Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Tham nhũng đã trở thành "giặc nội xâm"






Tại cuộc hội thảo có tên “Vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ QH tổ chức mới đây tại Quảnh Ninh , Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá: "Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng Đánh giá cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam thường được 2,6 - 2,7 điểm trong thang điểm 10 về chỉ số cảm nhận tham nhũng, mà theo đó mức dưới 3 điểm được coi là tham nhũng nghiêm trọng.

Kết quả đánh gía quốc tế này đã được Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng Lê Văn Lân và các đại biểu tham dự phía VN hoàn toàn tán thành. Các đại biểu cũng vạch rõ trước đây, tham nhũng chủ yếu chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, nhưng nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý, như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng chống dịch bệnh... Thiết nghĩ, sự đánh giá như vậy là sự khẳng định tình trạng tham nhũng ngày cangt tồi tệ, nhưng có lẽ chưa hoàn toàn đầy đủ nếu xét thêm đặc thù "tham nhũng tập thể" tồn tại lâu ngày như "chấy rận" có lẽ chỉ cở ở VN nhưng thường không được phản ảnh trong các báo cáo và điều tra quốc tế. 

Dù sao đánh giá về tình trạng tham nhũng của Việt Nam của Tổ chức Minh bạch Quốc tế là một tiếng chuông báo động tuy chậm nhưng trước khi quá muộn đối với VN. Chậm là vì nó VN đã đánh mất cơ hội phát triển, nhưng sẽ là quá muộn nếu nó khiến VN lại rơi vào tình trạng mất độc lập tự chủ một lần nữa. Người VN hẳn còn nhớ, sau đai thắng tháng 4/1975 kết thúc 30 năm chiến tranh và hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, một nước Việt Nam thống nhất với hình chữ S đầy đủ trên bản đồ thế giới . Lúc đó không chỉ người VN mà thế giới đều tin đất nước và dân tộc anh hùng này sẽ làm nên một kỳ tích kinh tế giống như Nhật Bản đã làm được sau thế chiến II. Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng sự tàn phá của chiến tranh là điều kiện thuận tiện để VN tiến thẳng lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.  Nhưng niềm hy vọng đó đã dần lùi xa và và xa mãi. Không biết đến nay sau 42 năm có còn ai hy vọng? Có một điều đáng tiếc rằng cho đến gần đây, mỗi khi nói về nguyên nhân, không chỉ giới lãnh đạo mà người dân VN có xu hướng cho là "do hậu quả chiến tranh" hoặc "các thế lực thù địch", về phần mình nếu có chỉ là "sự yếu kém" chung chung của "cơ chế" và do kinh nghiệm..., trong khi coi nhẹ nguyên nhân tham nhũng, thậm chí có người còn coi là "chất bôi trơn cần thiết" (!?) 

Tuy nhiên, cùng với thời gian, tham nhũng đã cho thấy sức tàn phá ghê gớm của nó. Nó không chỉ ngăn cản sự phát triển kinh tế mà còn làm mất lòng tin của nhân dân vào uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Văn kiện Đại Hội Đảng XI xác định tham nhũng đang "đe dọa sự tồn vong của chế độ". Hàng loạt các vụ tham nhũng quy mô lớn có sự câu kết xuyên quốc gia, thậm chí được chỉ đạo từ cấp cao nhất trong hệ thống công quyền, cho thấy tham nhũng giờ đây đã trở thành là "giặc nội xâm". Tình trạng này trùng hợp với nguy cơ "giặc ngoại xâm" đang đang lăm le với những thủ đoạn vô cùng trắng trợn và xảo quyệt. Hai kẻ thù này đang cùng lúc uy hiếp nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước./. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này