Mới đây tôi tình cờ gặp lại một ông bạn thời công tác nay cũng mới nghĩ hưu đang dạo bộ ngoài công viên. Cả hai đều rỗi rãi chúng tôi ngồi lại bên hồ nói chuyện xưa, nay... Khi câu chuyện chuyển sang lĩnh vực chính trị-xã hôi, ông bạn tôi đưa ra nhận xét rằng “Mấy ông lãnh đạo như ông A. ông B., v.v.. về hưu rồi mới lên tiếng phản bác đường lối này nọ là "cực kỳ ngớ ngẫn!"; Sao lúc đang chức không dám nói, giờ lại nói, có ích gì?...”.
Tôi không thấy khó tán đồng, nhất là khi ông bạn chê trách thậm tệ đối với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng đám cán bộ, trí thức đã về hưu còn muốn "làm chính trị"... Vẫn biết có nhiều người như ông bạn đây , nhưng tôi hơi ngạc nhiên vì ông ấy nguyên là một giảng viên môn chính trị-kinh tế học của một trường đại học danh tiếng. Được biết hồi còn đang công tác, ông ta thuộc diện hay “tranh đấu” nhưng giờ lại chê trách những người đấu tranh vì những vấn đề của đất nước. Phải chăng trước đây ông bạn đấu tranh chỉ vì kèn cựa lợi ích cá nhân nào đó; nay về hưu không còn gì để tranh giành nữa ? Dù sao đó cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng việc ông ta bài bác người khác như thế có khác nào cũng là "làm chính trị"nhưng là thứ chính trị bảo thủ!.
Tôi làm bộ hỏi: "Sao ông phê phán ông An quá mức vây? Ông không nghĩ rằng ông ấy nói một số vấn đề rất chí lý, và đó là nhờ kinh nghiệm của thời công tác? Giờ về hưu không không bị ràng buộc lợi ích cá nhân người ta có thể hiểu vấn đề một cách khách quan và nêu lên với ý thức xây dựng thì có gì là sai, là muộn ?". Nói xong tôi định cáo lui ra về để kịp giờ ăn cơm tối.
Không ngờ câu hỏi của tôi khiến ông bạn càng hăng lên. Ông ấy kéo tay tôi cùng đi thêm một đoạn đường, vừa đi vừa nói: “...Mấy thằng tự cho mình là trí thức đứng ra kêu gọi biểu tình này nọ đúng là “hâm”, là tiếp tay cho địch…, công an gô cổ cho đáng đời!". Ý này của ông ta quá đáng, nên tôi phản công lại không nể nang. Lời qua tiếng lại, ông ta bèn đem ra so sánh rằng tôi chỉ giỏi tiếng Anh nhưng không thông hiểu chính trị - kinh tế (như ông ta -người đã được đào tạo chính quy ở Liên Xô cũ), ngụ ý rằng tôi không đủ kiến thức để đánh giá vấn đề!.
Cảm thấy thất vọng về một ông bạn đồng nghiệp cũ, tôi bảo: “ Ông không nghỉ rằng bằng cấp và kiến thức học ở trường chỉ bằng một cái đinh (*) để “đóng” mỗi người vào một vị trí trong guồng máy chính trị-xã hội. Nếu không trau dồi học hỏi cái mới thì mãi mãi không ra khỏi cái lỗ đinh đó? Có nhiều loại: đinh nhỏ- đinh to, đinh đóng guốc- đinh đóng thuyền, đinh mới-đinh rĩ…và cả “đinh tặc” rãi trên đường gây tai nạn giao thông… Ông nghĩ ông là cái đinh nào vậy?. Tôi thấy ông cần học thêm nhiều thứ, chỉ tiếc là ông không biết tiếng Anh để đọc những thông tin mà có lẽ ông chưa bao giờ có! Rồi tôi giật tay khỏi ông ta bỏ đi, trong khi ông ta lẩm bẩn dọa tôi coi chừng, kẻo cũng sẽ bị công an "sờ"... Thật buồn cười quá!
Hiện tượng khác biệt giữa tôi và ông bạn cũ vừa kể trên đây chỉ là một trường hợp trong hàng triệu trường hợp đang diễn ra trên đất nước ta ngày nay. Có nhiều người thay đổi trong khi nhiều người không hề thay đổi; thế hệ 9X trở đi có lẽ cảm thấy "không liên quan" gì với quá khứ của ông cha. Và do đó đã và đang xuất hiện một tình trạng khác biệt tư duy rất rõ rệt giữa người dân với nhau và giữa người dân với giới Lãnh đạo . Còn nhớ cách đây vài chục năm, lãnh đạo bảo gì cấp dưới và nhân dân chỉ có việc “quán triệt” để chấp hành. Không chỉ đảng viên, đoàn viên, cán bộ công chức mà cả người dân bình thường đều đã quá quen với cách tư duy như vậy và trở nên hoàn toàn thụ động, chẳng cần lo nghĩ gì, vì mọi việc đã có đảng và chính phủ lo! Đó chính là nguyên nhân của tình trạng trì trệ, chậm phát triển kéo dài của đất nước. May thay, những năm gần đây tình hình đã hoàn toàn khác. Nhờ có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin đa dạng đa chiều, người dân nhận ra nhiều điều mới lạ. Từ đó sinh ra nhiều ý kiến và chính kiến, đôi khi khắc hẳn với những quan niệm truyền thống. Đó là lẽ đương nhiên, không có gì phải lo sợ. Vấn đề là người dân và chính quyền cần học cách biết chấp nhận sự khác biệt, đó là cách tốt nhất để đoàn kết nội bộ, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Tôi nghĩ thế chẳng hay có bị coi là "bất đồng chính kiến" hay không, thưa quý vị?./.
(*)Ngôn ngữ dân gian dùng từ "cái đinh"= quá nhỏ bé, không đáng kể.
(*)Ngôn ngữ dân gian dùng từ "cái đinh"= quá nhỏ bé, không đáng kể.
Nếu ông bạn của bác tiếp cận Internet xem những thông tin ngoài luồng, chỉ trong vòng một năm, tôi tin ông ấy sẽ nhận thức khác. xã hội phát triển mà tư duy cố định là vứt đi. Rất đồng tình với bác "Phải biết học cách chấp nhận sự khác biệt". 1+1=2
Trả lờiXóaÝ của bác tranhung09 rất hay, chỉ cần kêu ông ấy có nhiều kiến thức hãy vào trang Dân Làm Báo phản biện các bài viết trên đó xem.
Trả lờiXóaTrong cuộc sống,tôi thấy nếu cứ tranh luận chung chung hoặc mảng chủ đề quá rộng thì chỉ tổ chửi nhau, cần phải đi vào từng chủ đề hoặc sự việc cụ thể.
Tác giả nêu vấn đề rất hay. Ý kiến của 2 bác trên cũng rất hay, đặc biệt là của bác Thành Ca. Nếu vào trang Dân làm báo thì chỉ tổ chửi nhau chứ ko giải quyết được gì. Tôi có cảm tưởng BBT của Dân làm báo là những người Việt ở hải ngoại. Họ chỉ thích chửi chính quyền, cái gì cũng chửi chứ đâu cho ai phản biện? Ai còm trái chiều là họ xóa.
Trả lờiXóaTôi nghĩ, đa phần người dân VN không hy vọng gì vào những người chỉ biết chửi bới búa xua như vậy. Người dân rất mong những người như ông Nguyễn Văn An, ông GS Thuyết (nguyên ĐBQH) đứng ra lo việc nước.