Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Tranh chấp Trường Sa và việc xác định quan hệ Trung-Việt sau 25 năm chạm trán hải quân


Tác giả:Greg Torode – South china Morning Post ngày 17/3/2013
Người dịch:Trần Kinh Nghị
Bãi Gạc Ma đang bị quân TQ chiếm đóng (ảnh minh họa của BV)
25 năm sau cuộc chạm trán  hải quân giưa  Trung Quốc và Việt Nam tai  bãi đá Gạc Ma  có vẽ khó xảy ra một cuộc chiến thứ hai, nhưng tham vọng của Bắc Kinh vẫn đang tăng lên.
Việc kỷ niện lần thứ 25 trong tuần này đối với cuộc đụng độ hải quân giữa  TQ và VN tại quần đảo Trường Sa không chỉ khiến người ta nhớ lại lịch sử  mà còn  nói cho  các bên đóng quân đang  ngày càng khó chịu tại Biển Đông hiện nay hãy lưu tâm.
Trong cuộc đụng độ năm 1988 tại  Gạc Ma  các chiến hạm TQ đã đánh chìm hai tàu của Việt Nam và giết chết 62 thủy thủ, trong đó một số bị bắn khi đang đứng trên bãi đá, đến nay vẫn là một dấu ấn giữa hai nước. Nhưng ý nghĩa quan trọng hơn là ở tính chất chiến lược của chiến dịch đó.  
Kết quả trận đánh  TQ đã chiếm giữ 6 cứ điểm đầu tiên tại Trường Sa – và đó cũng là  những pháo đài quan trong hiện nay của họ, một trong số đó là  đá Thuyền Chài nơi đồn trú của  một trạm ra đa cảnh báo sớm. Muời bốn năm trước đó, hải quân của Quân Giải phóng đã đánh bại hải quân của Nam Việt Nam để hoàn thành việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo  Hoàng Sa, và tại đây đang được xây dựng thành một căn cứ quân sự bất khả bại.
Đã có lúc một số nhà phân tích lưu ý rằng TQ có thể muốn chiếm nốt  phần còn lại của quần đảo Trường Sa khi mà sức mạnh hải quân của họ được tăng cường- và điều này là phản ánh  tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông cũng như đối với giá trị chiến lược của quần đảo này - nơi án ngữ một số trong toàn bộ những đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới đồng thời  nằm bên trên những trữ lượng dầu khí và nguồn cá to lớn . Điều này  là nguyên nhân để các nhà hoạch định quân sự Hà Nội phải thường xuyên lo lắng.
Về mặt riêng tư, các quan chức  Quân Gải phóng và học giả TQ nói thẳng thừng về chuyện Việt Nam chiếm giữ và củng cố  25 cứ điểm tại Trường Sa, nhiều hơn bất cứ bên tuyên bố chủ quyền nào khác và chúng nằm rải rác từ tây-nam đến đông-bắc. Nhiều cứ điêm trong số này đã được Việt Nam ráo riết xây dựng trong những tháng sau cuộc đụng độ.
Họ nói, đó không chỉ là vấn đề chủ quyền của TQ, mà việc chiếm giữ đó của VN có thể một ngày kia được dùng để kèm chế TQ khi mà hải quân của riêng Việt Nam tiếp tục phát triển và các mối quan hệ với Mĩ và đồng minh trở nên sâu sắc .
Một  chiến lược gia Quân Giải phóng nói  “Người Việt Nam hẳn biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ thậm chí chỉ  âm mưu kèm chế chúng tôi thông qua các căn cứ đó “
 Gary Li, một phân tích gia kỳ cựu làm việc cho IHS Fairplay ở Luân Đôn  nói rằng tình hình tại Biển Đông hiện nay khác nhiều so với tình hình năm 1988. Các nhà chiến lược Bắc Kinh nhận thấy rằng sự chú ý của thế giới đối với khu vực này cùng với khả năng hải quân của Việt Nam đang tăng lên khiến cho vùng bờ biển của họ trở thành một nơi trưng bày súng đạn (shooting gallery) và điều này có nghĩa là việc sử dụng sức mạnh để chiếm các bãi đá và bãi ngầm không còn là một  chiến lược an toàn nữa.
Thay vào đó, TQ đang xây dựng vị trí bất khả thách thức của mình tại Hoàng Sa trong khi khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa thông qua việc tăng cường  sự có mặt  trên biển bằng các hạm đội hải quân và không quân.
"So với thời kỳ mà sự chiếm đóng cụ thể tại các đảo có ý nghĩa là tất cả, thì  giờ đây TQ phải chuyển chiến lược sang việc thống trị bằng sức mạnh hàng hải. Li nói “Chừng nào Việt Nam  chưa bố trí các trận địa tên lửa đạn đạo và tăng cường các  hệ thống ra đa dày đặc tại đảo của mình, hoặc  hợp tác  thật chặt chẽ với Mĩ chẳng hạn, thì TQ có thể tiếp tục với chiến lược nói trên”.
"Họ (TQ) sẽ có thể thống trị khu vực bất kể là đảo hay biển và điều này  sẽ cho phép họ tăng cường và bảo vệ mọi nỗ lực nhằm khai thác dầu khí trong những năm tới”.
Trong khi báo chí nhà nước của Việt Nam gần đây hạ thấp việc kỷ niệm đối với cuộc chiến tranh biên giới 1979 do sức ép từ  Bắc Kinh  thì một số tờ báo trong tuần qua đã  đề cao vai trò  của các liệt sĩ  hải quân trẻ tuổi.
Một bài bình luận đã viết: "Lịch sử bằng máu của họ đã thấm vào từng hạt cát nơi đây”, và đó là thứ ngôn ngữ cho thấy mức độ tuyên bố chủ quyền của người Việt Nam.
Một cuộc  phản đối tại trung tâm Hà Nội đã không bị che dấu bởi các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên trong khi đó  báo chí nhà nước của TQ thì làm ngơ. Giới bloger TQ thì quảng bá đó là thắng lợi không nên quên lãng. Một người so sánh cuộc chiến tranh đó với một cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai với Nhật Bản về  đảo Điếu Ngư .
"Nếu có một cuộc chiến giữa TQ và Nhật Bản thì nó chỉ nên giới hạn trên biển mà thôi, giống như cuộc chiến giữa TQ và Việt Nam vậy. Và TQ có thể đánh bại Nhật Bản như đã đánh bại Việt Nam."
Ghi chú: Phần chữ màu đỏ do người dịch tô để  lưu ý bạn đọc. 


2 nhận xét:

  1. Mình không phát huy được sức mạnh dân tộc, xem như là cầm chắc cái thua bác Nghị ạ; trớ trêu thay, hiện nay lại đang như thế, nhục quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc đối phương yếu không đánh cho nó chừa (như CT Biên giới 1979 và ngay cả Trường Sa 1988), càng đợi lâu nó càng mạnh thì lại đánh à? Miệng bảo khôn mà sao chẳng thấy khôn chỉ thâys "khéo" ?

      Xóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này