Có lẽ ít người biết Ấn Độ đã từng là nước đầu tiên trong số các quốc gia Anh ngữ nhận đào tạo cán bộ tiếng Anh cho Việt Nam. Và điều này xảy ra vào năm 1973 khi Mỹ vừa ngừng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân chống miền Bắc và Hội nghị Paris bắt đầu chuyển sang giai đoạn cuối. Suốt thời kỳ chiến tranh cả Chính phủ VNDCCH và Chính phủ CMLT đều rất cần nguồn nhân lực tiếng Anh nhưng chưa bao giờ có thể cử sinh viên sang các nước mà ở đó tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, để đào tạo, lý do chính là vì không quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào trong số đó dám làm trái lệnh phong tỏa của Mỹ đối với Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đã là cánh cửa đầu tiên mở ra, và sau đó một số năm lần lượt Úc, Anh, Tân Tây Lan cũng làm như vậy. Sở dĩ tôi nói dong dài về điều này để thấy không phải đơn giản khi chính phủ Ấn Độ đã đi đầu trong việc phá rào cản của Mỹ đặt ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Và nếu nói về quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời Việt -Ấn thì đây là một dẫn chứng rất đáng kể, và nhóm sinh viên VN tại Đại Học J Nehru năm 1973-1974 (gọi tắt "Nhóm JNU") có một ý nghĩa rất đặc biệt.
Nhóm sinh viên JNU tham quan một đền cổ ở miền Bắc Ấn Độ mùa Đông 1973 (Ảnh tư liệu của tác giả) |
Với Bà Nguyễn Thị Bình |
Về phần mình, các cựu sinh viên JNU bùi nguồi nhớ lại những ngày đầu "sang Tây Trúc lấy kinh" với bao điều lạ lẫm nhưng rất thú vị và đáng nhớ. Đầu tiên là sự ngỡ ngàng trước cái nắng nóng thường xuyên trên 40 độ C nhưng người Ấn hầu như không ai đội mũ (?) Tiếp đến là cái mùi cà-ri đặc trưng đi đâu cũng ngửi thấy của xứ sở này. Và không sao quên được những cuộc tham quan đến những đền đài và di tích lịch sử cổ kính khắp mọi miền của đất nước Ấn Độ rộng lớn và đa dạng. Và những kỷ niệm vui buồn về cuộc sống tại khu ký túc xá của trường vừa mới xây trên khu đồi sỏi đá không một bóng cây mà những sinh viên Việt Nam là một trong số những người đầu tiên dọn đến. Đó là nơi tụ tập sinh viên đến từ nhiều sắc tộc và tôn giáo trên khắp đất nước Ấn Độ, đặc biệt là các nữ sinh trong những bộ sa-ri nhiều màu sắc và kiểu cách trang sức độc đáo trên khuôn mặt và đôi mắt hút hồn của họ. Tất cả tạo nên một cộng đồng sinh viên mang đậm bản sắc Ấn Độ và không giống bất cứ một nước nào khác trên thế giới. Mọi người vẫn nhớ một chi tiết có lẽ chỉ có ở các trường học Ấn Độ, đó là lúc nào cũng có những người gác gọi là chu-ki-đa túc trực trước cửa các phòng ký túc nữ sinh để ngăn không cho nam sinh viên vào phòng, trong khi tại khu ký túc nam thì hoàn toàn tự do. Điều này có nghĩa là, nếu vì một nguyên nhân nào, khi có nam, nữ ở cùng phòng với nhau thì coi như "xong rồi!". Kể ra đây là một thông lệ rất thú vị đấy chứ?
Với Đại sứ và 2 cán bộ Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội |
Cứ thế, hết chuyện nọ sang chuyện kia tưởng không bao giờ dứt. Bên cạnh những câu chuyện chính trị-xã hội có phần nghiêm chỉnh vẫn là những chuyện vui hài, và cũng có những chuyện về các sự cố không mong muốn...., và tất nhiên không thể thiếu vắng chủ đề ăn uống. Sau một thời gian ăn chung tại nhà ăn ký túc xá, nhóm sinh viên Việt Nam nhận ra rằng không thể nào tiếp tục như thế, vì không chỉ khác biệt về khẩu vị mà cả về cách ăn: Quân ta không thể nào ăn bằng những ngón tay... trong khi các bạn Ấn Độ dường như chỉ có thể ăn ngon bằng hai bàn tay của họ. Theo lẽ thường thì cái gì cũng có thể cố để thích ứng, nhưng chuyện ăn uống thì không. Kể cũng lạ! Rốt cuộc Ban quản lý nhà trường đã đồng ý và còn nhã ý "hỗ trợ" để nhóm sinh viên Việt Nam "tự biên, tự diễn" trong khâu ăn uống. Từ đó cứ sau mỗi buổi học mọi người tranh thủ ghé qua chợ rồi về nhà nấu ăn xì xụp với nhau rất ngon lành, và cũng rất hiệu quả! Phải chăng đây chính là một trong những đặc điểm dân tộc của người Việt, bất luận đó là tốt hay xấu?
Có rất nhiều những ký ức và không sao có thể kể hết ra được. Do điều kiện hạn hẹp, cuộc gặp mặt chỉ diễn ra trong quảng 2 giờ. Nhưng có lẽ điều quan trọng là nó không chỉ làm sống lại trong ký ức của mọi người về những gì đã xảy ra cách nay 40 năm mà còn gợi lên những gì cần làm trong thời gian sắp tới. Đó là cảm nhận từ không khí cuộc gặp giữa những con người không chỉ nặng tình với quá khứ mà đồng thời luôn ý thức về hiện tại và tương lại. Là "người trong cuộc" tôi chỉ mạn phép ghi lại đôi điều và cung cấp một số hình ảnh để lưu niệm và chia sẻ cùng mọi người. Hi vọng cuộc hội ngộ đầu tiên này sẽ tạo tiền đề cho nhiều hoạt động khác.
Trần Kinh Nghị
.
Tôi không hiểu sao bà Bình có tên thật,đẹp là Đoàn Thị Châu Sa mà lại đổi ra Nguỳễn Thị Bình.
Trả lờiXóaThường ai cũng đặt lại tên rất đẹp như Lê Đức
Thọ,Mai Chí Thọ v.v.
Tưỏng cũng cần nhắc lại là cụ Phan Chu Trinh cũng
Trả lờiXóacó 1 người cháu tên là Nguyễn Thị Bình,nhưng không
phải N.T.Bình đề cập ở đây.