Hình ảnh chỉ có tính minh họa |
Đến nay dù chưa có số liệu chính thức, nhưng ước lượng quảng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt. Mức độ vay mượn này là qúa cao so với bình thường, và có lẽ vì thế nên một số người ngộ nhận là có thứ "ngôn ngữ Hán-Việt" (Tham khảo thêm tại đây http://trankinhnghi.blogspot.no/2012/03/co-khong-ngon-ngu-han-viet-sino.html). Sự vay mượn giữa các ngôn ngữ là lẽ đương nhiên và cần thiết để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên nếu vay mượn quá mức và không có sự chọn lọc ắt sẽ dẫn đến tình trạng "nợ nần", thậm chí là phá sản và lệ thuộc. Sự vay mượn của tiếng Việt đối với tiếng Hán (tiếng Trung) đã diễn ra trong suốt quá trình nghìn năm Bắc thuộc cho đến ngày nay. Tuy nhiên quá trình đó đã bị ngắt quảng bởi thời kỳ gần trăm năm Pháp thuộc mà trong đó đã diễn ra sự thay thế có thể nói là hiếm thấy giữa chữ Nôm (tượng hình)
và chữ Quốc ngữ (tượng thanh) - 2 loại chữ viết cơ bản của nhân loại. Điều này vừa là lợi thế nhưng cũng là bất
lợi. Đó là, bên cạnh sự phong phú mà tiếng Việt tiếp thu từ hai thứ ngôn ngữ lớn của thế giới còn là sự pha tạp quá sức hấp thụ của nó. Đó là lý do gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sự trong sáng của tiếng Việt như ta thấy ngày nay khi người Việt nói và viết bằng khá nhiều từ ngữ Hán-Việt mà không thực sự hiểu về chúng, nhiều trường hợp không hiểu nhưng hai bên vẫn gật gù...(!). Có rất nhiều văn bản nhà nước
không rõ ngữ nghĩa, không chỉ đối với dân thường mà cả đối với quan chức và giới "có
học", thậm chí nhiều trường hợp bản thân người soạn thảo văn bản cũng không hiểu hết ý
nghĩa của từ ngữ mà họ sử dụng. Đó là nguyên nhân tại sao các văn bản nhà nước, kể cả văn bản pháp lý, thường "dài dòng văn tự" mà vẫn phải đính kèm các phụ lục giải thích, v.v... (Bài viết tại đường link này cho thấy một phần lý do tại sao như vậy http://bookhunterclub.com/nhung-tu-dung-sai-trong-ngon-ngu-tieng-viet/ ) Có thể tác giả quá khắc khe khi "bắt lỗi" chăng(?), nhưng dù sao cũng cho thấy một phần thực trạng đáng báo động đối với tiếng Việt hiện đại.
Sự pha tạp với tiếng Anh hoặc tiếng Pháp là một chuyện, nhưng sự pha tạp với tiếng Trung là một vấn nạn. Xin nêu ra đây một ví dụ, đó là việc người Việt sử dụng tên nước "Trung Quốc" theo nghĩa "nước ở giữa thiên hạ" trong khi thế giới gọi là "China" - xứ sở của đồ gốm sứ. Rõ ràng cái cách mà người Việt gọi tên Trung Quốc không giống cách mà họ gọi tên các nước khác. Cái tên "nước ở giữa thiên hạ" đó đã được dung nạp nguyên xi cả nghĩa đen và nghĩa bóng vào tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra như một phương tiện để thay chữ Hán truyền tải tư tưởng Nho giáo và Khổng giáo mà một thời người Việt từng coi là thước đo của tri thức và điều kiện để đạt danh vọng, giàu sang phú quý. Trong quá trình Bắc thuộc, hầu hết tên địa danh cũng đã được chuyển thể giống bên nước đô hộ, trong đó tên "Biển Giao Chỉ" thành "Biển Nam Hải"... Họ tên người, tên núi sông, địa danh... cũng đều được dịch ra như thể cùng một nguồn cội vậy(!?). Nhiều tác phẩm văn thơ của nước thống trị cũng đã được dịch, sao chép hoặc viết lại như của bản thân mình! Chỉ đến gần đây khi Bắc Kinh cố ý lợi dụng thuật ngữ "Biển Nam Trung Hoa" (tứcNam Hải) để đòi chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển ở phía Nam vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và một số quốc gia ven bờ khác hoặc thuộc vùng biển quốc tế, thì người Việt mới bắt đầu thấy sự rắc rối của tên gọi và trở nên cảnh giác hơn bằng cách không dùng từ Biển Nam Trung Hoa mà chỉ dùng từ Biển Đông.
Sự pha tạp với tiếng Anh hoặc tiếng Pháp là một chuyện, nhưng sự pha tạp với tiếng Trung là một vấn nạn. Xin nêu ra đây một ví dụ, đó là việc người Việt sử dụng tên nước "Trung Quốc" theo nghĩa "nước ở giữa thiên hạ" trong khi thế giới gọi là "China" - xứ sở của đồ gốm sứ. Rõ ràng cái cách mà người Việt gọi tên Trung Quốc không giống cách mà họ gọi tên các nước khác. Cái tên "nước ở giữa thiên hạ" đó đã được dung nạp nguyên xi cả nghĩa đen và nghĩa bóng vào tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra như một phương tiện để thay chữ Hán truyền tải tư tưởng Nho giáo và Khổng giáo mà một thời người Việt từng coi là thước đo của tri thức và điều kiện để đạt danh vọng, giàu sang phú quý. Trong quá trình Bắc thuộc, hầu hết tên địa danh cũng đã được chuyển thể giống bên nước đô hộ, trong đó tên "Biển Giao Chỉ" thành "Biển Nam Hải"... Họ tên người, tên núi sông, địa danh... cũng đều được dịch ra như thể cùng một nguồn cội vậy(!?). Nhiều tác phẩm văn thơ của nước thống trị cũng đã được dịch, sao chép hoặc viết lại như của bản thân mình! Chỉ đến gần đây khi Bắc Kinh cố ý lợi dụng thuật ngữ "Biển Nam Trung Hoa" (tứcNam Hải) để đòi chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển ở phía Nam vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và một số quốc gia ven bờ khác hoặc thuộc vùng biển quốc tế, thì người Việt mới bắt đầu thấy sự rắc rối của tên gọi và trở nên cảnh giác hơn bằng cách không dùng từ Biển Nam Trung Hoa mà chỉ dùng từ Biển Đông.
Còn nhiều ví dụ tương tự không tiện nêu cả ra đây. Nhưng có thể nói, vì những lý do khách quan và chủ quan, người Việt đã chìm đắm trong trào lưu truyền bá ngôn ngữ của kẻ thống trị phương Bắc. Đó là một sự thật mà giờ đây nhìn lại, thật khó để phê phán, nhưng đồng thời cũng là sai lầm nếu phớt lờ và không có biện pháp khắc phục một cách tích cực và kịp thời. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề trực tiếp liên quan đến tương lai phát triển của tiếng Việt nói riêng và vận mệnh của dân tộc nói chung, phần nào nó cũng cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Vậy nên sẽ không có gì là cực đoan nếu Nhà nước chính thức đưa ra một chủ trương chính sách cụ thể nhằm từng bước hạn chế việc sử dung từ ngữ Hán-Việt đồng thời chỉnh đốn tất cả những gì đã được dung nạp một cách không thích hợp vào tiếng Việt từ trước tới nay. Đây là một công việc cần thiết và cấp bách, tuy rất khó khăn, phức tạp nhưng không phải là không thể nếu có sự chủ trương chính thức của Nhà nước với sự tham gia của các cơ quan chức năngvà sự hưởng ứng của người dân. Xin nêu ra đây một vài ví dụ. Trước mắt, nên chăng, ngoài nhu cầu phục vụ công tác bảo tồn bảo tàng và nghiên cứu lịch sử, không nhất thiết phải "tái sử dụng" từ ngữ Hán-Nôm làm gì. Việc học tiếng Trung là cần thiết nhưng cũng chỉ nên ở mức độ như các ngoại ngữ khác nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu quan hệ quốc tế. Cần có biện pháp đẻ từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt cách dịch tên, họ và địa danh của Trung Quốc ra tiếng Việt, thay vào đó chỉ nên dùng cách phiên âm bình thường như đối với các nước khác, chẳng hạn China hoặc Chung-cụa.... Không nhất thiết phải dịch họ tên người Trung Quốc ra tiếng Việt mà chỉ phiên âm như đối với người Nhật Bản , Hàn Quốc, Mông Cổ, Lào hoặc bất cứ nước nào khác. Cách này sẽ rất tiện lợi cho công tác học thuật và biên phiên dịch, nhất là đối với các thế hệ trẻ sau này, đỡ tốn thời gian và công sức khi phải chuyển đổi một tên người hoặc địa danh Trung Quốc sang tiếng Việt.Tất nhiên trong quá trình chuyển tiếp vẫn sử dụng những từ ngữ đã trở nên quen thuộc hoặc không thể thay thế.
Thiết nghĩ, những biện pháp trên đây nếu làm được thì cũng chỉ là tiếp tục thực hiện phương châm "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" đã được phát động từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên khi một người rất giỏi tiếng Hán như Cụ Hồ đã đi đầu và gương mẫu trong việc thay từ thuần Việt vào các từ ngữ Hán-Việt. Tiếc rằng ngày nay không chỉ người dân mà cả các cơ quan chức năng Nhà nước hình như cũng đang "quên lãng" điều này./.
Theo ý tác giả ta nên gọi tên nước fờ ran sơ thay vì gọi Pháp và ingơlơnđơ thay vì gọi Anh. Nhà đái ỉa thay vì nhà vệ sinh, nhóm trẻ con đi đầu thay vì đội thiếu nhi tiền phong...và Nhật bản xài chữ Hán từ xưa đến nay thì chắc họ là nước có nền văn hóa tư tưởng nô lệ phụ thuộc Trung quốc ???
Trả lờiXóaDùng nhiều thành quen, bản thân âm điệu phát ra không xấu -đẹp sạch- bẩn gì hết, nó là do con người quen dùng trong ngữ cảnh nào đó mà tưởng tượng ra hình dung ra xấu-đẹp sạch-bẩn mà thôi
XóaMột ví dụ nhỏ: Ngày trước mọi người còn hay nói "bệnh tiểu đường" nhưng giờ đây câu "bệnh đái đường" xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, nghe mãi thành quen, nhưng nếu nghĩ và tưởng tượng ra thì thấy bẩn lắm chứ.
Bản chất ngôn ngữ chẳng qua là phương tiện để con người ta trao đổi ý nghĩ trong đầu của mình với người khác mà thôi. Người hiểu biết lịch lãm thì dùng từ sao cho người nghe thấy vui thấy thích, còn người thô thiển ít học thì cùng ý đó nhưng lại diễn tả bằng ngôn từ thô thiển khó nghe.
Kinh tế, khoa học kỹ thuật, ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ. Nhờ kinh tế phát triển hơn mà tiếng Anh gần như phổ cập trên thế giới
Muốn nhiều người biết đến tiềng Việt, học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt chỉ có một cách duy nhất là người VN ta phải lao động nhiều hơn nữa, phải sáng tạo nhiều hơn nữa, đem đến cho thế giới nhiều giá trị được ca tụng và lưu truyền. Chỉ có vậy chúng ta mới đáng tự hào.
Thưa ông Trần Kinh Nghi,
Trả lờiXóaRất kính trọng, nhưng tôi vẫn cứ phải phản bác ông.
Lưu Quang Vũ đã lên tiếng như một nhà ngôn ngữ học chinh thống " Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói " Tiếng nói mới là cái cốt yếu, còn chữ viết chỉ là các kí tự vô hồn được dùng để lưu trữ , truyền bá, giao tiếp gián tiếp. Ngày xưa chỉ vì tiếp súc với Tau nên phải dùng chữ Hán để phiên âm tiếng ta - chữ nôm, sau này thế giới phẳng, kí tự la tinh được dùng để phiên âm tiếng Việt. Đầu thế kỉ 20, sử gia Trần Trọng Kim phát kiến nguyên do khiến dân ta không bị Hán hóa là vì có tiếng nói riêng - tiếng Việt. Tiếng Việt ngày một hoàn chỉnh - " Ai thuở trước nói lời thứ nhất. Còn thô sơ như mảnh đá thay riu thơ LQV, Việt hóa tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh,,, để tiếng ta phong phú đủ sức diễn tả tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng Việt lớn mạnh làm điểm tựa cho dân tộc Việt trưởng thành, vững vàng lên đấy.
Chinh ông cũng phải goi là lớp từ Hán- Việt, nghia là từ ngữ Hán nhập vào Việt thành tiếng tiếng Việt không chỉ về ngữ âm mà cả ngữ nghĩa - ta có từ phi công, Tàu không có đâu, dù có từ phi, từ công, ta gọi là thi sĩ, Tàu nó gọi là thi nhân, và cả ngữ pháp nữa - trièu cường - chính trước, phụ sau, chữ ngữ pháp Tau ngược lại phu trước, chính sau. Ông Hồ theo Tàu đặt tên nước là VNDCCH, ở miền nam, đúng ngữ pháp Việt - Cộng hòa Việt Nam., sic chưa.
Cái xấu bây giờ là các từ Hán- Việt bị dùng sai be bét là vì nhà trường không có dạy tiếng Việt mà dạy chánh trị - đào tạo con người xã hội chủ nghĩa.
Cái chính là đảng cứ xài tiếng Hán - Việt để người dân không biết đằng nào mà lần.
Tổng Trọng đã phải ngửa mặt lên trời mà than dân không còn tin đảng. Thủ tướng 3 X được mớm bày ra " lòng tin chiến lược ", kinh tế hiện nay đã xuống tới đáy, nhưng vân cứ nhoen nhoẻn " kinh tế vĩ mô " vẫn ổn định... Toi thách ông giải thích Lòng tin chiến lược, Kinh tế vĩ mô ...là cái chó gì đấy.
Vấn đề tiếng Việt lớn lắm, chỉ xin vào lừo bàn so sơ dzậy
Mấy hôm rồi chủ blog tôi bận tí việc về nhà thấy có 2 vị Năcdanh "ném đá" ...Dù sao cũng xin cảm ơn trước. Sau là xin có mấy lời đáp lại để cùng suy ngẫm thôi (chắc gì sẽ đc 2 vị tán thành(?)
XóaMột là, có lẽ 2 vị không đọc kĩ đầu đuôi bài viết của tui. Tôi đâu có bác bỏ mặt tốt của việc thu nạp tiếng Trung hoặc tiếng Pháp, Anh(?), nhưng nếu ca mãi bài ca "tiếng Việt giàu có phong phú...nhờ biết du nhập và sáng tạo ..."thì chỉ là một chiều.(Những câu trích của ong LQV cũng thuộc dạng đó). Tôi có thể đồng cảm với đoạn phân tích về nguyên nhân "chính trị hóa" ngôn ngư ở miền Bắc đã làm hỏng tiếng Việt nhưng đó cũng chỉ là 1 nguyên nhân thôi.
Hai là, cả 2 vị Nacdanh đều đưa ra những so sánh "khập khiểng". Theo tôi đc biết chữ viết Nhật không cùng hệ với chữ Hán và sự hình thành của nó không giống chữ Nôm; và tiếng Nhật không có khái niệm "từ ngữ Hán-Nhật" như kiểu "Hán-Việt".
Ba là, khi nói đến "trong sáng tiếng Việt" không có nghĩa là phải thay đổi bất cứ cái gì đang có, mà phải có chọn lọc, và điều này chỉ có thể làm đc nếu có ý thức thường xuyên của người dân và có một cơ quan chuyên trách của Nhà nước. Đã có rất nhiều bài phân tích về lỗi trong tiếng Việt ngày nay là do thiếu sự chọn lọc như vậy.
Xin được trao đổi sơ qua như vậy. Giá 2 vị cho biết quý danh đích thực hoặc một vài bài viết để tôi tham khảo thêm thì tốt.
Anh Trần Kinh Nghị kính!
Trả lờiXóaTôi rất đồng tình với bài viết bác bỏ cái gọi là "ngôn ngữ Hán Việt" của anh, nhưng ở entry này, xin có vài ý kiến:
Theo anh "ước lượng", có khoảng 70-80% từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán Việt, xin ông vui lòng cho biết: Cứ như cái phản hồi này của tôi, tính từ chữ đầu tiên cho đến dòng này, đã có bao nhiêu phần trăm thành tố Hán Việt? Và ta cứ cho rằng mức độ thành tố đó là cao đi nữa, tưởng cũng chớ nên vội kết luận rằng đó là "vay mượn". Hai nước giáp giới, tất phải có sự giao thoa về nhiều mặt, ngôn ngữ không nằm ngoài quy luật đó, thiết nghĩ, đó không hẵn là "vay mượn", mà cho dù có là vay mượn đi nữa, thì trước sau gì nó cũng sẽ thành riêng biệt của ngôn ngữ ta, ngôn ngữ Việt đủ sức đề kháng và điều chỉnh mọi lập dị và bất cập, thưa anh. Trong lịch sử, Tàu đã nhiều phen mạnh tay đồng hóa Việt, nhưng mọi mưu toan đều bất thành, tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển theo với bà con mình.
Người Việt ngày nay có đôi khi dùng từ Hán Việt không chuẩn, là lỗi tại người dùng từ Hán Việt, dốt mà thích xổ nho, cái đó thì mình làm mình chịu, không thể đổ tội cho từ những từ Hán Việt là làm mất sự trong sáng của tiếng Việt được, dùng dao mà bị đứt tay là do mình bất cẩn chứ phải đâu lỗi tại con dao... quá sắc!
Văn bản nhà nước Việt Nam ban hành buộc phải dùng từ Hán Việt, để có được hình thức trang trọng; nhưng cái sự khó hiểu không phải ở những từ Hán Việt, mà tôi dám cho rằng: đấy là bởi họ mập mờ đánh lận con đen, văn bản càng tối nghĩa thì càng có lợi cho nhà cầm quyền độc tài. Ngay cả ở đại lục, người dân Trung Hoa đọc văn bản nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành, bằng tiếng Trung, mà lắm khi còn dở khóc dở cười hỏi nhau: "Chúng nó nói cái thứ tiếng ...éo gì thế nhỉ?"
Về ví dụ "biển Nam Hải" của anh, thú thực là tôi chưa từng gặp qua có người Việt nào lại dùng chữ Nam hải để chỉ vùng biển phía đông đất nước mình cả, anh có thể dẫn link xem ở đâu người Việt mình nói thế hay không?
Cái cần làm để giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt phải là sửa đổi cách phiên âm trên báo đài "chính thống", kiểu Moskva thành Mát-xcơ-va lai căng và dị hợm, chứ không phải tìm cách thay từ Hán Việt bằng từ thuần Việt đâu, vì đó là nhiệm vụ bất khả thi.
Nhà nước Việt Nam không phải không cố ý muốn loại từ Hán Việt ra khỏi ngôn ngữ Việt đâu, nhưng đó lại trở thành trò cười, v.d: "Bảo sanh viện" thành "xưởng đẻ", "nữ du kích" thành "du kích gái"...
Và cuối cùng, có một nhắc nhở nho nhỏ: Hồ Chí Minh thật ra không mấy giỏi tiếng Hán đâu, xin đừng ngộ nhận rằng cái gì ông ta cũng giỏi!
Trao đổi để hiểu nhau hơn, chúc anh vui cuối tuần!
Tôi hiểu và trân trọng ý kiến của bạn levinhhuy. Và tôi không thấy sự khác nhau nào đáng kể về quan niệm giữa chúng ta liên quan chủ đề đang thảo luận. Tuy nhiên, do bài viết quá ngắn gọn và, có thể cách viết của tôi chưa diễn đạt chính xác điều muốn nói (?). Ở đây, tôi cũng không thể trả lời dài, vậy xin bắt đầu với câu hỏi đầu tiên của bạn.
XóaTheo tôi nghĩ người Việt bình thường đều có thể nhận ra mấy từ ngữ sau đây là Hán-Việt: "đồng tình","ngôn ngữ" và "ý kiến", và một từ "lai" tiếng Anh là "entry". Điều này tự nó cho thấy tình trạng và mức độ "lai tạp" của tiếng Việt hiện nay. Nhưng theo tôi KHÔNG nhất thiết phải loại bỏ tất cả những từ ngữ nói trên để đạt được "sự trong sáng của tiếng Việt". Cụ thể là, không việc gì phải thay đối với những từ ngữ Hán-Việt đã trỏ thành phổ biến đó là "tán thành" và "ý kiến"; nhưng riêng từ "ngôn ngữ" có thể thay bằng từ "tiếng".
Tôi nghĩ vậy vì dân gian có câu "trước lạ sau quen" và điều này thể hiện rất rõ trong tiếng nói và chữ viết. Nếu nghĩ rằng từ "tiếng" không hay bằng từ "ngôn ngữ" thì đó chỉ là một cảm nhận do thói quen mà thôi. Riêng từ " entry"thì nhất định phải thay càng sớm càng tốt, vì nếu mọi người Việt dùng internet liên tục dùng từ "entry" trong vòng 30 năm sau nó sẽ trở thành phổ biến và người Việt sẽ không muốn (thậm chí không thể) thay nó bằng một từ "thuần Việt", đúng không?
Nói chung, để thực hiện việc chọn lọc và thay thế từ ngữ Hán-Việt cần có một cơ quan chuyên trách hẳn hoi và làm lâu dài (chứ không phải tự ai nấy làm). Đó là công việc đòi hỏi kiến thức lịch sử, nhân chủng học v.v... Ví dụ cần biết mối quan hệ qua lại và nguồn gốc tiếng nói của người Việt Nam với người Bách Việt bên TQ bây giờ ra sao, từ đó thấy rằng từ "nữ" không phải là tiếng Hán mà là tiếng của người Bách Việt ở Quảng Đông Quảng Tây, để kết luận rằng không nhất thiết phải thay từ"nữ" bằng từ "gái".v.v....
Tôi chỉ có thể giải bày với bạn chút ít như trên. Đây là một chủ để rất phức tạp. Chúng ta sẽ cùng suy ngẫm thêm. Xin chân thành cảm ơn bạn.
Gửi bác Trần Kinh Nghị!
XóaTrân trọng với việc bác quan tâm tới Tiếng Việt, điều mà hiện nay rất nhiều người thờ ơ, bằng chứng là những hạt sạn ta gặp rất nhiều trong các văn bản ở bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rất phức tạp và tế nhị, đòi hỏi người tham gia tìm hiểu, nghiên cứu phải rất thận trọng và đủ tầm mức chuyên môn chứ không thể dễ dãi, đơn giản được. Việc cải cách chữ viết những năm 197X đã cho ta thấy nhiều chuyện giống như chuyện cười. Việc bác khẳng quyết là có thể thay ngay từ "ngôn ngữ" bằng từ "tiếng", tôi thấy không ổn, bởi vì chỉ một ví dụ nhỏ là ai cũng biết công việc của nhà Ngôn ngữ học nhưng mọi người sẽ ngơ ngác khi được giới thiệu một nhà Tiếng học. Gặp trường hợp này, bác Nghị xử lý ra sao? Mỗi một từ có một trường nghĩa của nó, có thể chồng lấn vào trường nghĩa của một từ khác nhưng không bao giờ chồng khít, nếu không thì nó đã không có mặt. Việc một sự vật, hiện tượng có thể được diễn tả bằng nhiều từ khác nhau tạo nên văn chương và phong cách sáng tác của từng tác giả, việc can thiệp thô bạo có thể làm nghèo nàn, méo mó văn học và văn hóa, không thể coi thường được. Vài lời trao đổi cùng bác!
Cảm ơn Vinh Tuong Ngo đã cho ý kiến hay. Chỉ một điều tôi xin "nói đi nói lại" là ý của tôi không quá cực đoan như vậy...mà chỉ muốn gợi lên sự cần thiết phải tận dụng những gì có thể của tiếng Việt thuần chủng trước khi chọn một thay thế từ tiếng nước ngoài ...vì quan niệm hay/dỡ; thuận tiện hay không...đều do thói quen mà ra. Những từ ngữ đã bị thành thói quen rồi thì không nhất thiết bây giờ phải tẩy xóa.
XóaThe name "Tran Kinh Nghi" is Han Viet 100%. I wonder how can Mr. Tran replace his own Han Viet name by PURE Viet name?
XóaBy the way, it seems majority of Vietnamese (at least 95%) all have Han Viet names.
I think you have raised another question relating to History and Vietnamese race rather than the language itself . And if you think Vietnamese originated from Chinese race, then we are too far away to discuss the subject, I am afraid.
XóaCả Châu Âu dùng chữ La Mã và Hy Lạp có ai bận tâm gì đâu?
Trả lờiXóaThe same thing happens to Japanese and Korean, they have been used Kanji or Hanja, and then có ai bận tâm gì đâu?
Xóa