Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Vì sao càng học tập tấm gương Bác Hồ, đạo đức càng yếu kém?

Đó là câu hỏi vấn vương trong đầu nhiều người Việt Nam nhưng ít ai nói ra mà thôi. Với những phong trào rầm rộ và rất nhiều đề tài nghiên cứu tốn kém, năm nào cũng diễn ra những đợt vận động học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Việc học thì nhiều, nhưng  kết quả thế nào thì chưa có báo cáo nào nêu lên một cách toàn diện và thật sự khách quan. Tuy vậy, cứ nhìn vào tình trạng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, tệ nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, quan chức ngày càng  quan liêu, độc đoán và tham quyền cố vị trong khi bộ máy hành chính ngày một phình to, thủ tục hành chính ngày càng rườm rà... ta sẽ thấy một sự tương phản quá rõ rệt giữa mục đích và kết quả. 


Một trong những biểu hiện của tình trạng nói trên là việc ban hành những văn bản hành chính sai luật như cấm xe lưu hành theo biển số chẵn/lẻ; ưu tiên các Mẹ Anh Hùng thi đại học; cấm chụp hình CSGT,... Không thể kể hết ra đây những quy định chế độ chính sách sai trái được ban hành bởi những quan chức chỉ chú ý vun vén lợi ích cá nhân và "lợi ích nhóm" mà gây hậu quả khôn lường cho xã hội. Mới đây thôi những vụ tai tiếng liên tiếp xảy ra trong khâu quản lý vắc-xin dành cho trẻ sơ sinh và vụ "nhân bản" giấy xét nghiệm máu cho thấy tình trạng chạm đáy của cái gọi là "y đức".    

"Tàu Hoa Sen tiếp tục lận đận sau khi có chủ mới. Ảnh: Mỹ Giang
Tàu Cái Lân 4 bị bắt giữ tại Ấn Độ từ tháng 1/2012

Bất cứ người Việt Nam nào dù nhẹ dạ cả tin cũng không thể tin rằng những kẻ từng gây ra cuộc khủng hoảng Vinashin đã thật lòng hối cải khi mà cho đến nay hàng trăm con tàu của nó vẫn nằm hoang phế tai các bến cảng trong và ngoài nước (Xem ảnh bên). Và những ai còn chút lòng trắc ẩn sẽ không khỏi băn khoăn tại sao tình trạng buôn lậu và các vụ lừa đảo xuyên biên giới có thể lặp đi lặp lại trong sự bất lực của các cơ quan chức năng. Cũng thật khó hiểu vì sao những con "tàu lạ" có thể ngang nhiên hút trộm cát trong vùng biển Quảng Bình nhiều năm nay mà không bị chính quyền phát hiện và ngăn chặn. 



Đó là chưa nói về tình trạng "vô cảm" lan tràn trong hệ thống công quyền cũng như trong đời sống xã hội dẫn đến nhiều thua thiệt cho đất nước trong các mối quan hệ quốc tế vô cùng nhậy bén ngày nay. Xin nêu một ví dụ: Không rõ vì yếu kém nghề nghiệp hay ý thức chính trị khi những cán bộ làm công tác tuyên truyền lại đi "sao chép" tranh áp phích của Trung Quốc để quảng bá về đạo đức Bác Hồ (Hình bên cạnh là một trong nhiều "tác phẩm" như thế). 


Vẫn biết giáo dục đạo đức công dân là việc làm không thể thiếu trong một xã hội văn minh, và điều này không chỉ Việt Nam mà các  nước trên thế giới đều làm. Nhưng cách làm thì khác nhau rất nhiều đấy. Người Ấn Độ dù ngưỡng mộ đạo đức Mahatma Gandhi (cùng thời với Bác Hồ) nhưng họ không phát động phong trào toàn dân noi gương...., mà chỉ đơn giản tôn ông là Thánh. Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt, hiếm thấy quốc gia nào trên thế giới lấy tiêu chuẩn đạo đức và tác phong của một người để làm chuẩn mực cho mọi người. Những vĩ nhân thực sự thường được người đời sau tôn kính với lòng ngưỡng mộ tự nhiên vốn có, không suy diễn hoặc phóng đại tuyên truyền.  


Mặt khác, theo quy luât, việc học tập phải đi từ thấp lên cao, từ dễ đến khó, học điều cụ thể và học từ người thực, việc thực. Nếu trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân noi gương Bác Hồ thực hành đoàn kết, tiết kiệm... thì thời nay nhân dân sẽ nhìn vào tấm gương của các vị lãnh đạo đương chức để noi theo mới đúng. Do đó, trước hết chính những người lãnh đạo quốc gia phải trau dồi đạo đức và tư cách để có đủ uy tín và nêu gương trước quốc dân đồng bào; cán bộ lãnh đạo cấp nào phải xứng tầm cấp đó. Làm được như vậy sẽ hiệu quả  gấp vạn lần so với việc ra nghị quyết cho toàn dân học tập tấm gương Bác Hồ. 

Nhưng thực tế ở Việt Nam thời gian qua không diễn ra theo quy luật thông thường. Có nhiều ý kiến cho rằng  vì giới lãnh đạo hiện tại không đủ tư cách và uy tin để nêu gương sáng nên phải sử dụng tấm gương phản chiếu của Bác Hồ. Nhưng tôi muốn nghĩ rằng  giới lãnh đạo hiện nay lựa chọn thái độ khiêm nhường trước  thần tượng Hồ Chí Minh (?).  Tuy nhiên, bất luận vì lý do gì, điều cần thiết là không nên kéo dài tình trạng hẫng hụt vai trò lãnh tụ với đầy đủ tư cách và uy tín mà một quốc gia cần có. Sự kéo dài vai trò tấm gương đạo đức Bác Hồ cũng đồng nghĩa với sự từ chối vai trò gương mẫu của người lãnh đạo đương quyền và làm lu mờ tránh nhiệm của họ trước dân chúng. Và điều này tạo điều kiện dung túng các cán bộ các cấp dưới bao biện mọi việc làm sai trái trong tầm quản lý của họ. Đó là một nghịch lý trong chính trường Việt Nam ngày nay.

Sẽ hợp lý hơn nếu việc học tập tấm gương Bác Hồ được hiểu theo một cách cụ thể và đơn giản như sau.  Sinh thời Bác Hồ mỗi khi kêu gọi nhân dân làm gì đều tự mình làm  trước để nêu gương. Ví dụ trong thời kỳ nạn đói năm 1945 mỗi ngày Bác tự tay bớt một nắm gạo từ khẩu phần ăn của mình bỏ vào "hũ gạo kháng chiến". Trong chiến dịch "chống giặc dốt", Bác đích thân dạy học cho chiến sĩ và đồng bào. Bác xuống đồng xắn quần tưới nước cùng nông dân chống hạn hán. Mục đích trồng cây của Bác là để chống hoang hóa đất đai và Bác tự tay trồng cây trên những đồi trọc và trồng cây ăn qủa trong vườn. Nhưng các vị lãnh đạo sau này toàn trồng cây ở công viên hoặc đình chùa và những địa danh hoành tráng và không quên ghi tên đánh dấu để lại cho đời sau! Đó là sự khác nhau giữa  thật và giả xung quanh việc "học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ". Do bản thân cần kiệm liêm chính, Hồ Chủ Tịch đã có thể xử nghiêm minh nhất có thể vụ tham nhũng Trần Dụ Châu ngay trong thời kỳ kháng chiến. Nhưng thời nay, hạng người như Trần Dụ Châu nhan nhản khắp nơi, hỏi có mấy kẻ bị kết án nghiêm minh hay nhiều trường hợp còn được vinh danh và thăng quan tiến chức (?).

Cuối cùng, có lẽ nên thấy rằng xã hội Việt Nam ngày nay có ít nhất 3 thế hệ sinh ra sau thời Cụ Hồ, tức là chỉ còn một số ít người có thể  hiểu đúng thế nào là "đạo đức Bác Hồ", còn lại đều chỉ nghe kể lại hoặc diễn giải một cách chủ quan không hoàn toàn chính xác.  Có trường hợp thanh thiếu niên thậm chí thắc mắc ngây ngô tại sao một người tốt như Bác mà nghiện thuốc lá (!). Nói cách khác, nên chăng đã đến lúc cần thay đổi cách tư duy và biện pháp hành động liên quan việc học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ, trước hết nên thôi coi đó như một chủ trương và một phong trào; mà hãy để đạo đức của Người tự nó phát huy theo quy luật "hữu xạ tự nhiên hương". Âu đó cũng là việc cần thiết để bảo tồn hình ảnh tốt đẹp của Người trong lòng dân tộc đồng thời nhường cơ hội cho các bậc hiền tài tiềm ẩn trong dân gian phát huy vai trò góp phần đưa dân tộc ta sớm thoát khỏi lạc hậu, nghèo hèn ./.     

16 nhận xét:

  1. Tôi chỉ thấy những việc làm này là bày trò vớ vẩn, xót tiền dân, lãng phí thời gian... Gọi là gì nhỉ? Là vớ vẩn.

    Trả lờiXóa
  2. [Có trường hợp thanh thiếu niên thậm chí thắc mắc ngây ngô: tại sao một người tốt như Bác mà nghiện thuốc lá (!)]; tại sao một người liêm chính như Bác mà lại nhận vơ tác phẩm của người khác làm của mình, dùng bút danh khác để tự ca tụng mình; tại sao một người đạo đức như Bác lại không dám nhận con đẻ của mình?

    Trả lờiXóa
  3. Đảng Cộng sản VN nay mang cái bị "Học tập đạo đức", mai mang cái bị "Học tập tấm gương" HỒ Chí Minh để ăn mày dĩ vãng - đó là một trong những trò mị.
    Họ sơn phết,"phong thánh" HCM,đưa lên bàn thờ rồ đóng vai đồ đệ của ông ta, giả nhân giả nghĩa với thiên hạ để làm điều ác - Đúng
    là đờy (đời y dài) ?!.

    Trả lờiXóa
  4. Người sông Tiềnlúc 08:08 26 tháng 8, 2013

    Tôi cũng đang có câu hỏi lớn: "Vì sao càng học tập tấm gương Bác Hồ, đạo đức càng yếu kém?", để gửi các nhà lãnh đạo Đảng CSVN.

    Trả lờiXóa
  5. THẬT VÔ BỔ VÀ TỐN KÉM NẾU NHƯ CỨ KÉO DÀI TÌNH TRẠNG RA RẢ KÊU GỌI "HỌC TẬP ..."KIỂU NÀY CHỈ THÊM LÀM HỔ DANH LÃNH TỤ ĐÁNG KINH MÀ THÔI.

    Trả lờiXóa
  6. Câu trả lời thật đơn giản:
    1/ Cụ Hồ cũng là một con người với đầy đủ những tính tốt và tật xấu của một con người.Thế nhưng, người ta cứ "thiêng hóa" cụ, bịa đặt ra những chuyện không có thực để tô vẽ cho hình ảnh cụ khiến cho cụ ngày càng trở nên xa lạ trong mắt và trong suy nghĩ của người dân.
    2/ Người phát động cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM" là ông Nông Đức Mạnh.Ông ta không những chỉ dốt nát, bất tài mà dưới mắt người dân còn là kẻ vô đạo đức; chỉ đơn cử việc ông ta cưới vợ khi vợ chết chưa đầy năm là quá đủ. Việc ông ta lấy vợ không trái luật nhưng về mặt đạo đức, người Việt Nam tử tế không ai chấp nhận được. Tổng bí thư Đảng mà như thế thì ai tin cuộc vận động mà Đảng hô hào? Mà đây là còn chưa kể những tấm gương vô đạo đức của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp cứ nhan nhản trước mắt ở ngoài đời và trên báo chí cứ hàng ngày, hàng giờ đập váo mắt cán bộ, đảng viên, nhân dân.
    Tôi nghĩ, bất kỳ đứa tre con nào cũng trả lời được câu hỏi trên của chủ blog!

    Trả lờiXóa
  7. Vì sao càng học tập tấm gương Bác Hồ, đạo đức càng yếu kém?

    Bác Trần Kinh Nghị có nghĩ tới nếu không học tập tấm gương và đạo đức của Bác Hồ, mọi việc sẽ khá lên không ? Giống như thế giới ngoài Việt Nam vậy đó, có ai thèm học theo tấm gương và đạo đức của Bác Hồ đâu .

    Một câu hỏi nữa, càng học tập càng yếu kém, có một logic rất chặt chẽ, nhưng không hiểu bác Nghị có dám nói ra không ? Nó giống như càng theo sát chủ nghĩa Mác, dân càng chết .

    Trả lờiXóa
  8. Làm gì có Bác tốt mà nêu gương? Cũng chỉ là bịp nhau cả. Nhưng bịp được như Bác thì được kể là...Vua Bịp!

    Trả lờiXóa
  9. Ông tổng Mạnh người đề ra việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh lại là người phá lệ làng, vợ chết chưa xanh ngọn cỏ đã vội cưới vợ hai xinh hơn trẻ hơn (mà lại là vợ của một người lính). Ông đứng đầu đảng mà mất luân thường đạo lý vậy thì nói ai nghe? Nói chung "đợt sinh hoạt tư tưởng" này đã hoàn toàn thất bại. Ông Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế vừa được vinh danh người "học theo tư tưởng của Bác" tốt nhất thì bị đồng đội cũ kiện về tội khai lý lịch dối trá để được phong "anh hùng". Nói chung nên hạ màn vụ "học tập này được rồi.

    Trả lờiXóa
  10. Muốn nhận định nghiêm chỉnh thì cần phải hỏi "đạo đức"
    mà bác chủ blog TKN.khoanh vùng ở đây là gì ?
    Theo như tôi biết,tổ sư Lênin dạy rằng đạo đức là những
    gì có lợi cho cách mạng (CS)và ngược lại là phi đạo đức,
    thậm chí ông còn dạy thêm nếu lợi cho cách mạng mà phải
    thoả hiệp với bọn cướp thì cũng phải làm !
    Từ lời phán dạy trên dây mà ông HCM.cũng đã thuộc lòng nên ông Hồ nói y nguyên như tổ sư CS.của mình.
    Như vậy,có nên học tập thứ đạo đức này hay không ? Xin nói
    thẳng ra rằng dân tộc VN.không cần thứ đạo đức đó nhưng
    trái lại nên học tập đạo đức mà đại đa số loài người trên
    thế giới đồng thuận theo định nghĩa chung.

    Trả lờiXóa
  11. Công tác lãnh đạo tư tưởng của cả một đất nước đã thể hiện sự bế tắc, luẩn quẩn không còn một giải pháp nào khác hơn. Ngoài hết năm này đến năm khác rồi kế hoach 5 năm 10 năm vẩn cái điệp khúc: Nam phụ lão ấu hết tất thẩy mọi người phải học tập làm theo gương Bác Hồ!
    Hồ Chí Minh được coi là sự tích tụ từ nguyên khí quốc gia mới sinh ra, đó là một vị anh hùng đúng nghĩa, một lãnh tụ kiên xuất của dân tộc. Sao có thể lại hóa đơn thuần coi đó là tấm gương soi mà ai cũng có thể học tập được?
    Càng học tập thì càng yếu kém, càng yếu kém thì lại càng gắng gượng tăng cường phát động học tập thêm nửa! Đây như một sự khôi hài, lạc điệu chẵng ăn nhập vào đâu theo với cái vòng luẩn quẩn. Bài viết này đã nói thẵng nói thật đáng để dư luận phải quan tâm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hcm sinh ra từ lổ nào vậy đ/c nguyên khí gì ở đây, tấm gương gì mà soi . Đồng chí vè giáo dục con đồng chí học theo hcm để nó chối bỏ dòng họ tổ tiên đổi tên đổi họ . Đã là người Á đông mà từ chối tổ tiên cải họ tức là chối bỏ cội nguồn ( Ông này vốn mang họ Nguyễn có gốc Nghệ An mà sao lên ngai vàng mà không lấy tên cha sinh mẹ đẻ vậy đ/c)

      Xóa
    2. "Chối bỏ cội nguồn" như bác nói cũng chưa đúng hẳn
      nên không thuyết phục mấy mà là ở chổ này : đó là
      ông HCM.khi chết chỉ muốn về gặp Mác Lê Mao,tổ sư
      lý thuyết và hành động của một chủ nghĩa giết người cả 100 triệu sinh mạng,trong đó riêng Mao,bậc thầy
      của HCM.đã giết đến 80 triệu người Hoa.

      Xóa
  12. Hàng năm lại tổ chức đình đám lễ phát thưởng những người cái gọi là làm theo gương Bác Hồ. Họ là ai làm theo Bác cái gì? thật đơn giản chính từ những người tiêu biểu trên mọi lĩnh vực nào đó rồi cứ thế áp vào cho họ cái mác làm theo gương Bác Hồ. Thế là mọi phương tiện truyền thông nhà nước lại được dịp nhân lên, cả nước đang nô nức học tập theo gương Bác Hồ.
    Trớ trêu thay càng học tập theo gương Bác thì đạo đức cùng tệ nạn xã hội ngày càng xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt đối với người có chức có quyền. Nào tham nhũng, mua quan bán chức, độc đoán chuyên quyền…Đã đến mức: “cả bầy sâu đang tàn phá đất nước…” rồi “nguy cơ đe dọa đến chính sự tồn vong của chế độ…”!?

    Trả lờiXóa
  13. "Ôi bác Hồ ơi!, những xế chiều
    Mùa thu, nhớ bác biết bao nhiêu!.
    Ra đi bác dặn: Còn non nước...???"
    ...Chúng nó giờ đây(đã) phá tiêu điều!!!.

    Trả lờiXóa
  14. Có lẽ nhiều người họ cho đạo đức bác hồ là cái họ đang làm ,nên càng học càng phát triển!!!

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này