Có ít nhắt là 3 thực tế liên quan đến tình hình Việt Nam trong vòng 1 tháng qua kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trung Quốc.
Một là, tình trạng sản xuất tiếp tục sa sút, nguồn thu ngân sách không đủ chi, giá ngoại hối USD tăng, giá vàng nhảy múa trong khi các mặt hàng đều tăng, đặc biệt giá điện tăng đột biến do ngành điện lạm thu của khách hàng (tham khảo tại đây). Hoàn toàn không khó khăn gì để bất cứ ai cũng nhận ra những hiện tương tương tự.
Đó là gì nếu không phải là biểu hiện của tình trạng lộn xộn trong kinh doanh với những hình thái "chụp giựt", "tự cung tự tiêu"... trên quy mô cả nước.
Mặc khác, trong khi bên cạnh những lời cảnh báo chiếu lệ yếu ớt chỉ phát ra từ một số tờ báo và phương tiện thông tin đại chúng, dòng hàng hóa và đầu tư ngầm từ Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường nội địa Việt Nam với các thương lái rầm rập lùng sục khắp nơi để mua, thuê đất đai, bất động sản...Tuy nhiên, lạ thay, cả chính khách lẫn người dân Việt Nam đều vẫn bình chân như vại, chẳng lo khủng hoảng kinh tế cũng không lo bị thua thiệt...
Đó là gì nếu không phải là biểu hiện của tình trạng lộn xộn trong kinh doanh với những hình thái "chụp giựt", "tự cung tự tiêu"... trên quy mô cả nước.
Mặc khác, trong khi bên cạnh những lời cảnh báo chiếu lệ yếu ớt chỉ phát ra từ một số tờ báo và phương tiện thông tin đại chúng, dòng hàng hóa và đầu tư ngầm từ Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường nội địa Việt Nam với các thương lái rầm rập lùng sục khắp nơi để mua, thuê đất đai, bất động sản...Tuy nhiên, lạ thay, cả chính khách lẫn người dân Việt Nam đều vẫn bình chân như vại, chẳng lo khủng hoảng kinh tế cũng không lo bị thua thiệt...
Hai là, sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc và hai bên ký hàng loạt văn kiện thỏa thuận "đối tác chiến lược" bầu không khí chính trị-xã hội Việt Nam dường như trở nên trầm lắng khác thường mà trong đó cảm nhận chung là tâm trạng phân vân của người dân. Đó có thể một phần do biện pháp bắt bớ, đàn áp người bất đồng ý kiến gần đây. Nhưng lý do chính có lẽ là do tác động của sự thỏa thuận Trung-Việt, hoặc do "cộng hưởng" của cả hai nguyên nhân trên.
Dù sao người dân vẫn chờ đợi. Tuy nhiên, họ đã không phải chờ lâu khi sáng nay ngày 9/6 vừa có tin 2 tàu cá của Việt Nam đã bị tàu hải quân Trung Quốc hành hung và cướp phá, thậm chí đã chặt cột cờ đỏ sao vàng vứt xuống biển khi đang đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam (tham khảo tại đây)
Dù sao người dân vẫn chờ đợi. Tuy nhiên, họ đã không phải chờ lâu khi sáng nay ngày 9/6 vừa có tin 2 tàu cá của Việt Nam đã bị tàu hải quân Trung Quốc hành hung và cướp phá, thậm chí đã chặt cột cờ đỏ sao vàng vứt xuống biển khi đang đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam (tham khảo tại đây)
Ba là, tại Hà Nội mới đây xuất hiện những tấm biển hiệu giao thông song ngữ Trung, Việt trên một số tuyến phố. Chuyện này nhắc nhớ đến hàng loạt vụ "in nhầm" cờ, chữ viết và sách vỡ hoc sinh cùng nhiều thủ đoạn ngôn ngữ, văn hóa.... Đáng chú ý là gần đây bắt đầu xuất hiện luận điệu công khai trên mạng internet cho rằng Việt Nam nên giao biển đảo cho Trung Quốc quản lý..., miễn là giữ vững độc lập chủ quyền trên đất liền! Đó chắc chắn không phải những việc làm và luận điệu ngẫu nhiên, mà là những dấu hiệu ngày càng rõ của xu hướng "thân tàu" vốn đã biến mất sau những cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc.
Bạn nghĩ sao trước những diễn biến tình hình nêu trên đây?
Tôi nghĩ, với đại đa số nhân dân Việt Nam thì Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI với phương châm "làm bạn với tất cả" cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, vẫn biết bạn thù chỉ là khái niệm và có thể thay đổi. Và mọi sự thay đổi bạn thù chỉ có thể thực sự diễn ra khi cả hai bên cùng đổi thay. Nếu chưa, mọi hành động hay phát biểu chỉ là sách lược bề ngoài. Mặt khác, đối với Việt Nam, phương châm mềm dẻo, khôn khéo trong quan hệ với Trung Quốc bao giờ cũng là quốc sách, nhất là trong những thời điểm khó khăn và trước sự lớn mạnh và hiếu chiến của đối phương. Nhưng Trung Quốc là bậc thầy về âm mưu thủ đoạn. Có lẽ đây là cơ sở để nhìn nhận về tình hình mới trong quan hệ Việt-Trung.
Cho đến nay, hầu hết ý kiến trong và ngoài nước đều cho rằng Trung Quốc chưa hề thay đổi quan niệm về Việt Nam, đặc biệt trong âm mưu độc chiếm Biển Đông. Vậy tại sao 2 bên vừa ký kết "đối tác chiến lược"? Câu trả lời chỉ có thể là xuất phát từ đường lối mềm dẻo và khôn khéo của Việt Nam (và cả của Trung Quốc). Có điều là, phải chăng giới lãnh đạo Việt Nam giờ đây vân dụng nó theo một cách thức khác, cùng lúc trên cả mặt trận đối ngoại, đối nội và bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-chính trị-xã hội và khiến nó "đi vào cuộc sống" quá nhanh? Và do đó hậu quả có thể rất khó lường? Có lẽ đây là cách thức mà ông cha ta chưa từng làm trong các thời kỳ lịch sử trước đây. Trong các thời kỳ trước khi sách lược mềm dẻo khôn khéo được tiến hành một cách kín đáo tế nhị thông qua các hoạt động đối ngoại, đôi khi chỉ bằng sự đối đáp. Điều quan trọng là phải được sự đồng lòng ủng hộ của dân chúng. Nhưng tình hình hiện này không như vậy. Trong khi dân thường không hiểu mô tê thế nào thì từ dân cửu vạn trên biên giới đến dân giới buôn lậu ở thành phố và các vùng sâu vùng xa đều có thể "quán triệt" và triển khai hoạt động cho mục đích riêng của họ. Nói theo cách dân dã, khi sự việc rơi vào tình trạng "trong nhà chưa rõ, ngoài ngõ đã tường" thì khó mà thành công! Ấy là chưa nói khi đối phương còn khôn khéo quỹ quyệt hơn ta nhiều. Có lẽ nhà báo Mỹ David Brown đã đúng với bài phân tích mới đây của ông về thực chất mối quan hệ Trung-Việt trong bối cảnh hai bên vừa ký đối tác chiến lược. Ông này cho rằng hai nước "đang chơi với lữa". (tham khảo tại đây)
Trên đây chỉ là vài lời lạm bàn ở góc độ và phạm trù "sách lược". Còn nếu mọi việc đã chuyển thành "chiến lược" rồi thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác ./.
Tôi nghĩ, với đại đa số nhân dân Việt Nam thì Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI với phương châm "làm bạn với tất cả" cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, vẫn biết bạn thù chỉ là khái niệm và có thể thay đổi. Và mọi sự thay đổi bạn thù chỉ có thể thực sự diễn ra khi cả hai bên cùng đổi thay. Nếu chưa, mọi hành động hay phát biểu chỉ là sách lược bề ngoài. Mặt khác, đối với Việt Nam, phương châm mềm dẻo, khôn khéo trong quan hệ với Trung Quốc bao giờ cũng là quốc sách, nhất là trong những thời điểm khó khăn và trước sự lớn mạnh và hiếu chiến của đối phương. Nhưng Trung Quốc là bậc thầy về âm mưu thủ đoạn. Có lẽ đây là cơ sở để nhìn nhận về tình hình mới trong quan hệ Việt-Trung.
Cho đến nay, hầu hết ý kiến trong và ngoài nước đều cho rằng Trung Quốc chưa hề thay đổi quan niệm về Việt Nam, đặc biệt trong âm mưu độc chiếm Biển Đông. Vậy tại sao 2 bên vừa ký kết "đối tác chiến lược"? Câu trả lời chỉ có thể là xuất phát từ đường lối mềm dẻo và khôn khéo của Việt Nam (và cả của Trung Quốc). Có điều là, phải chăng giới lãnh đạo Việt Nam giờ đây vân dụng nó theo một cách thức khác, cùng lúc trên cả mặt trận đối ngoại, đối nội và bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-chính trị-xã hội và khiến nó "đi vào cuộc sống" quá nhanh? Và do đó hậu quả có thể rất khó lường? Có lẽ đây là cách thức mà ông cha ta chưa từng làm trong các thời kỳ lịch sử trước đây. Trong các thời kỳ trước khi sách lược mềm dẻo khôn khéo được tiến hành một cách kín đáo tế nhị thông qua các hoạt động đối ngoại, đôi khi chỉ bằng sự đối đáp. Điều quan trọng là phải được sự đồng lòng ủng hộ của dân chúng. Nhưng tình hình hiện này không như vậy. Trong khi dân thường không hiểu mô tê thế nào thì từ dân cửu vạn trên biên giới đến dân giới buôn lậu ở thành phố và các vùng sâu vùng xa đều có thể "quán triệt" và triển khai hoạt động cho mục đích riêng của họ. Nói theo cách dân dã, khi sự việc rơi vào tình trạng "trong nhà chưa rõ, ngoài ngõ đã tường" thì khó mà thành công! Ấy là chưa nói khi đối phương còn khôn khéo quỹ quyệt hơn ta nhiều. Có lẽ nhà báo Mỹ David Brown đã đúng với bài phân tích mới đây của ông về thực chất mối quan hệ Trung-Việt trong bối cảnh hai bên vừa ký đối tác chiến lược. Ông này cho rằng hai nước "đang chơi với lữa". (tham khảo tại đây)
Trên đây chỉ là vài lời lạm bàn ở góc độ và phạm trù "sách lược". Còn nếu mọi việc đã chuyển thành "chiến lược" rồi thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác ./.
Việc ghi sai số công tơ điện có ý đồ gì đây ?
Trả lờiXóa.... chỉ biết lắc đầu với với các ổng thôi pà kon ơi. Đúng là trục lợi một cách quá quắt còn viện cớ đổ thừa do sai sót ghi nhầm công tơ! sao cac ông không bảo luôn do hacker phá hoại hệ thống quản lý trên máy tính(virut ăn hết dữ liệu) nên xảy ra tình trạng như vậy cho nó chắc ăn. cho dân hết lý đi. Ai đứng ra điều tra vụ này đây - ai đứng ra điều tra lấy lại quyền lợi(nói cho rõ ra là lấy lại tiền) cho dân đây hay lại lấp liếm cho qua hỡi pà kon.
Đáng chú ý là gần đây bắt đầu xuất hiện luận điệu công khai trên mạng internet cho rằng Việt Nam nên giao biển đảo cho Trung Quốc quản lý..., miễn là giữ vững độc lập chủ quyền trên đất liền!
Trả lờiXóaThực tình, em rất ngạc nhiên với nhận định này bác ạ. Hoàng Sa là một bài học cay đắng của những cái đầu ngu nhưng nhiều tham vọng về quyền bính một thời..., nghĩ mà đau quá bác Nghị ạ.
"tại Hà Nội mới đây xuất hiện những tấm biển hiệu giao thông song ngữ Trung, Việt trên một số tuyến phố" LÀ Ở ĐÂU, THƯA BÁC?
Trả lờiXóaĐường Nguyễn Trãi ...cách đây quảng 1 tuần. Cháu vào facebook sẽ thấy ảnh và các thông tin liên quan.
XóaCả 2 đảng đều đang đưa nghị quyết vào cuộc sống theo đúng lộ trình đã vạch ra.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã chia sẻ bài bình luận hay. Hiện tại tôi đang triển khai dự án Sách kinh doanh với website Zamina mong bạn góp ý giúp
Trả lờiXóa