Nhớ "ngày xưa tuơi đẹp", mỗi khi thấy lệnh CẤM ai cũng chú ý chấp hành ...Không bù cho ngày nay các cơ quan công quyền đua nhau ra lệnh cấm, rốt cuộc chẳng cấm được ai lại còn gây tâm lý coi thường pháp luật trong xã hội. Những lệnh cấm vô lý không chỉ thấy trong các lĩnh vực thông thường như vệ sinh công cộng, trật tự đường phố.., mà trong các lĩnh vực trọng yếu kinh tế-chính trị-xã hội. Có lẽ ngành Giao thông đứng đầu bảng với những lệnh cấm ngớ ngẫn nhất khiến vị bộ trưởng của ngành này đã trở nên rất "nỗi tiếng" trong thời gian gần đây. Dư luận hẳn còn nhớ lệnh cấm xe gắn máy lưu hành theo biển số chẵn/lẽ...đã ra đời và "chết yểu" như thế nào. Không dừng lại ở đó, mới đây lại có lệnh "cấm lưu hành xe không chính chủ" khiến thiên hạ thất điên bát đảo, kẻ cười , người chống, kẻ lo..., lo nhất là mấy ông có "vợ không chính chủ"! http://quechoa.vn/2012/11/13/vo-chinh-chu/ (Blog Quechoa)
Nguyên nhân từ đâu mà ra nông nỗi này? Nói do "mất dân chủ" thì nghe có vẽ to tát quá chăng? Nhưng đúng vậy! Vì chỉ khi cơ quan công quyền coi thường công chúng họ có xu hướng đưa ra nhiều lệnh cấm hơn là cho phép. Ở những quốc gia văn minh người dân được quyền làm bất cứ điều gì không bị pháp luật cấm trong khi ở Việt Nam thì cấm những gì có nhiều người làm, và càng cấm, càng nhiều người vi phạm. Sự yếu kém về phương pháp và quy trình ra lệnh cấm cũng là một nguyên nhân. Khác với thế giới, các cơ quan hửu trách Việt Nam hễ thấy không kiểm soát được cái gì thì cấm cái đó; cấm lập tức không cần điều tra, khảo sát hoặc thăm dò dư luận...! Nhiều trường hợp lệnh cấm trái với pháp luật hoặc vi hiến. Đã vậy, khi một lệnh cấm đưa ra sai cũng chẳng cần xin lỗi, thậm chí không cần chính thức rút bỏ, cứ để đấy với những lời giải thích loanh quanh, cùng lắm là kiểm điểm rút kinh nghiệm và kết luận "chậm đi vào cuộc sống"....Thế là êm chuyện!
Nhiều năm sau lệnh cấm đi xemáy không đội mũ bảo hiểm tại HàNội |
Cảnh sát bất lực trước dòng người vượt đền đỏ tại một ngã tư HàNội |
Cảm ơn tác giả, thật đáng suy ngẫm !
Trả lờiXóaNhìn lại mà coi, do ngày càng phải "chung sống với" những lệnh cấm vô lý, dân chúng trở nên không cần phân biệt đâu là lệnh cấm đúng/sai, hễ thấy cấm là "dị ứng" không muốn chấp hành
Trả lờiXóaHơi chuẩn thôi !
Bởi đưa ra cái nghị định để tạo điều kiện cho đám cướp ngày hạnh họe dân, thì làm sao mà ai phục được. Dị ứng là đương nhiên !
Ra nhiều lệnh cấm thì những người thừa hành công vụ mới có nhiều tiền đút túi ( để cho qua, cho tồn tại) và chính những người đó lại là bảo kê cho những kẻ làm trái. Ai được hưởng lợi từ các lệnh cấm thì mọi người đều rõ cả!
Trả lờiXóa