Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Muốn biết công luận hãy ra công viên

Nếu quán nước chè cùng các xới bia hơi một thời được coi là chốn của "tin vỉa hè" thượng vàng hạ cám..., thì giờ đây công viên đang thay thế vị trí đó. Những nơi khác thì  chưa thật sự rõ, nhưng đối với Hà Nội thì đúng vậy. Nếu không tin, bạn hãy thử dạo qua một số công viên của Thủ đô sẽ thấy.

Không biết có phải vì lo ngại sức khỏe bị ảnh hưởng bởi bia rượu hoặc lo ngại  thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, người Hà Nội gần đây có xu hướng xa lánh quán bia và cố hạn chế ăn uống bên ngoài (?). Nhiều người gặp nhau ở quán cafe chưa hẳn để uống cafe mà để thư giãn hoặc vì công chuyện... Cùng với xu hướng này, số người đến các công viên ngày càng đông so với bất cứ thời kỳ nào trước đây và thành phần chủ yếu là người lớn, thời gian đông nhất là các buổi sáng và chiều tất cả các ngày (chứ không phải chỉ có thanh niên và chủ yếu vào buổi tối như trước đây). Họ đến đây để đi bộ, tập thể dục dững sinh hoặc đơn giản để hít thở không khí trong lành (chứ không phải chỉ để tỏ tình yêu đương như trước). Tùy  lứa tuổi và tình trạng sức khỏe,  mỗi người đến công viên với mục đích khác nhau, nhưng chung nhất là để tách khỏi căn phòng ở của họ. Nhiều người có thú vui trao đổi về các chủ đề quan tâm như sức khỏe, ăn mặc, cây cảnh...Nhưng có lẽ nội dung phổ biến nhất ở người lớn, đặc biệt những người đã nghỉ hưu, là thời sự chính trị-xã hội trong nước và quốc tế, kể cả tham nhũng, chủ quyền biển đảo... 

Nếu ở nơi quán xá ồn ào náo nhiệt xô bồ, những gì phát ra từ những cái đầu nóng thường thiếu độ chuẩn xác, thì ở công viên với môi trường trong lành, thanh tịnh, những gì người ta nói ra thường có suy nghĩ và chính xác hơn. Họ có thể nói lại những gì vừa nghe được qua báo đài, tivi và cả các nguồn không chính thống qua internet mà trong đó một số trang mạng tư nhân như Anh Basam, Quê Choa,....dường như đã thế chỗ các tờ báo lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân. Không chỉ nói lại, họ cũng bình luận đa chiều theo nhận thức của mỗi người, có người dè dặt, có người  bỗ bã  nhưng nói chung đều ở mức độ vừa phải, có lúc xẩy ra tranh luận nhưng không gay gắt, vì hầu hết người tham gia không có xung đột lợi ích công tác hoặc động cơ chính trị. Những người kiệm lời có thể chỉ nghe mà không nhất thiết phải nói. Với những ai vì điều kiện nào đó ít nghe đọc thì đây là nơi để thu thập chút ít thông tin thời sự cũng không đến nỗi vô ích. Đôi khi cũng có người "thạo tin" có chủ ý đến đây để phổ biến những gì họ thu thập được đồng thời trao đổi cùng người khác như một thú vui. Đôi khi cũng có người lo ngại không dám tham gia trao đổi thảo luận vì sợ bị ai đó bí mật theo dõi, xử lý..., nhưng sau một thời gian thấy không ai việc gì thì cũng tham gia. Từ chỗ ít người đến chỗ nhiều người, từ chỗ nói ít đến nói nhiều, từ chỗ nói dè dặt đến chỗ nói mạnh, nói toạc ra...Bắt đầu có thể chỉ là một câu chào hỏi tình cờ, dần dà thành một điểm hẹn, giờ hẹn không báo trước mà ai cũng tới. Có nhóm toàn đàn ông, có nhóm toàn phụ nữ, đôi khi có cả nam nữ. Nội dung không phải lúc nào cũng chính trị thời sự mà thường bắt đầu bằng những thông tin về đời sống giá cả thị trường..., nhưng kết thúc thường vẫn quy về nguyên nhân chính trị xã hội với sự ca thán về thực trạng yếu kém của các cơ quan công quyền.  Mà không sao được (?) khi đó toàn là sự thật!

Người ta bảo nhau: Giá như các vị lãnh đạo cũng dạo công viên như chúng mình chắc sẽ biết thêm về công luận và đỡ quan liêu..., đôi khi sờ gáy ngoái đầu soi lại bản thân thì cũng tốt!   
  

4 nhận xét:

  1. Cần gì phải đi, có tà lọt báo cáo cả nên việc gì mà chúng không biết. Chẳng qua là lực phải tòng tâm TÀU thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Đóng cửa mẹ nó mấy cái công viên là xong! Chúng mày chỉ được thể dục trong nhà và trên giường thôi nhá! Công viên ông phân cho các d/c trung uong xây biệt điện theo tiêu chuẩn d/c Truyền, còn lại ông liên doanh với d/c Kim Ủn xây trại cải tạo>

    Trả lờiXóa
  3. Thật ra việc trao đổi thông tin hay "văn hóa rỉ tai" thuộc dạng nhiều chuyện của người Hà Lội có từ xa xưa. dân kẻ chợ "ngồi lê đôi mách" trở thành nét Văn hóa lùn của người thủ đô. Chả giả quyết cái gì chỉ tổ gây khó khăn cho lãnh đạo đất nước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với Nặc danh, thói ngồi lê đôi mách là không tốt. Nhưng nó chẳng liên quan gì đến việc '"gây khó khăn cho lãnh đạo".

      Xóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này