Nội dung dưới đây xuất phát từ BBC nhưng có lẽ được dịch và soàn một cách hơi cẩu thả, nhiều từ ngữ tiếng Việt không hoàn toàn chuẩn xác có thể làm người đọc khó hiểu, thậm chí hiểu nhầm(?). Nhận thấy đây là một thông tin khách quan mang tính cảnh báo trước đối với Việt Nam, Bách Việt xin mạn phép biên soạn lại và đăng tải dưới tiêu đề như trên đây để bạn đọc tiện theo dõi.
Hãng tư vấn tư nhân có trụ sở tại London BMI (Business Monitor International) vừa đưa ra trong thời gian từ nay tới 2022.(Xem tại đây 'http://store.businessmonitor.com/vietnam-business-forecast-report.html
Cuộc phân loại của BMI lần này được tiến hành đối với 21 nước và vùng lãnh thổ châu Á bao gồm cả Hàn Quốc, Bắc TT, TQ, Đài Loan và HK; các quốc gia ASEAN và Nam Á. Kết quả cho thấy:
Về mức độ rủi ro chính trị ngắn hạn, Việt Nam đạt 76,9, (trên mức trung bình là 73,2 và đứng thứ 9/ trên 21 nước và vùng lãnh thổ so sánh). Tuy nhiên kết quả so sánh về Về rủi ro chính trị dài hạn, Việt Nam chỉ đạt 57,7, dưới mức trung bình (là 62,6) và đứng thứ 15 sau các quốc gia vùng lãnh thổ cụ thể là: Nam Hàn 84,2; Singapore 80,6; Đài Loan 75,4; Hong Kong 72,9; Trung Quốc 67,4; Malaysia 67,2; Ấn Độ 65,7; Brunei Darussalam 65,6; Philippines 62,8; Bangladesh 62,6; Thái Lan 61,8; Sri Lanka 60,2; Indonesia 60,0; Campuchia 58,9;...chỉ đứng trước Bắc Triều Tiên 55,2; Papua New Guinea 54,8; Pakistan 52,7; Bhutan 51,0; Lào 44,5; và Miến Điện 37,5.
(Dự báo trên đây có hàm ý rằng từ nay đến năm 2022 tình hình Việt Nam vẫn ổn định, nhưng về dài hạn (sau năm 2022) có thể biến động).
BMI cho rằng câu hỏi lớn nhất đặt ra đối với nền chính trị Việt Nam là nhu cầu dân chủ hóa trong nước ngày càng gay gắt trong khi trên mặt trận đối ngoại việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ đẩy Việt Nam gắn bó hơn với nhóm các nước Á châu có quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ. Và BMI đưa ra ba kịch bản về khả năng thay đổi chính trị Việt Nam trong thời gian tới với giả định bao gồm các tình huống cơ bản, tình huống tốt nhất, và tình huống xấu nhất. Đó là cơ sở để dự báo 3 kịch bản dưới đây:
Kịch bản I: Chế độ kỹ trị
Theo kịch bản này, Đảng Cộng sản VN biến chuyển thành một chế độ kỹ trị, theo đó BMI dự đoán Đảng sẽ chuyển hướng để chính phủ nhắm vào việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng.
Với hướng đi này, BMI nhận định nhiều thanh niên vào Đảng nhằm thăng tiến trong sự nghiệp và phục vụ đất nước chứ không phải vì lý tưởng cộng sản.
Do vậy, BMI dự đoán các cải cách kinh tế sẽ được tiếp tục, bất chấp những lời chỉ trích từ các thành viên lớn tuổi, bảo thủ trong Đảng.
Tuy nhiên, BMI đánh giá là trong kịch bản này, việc các nhà hoạt động đòi dân chủ và những người chỉ trích chính phủ có những giai đoạn bị đàn áp mạnh tay chính là chỉ dấu cho thấy việc tự do hóa chính trị vẫn là điều chưa được chấp nhận.
Kịch bản II: Từng bước tự do hóa chính trị
Theo BMI, đây sẽ là tình huống tốt nhất, với việc Đảng Cộng sản áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị, như mở rộng vai trò của Quốc hội, chấp nhận một cách dễ dàng hơn những ý kiến khác ở ngay trong cùng Đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.
Theo kịch bản này, BMI cho rằng Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi phối tương tự như mô hình ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng trong các kỳ bầu cử.
Hiện đang có nhiều kêu gọi phải sửa đổi điều 4 Hiến pháp, qua đó thách thức sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản
Nếu nhìn xa hơn, thì những gì đã xảy ra ở Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản cho thấy mô hình hệ thống một đảng nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối lập. Tuy nhiên, BMI nhận định trong trường hợp Việt Nam thì con đường này có lẽ chỉ xảy ra sau hơn một thập niên nữa.
Kịch bản III: Bạo loạn và đàn áp bạo lực
Theo BMI, đây sẽ là tình huống tốt nhất, với việc Đảng Cộng sản áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị, như mở rộng vai trò của Quốc hội, chấp nhận một cách dễ dàng hơn những ý kiến khác ở ngay trong cùng Đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.
Theo kịch bản này, BMI cho rằng Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi phối tương tự như mô hình ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng trong các kỳ bầu cử.
Hiện đang có nhiều kêu gọi phải sửa đổi điều 4 Hiến pháp, qua đó thách thức sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản
Nếu nhìn xa hơn, thì những gì đã xảy ra ở Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản cho thấy mô hình hệ thống một đảng nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối lập. Tuy nhiên, BMI nhận định trong trường hợp Việt Nam thì con đường này có lẽ chỉ xảy ra sau hơn một thập niên nữa.
Kịch bản III: Bạo loạn và đàn áp bạo lực
Là khả năng xấu nhất, với những bước đi sai lầm nghiêm trọng về mặt chính sách, dẫn tới một giai đoạn biến động kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát chóng mặt khiến mức độ sung túc bị xói mòn, theo BMI.
Tình hình này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng BMI đánh giá rằng trước các cuộc biểu tình rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh đạo, một bộ phận trong Đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực.
Tuy nhiên, theo BMI, việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình đường phố như từng xảy ra Bấm tại Bắc Kinh hồi 1989 hay tại Miến Điện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt.
Nếu điều này xảy ra, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với không chỉ tình trạng bị cô lập về mặt ngoại giao mà còn bị suy yếu kinh tế do ảnh hưởng tới việc xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Trần kinh Nghị
Tình hình này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng BMI đánh giá rằng trước các cuộc biểu tình rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh đạo, một bộ phận trong Đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực.
Tuy nhiên, theo BMI, việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình đường phố như từng xảy ra Bấm tại Bắc Kinh hồi 1989 hay tại Miến Điện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt.
Nếu điều này xảy ra, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với không chỉ tình trạng bị cô lập về mặt ngoại giao mà còn bị suy yếu kinh tế do ảnh hưởng tới việc xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Trần kinh Nghị
Lãnh đạo "sung độ" nhờ Bảo Long, vậy mà khi Bảo Long gặp nạn hổng thấy ai cứu?
Trả lờiXóahttp://tranhung09.blogspot.com/2013/05/lanh-ao-sung-o-nho-bao-long-vay-ma-khi.html
Khó tránh KB3 nếu như tình hình này tiếp tục. Không phải ngẫu nhiên mà cộng sản VN nhủn nhặn trước những áp lực ồn ào của Tàu Cộng. Ngoài thái độ gọi là "bảo vệ hòa bình" một cách ương hèn. Việt Cộng còn mong rằng lòng yêu nước của nhân dân sẽ giúp họ ổn định lại mọi thứ. Nhưng những bản án nặng nề dành cho những "người nghĩ khác họ" và những bất ổn về kinh tế là mồi lửa cho KB3.
Trả lờiXóa