Có nghiên cứu cho rằng, nữ giới có nhiều protein ngôn ngữ và khả năng xúc cảm cũng vượt trội đàn ông, đó là lý do khiến họ trở nên “lắm điều”.
Đàn bà mỗi ngày nói khoảng 20 ngàn từ trong khi đó đàn ông chỉ khoảng 7
ngàn từ. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, đó là do nữ giới có nhiều protein
ngôn ngữ. Khả năng xúc cảm của đàn bà cũng vượt trội đàn ông và đó cũng
là một trong những lý do khiến họ trở nên “lắm điều”.
Nói nhiều hơn nam giới tới… 13.000 từ/ngày
BS Hoàng Xuân Đại cho biết, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ với nữ giới, họ phát hiện có một “protein ngôn ngữ” đặc biệt trong não bộ vì thế ta thường thấy phụ nữ thường nói nhiều hơn đàn ông. Chính thế mà các cụ xưa vẫn nói: “Chỉ cần 3 người nữ tụ họp cùng nhau, thêm vài con vịt nữa là thành chợ”.
Nói nhiều hơn nam giới tới… 13.000 từ/ngày
BS Hoàng Xuân Đại cho biết, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ với nữ giới, họ phát hiện có một “protein ngôn ngữ” đặc biệt trong não bộ vì thế ta thường thấy phụ nữ thường nói nhiều hơn đàn ông. Chính thế mà các cụ xưa vẫn nói: “Chỉ cần 3 người nữ tụ họp cùng nhau, thêm vài con vịt nữa là thành chợ”.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thần kinh và tâm lý học đến từ
trường Đại học Maryland (Mỹ), não phụ nữ có chứa nhiều protein Foxp2 hơn
so với não của đàn ông. Foxp2 là loại protein tập trung trong một vùng
não đóng vai trò chủ chốt đối với hoạt động ngôn ngữ của con người. Điều
này hoàn toàn ngược lại ở chuột, vì lượng “protein ngôn ngữ” được phát
hiện tồn tại nhiều hơn trong não của các con đực.
Thông qua các thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu nhận thấy, những con chuột đực “lắm mồm” hơn chuột cái vì sở hữu lượng protein Foxp2 cao gấp 2 lần trong bộ não. Tuy nhiên, ở người, đàn ông dường như “kiệm lời” hơn vì có lượng protein này thấp hơn tới 30% so với phụ nữ. Kết quả nghiên cứu mới đã giúp lý giải căn nguyên cho một phát hiện trước đó rằng, phụ nữ thường nói khoảng 20.000 từ mỗi ngày, nhiều hơn nam giới tới… 13.000 từ.
GS Margaret McCarthy, người đứng đầu nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên báo cáo về sự khác biệt giới tính trong biểu hiện của một protein có liên quan đến ngôn ngữ ở người và động vật. Sự khác biệt giới tính trong não và hành vi phổ biến hơn và được hình thành sớm hơn phỏng đoán trước đây của chúng ta. FOXP2 đóng vai trò như một thành phần sinh lý học, tạo nên sự khác biệt giới tính trong giao tiếp bằng âm thanh ở động vật có vú.
Nói nhiều hay ít là do gen quy định
GS Lê Đình Lương, Tổng Thư ký Hội Di truyền học Việt Nam cho biết, sự khác biệt của nam và nữ là do tạo hóa. Nhưng ở người, không có biểu hiện nào là không liên quan đến gen.. Phụ nữ nói nhiều, phụ nữ nông cạn, hời hợt… có một phần là biểu hiện của gen.
Theo GS Lê Đình Lương, việc nói nhiều hay nói ít ở đàn ông hay đàn bà không liên quan gì đến việc đàn ông hay phụ nữ thông minh hơn. Do vậy, câu nói: “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” không liên quan đến tần suất nói của đàn bà.
Thông qua các thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu nhận thấy, những con chuột đực “lắm mồm” hơn chuột cái vì sở hữu lượng protein Foxp2 cao gấp 2 lần trong bộ não. Tuy nhiên, ở người, đàn ông dường như “kiệm lời” hơn vì có lượng protein này thấp hơn tới 30% so với phụ nữ. Kết quả nghiên cứu mới đã giúp lý giải căn nguyên cho một phát hiện trước đó rằng, phụ nữ thường nói khoảng 20.000 từ mỗi ngày, nhiều hơn nam giới tới… 13.000 từ.
GS Margaret McCarthy, người đứng đầu nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên báo cáo về sự khác biệt giới tính trong biểu hiện của một protein có liên quan đến ngôn ngữ ở người và động vật. Sự khác biệt giới tính trong não và hành vi phổ biến hơn và được hình thành sớm hơn phỏng đoán trước đây của chúng ta. FOXP2 đóng vai trò như một thành phần sinh lý học, tạo nên sự khác biệt giới tính trong giao tiếp bằng âm thanh ở động vật có vú.
Nói nhiều hay ít là do gen quy định
GS Lê Đình Lương, Tổng Thư ký Hội Di truyền học Việt Nam cho biết, sự khác biệt của nam và nữ là do tạo hóa. Nhưng ở người, không có biểu hiện nào là không liên quan đến gen.. Phụ nữ nói nhiều, phụ nữ nông cạn, hời hợt… có một phần là biểu hiện của gen.
Theo GS Lê Đình Lương, việc nói nhiều hay nói ít ở đàn ông hay đàn bà không liên quan gì đến việc đàn ông hay phụ nữ thông minh hơn. Do vậy, câu nói: “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” không liên quan đến tần suất nói của đàn bà.
Lý giải sự "lắm điều" ở đàn bà
Thực tế, những khác biệt giữa hai giới cần có những nghiên cứu rất
sâu mới có thể kết luận được. Tuy nhiên, yếu tố gen + môi trường sẽ bằng
biểu hiện ra bên ngoài của mỗi con người. Ví dụ như trí thông minh, nếu
không có môi trường, không được giáo dục, rèn giũa thì gen đó cũng
không biểu hiện được thành tính trạng nổi trội. Hoặc là khả năng lãnh
đạo, quản lý, cũng là có yếu tố gen tác động, nhưng cũng phải có điều
kiện ngoại cảnh, được nuôi dưỡng, được trau dồi thì mới phát triển được.
Do vậy, khả năng nói nhiều cũng liên quan rất nhiều đến yếu tố môi
trường, công việc, quan niệm sống của xã hội mà được hình thành.
Nói nhiều do giác quan nhạy bén hơn đàn ông
Theo ThS Thạch Mai Hoàng, Bộ môn Nhân học, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, về mặt sinh học, phụ nữ “lắm điều” có thể là do họ mạnh về một số giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác. Do vậy, họ khá nhạy bén trong việc cảm nhận và quan sát tỉ mỉ các sự vật hiện tượng hơn đàn ông. Nói cách khác, đa số phụ nữ hay để ý tới những chi tiết hơn là tổng thể vì họ nạp quá nhiều thông tin như vậy vào bộ não. Phụ nữ có thiên chức sinh nở và nuôi dưỡng con cái nên có nhiều công việc hàng ngày vụn vặt hơn đàn ông, vì thế mà họ hay để ý tới nhiều sự kiện nhỏ.
Còn về sự khác biệt trong cấu tạo não bộ thì cũng đã có nhiều nghiên cứu được đặt ra. Đàn ông thiên về tư duy lý tính, phụ nữ thiên về tư duy xúc cảm, đó là sự khác nhau cơ bản giữa hai giới dẫn tới những biểu hiện bề ngoài như chúng ta vẫn nhìn thấy. Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế, được sản xuất ngay từ nhỏ từ tuyến sinh dục, các hormon tác động lên một loạt các đặc trưng cơ thể. Nhưng nó cũng tác động lên thái độ của từng giới. Người ta có thể quan sát thấy rằng, các cô bé bị tăng sản bẩm sinh tuyến thượng thận, một căn bệnh có nguyên nhân từ sự phơi nhiễm mạnh testosterone trong quá trình phát triển trước khi sinh, hành xử giống như các cậu bé: Hung hăng hơn, quan tâm đến thể thao và các trò chơi dành cho các cậu bé.
Một số khác biệt thú vị về giới
Không chỉ khác nhau về sự lắm điều, giữa đàn ông và đàn bà còn có khá nhiều khác biệt thú vị. Chẳng hạn khi đàn ông nắm tay lại, ngón cái sẽ ở đốt trên của ngón trỏ và ngón giữa. Còn ở phụ nữ, ngón cái sẽ nằm giữa hai ngón tay mà không cần gập, động tác đó làm cho nắm đấm của họ nhìn rất buồn cười. Hay lúc phụ nữ viết, đốt trên của ngón trỏ và ngón giữa đặt trên bút nên chúng cong không tự nhiên. Ngược lại, đàn ông giữ cho các ngón tay luôn thẳng khi cầm bút.
Nói nhiều do giác quan nhạy bén hơn đàn ông
Theo ThS Thạch Mai Hoàng, Bộ môn Nhân học, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, về mặt sinh học, phụ nữ “lắm điều” có thể là do họ mạnh về một số giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác. Do vậy, họ khá nhạy bén trong việc cảm nhận và quan sát tỉ mỉ các sự vật hiện tượng hơn đàn ông. Nói cách khác, đa số phụ nữ hay để ý tới những chi tiết hơn là tổng thể vì họ nạp quá nhiều thông tin như vậy vào bộ não. Phụ nữ có thiên chức sinh nở và nuôi dưỡng con cái nên có nhiều công việc hàng ngày vụn vặt hơn đàn ông, vì thế mà họ hay để ý tới nhiều sự kiện nhỏ.
Còn về sự khác biệt trong cấu tạo não bộ thì cũng đã có nhiều nghiên cứu được đặt ra. Đàn ông thiên về tư duy lý tính, phụ nữ thiên về tư duy xúc cảm, đó là sự khác nhau cơ bản giữa hai giới dẫn tới những biểu hiện bề ngoài như chúng ta vẫn nhìn thấy. Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế, được sản xuất ngay từ nhỏ từ tuyến sinh dục, các hormon tác động lên một loạt các đặc trưng cơ thể. Nhưng nó cũng tác động lên thái độ của từng giới. Người ta có thể quan sát thấy rằng, các cô bé bị tăng sản bẩm sinh tuyến thượng thận, một căn bệnh có nguyên nhân từ sự phơi nhiễm mạnh testosterone trong quá trình phát triển trước khi sinh, hành xử giống như các cậu bé: Hung hăng hơn, quan tâm đến thể thao và các trò chơi dành cho các cậu bé.
Một số khác biệt thú vị về giới
Không chỉ khác nhau về sự lắm điều, giữa đàn ông và đàn bà còn có khá nhiều khác biệt thú vị. Chẳng hạn khi đàn ông nắm tay lại, ngón cái sẽ ở đốt trên của ngón trỏ và ngón giữa. Còn ở phụ nữ, ngón cái sẽ nằm giữa hai ngón tay mà không cần gập, động tác đó làm cho nắm đấm của họ nhìn rất buồn cười. Hay lúc phụ nữ viết, đốt trên của ngón trỏ và ngón giữa đặt trên bút nên chúng cong không tự nhiên. Ngược lại, đàn ông giữ cho các ngón tay luôn thẳng khi cầm bút.
Sự khác biệt là người đàn ông đưa chân lên trước còn đàn bà đưa chân ra sau khi dẫm vào vật dính.
Nếu người đàn ông giẫm phải một thứ ướt ướt, dính dính, anh ta sẽ gập
đầu gối, đưa chân lên trước và quay bàn chân để xem cái gì dính vào đế
giày. Phụ nữ khi rơi vào tình huống bất lợi như vậy cũng gập đầu gối
nhưng đưa chân ra sau và nhìn đế giầy qua vai. Phụ nữ cũng thường làm
như vậy khi… hôn.
Phụ nữ hay ngồi xổm để lấy vật gì đó trên sàn nhà, trong khi đàn ông lại gập người xuống. Khi cười rúc rích, phụ nữ thường lấy tay che miệng để đề phòng các con vật nhỏ bay vào. Họ cũng có thể ngả đầu ra sau một chút lúc cười lớn hơn. Còn đàn ông không sợ vật thể bay lạ cũng như chẳng nghiêng đầu theo hướng nào khi cười.
Khi ngồi, đàn ông duỗi đầu gối để chứng tỏ với mọi người anh ta là nam giới 100%. Còn phụ nữ không bao giờ phải làm như vậy vì chỉ nhìn, người ta cũng biết đấy là phụ nữ. Phụ nữ hoàn toàn thấy bình thường khi mặc những chiếc quần chíp có dây mỏng mảnh, nhưng đàn ông có thể khó chịu đến chết nếu phải chịu đựng một chiếc dây kiểu đó ở giữa “hậu phần”.
Phái yếu thích di chuyển các ngón tay lên xuống trên chân đế ly nước khi uống. Đàn ông có xu hướng chộp ngay cái cốc uống cạn và không hề mang vẻ trầm ngâm trong lúc uống. Kể cả khi đói bụng, phụ nữ cũng sẽ cắn từng miếng nhỏ bánh. Còn đàn ông khi đói sẽ ăn ngấu nghiến miếng bánh đó càng nhanh càng tốt. Và cho dù có no đi nữa, anh ta cũng không bao giờ cắn miếng nhỏ vì chỉ thích cho miếng to vào miệng để được nhai chứ không phải nhấm nháp.
- Các chuyên gia tâm thần học kết luận, đàn ông mất nhiều thời gian hơn để đánh giá những biểu cảm trên khuôn mặt của người khác do não của họ phải làm việc gấp đôi thời gian so với phụ nữ nhằm xác định đối tượng trông thân thiện hay thông minh. Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Edinburgh (Vương quốc Anh), điều đó đã xác thực quan điểm lâu nay về khả năng “thấu cảm, biểu đạt cảm xúc và xử lý các kích thích xã hội” của cả 2 giới.
- Phụ nữ tỏ ra phản ứng nhanh hơn đàn ông đối với các cảm xúc được tiếp cận trong khi đàn ông vất vả nhất trong việc “đọc” về các cảm xúc. Đàn ông đã phát triển các chiến lược để đối phó với sự thấu cảm kém hơn của họ bằng cách hoạt hóa tích cực những khu vực đọc tín hiệu xã hội trong bộ não.
Theo BKT/tranhung09Phụ nữ hay ngồi xổm để lấy vật gì đó trên sàn nhà, trong khi đàn ông lại gập người xuống. Khi cười rúc rích, phụ nữ thường lấy tay che miệng để đề phòng các con vật nhỏ bay vào. Họ cũng có thể ngả đầu ra sau một chút lúc cười lớn hơn. Còn đàn ông không sợ vật thể bay lạ cũng như chẳng nghiêng đầu theo hướng nào khi cười.
Khi ngồi, đàn ông duỗi đầu gối để chứng tỏ với mọi người anh ta là nam giới 100%. Còn phụ nữ không bao giờ phải làm như vậy vì chỉ nhìn, người ta cũng biết đấy là phụ nữ. Phụ nữ hoàn toàn thấy bình thường khi mặc những chiếc quần chíp có dây mỏng mảnh, nhưng đàn ông có thể khó chịu đến chết nếu phải chịu đựng một chiếc dây kiểu đó ở giữa “hậu phần”.
Phái yếu thích di chuyển các ngón tay lên xuống trên chân đế ly nước khi uống. Đàn ông có xu hướng chộp ngay cái cốc uống cạn và không hề mang vẻ trầm ngâm trong lúc uống. Kể cả khi đói bụng, phụ nữ cũng sẽ cắn từng miếng nhỏ bánh. Còn đàn ông khi đói sẽ ăn ngấu nghiến miếng bánh đó càng nhanh càng tốt. Và cho dù có no đi nữa, anh ta cũng không bao giờ cắn miếng nhỏ vì chỉ thích cho miếng to vào miệng để được nhai chứ không phải nhấm nháp.
- Các chuyên gia tâm thần học kết luận, đàn ông mất nhiều thời gian hơn để đánh giá những biểu cảm trên khuôn mặt của người khác do não của họ phải làm việc gấp đôi thời gian so với phụ nữ nhằm xác định đối tượng trông thân thiện hay thông minh. Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Edinburgh (Vương quốc Anh), điều đó đã xác thực quan điểm lâu nay về khả năng “thấu cảm, biểu đạt cảm xúc và xử lý các kích thích xã hội” của cả 2 giới.
- Phụ nữ tỏ ra phản ứng nhanh hơn đàn ông đối với các cảm xúc được tiếp cận trong khi đàn ông vất vả nhất trong việc “đọc” về các cảm xúc. Đàn ông đã phát triển các chiến lược để đối phó với sự thấu cảm kém hơn của họ bằng cách hoạt hóa tích cực những khu vực đọc tín hiệu xã hội trong bộ não.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.