Trong số nhiều tin tức đang nỗi lên về tinh hình tăng cường lực lượng hải giám, hải quân quân đồng thời với "chiến tranh bản đồ" của Trung Quốc tại Biển Đông, nhận định dưới đây của một chuyên gia Đài Loan là rất đáng tham khảo (Bách Việt).
GDVN.Thứ hai 14/01/2013 07:06
-
Tàu khu trục Nam Kinh của Hạm đội Nam Hải đã nghỉ hưu ngày 26/9/2012 và đã gia nhập đội tàu Hải giám Trung Quốc. |
Bài viết cho rằng, Trung Quốc đã và đang không ngừng tăng cường áp đặt chủ trương, lập trường của họ ở các khu vực tranh chấp trên biển. Hơn nữa, gần đây các nguồn tin cho biết, Cục Hải giám Trung Quốc đã tiếp nhận 11 tàu chiến nghỉ hưu từ Hải quân Trung Quốc.
Một số nhà quan sát chỉ ra, động thái tiếp nhận tàu chiến mới của những cơ quan dân sự (trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc) này đã gây lo ngại cho dư luận. Hơn nữa còn có dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh đang mất đi sự nhẫn nại, sẵn sàng nâng các cuộc tranh chấp lãnh thổ lên cấp độ mới, có thể là hiếu chiến hơn.
Bài viết cho rằng, những tàu chiến nghỉ hưu này đã được cải tạo, tân trang, sau đó bàn giao cho Cục hải giám Trung Quốc, gồm có 2 tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Đại Type 051 (tàu Nam Ninh và tàu Nam Kinh), cùng với tàu chấp pháp, tàu kéo và tàu phá băng.
Tàu khu trục tên lửa Nam Kinh, Type 051, số hiệu 162, đã nghỉ hưu và đã biên chế cho Hải giám Trung Quốc |
Hiện nay, Bộ Quốc phòng và Cục Hải giám Trung Quốc còn chưa có bình luận gì về việc bàn giao những tàu chiến nghỉ hưu vừa qua.
Tuy nhiên, Úc Chí Vinh, nhà nghiên cứu Trung tâm phát triển biển Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, khả năng đảm đương các nhiệm vụ của Cục Hải giám Trung Quốc đã được cải thiện.
Bài viết tuyên truyền cho rằng, từ năm 2000 đến nay, tổng cộng có 13 tàu chiến đã gia nhập vào đội tàu của Cục Hải giám Trung Quốc. Việc biên chế những tàu chiến này chủ yếu là để “đáp trả” lại việc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản trang bị những tàu chiến tương đối lớn.
Tàu Hải giám 75 Trung Quốc xuống tận vùng
biển bãi đá ngầm Tăng Mẫu để tiến hành cái gọi là "tuần tra bảo vệ chủ
quyền". Trung Quốc thực sự có tham vọng hiện thực hóa "đường lưỡi bò" - cái ranh giới bất chấp thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển Đông, có nghĩa là bất chấp luật pháp quốc tế. |
Hơn nữa, những năm gần đây, Trung tâm chỉ huy ngư chính Trung Quốc cũng liên tục được bổ sung thêm các tàu chiến nghỉ hưu. Đội tàu của tổ chức này chủ yếu hoạt động (trái phép) ở vùng biển lân cận quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam) và quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát.
Cũng giống như Nhật Bản, hiện nay Trung Quốc cũng “không điều tàu chiến của lực lượng hải quân đến các khu vực tranh chấp” để tránh mang tiếng dùng sức mạnh hải quân để leo thang xung đột (nhưng lại đang khoác áo “dân sự” cho các tàu chiến, biên chế cho Hải giám, Ngư chính, Cảnh sát biển...).
Một số nhà quan sát chỉ ra, những tổ chức dân sự trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tiếp nhận tàu chiến mới là một động thái đáng quan ngại chưa từng có, hơn nữa có dấu hiệu còn cho thấy, Bắc Kinh đang mất đi kiên nhẫn, sẵn sàng đưa các cuộc tranh chấp lãnh thổ lên cấp độ mới, có lẽ là hiếu chiến hơn.
Các lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc như Ngư chính, Hải giám, Cảnh sát biển gần đây liên tiếp được biên chế tàu cỡ lớn, nhất là tiếp nhận các tàu chiến cũ của Hải quân nước này. Trong hình là tàu Ngư chính 206 có lượng giãn nước tới 5.800 tấn, vốn là tàu chiến cũ. |
Với lối nói “mẹ hát con khen hay”, La Viện tự cho rằng, trước năm 2012, trong tranh chấp trên biển, Trung Quốc áp dụng chính sách “tự kiềm chế, gác lại tranh chấp, xử lý tranh chấp bằng phương thức hòa bình”.
Tiếp theo, ông tướng La Viện lại “gắp lửa bỏ tay người”, chỉ trích rằng, các nước liên quan tranh chấp đã hoàn toàn không “gác lại tranh chấp”, ngược lại đã áp dụng các hành động “chống Trung Quốc” đơn phương và các hành vi “khiêu khích” để thúc đẩy tranh chấp.
La Viện dự đoán, bắt đầu từ năm 2012, tất cả các nước có liên quan đều đã bước vào một thời kỳ có rủi ro cao và cạnh tranh quyết liệt.
Theo bài viết, gần đây, Trung Quốc ngày càng mạnh bạo và liên tiếp xâm phạm vùng biển đảo Senkaku cả trên biển và trên không. Cuối tháng 12/2012, Trung Quốc còn tuyên bố, có kế hoạch chi 1,6 tỷ USD cho xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở ở một phần các hòn đảo trên biển Đông (bất hợp pháp), tạo một cơ sở cho cái gọi là “phát triển lâu dài" thành phố phi pháp Tam Sa.
Gần đây, Hải quân Trung Quốc liên tiếp biên chế mới tàu hộ vệ tên lửa, tàu khu trục tên lửa, tàu vận tải đổ bộ... Trung Quốc đang ưu tiên cho những loại tàu chiến có khả năng tác chiến ở khu vực duyên hải, những vùng biển gần như biển Đông. |
Cuối cùng, theo bài viết, trừ phi các biện pháp “phô diễn cơ bắp” của Bắc Kinh có thể buộc các nước chủ trương chủ quyền ở khu vực tranh chấp “chùn bước”, nếu không, năm 2013, hành động quân sự hóa của Cục Hải giám Trung Quốc sẽ không dừng lại.
Do Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thề sẽ tăng chi tiêu quốc phòng và từ chối nhượng bộ trong xung đột ở đảo Senkaku, vì vậy khả năng leo thang xung đột ở biển Hoa Đông sẽ tăng cao.
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển. |
* Trích
dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải
chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo
Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi
comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam
luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng
pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ
tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện.
Chân thành cảm ơn độc giả!
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/32.gd
--------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.