Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Công viên Nghĩa Đô đang biến dạng

Công viên Nghĩa Đô được xây dựng từ 10 năm trước theo định hướng "công viên cây xanh". Hàng ngày có hàng trăm người đến đây từ các khu dân cư lân cận, thậm chí xa vài ba cây số, để đi bộ, tập dưỡng sinh hoặc đơn giản là nghĩ ngơi, đọc sách… Sáng chiều là những giờ cao điểm thường chứng kiến cảnh "quá tải" không chỉ trên các lối đi bộ mà cả các bãi cỏ và sân tập...  Vị trí giữa khu dân cư đông đúc, bốn bề tiếp giáp các  tuyến đường có hồ nước, quanh hồ có đường đi bộ, cây cối rợp bóng mát, chính là thế mạnh của công viên này. Nếu được sự quan tâm đúng hướng của các cơ quan chức năng Công viên Nghĩa Đô hoàn toàn có thể trở thành  một công viên cây xanh kiểu mẫu của Thủ đô tránh được tình trạng bị “địch vụ hóa” như  đang thấy tại hầu hết các công viên mới và cũ của Hà Nội .

Dự án khu vui chơi trẻ em xây chồng lên vườn hoa cây cảnh
Tuy nhiên, đáng tiếc là, thời gian gần đây,  không hiểu vì lý do gì, Quận Cầu Giấy đang cho phép thi công một số công trình bên trong hoặc sát hàng rào  của Công viên dẫn đến tình trạng ô nhiễm và nguy cơ thay đổi toàn bộ diện mạo và công năng của Công viên này.

Mới đây Quận đã cho xe ủi san bằng khu vườn hoa cây cảnh đang tươi tốt rộng gần 5.000 m2 tại vị trí đẹp nhất bên trái cổng chính của Công viên để thay vào bằng một khu vui chơi giành cho trẻ em. Đồng thời một khu nhỏ hơn giành cho người lớn cũng được xây lên bên cổng phụ . Khi dư luân xôn xao, thì thấy trương  lên sơ đồ "Dự án khai thác quỷ đất" theo phương thức xã hội hóa. tổng kinh phí dự toán là 5 tỷ đồng. Công trình này đã hoàn thành khá chóng vánh chỉ sau 2 tháng đưa vào sử dụng với những phản ứng lẫn lộn từ công chúng. Người thì hoan nghênh khi nhìn thấy sự mới mẽ, người thì phê phán cách làm dự án thiếu minh bạch với lối quan niệm sai lệch, lẫn lộn giữa  công viên  cây xanh và  khu vui chơi giải trí, nên đã  phá vỡ cấu trúc ban đầu của một công viên cây xanh - nơi cần  không gian yên tĩnh, mát mẽ với không khí trong lành, để biến thành nơi ồn ào, náo nhiệt; thoạt nhìn tưởng là thuận tiện, nhưng thực chất sự xô bồ, chơi không ra chơi, nghĩ ngơi không ra nghĩ ngơi; mới đưa vào sử dụng đã cho thấy một số hạng mục kém chất lượng và sự bất cập trong quản lý. Mấy ki-ốt mới mọc lên bên cạnh gây cảm giác chật chội và lộn xộn mất mĩ quan. Nhiều ý kiến cho rằng số tiền đó đáng ra nên dùng để sửa chữa nhiều hạn mục đã bị xuống cấp của Công viên; các khu vui chơi nên xây tại các khu đất còn trống, không nên thay vào vị trí trung tâm Công viên đã ổn định.
Nhiều ki-ốt mọc lên 

Có một hiện tượng đáng nói là, ngay sau khi hoàn thành hai khu vui chơi nói trên, người ta thấy có ít nhất là hai “dự án” khác đang diễn ra trên đất Công viên hoặc giáp sát hàng rào Công viên.  Cụ thể, đó là lô đất rộng khoảng hơn 3.000 m2 thuộc góc trái của Công viên giáp đường Nguyễn Văn Huyên  vừa  được quây tường bao, để làm gì chưa thấy công báo (Xem ảnh dưới)

Quay tường chiếm đất (bên góc trái Công viên)
Cổng vào lỡ lói lâu ngày  không tu sửa










Một điểm nhậu nữa đang "mọc ra" trên đất cây xanh gipá  Công viên


Đồng thời một dự án khác đang diễn ra tại lô đất hình tam giác bên phải Nhà Văn Hóa Phường Dịch Vọng giáp đường Chùa Hà  cũng khá rộng vốn là "đất kẹt" đang trồng cây xanh. Mấy tháng trước có người vào trong chặt cây, san nền nhà và mở cổng giống như để xây một khu “ăn nhậu” thì phải(?). Vì lý do nào đó công việc  đã tạm ngừng một thời gian, nay lại tiếp tục với nhịp độ nhanh hơn. Họ xây  cả tường che chắn áp sát hàng rào sắt  của Công viên trông rất chướng mắt. Như vậy, cùng với khoảnh "đất kẹt" đắc địa bên trái Nhà Văn hóa Dịch Vọng lâu nay đã được "khai thác” làm quán bia gây ô nhiễm nguồn nước hồ, làm chết cá và ô nhiễm không khí, nếu khu ăn nhậu mới này hoàn thành thì gần như toàn bộ Công viên phía đường Chùa Hà sẽ bị vây hãm bởi hai “tổ hợp ăn nhậu”; nguyên nhân ô nhiễm chắc chắn sẽ tăng hơn nhiều cả đối với không khí, nguồn nước và cả văn hóa nữa!  
Động nhậu thải nước bẩn xuống hồ làm chết cá, gây ô nhiễm  
 
Thiết nghĩ những việc làm  khuất tất trên đây nếu không có sự “bật đèn xanh” từ một cơ quan công quyền thì không ai dám làm.  Dư luận nhân dân bất bình, khó hiểu trước cách thức quản lý đất công mà chính quyền địa phương đang áp dụng tại khu vực Công viên Nghĩa Đô. Thiết nghĩ Chính quyền Quận Cầu Giấy hoàn toàn có đủ thẩm quyền để thu hồi những phần “đất kẹt” hai bên Nhà Văn hóa Phường Dịch Vọng và sáp nhập vào Công viên Nghĩa Đô thành một công viên hoàn chĩnh, nhưng lại không làm như vậy. Những lô đất đắc địa đó đang trôi nỗi vào tay ai? Đó là dấu hỏi mà nhân dân muốn chính quyền làm rõ. Chậm còn hơn không, nhân dân khẩn thiết đề nghị các cơ quan hửu trách  hãy vào cuộc nhằm ngăn chặn những hoạt động xây dựng sai trái để bảo vệ Công viên Nghĩa Đô cho hôm nay và mai sau./.
  


7 nhận xét:

  1. hay qua. nhung thong tin chang biet tin hay khong tin

    Trả lờiXóa
  2. Mời bạn đến thăm Công viên Nghĩa Đô sẽ nhận ra sự thật... Rất tiếc ngày nay nhiều người e ngại hoặc thờ ơ trước những vấn đề như vậy. Dù sao cũng cảm ơn bạn.

    Trả lờiXóa
  3. Không phải là CQ bật đèn xanh mà là hợp tác với tư nhân dưới chiêu bài xã hội hoá để chiếm đất công viên làm chỗ kinh doanh theo phương thức đôi bên cùng có lời. Bằng cách này họ đã phá hoại công viên, kéo lùi nước ta khỏi các nước văn minh. Các công viên ở Âu Mỹ được bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ, không cho các hoạt động kinh tế để tạo ra cho con người một không khí yên tĩnh tách biệt với phố phường xung quanh để thư giãn. Đấy chính là mục đích của những công viên vườn hoa trong nội đô. Còn công viên vui chơi giải trí lại là loại công viên khác, thường là những khu rộng rãi ở xa thành phố. Xây hàng quán vui chơi giải trí trong công viên chẳng khác nào một hành động phá hoại. Có lẽ nên tìm cách kiến nghị để dừng ngay những làm ăn kiểu này.Nếu không, theo đà này họ sẽ xây khách sạn luôn với lý do khách sạn không ôn ào.

    Trả lờiXóa
  4. Triều đại Nguyyen thế Thảo toàn ăn Công viên trong nội thành, và bờ xôi ruộng mật ở ngoại thành. Thế mà vẫn ngồi 2 nhiệm kì mới kinh.
    Chỉ khi nào dân lên tiếng mọi việc đều đã rồi. Thảo huỷ dự án và lấy tiền dân để đền bù. Điển hình là vụ Công viên Thống nhất, hay vụ chợ 19-12.

    Trả lờiXóa
  5. Từng có thời cả 2 gs.Phan Đình Diệu và Hoàng Tụy phải cùng
    nhau giải thích sự dùng từ 'hộp đen' của lãnh đạo chóp bu là không chính xác,thậm chí là trò cười cho thiên hạ !
    Ở đây,từ "xã hộì hóa" cũng bị nhà nước ta hiểu sai,phải và
    nên được điều chỉnh lại cho đúng nghĩa.Điều đó từng được cố gs.BùiTrọng Liễu lên tiếng nhưng chẳng ai nghe như đã nghe
    trong trường hợp 'hộp đen'.
    Xã hội hóa (socialize) nghĩa là phục vụ lợi ích công cộng
    cho mọi người trong xã hội,một công việc của chính quyền
    chứ không phải là tư nhân hóa (privatize) như thường hiểu sai từ lâu nay.Tư nhân hóa ở đây lại đánh tráo qua xã hội hóa (việc do chính quyền xây dựng cho nhân dân hưởng).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc tạo ra càng nhiều những thuật ngữ mơ hồ là một trong những "lỗi hệ thống" (bản thân thuật ngữ này cũng mơ hồ). Người xưa bảo "kẻ DỐT thích chơi chữ" mà!

      Xóa
  6. Chân thành cảm ơn mọi người đã góp ý tham gia thảo luận...Nhưng có điều hơi phân vân tại sao ít người để tên thật hoặc bts danh (mà để nặc danh)? Thiện nghĩ, với những vấn đề chính trị xã hội đã quá rõ ràng bức xúc như vấn đề nêu trong bài thì càng cần có nhiều ý kiến công khai góp phần xây dựng, đâu có gì phải lo ngại (?).

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này