Dưới đây là nguyên văn bài viết mới đăng ngày 4/2/2013 trên Tuổi trẻ và đăng lại trên Tin tức hàng ngày và nhiều báo mạng cho thấy bản thân nhà sử học hàng đầu đất nước-Dương Trung Quốc- không biết tác giả Trần Dân Tiên là ai(?) mặc dù sau rất nhiều tranh cãi trong và ngoài nước trong nhiều thập kỷ qua, kể cả một số nguồn tin chính thức của Đảng CS VN đã nói rằng Trần Dân Tiên là một trong những bút danh của Hồ Chủ Tịch (Bách Việt )
Cuốn "Những mẩu chuyện..." của Trần Dân Tiên làm thay đổi cuộc đời của ông Dương Trung Quốc
Ông Dương Trung Quốc |
Với người làm nghề sử thì việc đọc sách là chuyện đương nhiên, như nông
dân cày cấy, thợ may cắt vải nên khó chọn được một cuốn sách nào lại
đủ sức “làm thay đổi cuộc đời” của mình. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ có thể nhắc
tới một cuốn sách dường như nó đã “bẻ ghi” khiến đời mình nghiêng về
cái ngả đường mà đến thời điểm đã U-70 rồi thì có thể nói được rằng sẽ
theo nghiệp nghề ấy đến lúc xuống... mồ.
Cú hích vào nghề
"Sau này, ngày càng có nhiều sách viết về Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhưng cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch
vẫn được coi là cuốn sách sớm nhất, được tin cậy nhất và sách này luôn
được tham khảo như một nguồn tư liệu gốc"
|
Tôi đến với nghề sử rất ngẫu nhiên, không hề có một hứng thú hay năng
khiếu gì đặc biệt đối với cái môn dễ là khổ sai trí nhớ ấy. Đến lớp 10
niên khóa 1963-1964, Hà Nội tổ chức thi học sinh giỏi môn lịch sử.
Chẳng biết vì sao cô giáo dạy sử lại chọn tôi với câu động viên: “Cô
thấy em đi thi được đấy!”. Có lẽ vì nể trọng cô giáo mà tôi nhận lời.
Chuẩn bị cho cuộc thi, cô giáo hướng dẫn: ngoài sách giáo khoa, nên tìm
đến một người nào đó am hiểu lĩnh vực này để hỏi han thêm. Lớp tôi có
một anh bạn có bố làm ở Viện Sử học. Tôi đến xin được ông chỉ giáo. Ông
đưa cho tôi mấy số tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử bảo mang về nhà đọc thử
một vài bài, rồi hẹn gặp lại để ông hướng dẫn. Trước lúc về tôi thấy
trên bàn của ông có một cuốn sách không dày. Tôi vừa động tay vào thì
nhà sử học đầu tiên mà tôi được gặp trong đời bảo: “Cuốn ấy không phải
là sử đâu cháu ơi. À, nhưng đọc được lắm...”.
Đó là cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả
Trần Dân Tiên. Về nhà, đọc các bài tạp chí thấy dài lằng nhằng càng đọc
càng khó hiểu nên tôi chuyển sang cuốn sách và đọc một mạch từ trang
đầu đến trang cuối. Hồi đó Bác Hồ còn sống, một đôi lần tôi được gặp,
sách vở viết về Bác chưa nhiều như bây giờ nhưng hình tượng của con
người còn sống ấy đã là thiêng liêng lắm. Cuốn sách ấy không thể nói là
đã “làm thay đổi cuộc đời tôi”, song đã tạo một cái hích nhẹ và hướng
tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ
nghĩ tới. Cuốn sách “không phải là sử” ấy thật sự gây ấn tượng với
tôi.
Cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch chắc nhiều
người đã đọc vì từ khi được xuất bản lần đầu vào cuối thập kỷ 1940 đến
nay đã qua gần bảy thập kỷ, đã được nhiều nhà xuất bản tái bản rất
nhiều lần. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên,
người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc
lập (1945), cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước
Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của
sách. Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời
câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài.
Sau này, khi đã thâm niên trong nghề nghiệp, tôi có nhiều cơ hội đọc và
gặp nhiều người nước ngoài, có người thuần túy là nhà nghiên cứu, có
người là nhân chứng lịch sử, cũng có người là cả hai. Tôi đã nghe và
đọc được rất nhiều cách tiếp cận, cách đánh giá khác nhau về cuốn sách
này và nhân vật của sách...
Đam mê tìm kiếm sự thật
Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò
đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài
liệu về Hồ Chí Minh. Tôi được biết cách đó không lâu có một phụ nữ
quốc tịch Mỹ cũng đã đến đây và cũng có mối quan tâm đến nhân vật lịch
sử này. Rồi các đồng nghiệp Nga cho biết người phụ nữ ấy đã “lần mò”
đến tận Leningrad để tìm kiếm những chi tiết liên quan đến cuộc đời của
Hồ Chí Minh trong thời gian ở Liên Xô (cũ). Người phụ nữ ấy tên Sophie
Quinn Judge.
Bẵng đi một thời gian tôi gặp bà ở Aix en Provence, nơi có một trung
tâm lưu trữ quan trọng của Bộ Thuộc địa Pháp, ở đó có nhiều tư liệu
liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng nếu người ta chỉ quan
tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại
muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn
tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ. Theo bà, thật đáng tiếc
chưa mấy ai quan tâm đến điều đó vì thế bà sẽ cố gắng lấp chỗ trống
này.
Hồi đó bà mới chỉ đưa ra nhận xét bước đầu là càng nghiên cứu càng thấy
nhân vật này có nhiều điều hấp dẫn. Vài năm sau Sophie Quinn Judge cho
xuất bản ở Singapore một luận văn nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong
quãng thời gian ở châu Âu 1919-1940. Bà có gặp để trao đổi và gửi bản
thảo cho tôi đọc trước. Cuốn sách của bà có thể có sự đánh giá khác
nhau từ những người có quan niệm khác nhau, nhưng giữa những dòng chữ
có thể thấy được thiện chí của một người muốn thỏa mãn đi tìm sự thật,
công việc của một người làm sử.
Nhân dịp 110 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một nhóm làm phim
đến phỏng vấn Sophie, bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi
mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không
tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa
ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”.
Cuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi
vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương
mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật
là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp
dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng
niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình
thỏa mãn.
Xuân 2013
Dương Trung Quốc
(Tuổi trẻ)
Dương Trung Quốc
(Tuổi trẻ)
--------------
Trả lờiXóaDương Trung Quốc là người đáng mặt làm chính trị vì là người không đếm xỉa gì đến dư luận nói về mình.
Xin giới thiệu bài viết của một người trẻ trên web Dân Làm Báo :
Thông điệp của Dương Trung Quốc!?
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/thong-iep-cua-duong-trung-quoc.html
và một bài nói của nhà văn Dương Thu Hương về nhân vật Dương Trung Quốc này :
http://www.youtube.com/watch?v=kwWn0luUwHs
Mẫu Thượng Ngàn (MTN) là vô tình hay cố ý đem ma tàu về cho dân Việt. Những sách về đạo Mẫu bằng tiếng tàu đã được dịch ra TV và XB những năm cuối nửa đầu thế kỉ trước ở miền Bắc (Bắc kì). Người viết sách NXK nên tìm đọc để nếu trích thì cho có gốc. Các nhà phê bình cũng cần "khảo cổ" các đạo đó kẻo rồi khổ dân ta. Và cần trả lời được câu hỏi "tại sao liễu hạnh lại được xuất hiện ở thế kỉ 16 mà không sớm hơn như các mẫu kia? Hãy dừng việc đề xuất UNESCO công nhận đạo mẫu với thờ tứ phủ là văn hóa phi vật thể của VN. Nếu đề xuất thì đề xuất VH PVT du nhập vào VN. Các nhà cao hàm, vị không nên có ý kiến và chữ kí phù theo đề xuất đó! Thích đưa ý kiến về đạo mẫu và tứ phủ, mà không bàn đến các nhân vật khác trong tác phẩm MTN.
Trả lờiXóaChỗ nào cũng có người xưng mẫu giáng, xưng Bác giáng. Hãy cảnh giác mà xem xét kẻo mất tiền oan đó.
Những người lâu nay xưng là Bác Hồ giáng, xin mọi người hãy cảnh giác, lấy đạo đức Bác mà soi xét kẻo bị lừa! Bác nào lại mặc quần áo mũ vua, Bác nào ngồi thu tiền quy của dân để xây nhà cao cửa rộng, Bác nào bắt dân bỏ lao động, quỳ gối vái lạy và bày biện mâm lễ suốt ngày trong khi nhiều vùng còn đói cơm, rách áo, không có chăn màn, trẻ không có sách vở để học, già không nơi nương tựa, các anh hùng liệt sĩ và gia tiên không ai lo hương khói …
Những người tự xưng đó thực tế là:
Phạm Thị Xuyến – Chí linh Hải Dương: là linh tên giặc Tống Bình lộn lại hại dân
Đinh Thị Quy – thị trấn Gôi - Nam Định: mang linh Liễu Hạnh (linh giặc cái tàu lộn lại hại dân ta)
Nguyễn Thị Lương – Hải Phòng: mang linh Nguyễn Ánh (cõng rắn cắn gà nhà)
Nguyễn Thị Điền – Chùa Hương: mang căn Hổ dữ - đối thủ cụ Phùng Hưng
Nguyễn Thị Sàng - Thuận Thành - Bắc Ninh: mang căn Rắn độc hại giống nòi Tiên Rồng
Vương Thanh Bình: mang linh Mã Viện (giặc tàu lộn lại hại dân VN)
Ông nói lịch sử hay quá, ông DTQ ạ.
Trả lờiXóaVậy nhờ ông làm trọng tài cho đứa bé này nói chuyện với Hai “đại sử gia” nhí:
- Này cậu, sao ngày trước các cụ nhà ta “kém tắm” vậy nhỉ?
- Mày nói vậy là sao?
- Đây này, cậu xem.
- Xem gì?
- Ngày xưa nước mình dính vào châu Âu, sao các cụ không bước 1 bước sang luôn cho con cháu được nhờ cái tiếng là tiến bộ, văn minh, lại thụt lại châu Á làm gì cho vừa mê tín vừa lạc hậu.
- Ờ nhỉ, nghĩa là bên cạnh nước mình xưa không phải Căm Phu Chi, Lào, Tàu…
- Mày dở hơi à? Mình sáp nhập Tây Âu vào, nghĩa là Âu nằm ở phí Đông mình chứ.
- Ờ…, nghĩa là ngày trước mình không sát biển…
- Các anh ơi, chuyện gì mà cãi nhau nghe vui vui thế?
- Mày thì biết gì mà dí mũi vào 2 anh đây?
- Thì em nghe 2 anh nói nước mình Âu Âu Tây Tây gì đó nghe lạ thì hỏi thôi.
- Mày mới học có lớp 3, còn 2 anh đây hơn mày những mấy lớp đây nha.
- Hơn thì sao? tưởng hơn bằng cấp là nhất mình sao? Nhưng mà chuyện gì hả anh?
- Là chuyện nước ta từ 1 phần châu Âu nhập vào.
- Hình như đầu các anh ấm cả rồi. Làm việc gì thì phải có cái đầu chứ.
- Mày lại con cháu hậu duệ “thằng Bờm” rồi, cái gì cũng phải có cái đầu … có cái đầu, thế 2 anh mày chẳng có cái đầu thì cái … đây hả?
- Nhưng 2 anh nói cho em biết với đi, cứ cậy học cao hơn em mắng át em hoài.
- À ,… đang nói nước ta có tên là Âu Lạc, tức Tây Âu và Lạc Việt sáp nhập lại với nhau. Rõ chưa hả Bờm?
- Ờ , ờ … em tưởng tên nước là … như phố Trần Hưng Đạo, Nguyễn Khuyến, tp Hồ Chí Minh … thì nước mình tên là Âu Cơ và Lạc Long Quân gọi tắt 2 chữ đầu chứ 2 anh?
- Ah ? ha? …
- Thôi 2 anh ơi, cất sách đi, rồi đi chăn trâu với em đi!
Các cháu tò te nhờ gs DTQ làm trọng tài cho câu chuyện cãi nhau của 2 đại sử gia nhí, nếu không được thì nhờ gs gửi ý nhờ này cho gs lê văn lan ông gs nhá:
Trả lờiXóaHai “đại sử gia” nhí:
- Này cậu, sao ngày trước các cụ nhà ta “kém tắm” vậy nhỉ?
- Mày nói vậy là sao?
- Đây này, cậu xem.
- Xem gì?
- Ngày xưa nước mình dính vào châu Âu, sao các cụ không bước 1 bước sang luôn cho con cháu được nhờ cái tiếng là tiến bộ, văn minh, lại thụt lại châu Á làm gì cho vừa mê tín vừa lạc hậu.
- Ờ nhỉ, nghĩa là bên cạnh nước mình xưa không phải Căm Phu Chi, Lào, Tàu…
- Dở hơi à? Mình sáp nhập Tây Âu vào, nghĩa là Âu nằm ở phí Đông mình chứ.
- Ờ…, nghĩa là ngày trước mình không sát biển…
- Các anh ơi, chuyện gì mà cãi nhau nghe vui vui thế?
- Mày thì biết gì mà dí mũi vào 2 anh đây?
- Thì em nghe 2 anh nói nước mình Âu Âu Tây Tây gì đó nghe lạ thì hỏi thôi.
- Mày mới học có lớp 3, còn 2 anh đây hơn mày những mấy lớp đây nha.
- Hơn thì sao? tưởng hơn bằng cấp là nhất mình sao? Nhưng mà chuyện gì hả 2 anh?
- Là chuyện nước ta từ 1 phần châu Âu nhập vào.
- Hình như đầu các anh ấm cả rồi. Làm việc gì thì phải có cái đầu chứ.
- Mày lại con cháu hậu duệ “thằng Bờm” rồi, cái gì cũng phải có cái đầu…có cái đầu, thế 2 anh mày chẳng có cái đầu thì cái … đây hả?
- Nhưng 2 anh nói cho em biết với đi, cứ cậy học cao hơn em mắng át em hoài.
- À ,… đang nói nước ta có tên là Âu Lạc, tức Tây Âu và Lạc Việt sáp nhập lại với nhau. Rõ chưa hả Bờm?
- Ờ , ờ … em tưởng tên nước là … như phố Trần Hưng Đạo, Nguyễn Khuyến, tp Hồ Chí Minh … thì nước mình tên là Âu Cơ và Lạc Long Quân gọi tắt 2 chữ đầu chứ 2 anh?
- Ah ? ha? …
- Thôi 2 anh ơi, cất sách đi, rồi đi chăn trâu với em đi!
Ông DTQ chẳng nói gì, hay ổng ngủ rồi!??
Xóa