Ngày Tết nhớ làng tôi xanh bóng tre |
Trưa chiều 30 Tết nhàn nhã...Ở nhà không có việc gì làm, ra phố thấy vắng hẳn xe cộ chỉ lác đác vài ba chiếc xe lăn bánh nhẹ nhàng, hai bên phố những căn nhà đóng cửa với hè phố thênh thang chỉ vài ba người thảnh thơi dạo bộ... Trời không mưa không gió trong cái se lạnh của mùa đông... Tất cả tạo nên một sự yên tĩnh không nhàm chán. Ước gì ngày nào cũng được thế này!
Định bụng sẽ không blog bliếc gì trong mấy ngày Tết để thưởng thức không khí thanh bình hiếm hoi của Thủ đô . Nhưng không hiểu sao lại quay vào nhà ngồi trước máy tính...Rồi thấy Quêchoa với dòng tít "Gửi Ngô Bảo Châu" không có từ Giáo sư là lạ ... (Xem tại http://quechoa.info/2012/01/22/g%e1%bb%adi-ngo-b%e1%ba%a3o-chau/)
Định bụng sẽ không blog bliếc gì trong mấy ngày Tết để thưởng thức không khí thanh bình hiếm hoi của Thủ đô . Nhưng không hiểu sao lại quay vào nhà ngồi trước máy tính...Rồi thấy Quêchoa với dòng tít "Gửi Ngô Bảo Châu" không có từ Giáo sư là lạ ... (Xem tại http://quechoa.info/2012/01/22/g%e1%bb%adi-ngo-b%e1%ba%a3o-chau/)
Tò mò vào đọc tiếp thì thấy bàn về chuyện Giáo sư Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ, trong đó có câu "...Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của
sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã
hội.”.Tiếp dưới là những ý kiến phản biện của nhiều người. Nếu tôi không nhầm thì đây là lần đầu tiên vị giáo sư này bị người hâm mộ phản bác (?). Nội dung xoay quanh chủ đề thế nào là trí thức, ai là trí thức.
Không đọc, không biết thì thôi chứ đọc, biết rồi mà không "còm", thì e rằng ăn Tết mất ngon. Cảm nhận đầu tiên là, nội dung trả lời phỏng vấn của vị giáo sư nói chung là "ổn" trừ một vài câu chữ có thể gọi là "nhỡ mồn" của "Người thích làm toán". Ai cũng biết ông là người tài giỏi thật sự (nếu không làm sao lấy được giải Field?) và cũng rất quan tâm đến thời cuộc đất nước (qua những phát biểu rất "trúng đích" trước đây). Còn nhớ cách đây không lâu chính ông đã từng nói câu bất hủ: "Chỉ có đàn cừu mới đi theo lề" khiến dư luận đông đảo rất tán thưởng . Nhưng bây giờ ông lại cho rằng trí thức không cần tham gia phản biện xã hội; hay nói cách khác là đứng ngoài công cuộc đấu tranh chính trị-xã hội. Với uy tín của mình e rằng câu nói của vị giáo sư trẻ có thể khuyến khích giới trẻ đứng ngoài lề công cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ chính trị-xã hội của đất nước. Có lẽ đây chính là điều mà dư luận cảm thấy thất vọng hoặc không thể tán thành đối với vị giáo sư mà họ rất kỳ vọng .
Vẫn biết khi nói về phạm trù trí thức,đặc biệt nói với giới trí thức, thường không đơn giản chút nào! Bản thân blogger tôi không rành về lý thuyết Đông-Tây, kim-cổ..., nhưng tin rằng khái niệm trí thức hoàn toàn khác với trí óc (nói "lao động trí óc" thì được, nhưng không ai nói "lao động trí thức"), tức là trí thức không phải một nghề. Vì vậy, nếu đem ra bình chọn trí thức thì dựa vào cơ sở nào? hay chỉ là căn bệnh "thích bình chọn"? Lại còn căn cứ vào việc có tham gia phản biện hay không để phân loại trí thức thì đúng là không công bằng, nghe thoang thoảng mùi "hồng vệ binh"! Mặc khác, thiển nghĩ đâu phải cứ làm việc bằng trí óc là trí thức, cũng không phải cứ tham gia phản biện là trí thức; nếu thế thì mấy bác xí-lô cũng là trí thức trong khi các nhà khoa học có thể bị loại khỏi dánh sách trí thức (?).
Nhưng nếu cứ tranh cãi loanh quanh như thế sẽ không bao giờ phân thắng bại, nhất là trong môi trường Việt Nam lâu nay không chỉ thiếu nhiều luật lệ mà còn thiếu nếp tư duy khách quan (Chỉ có dân số ngày càng đông, xe cộ ngày càng nhiều, kẻ cắp các loại cũng nhiều làm ô nhiễm cả môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội). Sự thật là, từ ngày cách mạng thành công dường như không còn chỗ cho cách tư duy độc lập, khách quan theo lô-gíc, mà thay vào đó bằng cách tư duy theo định hướng hoặc để chứng minh cho một định đề. Cách tư duy này được áp dụng không chỉ trong trong lĩnh vực nghiên cứu chính trị mà cả trong khoa học tự nhiên và xã hội, nguy hại nhất là cả trong giáo dục-đào tạo. Rốt cuộc ai cũng rất giỏi ngụy biện và thích "thần tượng hóa", mô hình hóa"...Nhà toán học trẻ mới chân ước chân ráo về nước đã được đón nhận như một thần tượng....đến bản thân ông cũng ngỡ ngàng. Và giờ đây người hâm mộ cũng rất dễ thất vọng khi thấy có điều gì đó không như ý từ thần tượng của mình.Và người ta tha hồ suy diễn, tranh cãi không theo một thứ lo-gíc nào cũng là điều dễ hiểu./.
Hẹn sau Tết gặp lại bàn thêm. Nhân đây chúc mọi người NĂM MỚI AN KHANG, HẠNH PHÚC!
Không đọc, không biết thì thôi chứ đọc, biết rồi mà không "còm", thì e rằng ăn Tết mất ngon. Cảm nhận đầu tiên là, nội dung trả lời phỏng vấn của vị giáo sư nói chung là "ổn" trừ một vài câu chữ có thể gọi là "nhỡ mồn" của "Người thích làm toán". Ai cũng biết ông là người tài giỏi thật sự (nếu không làm sao lấy được giải Field?) và cũng rất quan tâm đến thời cuộc đất nước (qua những phát biểu rất "trúng đích" trước đây). Còn nhớ cách đây không lâu chính ông đã từng nói câu bất hủ: "Chỉ có đàn cừu mới đi theo lề" khiến dư luận đông đảo rất tán thưởng . Nhưng bây giờ ông lại cho rằng trí thức không cần tham gia phản biện xã hội; hay nói cách khác là đứng ngoài công cuộc đấu tranh chính trị-xã hội. Với uy tín của mình e rằng câu nói của vị giáo sư trẻ có thể khuyến khích giới trẻ đứng ngoài lề công cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ chính trị-xã hội của đất nước. Có lẽ đây chính là điều mà dư luận cảm thấy thất vọng hoặc không thể tán thành đối với vị giáo sư mà họ rất kỳ vọng .
Vẫn biết khi nói về phạm trù trí thức,đặc biệt nói với giới trí thức, thường không đơn giản chút nào! Bản thân blogger tôi không rành về lý thuyết Đông-Tây, kim-cổ..., nhưng tin rằng khái niệm trí thức hoàn toàn khác với trí óc (nói "lao động trí óc" thì được, nhưng không ai nói "lao động trí thức"), tức là trí thức không phải một nghề. Vì vậy, nếu đem ra bình chọn trí thức thì dựa vào cơ sở nào? hay chỉ là căn bệnh "thích bình chọn"? Lại còn căn cứ vào việc có tham gia phản biện hay không để phân loại trí thức thì đúng là không công bằng, nghe thoang thoảng mùi "hồng vệ binh"! Mặc khác, thiển nghĩ đâu phải cứ làm việc bằng trí óc là trí thức, cũng không phải cứ tham gia phản biện là trí thức; nếu thế thì mấy bác xí-lô cũng là trí thức trong khi các nhà khoa học có thể bị loại khỏi dánh sách trí thức (?).
Nhưng nếu cứ tranh cãi loanh quanh như thế sẽ không bao giờ phân thắng bại, nhất là trong môi trường Việt Nam lâu nay không chỉ thiếu nhiều luật lệ mà còn thiếu nếp tư duy khách quan (Chỉ có dân số ngày càng đông, xe cộ ngày càng nhiều, kẻ cắp các loại cũng nhiều làm ô nhiễm cả môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội). Sự thật là, từ ngày cách mạng thành công dường như không còn chỗ cho cách tư duy độc lập, khách quan theo lô-gíc, mà thay vào đó bằng cách tư duy theo định hướng hoặc để chứng minh cho một định đề. Cách tư duy này được áp dụng không chỉ trong trong lĩnh vực nghiên cứu chính trị mà cả trong khoa học tự nhiên và xã hội, nguy hại nhất là cả trong giáo dục-đào tạo. Rốt cuộc ai cũng rất giỏi ngụy biện và thích "thần tượng hóa", mô hình hóa"...Nhà toán học trẻ mới chân ước chân ráo về nước đã được đón nhận như một thần tượng....đến bản thân ông cũng ngỡ ngàng. Và giờ đây người hâm mộ cũng rất dễ thất vọng khi thấy có điều gì đó không như ý từ thần tượng của mình.Và người ta tha hồ suy diễn, tranh cãi không theo một thứ lo-gíc nào cũng là điều dễ hiểu./.
Hẹn sau Tết gặp lại bàn thêm. Nhân đây chúc mọi người NĂM MỚI AN KHANG, HẠNH PHÚC!
Năm Nhâm Thìn
Trả lờiXóatôi đã gập Rồng,linh vật huyền thoại. Khi đọc xong bài viết của
bạn tôi thấy đã quá bữa trưa gần hai giờ mà tôi bỏ quên luôn. Mới hay người xưa phải dùng mỹ từ- đốt đuốc tìm bậc tài trí -thật quá đúng.
Chúng ta thường hoa mắt vì tước vị khoa bảng thường choáng váng vì MỸ TỪ TRÍ THỨC , còn gây ngộ nhận, tranh cãi(lại phản biện) ,vì còn ma men tâm- lý -chiến,văn- hóa- tư- tưởng, hữu hay tả khuynh của kẻ nhập cuộc.
Nguyễn Trãi có nhận cấp bằng đại học nào của các Thái Thú da vàng để muôn đời là bậc đại trí .
Chúng ta , dân Bách Việt đang phải đối phó hiểm họa xâm lăng lớn nhất chưa hề có trong lịch sử-không phải mất nước mà mất BỘ NÃO.
HoànHảiLong