Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Mùa thu Việt Nam

Bão được dự báo quét dọc miền Trung, vòng lên Bắc bộ.Mùa thu được coi là mùa đẹp nhất trong bốn mùa ở Việt Nam. Nhưng năm nay có một điềm báo chẳng lành trước hàng loạt thông tin thất thiệt cùng với nhiều vụ tai tiếng gây sốc trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội trên khắp các vùng miền của đất nước. Các nhóm lợi ích và thế lực tham nhũng đang chiếm thế thượng phong. Nếu coi đó là "nhân tai" thì trận bảo Haiyan là một thiên tai quái ác đang tạo nên một tình thế rất bất thường đối với Việt Nam.


Về kinh tế, bất chấp những lời đánh giá nhận định lạc quan như muôn thuở của các nhà lãnh đạo cấp cao và được phụ họa bởi bộ máy tuyên huấn, tuyên truyền ... , tình hình kinh tế-xã hội đều cho thấy một bức tranh thật sự ảm đạm. Tại phiên họp thường niên của Quốc hội các nghị sĩ đã không che dấu được  mối lo lắng về mức độ suy thoái kinh tế nghiêm trọng, đơn giản là vì hết vốn đầu tư!. Nhưng mỉa mai thay, trong khi ngấm ngầm tạm ngừng chiến dịch chống tham nhũng-lãng phí vốn là thủ phạm chính gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia, thì người ta lại chủ trương tăng cường các nguồn thu thuế đối với dân chúng. Điều này khiến người dân không khỏi liên tưởng đến thời "sưu cao thuế năng" ngày xưa .Đó chính là một chủ trương "lợi bất cập hại" cả về trước mắt và lâu dài.

Trong bức tranh mùa Thu, có nhiều nét chấm phá đen đũi rơi vào hai ngành chủ chốt trực tiếp liên quan đến dân sinh và nguồn nhân lực của đất nước là giáo dục và y tế. Hàng loạt vụ tai tiếng liên tiếp xảy ra, từ vụ ăn cắp và vụ tiêm nhầm thuốc vaxin (đều nhằm vào nạn nhân là trẻ sơ sinh) đến vụ nhân bản xét nghiệm, rồi vụ vứt xác bệnh nhân xuống sông; chưa biết nay mai sẽ đến vụ gì nữa đây (?).  Ngành giáo dục vốn được coi là cái nôi của tri thức quốc gia cũng liên tục cho ra đời những quái thai, trong đó có việc ra đề thi văn cấp3 yêu cầu học sinh bình luận về nhân vật "bà Tưng"-một hot girl trên mạng ảo- đến việc in những câu đồng ngôn nhí nhố trong sách giáo khoa mầm non, và rất nhiều sách vở tài liệu được soạn thảo một cách cẩu thả vô trách nhiệm khác. Đó là chưa nói đến tình trạng chảy máu chất xám đã quá mức báo động đến mức không ai muốn đá động gì về nó nữa.

Về quyền công dân,  như lửa đổ thêm dầu, vừa lộ diện vụ án oan sai kéo dài 10 năm ở Bắc Giang như một trong hàng vạn trường hợp cho thấy tình trạng yếu kém, lạc hậu của ngành tư pháp và hành pháp của đất nước. Cùng với những tiếng nổ tại một số cơ quan Đảng và chính quyền các cấp gần đây nó góp phần trả lời câu hỏi: Tại sao dân chọn cách "tự xử" và lòng dân đã thực sự cảm thấy bất tín, bất an như thế nào.

Trước thực trạng xuống cấp không phanh của các ngành, các cấp như vừa lược qua trên đây, lòng mong mỏi của đại đa số nhân dân đành phải trông chờ vào vai trò của Quốc hội. Nhưng hy vọng cũng đang tắt. Kỳ họp Quốc hội mùa Thu năm nay tuy chưa hoàn toàn kết thúc, nhưng kết quả dường như đã rõ: Quốc hội vẫn sẽ thông qua bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992  mà không có sự thay đổi nào đáng kể đối với các vấn đề đã được tranh cãi gay gắt nhất, đó là quyền sở hữu đất đai và vai trò lãnh đạo của Đảng (Điều IV). Trong lĩnh vực chống tham những, trừ vài ba con tép riêu và một vài con cá bự đã "bị lộ" thì toàn bộ những người giữ trọng trách trực tiếp hoặc gián tiếp đến những vụ tai tiếng đều vẫn yên vị. Toàn bộ hệ thống chính trị-xã hội kềnh càng tốn kém vẫn còn nguyên đó kiên định như không bao giờ chịu nhân nhượng trước ý nguyện của nhân dân. Dư luân cho rằng thà chưa thông qua sữa đổi Hiến pháp còn hơn là thông qua một Hiến pháp như vậy.
   
Phải chăng những biểu hiên trên là những giọt nước tràn ly trên chiếc cốc của lòng kiên nhẫn vốn đã dồn nén từ lâu tại đất nước này? Dù cố nhìn vấn đề một cách khách quan trong mối tương quan chung với thế giới, người Việt Nam bình thường nào cũng thấy đất nước mình quả là không bình thường. Nếu như ai đó đã từng nhận định rằng người Việt bao giờ cũng có sức đề kháng mãnh liệt để vượt lên chính mình tại những thời điểm khó khăn cùng quẩn nhất thì liệu đây đã là thời điểm đó, hay còn phải đợi? Và nếu phải đợi thì đợi đến bao giờ? Đó là dấu hỏi ám ảnh trong đầu mỗi người Việt Nam yêu nước hiện nay. Người Việt có truyền thống đoàn kết chống thiên tại và ngoại xâm, nhưng thường bất lực trước giặc nội xâm. Có thể cơ bảo Haiyan sẽ được tích cực ứng phó như một bản năng để tồn tại, nhưng những nhân tai thì chưa đâu! ./.

2 nhận xét:

  1. Cả nước lên đồng, cá trê rúc mả, lòng người ly tán, niềm tin rách nát, khủng hoảng toàn tập, vận nước tối thui. Nhìn đường đi của bão, không khỏi nghĩ sao nó nhắm vào khúc eo rồi quét ngược lên rồng lượn, bao nhiêu dân ngu khu đen sẽ thế mạng khi đất trời nổi giận đây?

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này