Có một câu hỏi thường vấn vương trong mỗi người VN chúng ta là tại sao mỗi lần an ninh đất nước bị đe dọa, rừng vàng biển bạc bị xâm lấn, kinh tế mất ổn định, thực phẩm bị đầu độc, nạn bán rừng, bán ruộng, giết trâu lấy móng, làm chè bẩn, nuôi đỉa, trồng khoai lang....để xuất khẩu, v.v....thì y như rằng người Việt Nam lại tìm thấy nguyên nhân nào đó từ TQ (?) Có nhiều trường hợp rõ ràng nhưng cũng có những trường hợp mập mờ, ám muội. Không biết từ bao giờ nhiều người Việt tin rằng người TQ có thể iểm bùa, trấn huyệt, chặn long mạch... khiến dân tộc này không thể ngóc đầu lên được (?). Tóm lại,Việt Nam không khác nào con giun, con dế sống duới chân con gà mái, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị nó nuốt chửng nhưng không biết chạy đi đâu cho thoát! Vậy nên cũng có một câu hỏi: Tại sao người Việt Nam không thoát ra khỏi thế bị kìm kẹp đầy rủi ro, nguy hiểm đó, mà có vẻ vẫn an phận với nó hàng ngàn năm nay?
Để trả lời 2 câu hỏi trên , trước hết nên nhắc lại câu nói của người xưa: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Nên chăng người Việt Nam hãy tự trách mình trước đã. Tại sao chúng ta cứ phải chịu đựng trạng thái ức chế như vậy để cứ mỗi lần bị TQ chèn ép, xâm lấn lại chỉ biết hậm hực trách người?
Có người cho đó là do số mệnh, là do thế đất trời đã định cho dân tộc ta sống bên cạnh dân tộc Đại Hán tham lam, xảo quyệt và độc ác ..., đành chịu vậy thôi (!) . Nghe cũng có lý. Nhưng nếu vậy, ta hãy thử liên hệ đến trường hợp các dân tộc khác trên thế giới xem sao. Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ là hai trường hợp có hoàn cảnh chung sống cận kề với Trung Quốc tương tự như Việt Nam. Hai nước này đều đã trải qua thời kỳ dài trong lịch sử đấu tranh sinh tồn bên cạnh Hán tộc mà trong đó họ cũng đã từng chịu đựng tình trang lớn-bé, mạnh-yếu. Nhưng rốt cuộc hai nước này đều đã lần lượt thoát ra được khỏi vòng cương tỏa của TQ, thậm chí phát triển vượt xa TQ . Ngày nay cung cách quan hệ giữa họ với TQ là quan hệ hoàn toàn bình đẳng, hai bên cùng có lợi không ai có thể chèn ép ai. Ngoài ra, các trường hợp Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng đều cho thấy khả năng thoát khỏi thế kìm kẹp của Trung Quốc là hoàn toàn có thể . Xa hơn, ta thấy trường hợp nước Cu ba sống bên cạnh Cường quốc số I chênh lệch nhau về mọi mặt nhưng vẫn hiên ngang tồn tai đâu có bao giờ phải quỵ lụy, triều cống? Không hiếm những quốc gia khác trên thế giới tuy nhỏ bé cả về dân số hoặc diện tích nhưng có thể tồn tại độc lập và phát triển thịnh vượng bên cạnh các nước lớn. Vậy tại sao với TQ, Việt Nam lúc nào cũng phải quỵ lụy, bạn không ra bạn, thù không ra thù, anh em, đồng chí cũng không phải?
Để trả lời 2 câu hỏi trên , trước hết nên nhắc lại câu nói của người xưa: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Nên chăng người Việt Nam hãy tự trách mình trước đã. Tại sao chúng ta cứ phải chịu đựng trạng thái ức chế như vậy để cứ mỗi lần bị TQ chèn ép, xâm lấn lại chỉ biết hậm hực trách người?
Có người cho đó là do số mệnh, là do thế đất trời đã định cho dân tộc ta sống bên cạnh dân tộc Đại Hán tham lam, xảo quyệt và độc ác ..., đành chịu vậy thôi (!) . Nghe cũng có lý. Nhưng nếu vậy, ta hãy thử liên hệ đến trường hợp các dân tộc khác trên thế giới xem sao. Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ là hai trường hợp có hoàn cảnh chung sống cận kề với Trung Quốc tương tự như Việt Nam. Hai nước này đều đã trải qua thời kỳ dài trong lịch sử đấu tranh sinh tồn bên cạnh Hán tộc mà trong đó họ cũng đã từng chịu đựng tình trang lớn-bé, mạnh-yếu. Nhưng rốt cuộc hai nước này đều đã lần lượt thoát ra được khỏi vòng cương tỏa của TQ, thậm chí phát triển vượt xa TQ . Ngày nay cung cách quan hệ giữa họ với TQ là quan hệ hoàn toàn bình đẳng, hai bên cùng có lợi không ai có thể chèn ép ai. Ngoài ra, các trường hợp Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng đều cho thấy khả năng thoát khỏi thế kìm kẹp của Trung Quốc là hoàn toàn có thể . Xa hơn, ta thấy trường hợp nước Cu ba sống bên cạnh Cường quốc số I chênh lệch nhau về mọi mặt nhưng vẫn hiên ngang tồn tai đâu có bao giờ phải quỵ lụy, triều cống? Không hiếm những quốc gia khác trên thế giới tuy nhỏ bé cả về dân số hoặc diện tích nhưng có thể tồn tại độc lập và phát triển thịnh vượng bên cạnh các nước lớn. Vậy tại sao với TQ, Việt Nam lúc nào cũng phải quỵ lụy, bạn không ra bạn, thù không ra thù, anh em, đồng chí cũng không phải?
Việt Nam thực ra đã có những thời kỳ và cơ hội để thoát ra khỏi thế kìm kẹp của Vương triều phương Bắc, nhưng tiếc thay cho đến nay vẫn chưa làm được điều đó. Lý do gì, nếu không phải trước hết là do chính bản thân mình. Phải chăng đó là do ý chí và khát vọng tự cường dân tộc chưa đủ mạnh trong toàn bộ dân chúng, đặc biệt trong giới cầm quyền của đất nước?. Bên cạnh những trang sử chống ngoại xâm oanh liệt luôn có sự ám ảnh của một tâm thế thần phục, cam chịu lệ thuộc đối với Vương triều Phương Bắc. Ngọn lửa tự cường, tự tôn dân tộc thường bùng lên trong những thời kỳ chống ngoại xâm nhưng rồi lại lắng xuống trong thời bình. Ngày nay tuy tính chất thời đại đã khác xưa, nhưng tâm thế đó vẫn còn. Phải chăng đó là lý do để hiểu tại sao dù căm ghét TQ xâm lược biển đảo, nhưng dân chúng vẫn cứ vô tư tiêu xài hóa, kể cả hàng nhập lậu và hàng độc từ TQ. Các doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) đua nhau nhập máy móc thiết bị, vật tư của và công nghệ lỗi thời của TQ. Đó là lý do tại sao nhiều cơ quan chính quyền các cấp mơ hồ mất cảnh giác trước những hoạt động ngầm của người TQ len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Đó là lý do tại sao giới lãnh đạo mà nhầm lẫn người dân yêu nước với "các lực lượng thù địch" . Đó cũng là lý do tại sao các tướng lĩnh Việt Nam lại chọn lúc lòng dân bức xúc trước họa xâm lăng để tung hô công đức của giặc và coi đó là một việc làm khôn khéo(?). Có rất nhiều những hiện tượng trái khuấy như vậy thường tái diễn trong quan hệ hai nước bất chấp sự thật đã có tới 3-4 cuộc chiến tranh đẫm máu do phía TQ chủ động gây ra trong thời gian ngắn ngủi vừa qua.
Từ kinh nghiệm của bản thân và từ bài học của các nước có hoàn cảnh tương tự, thiết nghĩ, con đường tất
yếu của Việt nam là phải dứt khoát đoạn tuyệt với cái tâm thế thần phục và lệ thuộc vào nước láng giềng Phương Bắc dù nó được trị vì bởi bất cứ thể chế nào. Đây hoàn toàn không phải là sự bài bác hay đối đầu mà là một phương cách để Việt Nam thật sự trở thành một quốc gia độc lập bình đẳng với TQ-điều kiện cần thiết để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và phát triển đất nước./.
Từ kinh nghiệm của bản thân và từ bài học của các nước có hoàn cảnh tương tự, thiết nghĩ, con đường tất
Người cần đọc những điều Bác viết là ông TBT Trọng và bộ sậu của ông ấy. Câu nói "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" nên chỉnh lại là "tiên trách Đảng, hậu trách Tàu".
Trả lờiXóađoạn tuyệt bằng cách nào đây hả bác? ai cũng nhìn thấy đường đi nhưng không ai đi, chợt nhớ câu thơ Một câu hỏi lớn không lời đáp/cho đến bây giờ mặt vẫn chau!
Trả lờiXóaGiới thiệu mọi người Bút Ký Nguyễn Xuân Hưng Nói chuyện Trung Quốc với ông Trần Đình Hiến và Hà Phạm Phú:
Trả lờiXóahttp://tranhung09.blogspot.com/2012/08/noi-chuyen-trung-quoc-voi-ong-tran-inh.html
Về câu hỏi ngỏ:Phải chăng đó là do ý chí và khát vọng tự cường dân tộc chưa đủ mạnh trong toàn bộ dân chúng, đặc biệt trong giới cầm quyền của đất nước?
Trả lờiXóaMặc dù chưa trưng cầu dân ý(Chắc còn lâu dài, gian nan)nhưng theo tôi câu trả lời ở vế sau của câu hỏi,bởi LS đã chứng minh có bao giờ dân tộc ta thiếu ý chí và khát vọng đâu?
http://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.com/2012/08/thu-kien-nghi.html
Trả lờiXóaTHƯ KIẾN NGHỊ
V/v đề nghị sửa đổi Luật Cán bộ công chức, Nghị định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Kính gửi: – Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam.
– Toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.