Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Trung Quốc đối mặt với sự giận dữ của các nước láng giềng

clip_image001                                                                                                                                                                          
Boxit VN,15/12/2001 – Trung Quốc đang đối mặt với thái độ ngoại giao ngày càn cứng rắn hơn của các nước láng giềng: 4 nước – Nepal, Myanmar, Hàn Quốc và Nhật Bản – cho phép phản kháng ở nhiều mức độ khác nhau đối với những gì được   coi là thái độ gây chiến của Trung Quốc

Một cảnh sát biển Hàn Quốc đã bị đâm chết trên biển sau khi lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc ngăn chặn một tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển Hàn Quốc trong một vụ việc được truyền thông Hàn Quốc gọi thẳng là “cướp biển Trung Quốc”. Thuyền trưởng tàu Trung Quốc bị buộc tội giết người và 17 ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ. Tình hình giữa hai nước càng căng thẳng hơn sau khi cửa sổ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh dường như bị bắn vào chiều thứ Ba.
Dự kiến, Tokyo sẽ gửi kháng nghị sau khi Trung Quốc gửi tàu tuần duyên trang bị vũ khí mới và lớn nhất đến vùng biển và đảo được coi là đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, bao gồm vài mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi và nhiều khu phát triển chung Trung-Nhật.
Cũng trong những động thái bất thường, cà hai chuyến thăm Nepal và Myanmar của Thủ tướng Ôn Gia Bảo vào tuần tới đã bị hủy bỏ. Myanmar, nước đang đón tiếp ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton, gần đây đã hủy bỏ dự án của Trung Quốc xây đập trên sông Irrawady. Không lý do nào được đưa ra đối với việc hủy bỏ chuyến thăm Nepal.
Trung Quốc gần đây cứng rắn hơn với việc từ chối rút lui ở những vùng biên giới đang bị tranh chấp, và tỏ ra quá quyết liệt trong việc giành giật các dự án bằng sức mạnh tài chính và thương mại. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng lãnh thổ vùng biên giới với Ấn Độ, tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh cũng như một phần của Ladakh và Kashmir, từ lâu đã chọc giận Ấn Độ. Trong khi đó, nỗ lực tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cộng với một phần biển Hoa Đông và Hoàng Hải cũng đã được đẩy mạnh. Trang mạng 2point6billion [tên trang mạng đăng bài này – người dịch] biết rằng các viên chức của Đại sứ quán Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới đang chú ý đặc biệt tới các nhà buôn đồ cổ chuyên về các bản đồ cổ và các di vật về bản đồ tương tự, mua sạch những gì họ có thể tìm được, có lẽ để chứng minh chủ quyền hoặc hủy bỏ các mẫu vật không phù hợp với mục tiêu họ đã tuyên bố. Viên chức của các nước bị tác động bởi những tranh chấp lãnh thổ như trên có thể muốn xem xét đến tầm quan trọng của các thứ có liên quan đến chứng cứ cả về bản đồ và về giai thoại trong các tài liệu lịch sử và thư tịch cổ.
Hoàng Phương dịch.
từ nguồn  2point6billion.com





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này