Mới đây xuất hiện một entry trên 5xublog.org về cội nguồn dân tộc Việt Nam khiến dư luận khá xôn xao (Mời xem nội dung đầy đủ tại địa chỉ: http://5xublog.org/) Blog Bách Việt tôi cảm thấy ít nhiều có chút "trách nhiệm" để tham gia thảo luận xung quanh chủ đề thú vị này.
Trước hết xin chân thành bày tỏ sự đồng cảm trước tấm lòng quan tâm đến cội nguồn dân tộc của blog5xu khi đã cất công tìm tòi, lục lọi… và đưa ra một vài "ý tưởng" khá thú vị. Dù sao việc này cũng còn hơn là "ngồi chơi xơi nước" như nhiều vị "thiền sư sử học" trong biên chế lâu nay chỉ quen tụng niệm bài bản đã có và bắt học sinh học thuộc lòng lấy điểm rồi khen/chê giỏi/dở...; ai thắc mắc hay nói trái ý thì cho trượt luôn!
Thứ đến xin có vài nhời bàn như sau:
Entry của 5xublog đã diễn giãi một vài đoạn trong một quyển Giao châu ngoại vực kí của kẻ thống trị phương Bắc để nói rằng lịch sử nguồn cội dân tộc Việt Nam chẳng có gì, kể cả mấy cái tên gọi là Lạc Việt, Hùng Vương,...đều là do người Hán gọi thế kia, rồi người Việt dịch nôm na thành ra thế này...!
Thiết nghĩ nếu cứ suy diễm kiểu blog 5xu thì không thể nào kể ra cho hết mọi sự suy diễn có thể có về nguồn cội người Việt. Nhưng có một điều không nên quên là, mọi sử sách liên quan đến dân tộc Viêt Nam ngày nay đều do kẻ thống trị phương Bắc viết ra hoặc sao chép lại, thậm chí bị xuyên tạc, bịa đặt cho mục đích thống trị,do đó càng về sau càng sai lệch với sự thật. Khoan hãy bàn về nguồn gốc nguyên thủy người Việt từ đâu mà ra, gọi là gì,...nhưng điều đã rõ, họ đã bị người phương Bắc dồn đẩy về phương Nam và đô hộ 1.000 năm liên tục, cộng lại không ít hơn 2.000. Giả sử người Việt đã có chữ viết, thì trong quá trình bị dồn đẩy và thống trị chắc chắn khó mà còn lại dấu vết gì trên con đường ly tán tha hương đó. Cái mà ta còn thấy được trên vùng đất mà kẻ thù đặt tên là "Giao chỉ" thực sự không phải là điểm xuất phát của dân tộc Việt; và người Việt Nam bằng da bằng thịt ngày nay chắc chắn không phải là người Giao chỉ. Cũng không thể có cái gì gọi là "thuần Việt" cả đâu! Lịch sử nhiều nên văn minh nhân loại đã từng bị lãng quên trong các thời kỳ ngắn hơn thế nhiều lần (như người Maya,người Sumer, người Da đỏ, người Chàm...). Cái còn lại chính xác nhất không phải là qua sử sách mà trong các di chỉ khảo cổ và gen di truyền mặc các di tích còn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, di truyền đôi khi cũng khó nhận biết rạch ròi.
Theo tôi thiện nghĩ, trong khi còn phải chờ đợi bổ sung của những kết quả nghiên cứu khảo cổ và di truyền, có một cơ sở không chối cãi được của nguồn cội Việt là Trống đồng. Nói cách khác ở đâu có trống đồng, ở đó có thể tìm thấy nguồn cội Việt. Được biết, trong khi VN, vì một số lý do khác nhau, chưa thực sự coi trọng thì thế giới lại có nhiều nghiên cứu dưa trên các di chỉ khảo cỗ Trống Đồng. Ngoài giá trị vật thể của bản thân chiếc trống, các hoa văn trên trống cũng cho thấy những chỉ dấu về nhân văn của người Việt, đặc biệt có biểu tượng Kinh Dịch mà đến nay người TQ đã chính thức thừa nhận không phải của mình. Dưới đây là một trích đoạn nói về Trống Đồng trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Nghiên cứu về nguồn gốc trống đồng
Tại phương Tây, đã có dấu vết rằng người ta đã biết về trống đồng từ năm 1682[6]. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890), tác giả này cho rằng trống đồng là của Trung Quốc. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Nam. Trong cuốn Alte Metalltrommeln aus Südost Asien (Trống kim loại cổ Đông Nam Á) năm 1902, Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo khẳng định rằng trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở vùng này. Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại - phân loại Heger. Trước thập niên 1950, một số phân loại khác đã được đề xuất, nhưng không có cách nào được chấp nhận rộng rãi như phân loại của Heger[7].
Các nghiên cứu về trống đồng mãi đến cuối thế kỷ 19 mới được bắt đầu và được bắt đầu bởi người phương Tây. Trước thập niên 1950, hầu hết các nghiên cứu quan trọng đều được viết bởi các học giả phương Tây, đặc biệt nhất là Heger. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Việt Nam bị chia cắt vào năm 1954, các học giả Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu về trống đồng. Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, đã có những cuộc tranh luận xung quanh việc phân loại trống, ý nghĩa các họa tiết trang trí, niên đại trống..., nhưng chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc[8]. Các học giả Việt Nam ủng hộ phân loại của Heger và cho rằng trống đồng Đông Sơn (Heger loại I) là loại cổ nhất. Còn các học giả Trung Quốc ban đầu đa số phủ nhận phân loại của Heger, cho rằng kiểu trống tương ứng với Heger loại II mới là cổ nhất. Từ khi trống loại Vạn Gia Bá, loại trống gần giống loại Đông Sơn nhưng hoa văn đơn giản hơn, được tìm thấy ở Vân Nam, các học giả Trung Quốc lại quay về thống nhất với một cách phân loại theo thứ tự phân loại của Hegel nhưng bổ sung một loại xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I, đó là loại trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Việt Nam, trống Vạn Gia Bá (trống Thuong Nong tìm thấy ở Việt Nam thập niên 1980 thuộc loại này) được xếp vào loại con của thời kỳ cuối của loại trống Đông Sơn.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa đi được đến một kết thống nhất về một xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc của trống đồng - một truyền thống mà có thể đã được chia sẻ giữa tổ tiên của cả hai. Thực tế là tại thời điểm trống đồng được phát minh, không có một đường biên giới giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Nhiều nhóm người sống trong vùng đất rộng lớn đó đã có quan hệ với nhau về sinh học hoặc văn hóa hoặc cả hai. Học giả phương Tây Charles Higham, người đứng ngoài cuộc tranh cãi, cho rằng các xu thế dân tộc chủ nghĩa của các nhà khảo cổ học Việt Nam và Trung Quốc đã che lấp tình huống mà khảo cổ học đã khai lộ. Ông đưa ra giả thuyết rằng trống đồng đã được tạo bởi các nghệ sĩ tài hoa của một nhóm các xã hội có tổ chức ngày càng phức tạp với địa bàn trải rộng qua biên giới Việt-Trung hiện đại, để trang bị cho các chiến binh và làm biểu tượng cho vị thế cao của những người lãnh đạo. Ông viết: "Việc tìm kiếm nguồn gốc tại một vùng này hay vùng khác đã bỏ qua điểm quan trọng. Các thay đổi đã được thực hiện suốt từ vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Hoa tới đồng bằng sông Hồng bởi các nhóm người mà thời đó đã trao đổi hàng hóa, tư tưởng, và cùng chống lại sự bành trướng từ phía Bắc của một quốc gia hùng mạnh và hiếu chiến"[9]. Quan điểm này tương đồng với sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, hay phương Tây rằng trống đồng là sản phẩm của người Lạc Việt - tộc người Việt cổ được cho là có địa bàn sinh sống trải từ miền Nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam.
Hết trích dẫn.(*)
Tại phương Tây, đã có dấu vết rằng người ta đã biết về trống đồng từ năm 1682[6]. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890), tác giả này cho rằng trống đồng là của Trung Quốc. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Nam. Trong cuốn Alte Metalltrommeln aus Südost Asien (Trống kim loại cổ Đông Nam Á) năm 1902, Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo khẳng định rằng trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở vùng này. Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại - phân loại Heger. Trước thập niên 1950, một số phân loại khác đã được đề xuất, nhưng không có cách nào được chấp nhận rộng rãi như phân loại của Heger[7].
Các nghiên cứu về trống đồng mãi đến cuối thế kỷ 19 mới được bắt đầu và được bắt đầu bởi người phương Tây. Trước thập niên 1950, hầu hết các nghiên cứu quan trọng đều được viết bởi các học giả phương Tây, đặc biệt nhất là Heger. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Việt Nam bị chia cắt vào năm 1954, các học giả Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu về trống đồng. Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, đã có những cuộc tranh luận xung quanh việc phân loại trống, ý nghĩa các họa tiết trang trí, niên đại trống..., nhưng chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc[8]. Các học giả Việt Nam ủng hộ phân loại của Heger và cho rằng trống đồng Đông Sơn (Heger loại I) là loại cổ nhất. Còn các học giả Trung Quốc ban đầu đa số phủ nhận phân loại của Heger, cho rằng kiểu trống tương ứng với Heger loại II mới là cổ nhất. Từ khi trống loại Vạn Gia Bá, loại trống gần giống loại Đông Sơn nhưng hoa văn đơn giản hơn, được tìm thấy ở Vân Nam, các học giả Trung Quốc lại quay về thống nhất với một cách phân loại theo thứ tự phân loại của Hegel nhưng bổ sung một loại xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I, đó là loại trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Việt Nam, trống Vạn Gia Bá (trống Thuong Nong tìm thấy ở Việt Nam thập niên 1980 thuộc loại này) được xếp vào loại con của thời kỳ cuối của loại trống Đông Sơn.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa đi được đến một kết thống nhất về một xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc của trống đồng - một truyền thống mà có thể đã được chia sẻ giữa tổ tiên của cả hai. Thực tế là tại thời điểm trống đồng được phát minh, không có một đường biên giới giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Nhiều nhóm người sống trong vùng đất rộng lớn đó đã có quan hệ với nhau về sinh học hoặc văn hóa hoặc cả hai. Học giả phương Tây Charles Higham, người đứng ngoài cuộc tranh cãi, cho rằng các xu thế dân tộc chủ nghĩa của các nhà khảo cổ học Việt Nam và Trung Quốc đã che lấp tình huống mà khảo cổ học đã khai lộ. Ông đưa ra giả thuyết rằng trống đồng đã được tạo bởi các nghệ sĩ tài hoa của một nhóm các xã hội có tổ chức ngày càng phức tạp với địa bàn trải rộng qua biên giới Việt-Trung hiện đại, để trang bị cho các chiến binh và làm biểu tượng cho vị thế cao của những người lãnh đạo. Ông viết: "Việc tìm kiếm nguồn gốc tại một vùng này hay vùng khác đã bỏ qua điểm quan trọng. Các thay đổi đã được thực hiện suốt từ vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Hoa tới đồng bằng sông Hồng bởi các nhóm người mà thời đó đã trao đổi hàng hóa, tư tưởng, và cùng chống lại sự bành trướng từ phía Bắc của một quốc gia hùng mạnh và hiếu chiến"[9]. Quan điểm này tương đồng với sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, hay phương Tây rằng trống đồng là sản phẩm của người Lạc Việt - tộc người Việt cổ được cho là có địa bàn sinh sống trải từ miền Nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam.
Hết trích dẫn.(*)
Nói vậy để thâý rằng nếu chỉ "tầm ngôn, trích cú" từ sách sử của phương Bắc thì chưa đủ để kết luận về nguồn gốc người Việt! Hơn nữa nếu trình bày vấn đề một cách phiến diện rất dễ khiến cho bản thân ta mất lòng tin vào chính mình,thậm chí tự chế nhạo mình, thì thật là tai hại!. Dân tộc nào, kể cả người Hán, đều trãi qua thời kỳ mông muội, thô sơ lạc hậu...Chẳng qua nhờ có cơ hội nào đó mà vượt lên hoặc nhỡ cơ mà đi xuống hoặc lụi tàn. Nhưng vạn vật đều có chu kỳ tiến hóa của nó. Khi bàn về cội nguồn dân tộc, người ta không căn cứ vào kết quả mà căn cứ vào quá khứ dù quá khứ đó là huy hoàng rực rỡ hay không. Cái chính là để tìm ra "sợi giây" liên kết hiện tại với quá khứ để làm điểm tựa đi vào tương lai, nếu không sẽ như con diều đứt giây vây!./.
(*) Nguồn:Wikipedia song ngữ Việt và Anh.
"đặc biệt có biểu tượng Kinh Dịch mà đến nay người TQ đã chính thức thừa nhận không phải của mình."
Trả lờiXóaBác TKN có thể vui lòng cho biết nguồn tham khảo của thông tin trên được không ạ? Cảm ơn bác.