Có thể nói, tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam ngày nay đã trở thành một căn bệnh nan y, trong đó tham nhũng đất công là chứng bệnh rất khó phát hiện và khó điều trị. Bởi lẽ đất công có ở mọi nơi; trừ một số nơi "khỉ ho cò gáy", còn lại thường bị sử dụng sai muc đích, thậm chí bị tranh cướp giữa các nhóm lợi ích trong sự quản lý đầy sơ hở của các cơ quan chính quyền. Riêng tại Quận Cầu Giấy là địa bàn phát triển nóng nhất trong quá trình mở rộng Thủ Đô, có rất nhiều hình thái xâm phạm đất công, và một trong những thủ đoạn phổ biến là núp bóng những "dự án" với những cái tên mĩ miều như "xã hội hóa","khai thác quỹ đất" và "đổi đất lấy công trình" v.v...Chúng không chỉ gây nên tình trạng thất thoát công của mà còn gây ra những hậu quả khôn lường đối với môi trường sống. Bài viết này trước hết nói về tình trạng tại Công viên Cây xanh Nghĩa Đô mà bản thân người viết đã từng tham gia lao động để xây dựng nhiều năm về trước.
|
Công viên Nghĩa Đô đang trở nên quá tải so với nhu cầu dân số |
Những "tam giác vàng" vây hãm Công viên Nghĩa Đô
Tôi xin phép sử dụng tấm bản đồ của Google Maps và đánh dấu vào đó một số hình tam giác màu da cam tượng
trưng cho các lô đất công bị sử dụng sai mục đích mà người dân địa
phương gọi là những "tam giác vàng" vì cho rằng chúng đưa lại những giá
trị kết xù cho ai đó. Điều này cũng đã được phản ảnh trên các phương
tiện thông tin đại chúng ở các mức độ khác nhau. Có ít nhất là 5 "tam
giác vàng" như thế nằm bên trong và bên ngoài Công viên lần lượt được đánh số
theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống như sau:
1) Lô đất nằm bên trong rào Công viên
(tại góc Phố Tô Hiệu và đường Nguyễn Văn Huyên). Tấm ảnh bên cho thấy
hiện tại có một khối nhà 4 tầng vừa xây xong phần thô và một khối nhà
khác đang đào mống. Những "dự án" này đã bắt đầu hơn một năm nay nhưng
chưa hề thấy công báo chính thức ai là chủ và mục đích để làm gì, v.v...
|
Ảnh một trong 3 ki-ốt bên cạnh Khu vui chơi trẻ em |
2) Lô đất bên trái cổng chính của Công
viên từ tháng 9/2012 đã biến thành "Khu vui chơi cho trẻ em" kèm theo 3
ki-ốt chiếm trọn 1/4 diện tích đất (chưa kể hồ nước) của Công viên. Dự
án đã diễn ra khá nhanh và bất ngờ. Khi có ý kiến thắc mắc từ người dân
thì được thông báo là của Trung tâm khai thác quỹ đất, Quận Cầu Giấy, và nguồn kinh phí "huy động từ các doanh nghiêp..."
3) Lô "đất kẹt" sát bờ rào Công viên phía đường Trần Đăng Ninh từ lâu đã biến thành quán Bia hơi Thu Hằng.
Quán này sử dung hàng rào sắt của Công viên làm "cửa sổ" và là một tụ
điểm ăn nhậu nhộn nhạo suốt ngày đêm, thường xuyên thảy nước bẩn hôi
thối ra hồ Công viên chỉ cách đó vài ba mét.
4)
Lô "đất kẹt" liền kề bên phải Nhà văn Hóa Phường Dịch Vọng một mặt giáp
rào Công viên, mặt kia giáp Phố Chùa Hà. Diện tích gần 4.000 m2 này
nguyên là đất cây xanh nhưng gần đây được "hô biến" thành một động cafe
có tên tiếng Anh là New Wind Cafe. Không chỉ xây khu vệ
sinh và nước thải sát đường dạo ven hồ của Công viên, quán này còn đang
có ý đồ bành trướng sang một mảnh "đất kẹt" hình tam giác khác đang bỏ hoang phế phía sau bên trái Nhà Văn hóa Phường Dịnh Vọng. Nếu ý đồ này được thực hiện thì
quán sẽ là một "mê cung" đấy!
5)
Cuối cùng nhưng lớn nhất là lô đất nằm giữa khu dân cư và trường học có
mặt tiền hàng trăm mét sát Công viên Nghĩa Đô. Đó là một vị trí rất đắc
địa xét về mọi tiêu chí, nhưng cũng là vị trí rất "phản cảm" xét theo
nguyên tắc "KHÔNG ĐƯỢC XÂY BỆNH VIỆN..." của Thành phố Hà Nội. Vậy câu
hỏi đặt ra là tại sao nó lại được "giao cho" bệnh viện Hoa kì-Hà Nội và
hơn 10 năm nay vẫn chưa thể đi vào vận hành?
Nỗi bức xúc từ công luận
Điểm chung nhất đối với các "tam giác vàng" nói trên
là diện tích từ lớn đến rất lớn, nhưng tại sao không thấy công báo chính thức và đầy đủ trước cộng đồng dân cư về
phương thức giao đất, thời gian giao đất và nguồn thu ngân sách bao
nhiêu, nộp về đâu, v.v...Người dân không được biết không được bàn, cũng
chẳng được kiểm tra.
Theo quy hoạch tổng thể Công viên Nghĩa Đô là một công viên cây xanh (chứ không phải khu vui chơi giải trí). Tuy nhiên không rõ từ quan điểm nào
và mục đích gì mà Quận Cầu Giấy tự ý cho thay đổi công năng của Công viên bằng việc phá bỏ các hạng mục với nhiều cây xanh, bồn hoa, ghế đá và hệ thống dường dạo hoàn chỉnh để thay
vào đó bằng một khu vui chơi và các ki-ốt? Nếu người ta cho rằng cần có thêm chỗ vui chơi cho trẻ nhỏ, sân tập cho người lớn thì tại sao không chọn các lô đất số 1, 3, và
4 là những lô đất thích hợp hơn nhiều? Phải chăng những lô đất đó là
"của để dành" cho một vài nhà "đầu
tư ruột" có chủ đích trước, và đó là phương thức "xin-cho" luôn kèm theo
những món "lại quả" đầy sức hấp dẫn, hoặc do những nhân tố "lợi ích
nhóm" nào khác?
Thiết nghĩ, chức năng và nghiệm vụ hàng
đầu của Quận Cầu Giấy trước hết là duy tu bảo dưỡng kịp thời tình trạng
xuống cấp nghiêm trọng kéo dài của Công viên Nghĩa Đô (như có thể thấy qua một số hình ảnh cập nhật dưới đây).
Tuy nhiên điều khó hiểu là Quận Cầu Giấy dường như không chú ý thực
hiện chức năng đó, trái lại đang dung túng cho một số nhóm lợi ích lăm
le chia cắt hoặc vây hãm Công viên cây xanh có vai trò rất thiết thực này trước nhu
cầu ngày càng tăng của cộng đồng dân cư.
|
Bờ kè và đường quanh hồ sứt mẻ... |
|
|
Đá ốp bệ cổng bong tróc từ nhiều năm nay |
|
|
Những hàng cột điện xiêu vẹo |
|
Chỉ một số người nhà "được phép" câu cá |
|
Nhiều ghế đá gẫy vỡ |
|
Các lối dạo và sân tập lồi lõm , ngập nước |
|
Bồn phun nước giữa hồ bị hỏng 2 năm nay |
Trên đây là một vài sự thật và thắc mắc
mà công chúng đều biết; báo chí cũng đã nhiều lần nêu lên. Tuy nhiên,
cùng với thời gian trôi qua tình trạng lạm dụng đất công bên trong và
xung quanh Công viên Nghĩa Đô vẫn ngang nhiên tiếp diễn bất chấp sự phản
đối của công luận. Thậm chí có tình trạng câu kết giữa các thế lực tham
nhũng nhằm bao che, đối phó với công luận. E rằng, với đà này những
diện tích đất công tại khu vực này sẽ vĩnh viễn biến thành đất tư, trong
khi Công viên cây xanh Nghĩa Đô đang xuống cấp và đứng trước nguy cơ bị
chia cắt và thu hẹp nghiêm trọng.
Để khắc phục, thiết nghĩ, đã
đến lúc các Cơ quan nhà nước, kể cả Thanh tra Chính phủ và Quốc hội cần
vào cuộc điều tra làm rõ và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời
nhằm chặn đứng xu hướng sử dụng sai mục đích đối với đất công nói chung; đối với những diện tích liền kề Công viên Nghĩa Đô nên thu hồi và sát
nhập vào Công viên là hợp lý nhất.
Đất công vào túi ai?
Trả lờiXóaCâu hỏi trở thành thừa vì có đất tư bao giờ đâu từ thời Đảng "ta" lãnh đạo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo lời kể của Nguyễn Văn Trấn, nói (diễn lại ý) là dân đưa đất cho Đảng, Đảng bỏ vô hòm rồi khóa lại .
Sao không nói nốt ý này: Giờ kẻ nào có quyền thì cứ việc bẻ khóa mà lấy ?
Xóa