Thu Trang chụp ảnh đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1955. |
Từng hoạt động cách mạng, bị địch bắt tù đày rồi trở thành ký giả, tiến sĩ sử học, hiện hoa hậu đầu tiên của Việt Nam Công Thị Nghĩa (tên gọi khác là Thu Trang) định cư tại Pháp.
Bà tên là Công Thị Nghĩa, nhưng cái tên quen thuộc hơn
với đám đông lại là Thu Trang. Sinh năm 1932, quê gốc tại Hà Nội, học
xong bậc tiểu học, bà Nghĩa theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống để thuận
lợi cho công việc của thân phụ.
. |
Thụ án ở bót này một thời gian, bà bị chuyển qua Khám
Lớn - Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TP HCM - đường Lý Tự Trọng, quận
1). Khoảng cách giữa bót Catinat và Khám Lớn là không xa. Những ngày
thụ án của bà chỉ được khép lại khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thắng lý
quan tòa trong phiên xử về tội danh mà bà mắc phải.
Ra tù, với vốn chữ nghĩa sẵn có, bà tham gia một khóa
học ngắn và bắt đầu theo nghề ký giả, chuyên viết mảng văn hóa nghệ
thuật. Bà ký bút danh Thu Trang, đây là bút danh chính cho tất cả trang
viết, nghiên cứu lịch sử của bà.
Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm phát đi thông tin
sẽ tổ chức một cuộc thi hoa hậu, thành phần ban giám khảo của cuộc thi
này bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo. Trong một lần đến phỏng
vấn thành phần ban giám khảo để đưa tin, vài thành viên ban giám khảo đã
khuyên bà "Cô đẹp như vậy, nên đăng ký tham gia cuộc thi này". Nghe rủ
rê, bà đăng ký tham gia với mục đích ban đầu là… để vui.
Ngày 20/5/1955, nhân lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, tại rạp
hát Lido ở khu Chợ Lớn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam được diễn ra. Gần như
tất cả mỹ nhân đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam xuất hiện
tại cuộc thi này.
Do quan niệm ở thời điểm đó nên không có phần thi áo
tắm trong suốt cuộc thi hoa hậu. Xuất sắc vượt qua hàng loạt nhan sắc,
Thu Trang đăng quang vương miện Hoa hậu. Á hậu 1 thuộc về cô Nguyễn Thị
Ninh, người Hà Nội di cư vào Nam và Á hậu 2 là cô Ngô Yên Thu, người Cần
Thơ.
Bà Thu Trang đoạt ngôi Hoa hậu, với những thông số mà
xét ở thời điểm này rất khó để đạt chuẩn, nhất là về chiều cao. Bà chỉ
cao 1,61m, số đo 3 vòng là 86-62-88.
Phần thưởng cho danh hiệu Hoa hậu mà bà sở hữu là
chiếc môtô hiệu Lambretta, kiềng vàng, nước hoa và nhiều loại mỹ phẩm
danh tiếng.Cũng như trào lưu bây giờ, bà trở thành nữ diễn viên trong
nhiều bộ phim của Sài Gòn thời điểm đó. Năm 1956, bà đảm nhiệm các vai
diễn trong nhiều bộ phim, như Chúng tôi muốn sống (đạo diễn Vĩnh Noãn), Lục Vân Tiên (đạo diễn Tống Ngọc Hạp)…
Đầu năm 1957, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp mang theo
bộ phim Lục Vân Tiên sang Nhật để làm hậu kỳ. Đồng thời, cũng là để
tham gia Đại hội Điện ảnh châu Á đang được tổ chức tại đây. Gần một
tháng ở Nhật cùng với đạo diễn Tống Ngọc Hạp, lửa gần rơm lâu ngày cũng
bén, giữa bà và đạo diễn nảy sinh tình cảm. Bà có mang.
Bà Thu Trang và con trai tại Pháp. |
Về lại Sài Gòn, bà liên tiếp hứng chịu sự chỉ trích
của dư luận. Đơn giản, đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ và con. Mặc cho
điều đó, bà vẫn kiên quyết giữ lại đứa con. Sau này, bà vẫn cho con theo
họ của bố, bà đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên. Cái tên như lưu dấu kỷ
niệm về tình cảm mà bà dành cho đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Rất nhiều năm
sau, bà vẫn không oán trách vị đạo diễn này bất cứ lời nào.
Là một mỹ nhân, lại đang trên đà danh vọng, đột nhiên
lâm vào tình cảnh "không chồng mà có con", thế nhưng không vì vậy mà sức
quyến rũ của bà đối với người khác giới suy chuyển. Một trong những
người đàn ông rất nổi tiếng mê đắm bà đến quên ăn quên ngủ chính là thi
sĩ Bùi Giáng.
Giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đoán chắc câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng là "Còn hai con mắt, khóc người một con"
chính là viết cho riêng bà. "Khóc người một con", tức là thương cảm cho
người phụ nữ có một con, chứ không liên quan gì đến chuyện… nhãn cầu.
Thi sĩ Bùi Giáng còn viết nhiều bài thơ khác cho bà,
có bài công bố, có bài không. Trong tập "Mưa nguồn" của thi sĩ Bùi
Giáng, in năm 1962, ông có viết tặng bà như sau: "Không biết nữa trời
tròn hay méo/ Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/ Anh ngó lên trời mây gió
gửi nhau bay/ Trời bên kia/ Nhan sắc ở bên này".
Họa sĩ Bửu Ý có công bố bài thơ do họa sĩ chép lại mà
thi sĩ Bùi Giáng làm riêng cho bà với tựa đề chính là Thu Trang, với
những câu thấm đẫm tình cảm tuyệt vọng lẫn hờn trách: "Trang của tờ
giấy cũ/ Của vầng tóc ban đầu/ Trang của hồi vàng tụ/ Về mệt mỏi mai
sau/ Anh nhớ em vô cùng/ Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/
Trang ồ, Trang rất tệ".
Tiến sĩ Thu Trang trong một lần giảng dạy tại Việt Nam. |
Với đạo luật 10/59, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu
quá trình xét lại tội danh với tất cả người từng tham gia cách mạng.
Nhiều người từng hoạt động chung khuyên bà nên rời khỏi Sài Gòn càng sớm
càng tốt để tránh sự trả thù. Năm 1961, nhận lời mời tham dự tuần lễ
phim ảnh tại Pháp, bà đã rời Sài Gòn và định cư lâu dài tại đất nước
này.
Sang Pháp, bà không tham gia bất cứ hoạt động nghệ
thuật cũng như điện ảnh nào.Thay vào đó, bà quay trở lại thú đam mê thời
con gái là viết và nghiên cứu lịch sử. Bà đăng ký theo học chính quy.
Năm 1978, bà bảo vệ thành công đề tài "Những hoạt động của Phan Châu
Trinh" và trở thành tiến sĩ sử học tại ĐH Paris VII. Bà còn viết nhiều
sách nghiên cứu về quá trình hoạt động của nhiều nhà cách mạng khác.
Nghiên cứu của bà được in thành sách và được dịch ra tiếng Việt.
Vì nhiều lý do, trong suốt thời gian học tập và sinh
sống ở Pháp, bà không tiết lộ thân phận hoa hậu của mình, chỉ một số rất
ít người biết bà là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Sau này, bà có về
Việt Nam để tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước.
Bà viết trong hồi ký của mình về Bùi Giáng vào một
ngày mưa đến thăm bà, khi thi sĩ biết bà sắp sang Pháp. Bằng cảm quan
của một nghệ sĩ lớn, ông biết bà đi là không trở lại. Bà viết: "Tôi hơi
ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn
nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi
dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng
lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!".
Nguồn: Theo An ninh thế giới
Nguồn: Theo An ninh thế giới
Bài viết hay, cảm động. Lại liên tưởng nếu bà Thu Trang giờ chỉ cần tham gia biểu tình chống TRung Quốc, chứ ko cần chống phá nhà nước XHCN như bà hoạt động chống cđ SG trước đây, làm gì bà có cơ hội đội vương miện hoa hậu...Thêm bằng chứng nữa cho thấy cđ VNCH tốt đẹp biết bao!... AFR Dân Nguyễn
Trả lờiXóa