Trước tình hình dư luận đang xôn xao xung quanh sự kiện nghi tham nhũng khiến chính phủ Đan Mạch quyết định cắt tài trợ cho 3 dự án ở Việt Nam, đã có ngay sự thanh minh đồng loạt từ phía các quan chức dự án Việt Nam.
Hy vọng những lời thanh minh của họ là sự thật, hoặc ít ra cũng góp phần "làm chìm" sự kiện mang tầm quốc tế này giữa lúc đất nước đang đứng trước mấy vụ tham nhũng quốc nội tầy đình mang họ "Vina..." . Nhưng có một chi tiết khiến dư luận khó đồng tình. Đó là bên cạnh những lời hay ý đẹp của các vị chức trách Việt Nam đều là một cách lập luận "dấu đầu hở đuôi" như thường lệ. Xin trích ra đây lời của một vị phó GĐ dự án nói: “Cán bộ khoa học hiện nay không thể sống bằng lương được, vì thế khi có dự án thì họ phải làm thêm thông qua các hợp đồng này. Bản thân tôi cũng nhận hai khoản, một là lương của viện, một là khoản “bù lương” mà phía Đan Mạch đã chấp thuận là 300 đôla/tháng, chứ không phải hai lương như kiểm toán nói” – theo BáoTT hôm nay 04/6/2012.
Mọtt chi tiết khác đáng chú ý là, vị phó GĐ này cũng là người có cô con gái “tình cờ” trúng tuyển học bổng của Đan Mạch đúng vào thời kỳ dự án đang vận hành, và việc này cũng bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan kiểm toán Đan Mạch.
Lời giải thích trên đây có nghĩa: Lương không đủ sống là lý do để vị phó GĐ phải được "bù lương" bằng tiền lấy từ nguồn tài trợ dự án. Có lẽ đây cũng là cách hiểu phổ biến trong giới công chức Việt Nam ngày nay(?). Đó là một hậu quả của cả quá trình lương không đủ sống kéo dài 1/2 thế kỷ, mà trong quá trình đó, tham nhũng đã được "thể chế hóa" dưới những quy định khác nhau cho phép các cơ quan công quyền, kể cả các viện nghiên cứu, được "làm ba lợi ích" hoặc được trích tỷ lệ % từ nguồn thu để bù vào lương,v.v... Rốt cuộc những quy định lúc đầu chỉ là tạm thời như những giải pháp tình huống thì giờ đây đã trở thành chính thức tạo cơ sở pháp lý cho công chức có quyền được "bù lương" vào đồng lương bao giờ cũng có "phần cứng" và "phần mềm"; và theo đó tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng có quyền "làm kinh tế tập thể" hoặc xè xẻn các nguồn công quỹ. Có lẽ không mấy nước nào trên thế giới mà người công chức lại được sử dụng quyền hạn, thời giờ và công sản để kiếm thêm thu nhập như thế . Đó chính là cái kẻ hở mà từ con kiến đến con voi đều có thể chui qua vừa khít! Suy cho cùng, đã là quan chức Việt Nam thì ít nhiều đều can dự vào vấn nạn tham nhũng dù vô tình hay cố ý. Và đó là môi trường mà "sờ đâu cũng thấy tham nhũng".
Đối với người Việt Nam cách hiểu như ông phói GĐ có thể là bình thường. Nhưng với quốc tế, không thể có một chế độ lương công chức nhập nằng như vậy. Đây chính là một lỗi trong cái gọi là "lỗi hệ thống" mơ hồ lâu nay. Nó chỉ có thể được chỉnh sữa bởi chính những người đứng đầu hệ thống, trong đó một việc không thể trì hoãn là thiết lập một chế độ lương công chức nghiêm chỉnh. Điều mà vị phó GĐ đã "vô tư" nói ra trên đây có thể là bình thường trong điều kiện Việt Nam, nhưng là điều mà các công tố viên tại các tòa án quốc tế thường khuyên kẻ phạm tội: Hãy đừng nói gì, vì những gì ông /bà nói ra sẽ có thể chống lại ông/bà! ./.
Hy vọng những lời thanh minh của họ là sự thật, hoặc ít ra cũng góp phần "làm chìm" sự kiện mang tầm quốc tế này giữa lúc đất nước đang đứng trước mấy vụ tham nhũng quốc nội tầy đình mang họ "Vina..." . Nhưng có một chi tiết khiến dư luận khó đồng tình. Đó là bên cạnh những lời hay ý đẹp của các vị chức trách Việt Nam đều là một cách lập luận "dấu đầu hở đuôi" như thường lệ. Xin trích ra đây lời của một vị phó GĐ dự án nói: “Cán bộ khoa học hiện nay không thể sống bằng lương được, vì thế khi có dự án thì họ phải làm thêm thông qua các hợp đồng này. Bản thân tôi cũng nhận hai khoản, một là lương của viện, một là khoản “bù lương” mà phía Đan Mạch đã chấp thuận là 300 đôla/tháng, chứ không phải hai lương như kiểm toán nói” – theo BáoTT hôm nay 04/6/2012.
Mọtt chi tiết khác đáng chú ý là, vị phó GĐ này cũng là người có cô con gái “tình cờ” trúng tuyển học bổng của Đan Mạch đúng vào thời kỳ dự án đang vận hành, và việc này cũng bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan kiểm toán Đan Mạch.
Lời giải thích trên đây có nghĩa: Lương không đủ sống là lý do để vị phó GĐ phải được "bù lương" bằng tiền lấy từ nguồn tài trợ dự án. Có lẽ đây cũng là cách hiểu phổ biến trong giới công chức Việt Nam ngày nay(?). Đó là một hậu quả của cả quá trình lương không đủ sống kéo dài 1/2 thế kỷ, mà trong quá trình đó, tham nhũng đã được "thể chế hóa" dưới những quy định khác nhau cho phép các cơ quan công quyền, kể cả các viện nghiên cứu, được "làm ba lợi ích" hoặc được trích tỷ lệ % từ nguồn thu để bù vào lương,v.v... Rốt cuộc những quy định lúc đầu chỉ là tạm thời như những giải pháp tình huống thì giờ đây đã trở thành chính thức tạo cơ sở pháp lý cho công chức có quyền được "bù lương" vào đồng lương bao giờ cũng có "phần cứng" và "phần mềm"; và theo đó tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng có quyền "làm kinh tế tập thể" hoặc xè xẻn các nguồn công quỹ. Có lẽ không mấy nước nào trên thế giới mà người công chức lại được sử dụng quyền hạn, thời giờ và công sản để kiếm thêm thu nhập như thế . Đó chính là cái kẻ hở mà từ con kiến đến con voi đều có thể chui qua vừa khít! Suy cho cùng, đã là quan chức Việt Nam thì ít nhiều đều can dự vào vấn nạn tham nhũng dù vô tình hay cố ý. Và đó là môi trường mà "sờ đâu cũng thấy tham nhũng".
Đối với người Việt Nam cách hiểu như ông phói GĐ có thể là bình thường. Nhưng với quốc tế, không thể có một chế độ lương công chức nhập nằng như vậy. Đây chính là một lỗi trong cái gọi là "lỗi hệ thống" mơ hồ lâu nay. Nó chỉ có thể được chỉnh sữa bởi chính những người đứng đầu hệ thống, trong đó một việc không thể trì hoãn là thiết lập một chế độ lương công chức nghiêm chỉnh. Điều mà vị phó GĐ đã "vô tư" nói ra trên đây có thể là bình thường trong điều kiện Việt Nam, nhưng là điều mà các công tố viên tại các tòa án quốc tế thường khuyên kẻ phạm tội: Hãy đừng nói gì, vì những gì ông /bà nói ra sẽ có thể chống lại ông/bà! ./.
Đây là 1 thực tế ở VN cần được các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể. Bình thường, nếu 1 dự án thuê người làm toàn thời gian thì ko có gì phải bàn cãi, vì sẽ có mức lương trả cho họ mà trong hợp đồng của dự án ghi rõ. Vấn đề là ko thể thuê 100% người ngoài được, vì như vậy thì gần như là thành lập 1 cơ quan mới. Thông thường, dự án muốn hoạt động được phải cần cán bộ có chuyên môn, đang là công chức trong cơ quan đối tác với nhà tài trợ. Vậy tiền thù lao sẽ được trả thế nào? Nếu nói họ ăn lương nhà nước rồi, ko được lãnh tiền thù lao từ dự án, sẽ ko ai đồng ý làm. Vì dự án là 1 hoạt động mới, phải bỏ rất nhiều tâm huyết, chất xám, công tổ chức thực hiện, viết báo cáo v.v... vô số việc. Nếu ko có thù lao thêm, thì hóa ra anh có công khai phá cái mới cũng hưởng lương như khi anh ko phải làm thêm việc dự án. Nên nhớ là người CB làm dự án, thường vẫn đảm nhiệm các nhiệm vụ như cũ trong cơ quan. Vì ko thể tuyển người thêm để làm phần việc của anh làm DA, do cơ chế biên chế, và các tiêu chuẩn về chuyên môn khác.
Trả lờiXóaVì vậy, thực ra chỉ 1 số lãnh đạo có thêm tiền thù lao dự án, nhưng thực tế chỉ chịu trách nhiệm pháp lý qua việc ký hợp đồng với nhà tài trợ, là ít thêm việc thôi. Còn cán bộ dự án kiêm nhiệm, thì thật sự là hàng núi việc chất lên vai. Nhà tài trợ cũng hiểu điều này nên thường có khoản thù lao cho CB dự án. Với 200-300$/tháng thì ko thể gọi là lương được. Với khoản tiền này, thuê 1 chuyên gia (thực hiện chuyên môn đặc thù)làm toàn thời gian cho DA cũng ko bao giờ thuê được.
Cho nên, chính Bộ TC nên xem xét lại các quy định về tiền lương, tiền thù lao, trách nhiệm của người làm DA, làm sao cho hợp lý, để người CB làm DA có lãnh thù lao từ nhà tài trợ là điều hợp pháp.
Tham nhũng là anh hưởng tiền mà ko làm gì, hoặc ko tương xứng với công sức góp cho DA. Hoặc như trên, cho con hưởng học bổng từ DA sau đó bỏ cơ quan.
Bạn Góp lời đã nói lại đúng điều đã được nói rõ: "Đối với người Việt Nam cách hiểu như ông phó GĐ có thể là bình thường. Nhưng với quốc tế, không thể có một chế độ lương công nhập nhằng như vậy. Đây chính là một lỗi trong cái gọi là "lỗi hệ thống" mơ hồ lâu nay".
Trả lờiXóaTôi đã từng làm việc 5 năm cho một dự án của LHQ. Lương rất rõ ràng tách bạch: NPC (National Project Coordinator - Điều phối viên QG) làm việc toàn tg lãnh đủ lương bằng USD theo dòng tiền có sẵn của dự án, NPD (National Project Director - GĐ DA QG) kiêm nhiệm thì lãnh lương phía nhà nước (GĐ sở). Tất cả công việc liên quan cần làm đề có chi phí và được trả theo HĐ thuê cho các tổ chức, công ty... thực hiện.
Việc trả lương hay chi phí thuê làm việc (phải có sản phẩm được nghiệm thu) đều xác định ngay từ đầu trong qui định kinh phí của dự án, người điều hành bắt buộc phải tuân thủ khi sử dụng chi trả. Khi bên kiểm toán độc lập đã phát hiện có sai lệch là họ so sánh với qui định của dự án đã được hai CP ký kết thỏa thuận.
Mọi cách hiểu khác hoặc biện hộ đã được tác giả nêu chính xác ở tiêu đề: "Không biết tham nhũng là gì?"
Chính xác phải hiểu là: có 2 cách trả thù lao làm DA
Trả lờiXóa- Thuê CB làm toàn TG cho DA: theo mức lương được quy định trong HĐ. Thông thường, tùy vị trí, tùy công việc, nhưng với 1 chuyên gia có trình độ tiến sĩ, khó có thể đưới 1000$/tháng.
- Thuê CB kiêm nhiệm, thì lương cứng theo bậc lương, do nhà nước trả. Làm bán TG cho DA, thù lao tượng trưng (200-300$/tháng) với trình độ TS.
Vậy nếu ko cho CB có trình độ như thế này làm bán TG cho DA, thì đi thuê riêng người làm toàn TG. Với những DA đặc thù, cần người có chuyên ngành đúng, trình độ cao, thì rất khó tuyển được đúng người. Trả theo cách trả lương bán TG là nhà tài trợ đã tiết kiệm được khoản tiền ko nhỏ cho việc trả lương.
- Còn ai nói, ăn lương NN rồi, nhiệm vụ của anh phải làm DA, thì cứ thông báo ra ai sẽ xung phong làm, và làm với chất lượng ra sao? Nên nhớ, làm DA ko phải là làm 1 công việc cũ, mà là khai quang 1 con đường mới, với rất nhiều công sức, tâm huyết, trí tuệ, mồ hôi đổ ra.
Nhà tài trợ họ rất hiểu điểu đó, nên mới có mức thù lao cho người bán TG. Chỉ có quy định của NN là chưa rõ mà thôi. Còn tham nhũng là chuyện như trên bác "Góp lời" đã nói.
Các bác cứ bàn xa xôi làm gì vì,vô tình hay cố ý,đã muốn lẫn tránh thực tế với cái cụ thể nằm ngay trước mắt !
Trả lờiXóaĐó là cần điều chỉnh lương bỗng cho thích hợp với nghành
nghề quan trọng đối với sự phát triển xã hội.Những nghề
quan trọng như giáo dục,y tế là 2 lãnh vực cốt lõi giúp
một nước tiến lên (2 lãnh vực đều thuộc về tri thức căn
bản bảo đảm cho việc áp dụng lý thuyết vào thực hành).
Trước 1975,miền Nam theo chế độ dân chủ tư sản đã có bậc
lương vào hạng cao nhất dành cho giáo dục và y tế.Cả thày giáo và thầy thuốc đều không phải lo sinh kế nên đã dành
hết thì giờ phục vụ việc công một cách có năng suất.
Muốn bảo đảm 2 lãnh vực này hoạt động hữu hiệu,thiết nghĩ
là phải có tài chính nhưng muốn thế thì cần phải đơn giản
hóa bộ máy hết sức cồng kềnh hiện nay khi người dân è cổ
nuôi những cán bộ đẻ ra nghị quyết,chính sách đè đầu bóp
miệng nhân dân,để hưởng đặc quyền đặc lợi một cách phung phí tiền thuế lẫn tiền cầu viện quốc tế !