Đại sứ quán VN tại Copenhagen |
Đó là tin đã được loan báo khá rộng tại Đan Mạch, London và Hà Nội. Báo Thanh niên ngày 01/06/2012 cho biết Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội xác nhận về thông tin được đăng tải trên tờ The Copenhagen Post
ngày 30.5 về việc Đan Mạch đã quyết định ngừng 3 dự án
viện trợ liên quan đến biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Quyết định này
được đưa ra sau khi một điều tra độc lập do Công ty kiểm toán Price
Waterhouse Coopers (PWC) thực hiện phát hiện có một số vấn đề bất thường
tại các dự án này.
Theo đó, việc sử dụng sai nguồn vốn bao gồm chi vượt mức thực tế cho
các dịch vụ tại chỗ, các hợp đồng dịch vụ đáng nghi vấn, chênh lệch giữa
sổ sách của dự án và mức chi được ủy quyền. Theo The Copenhagen Post,
lượng vốn bị sử dụng sai mục đích vẫn đang được điều tra, nhưng có thể
lên tới 3,3 triệu kroner (khoảng 11,5 tỉ đồng). Bộ trưởng Bộ Phát triển
Đan Mạch Christian Friis Bach đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam hỗ trợ việc
điều tra.
Đại sứ quán Đan Mạch cũng cho biết thông tin chi tiết về việc này sẽ được sứ quán công bố vào hôm nay, 1.6.
Trả lời Báo Thanh Niên, bà Vũ Thị Thu Nguyệt, người phụ
trách truyền thông của Công ty PWC Việt Nam cho biết điều tra độc lập
trên không phải do PWC Việt Nam thực hiện mà do một đơn vị khác thuộc
PWC quốc tế đảm trách.
Ông Lương Văn Thắng, Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Khoa học - Công
nghệ) xác nhận, năm 2008, Việt Nam ký kết hiệp định hợp tác với chính
phủ Đan Mạnh về chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu liên quan đến
biến đổi khí hậu. Ông Thắng cho hay, theo quy trình dự án ODA, Bộ Khoa
học - Công nghệ là cơ quan điều phối, còn việc ký kết và các điều khoản
được ký kết trực tiếp với cơ quan chủ quản các đơn vị thực hiện. Cụ thể,
có 4 dự án bao gồm: “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng
đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” do ĐH Quốc gia
Hà Nội là cơ quan chủ quản; dự án “Tạo giống lúa chịu ngập chìm và mặn
thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng đồng bằng ven biển”
do Bộ NN-PTNT làm chủ quản. Hai dự án: "Biến đổi khí hậu và các hệ sinh
thái vùng cửa sông của Việt Nam" và "Đánh giá những tác động của biến
đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển KT-XH ở
trung Trung bộ" do Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam làm chủ quản. Tổng
kinh phí viện trợ không hoàn lại cho 4 dự án trên là hơn 18 triệu
kroner (khoảng 62,5 tỉ đồng). Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á
được Đan Mạch triển khai chương trình nghiên cứu ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Được biết, Đan Mạch tuy là nước nhỏ nhưng có thế mạnh vượt trội về công nghệ cao và công nghệ sạch. Bên cạnh hàng trăm triệu đô la đầu tư vào các dự án phát triển tại VN hàng năm, Đan Mạch vẫn giành choVN một khoản một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá gần 50 triệu đô la mỗi năm trong nhièu năm nay, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nước sạch, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Tuy hiên, trong những năm gần đây chính phủ Đan Mạch đã nhiều lần định cắt viện trợ cho VN,một trong những lý do là tham nhũng. Mỗi lần như vậy, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đều ra sức vận động thuyết phục phía bạn để duy trì viện trợ. Sự kiện lần này là một thất bại "đầy ý nghĩa" đối với các nhà chức trách Việt Nam, đặc biệt nó diễn ra ngay sau khi hai nước vừa đạt được thỏa thuân "đối tác chiến lược về môi trường" vào năm 2011. Đây cũng là một đòn giáng thêm vào uy tín quốc tế của VN sau nhiều vụ tham nhũng nghiêm trong trong nước.
Dù sao đây cũng là một bài học, một kinh nghiệm rất thiết thực cho người Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đó là cái cách mà cơ quan chống tham nhũng Đan Mạch tiến hành rất chuyên nghiệp, kiên quyết, kịp thời và chính xác. Âu đây cũng chính là một hình thức viện trợ mà VN đang rất cần!
Được biết, Đan Mạch tuy là nước nhỏ nhưng có thế mạnh vượt trội về công nghệ cao và công nghệ sạch. Bên cạnh hàng trăm triệu đô la đầu tư vào các dự án phát triển tại VN hàng năm, Đan Mạch vẫn giành choVN một khoản một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá gần 50 triệu đô la mỗi năm trong nhièu năm nay, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nước sạch, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Tuy hiên, trong những năm gần đây chính phủ Đan Mạch đã nhiều lần định cắt viện trợ cho VN,một trong những lý do là tham nhũng. Mỗi lần như vậy, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đều ra sức vận động thuyết phục phía bạn để duy trì viện trợ. Sự kiện lần này là một thất bại "đầy ý nghĩa" đối với các nhà chức trách Việt Nam, đặc biệt nó diễn ra ngay sau khi hai nước vừa đạt được thỏa thuân "đối tác chiến lược về môi trường" vào năm 2011. Đây cũng là một đòn giáng thêm vào uy tín quốc tế của VN sau nhiều vụ tham nhũng nghiêm trong trong nước.
Dù sao đây cũng là một bài học, một kinh nghiệm rất thiết thực cho người Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đó là cái cách mà cơ quan chống tham nhũng Đan Mạch tiến hành rất chuyên nghiệp, kiên quyết, kịp thời và chính xác. Âu đây cũng chính là một hình thức viện trợ mà VN đang rất cần!
Bài xuất sẵc:"Đây cũng là một đòn giáng thêm vào uy tín quốc tế của VN sau nhiều vụ tham nhũng nghiêm trong trong nước".
Trả lờiXóacảm ơn tác giả nhiều
"gần 50 triệu đô" Chừng đó chia nhau còn không đủ, lấy đâu ra mà nghiên với cứu ?!
Trả lờiXóaTham nhũng là ăn cắp, ăn trộm, làm bậy để tư lợi !
Trả lờiXóaĐến cả hàng hóa làm từ thiện giúp người nghèo khó, bị thiên tai họ còn ăn cắp thì tiền giúp góp từ nước ngoài... các đ/c ta đâu dễ bỏ qua mà không xà xẻo thật lực !(?)
Vâng, "Đây cũng chính là hình thức...mà VN đang rất cần." - CẦN cho các quan tham !
Câu chuyện Tiền của Đan Mạch này có đăng ở nhiều báo, đài nhưng xem ở trang này mới thấy rõ ràng hơn cả ! Xin cảm ơn bác trang chủ Trần Kinh Nghị !
1km đường cao tốc tại hoa kỳ là 8 triệu dola.với nhân công rẻ tại hưng yên làm hết 12 triệu dola.như thế không gọi là tham nhũng thì gọi là gì ơi ông trọng lú...
Trả lờiXóaỞ VN đâu cũng có tham nhũng. Nhưng khó bắt quả tang vì ai cũng có phần trong đó. Vụ 3 dự án Đan Mạch này không khéo sẽ hòa cả làng.
Trả lờiXóa