Gần đây dư luận rộ lên về cái sự đúng /sai, hay/dở liên quan đến phần kết của câu chuyện dân gian được ưa chuộng và chọn làm một trong những bài học luân lý sáng giá nhất trong bộ sách giáo khoa phổ thông của đất nước. Dư luận bất bình ở chi tiết Tấm không những giết chết Cám mà còn đem muối mắm và gửi cho bà mẹ độc ác ăn!...Như vậy hóa ra Tấm còn độc ác hơn nhiều lần so với Cám (?). Và từ đó đã và đang có nhiều cách lập luận khác nhau được nêu lên trong một trạng thái tâm lý "shock" trước một khám phá hoàn toàn mới lạ từ một câu chuyện cổ tích tưởng như đã an bài trong lòng hàng triệu người hâm mộ. Người bảo phải mau mau sửa lại câu chuyện...; kẻ bảo hãy loại bỏ câu chuyện ra khỏi bộ sách giáo khoa, v.v... Nghe đâu Nhà chức trách, cụ thể là Bộ Giáo dục, đã cho sửa lại đoạn kết...nhằm hạ bớt mức độ độc ác xuống mức có thể cháp nhận được (!?) bằng cách viết lại rằng Tấm lừa dội nước sôi giết chết Cám, đồng thời cắt bỏ đoạn nói về việc Tấm đem muối xác Cám làm mắn và gửi cho bà dì ghẻ ăn...
Chủ blog tôi trộm nghĩ, phàm đã được gọi là "chuyện cổ tích" tức là do người đời xưa để lại, nó phản ánh hệ tư tưởng của con người trong thời đại của nó, và do có tính lịch sử và chỉ có giá trị trong một bối cảnh lịch sử nhất định, không nhất thiết phải đúng trong mọi thời đại. Do đó mọi sự chỉnh sửa không những không đem lại lợi ích gì mà rất có thể gây ra những hậu quả phản tác dụng giáo dục.
Cũng không có gì phải lo lắng..., mà nên coi đó là một dấu hiệu đáng mừng khi dư luận xã hội giờ đây đã nhận diện được bộ mặt độc ác của cô Tấm! Đó là cả một bước tiến dài trong nhận thức về luân thường đạo lý ở con người Việt Nam chúng ta. Đó là dấu hiệu của mức độ cao hơn về trình độ học thức và nhận thức của con người Việt Nam hiện đại. Phải chăng phương tiện truyền thông internet đã giúp mọi người chia sẻ thông tin và đi tới thống nhất quan điểm một cách dễ dàng hơn về một vấn đề mà thực ra trước đây đã được nêu lên bởi ai đó, ở đâu đó... nhưng đều bị lãng quên (vì chưa có internet)?. Tương tự như vậy, ta có thể thấy đã, đang và sẽ xuất hiện những thay đổi có tính đột phá trong nhận thức của con người Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả khoa học tự nhiên, xã hội và chính trị./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.