử dụng lại các phương thức xâm chiếm đất đai biển đảo và khai thác tài nguyên của nước khác để mang về làm giàu cho chính quốc.

Có thể nói, giờ đây việc lựa chọn phương thức phát triển nào là một thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc. Cái khó có lẽ ở chỗ người Trung Quốc chưa sẵn sàng cởi bỏ tư tưởng bá chủ Đại Hán và thói quen tôn sùng bạo lực vốn đã là động lực xây đắp nên nước Trung Hoa xưa nay. Chính trên nền của lối tư duy đó,  người Trung Quốc một lần nữa tỏ ra coi thường dư luận quốc tế, điều mà sớm muộn sẽ làm suy sụp hoàn tòan hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” khó nhọc lắm mới vừa hình thành. Trong trường hợp Biển Đông, người Trung Quốc giờ đây buộc phải lựa chọn giữa  mưu đồ bành trướng và bá chủ bằng hành động quân sự trắng trợn, hay chủ trương hợp tác phát triển trong hòa bình với các nước láng giềng.  Họ cần nhận thức rõ ràng rằng cách hành xử dựa trên sức mạnh một cách hung bạo không chỉ đe dọa nghiêm trọng các nước láng giềng mà còn đe dọa nền hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, trong đó có lợi ích của các cường quốc khác như Mỹ, Nhật, Nga và hàng loạt các nước liên quan, những nước chắc chắn không khoanh tay đứng nhìn.
Mặc khác,  việc  sử dụng những  thủ đoạn dối trá và những tiểu xảo mang màu sắc Trung Hoa cũng cho thế giới thấy nước lớn này chưa đủ tầm của một cường quốc.  Mới đây  Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philipin than vãn rằng “Làm sao mà bạn có thể thảo luận được điều gì trong khuôn khổ song phương, khi bạn ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc thì họ nói rằng tất cả là của họ". Nhiều nhà quan sát quốc tế  cho rằng Bắc Kinh thường viện dẫn Công ước UNCLO, nhưng trên thực tế họ có nhiều động thái bị đánh giá là không đếm xỉa gì đến văn kiện mà chính họ đã phê chuẩn.

Tóm lại, bằng cách tự vẽ ra đường chín đoạn và đòi chủ quyền bao trùm 85% diện tích của Biển Đông, Trung Quốc không chỉ gây xung đột với các nước láng giềng và tình trạng mất ổn định trong khu vực mà còn chuốc lấy thế khó cho bản thân về lâu dài. Chừng nào chưa từ bỏ tham vọng"lưỡi bò" thì chừng đó Trung Quốc còn bị thế giới lên án, các nước láng giềng bất bất an bất bình sẽ không hợp tác. Đó là trỡ ngại nguy hại hơn nhiều đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài , thậm chí có thể rơi vào nguy cơ đổ vỡ trước khi có thể phát triển và trở thành một cường quốc thật sự. Đây chắc chắn không phải là nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc. Đó là yếu điểm cơ bản mà Việt Nam và các nước ASEAN cần nắm lấy để quyết đấu với thế lực bành trướng bá quyền Bắc Kinh  /. 
  

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Mặt trái của sự phát triển nhanh của Trung Quốc

Phóng sự kinh hoàng tại Hàn Quốc

Trong chương trình “Sự thật trần trụi - chân tướng của viên nang ‘thịt người’”, hình ảnh phóng viên SBS đến Trung Quốc, theo dõi và phát hiện một số bệnh viện Trung Quốc bán và chế biến thai chết lưu thành viên nang “thịt người” và một số loại viên nang kinh hoàng có giá khá đắt này đã được người Hàn Quốc sử dụng do được quảng cáo là có tác dụng thần kỳ.
                                                                                              ... và móng, tóc tay người
Phóng sự trích dẫn cho biết loại viên nang này chủ yếu được chuyển sang Hàn Quốc qua những người  dân tộc Triều Tiên (người gốc Triều Tiên có thể nói được tiếng Hàn, nhưng giờ là một trong số người dân tộc thiếu số của Trung Quốc)  sống chủ yếu tại Cát Lâm, Liêu Ninh và Hắc Long Giang - Trung Quốc. 
Để chứng minh được tính chính xác của phóng sự, các phóng viên sau đó đã đưa những viên nang này đến xét nghiệm tại văn phòng Hải quan Quốc gia và viện điều tra khoa học ở Hàn Quốc.
Kết quả cho thấy, chúng có ADN trùng khớp đến 99,7% với cơ thể con người. Các nhà khoa học thậm chí còn trích ra được các mẫu móng tay, tóc trong viên nang và xác định được cả giới tính của đứa bé. 
 
                                                
                                                                    Tóc và mẩu móng tay tìm thấy trong bột thuốc được phóng đại
Trung Quốc mở cuộc điều tra khẩn cấp
Bộ Y tế Trung Quốc đã ngay lập tức mở một cuộc điều tra khẩn cấp và bày tỏ sự phản đối nếu việc làm này là có thật. Ông Đặng Hải Hoa (Deng Hai Hua), phát ngôn viên của Bộ Y tế Trung Quốc nhấn mạnh: “Chúng tôi đã yêu cầu Sở Y tế và các cơ quan hành chính khẩn trương điều tra sự việc. Trung Quốc có những quy định nghiêm ngặt về xử lý thi thể của trẻ sơ sinh, bào thai và nhau thai. Chúng tôi cũng kiên quyết phản đối việc buôn bán nội tạng hoặc các bộ phận cơ thể con người”.
Theo thông tin điều tra mới nhất, chuyên gia của sở y tế  khu tự trị dân tộc Triều Tiên- tỉnh Cát Lâm xác nhận với phóng viên báo Tin tức kinh tế hàng ngày (Trung Quốc) rằng: các nhân viên sở y tế của tỉnh Cát Lâm đang tiến hành điều tra khu biên giới, hiện vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, dựa vào kết quả tình hình điều tra hiện tại thì cơ bản đã bài trừ “viên nang thịt người” được sản xuất ở vùng biên giới, thậm chí là không phải sản xuất ở vùng Cát Lâm như đài truyền hình SBS đã đăng tải mà có thể được sản xuất ở một vùng khác.
Ở một số forum của Trung Quốc, rất nhiều độc giả phản ánh là sau khi xem xong chương trình phóng sự “viên nang thịt người” của Hàn quốc, họ đều nhìn thấy có biển số xe của tỉnh Sơn Đông. Tuy nhiên đối với việc “viên nang thịt người” có được sản xuất ở Sơn Đông hay không thì đến giờ vẫn chưa được nhân viên điều tra xác nhận chính thức.
Hiện tại Bộ Y tế Trung Quốc đang gấp rút điều tra sự kiện này, hi vọng sẽ sớm có kết quả hợp lý để “trấn an” dư luận và công chúng.
Dương Hằng
Tổng hợp từ xinhua, sohu, 163, cctv
Phát hiện móng tay, tóc trong viên nang (viên thuốc con nhện hay Capsule) có chưá “thịt người”.
(Dân trí) - Bộ Y tế Trung Quốc đã gấp rút mở cuộc điều tra sau khi đài truyền hình SBS-Hàn Quốc đưa tin nước này đang nhập từ Trung Quốc 1 loại thuốc làm từ nhau thai, thai chết lưu… và kết quả xét nghiệm cho thấy có tóc và móng tay trong viên nang.
 >>>  Nhau thai khô mua dễ như... rau
Ngày 8/8, “Thời báo Hoàn Cầu" và một số tờ báo nổi tiếng của Trung Quốc đưa tin một số người Hàn Quốc đang lo lắng về thực phẩm chức năng có nguồn gốc Trung Quốc. Trước đó 2 ngày, đài truyền hình SBS - một trong 3 đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc đã phát đi phóng sự gây rúng động xã hội và gọi viên thuốc được sản xuất từ thai chết lưu, nhau thai... là “viên nang thịt người”. Loại thuốc này được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc.
                                             
                                                 Viên nang chứa chất bột có ADN trùng 99,7% ADN người 





*****

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Khi còn "bao cấp" lòng yêu nước

Hôm nay Tết Độc lập,  bước ra phố thấy rừng cờ đỏ sao vàng, vừa vui vừa buồn khi chợt nghĩ : Chẳng lẽ những lá cờ cắm bên phố  khác với  những lá cờ trên tay của người biểu tình bảo vệ chủ quyền biển đảo...? 

Có đấy! có sự khác nhau đến mức "nghịch lý". Không biết trên thế giới này có nhân dân nước nào bị cấm cầm cờ tổ quốc đi biểu tình chống xâm lược nước ngoài? Và có người đại diện nhà nước nào  trong đàm phán lại cam kết với phía đối phương sẽ đảm bảo ngăn chặn biểu tình của nhân dân nước mình....để đổi lấy hòa bình?  

Thì ra,  sau bài học quý báu thu được từ việc xóa bỏ chế độ bao cấp trong lĩnh vực kinh tế hồi cuối thế kỷ trước, giờ đây ở nước ta vẫn chưa chịu rút ra bài học về tai  hại của chế độ bao cấp đối với lòng yêu nước! Có những vị cứ tự cho mình cái quyền được nói thay nhân dân trong phạm trù lòng yêu nước! Không những thế họ dường như có xu hướng nói năng một cách tự do, thoải mái đến mức sai cả đường lối của Đảng và Hiến pháp! Đó là trường hợp mới đây một vị  Gám đốc của  Học viện chính trị quan trọng nhất nước đã nói sai quan điểm ....khiến  dư luận bức xúc chê bai...; tiếp đến Đài PT-TH Hà Nội "đánh đồng" các nhân sĩ trí thức tham gia biểu tình yêu nước là "lực lượng phản động"! Mới đây một vị  tướng lĩnh khi đàm phán với phía Trung Quốc  nói: " Nhân dân Việt Nam không bao giờ  nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền " khiến bàn dân thiên hạ phân vân:  liệu có sự nhượng bộ "có nguyên tắc" nào đó không?... Một vị lãnh đạo cap cấp hơn khi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây liên quan vấn đề chủ quyền biển đảo có nói úp mở :"...có những cái ta không nói ra nhưng vẫn làm" khiến dư luận không khỏi phân vân về sự minh bạch và mức độ "tùy tiện" của dường lối chính sách. Còn không ít những trường hợp "nói nghiụ" như thế. 

Ôi, thật đáng buồn (nhưng không đáng cười một tí nào)! Không hiểu sao, ngày càng có nhiều trường hợp phát ngôn, nói năng thiếu chuẩn mực từ phía giới lãnh đạo đất nước, trong khi người dân luôn được "uốn nắn" từng li từng tí trong mọi cử chỉ hành động yêu nước của họ? Âu đây cũng là một nghịch lý của đất nước này, và mong sao nó sẽ sớm được chấm dứt!      



Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này